Sản lượng trên mẻ : kg

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp sử dụng hợp lý các nghề khai thác thủy sản trên vùng bãi triều ven biển huyện giao thủy tỉnh nam định (Trang 38 - 103)

Sản phẩm đánh bắt được của nghề lưới rê không dùng phương pháp nào để bảo quản vì tàu thuyền đi về trong ngày. Một số sản phẩm có giá trị như ghẹ, cua, tôm thường được giữ sống bằng những túi nilon treo bên cạnh thuyền hoặc thùng nhựa có gắn máy sục khí nhỏ chạy pin. Những sản phẩm của nghề này chủ yếu là cá nổi ven bờ như cá én, cá lâm, cá trích, cá nhụ, cá đù, cá mối, cá nẹp, cá khoai...và một số loài giáp xác như: ghẹ, cua biển, tôm tít, sam....Sản phẩm về bến được bán cho các chủ nậu.

Sử dụng công thức ( 2-1): Sản lượng khai thác bình quân của 1 tàu lưới rê tại vùng bãi triều huyện Giao Thủy 1 năm đạt khoảng 4048 kg. Sản lượng khai thác của đội tàu lưới rê 1 năm là:

4048 kg X 209 tàu = 846032kg ≈ 846 tấn

Bảng 12: Giá trị đầu tư vỏ tàu, máy và lưới theo giá hiện tại STT Hạng mục Giá tri Loại vật tư Đơn vị tính Thành tiền (triệu đồng) Ghi chú

Nan tre Tr.đông/chiếc 7,5

1 Vỏ tàu Nhựa Tr.đông/chiếc 13 Loại 12 CV Tr.đông/chiếc 3,8 Loại 15 CV Tr.đông/chiếc 4,2 Loại 16 CV Tr.đông/chiếc 4,4 Loại 18 CV Tr.đông/chiếc 4,6 2 Máy tàu Loại 20 ÷24CV Tr.đông/chiếc 4,8

Về đầu tư: Tàu thuyền làm nghề lưới rê đóng bằng vật liệu nan tre phủ nhựa hắc ín và nhựa composit, lắp máy Trung Quốc công suất chủ yếu từ 12 - 16 CV, chỉ có 5 chiếc lắp máy 18 CV. Từ kết quả số liệu điều tra tại phục lục số 3, tùy thuộc vào vật liệu vỏ tàu, công suất máy, loại lưới mà có giá trị tài sản khác nhau. Đội tàu hiện nay có giá trị tài sản cố định biến động từ 18 đến 27 triệu đồng. Giá trị bình quân của 1 đơn vị thuyền nghề lưới rê tại xã Giao

Hải, Giao Xuân huyện Giao Thủy là 24,24 triệu đồng, trong đó tàu vỏ nhựa composit là 25,4 triệu đồng, vỏ nan tre là 19,7 triệu đồng, có 3 hạng mục chính đó là: vỏ tàu, máy tàu, lưới.

Bảng 13: Cơ cấu đầu tư bình quân cho 1 đơn vị thuyền nghề lưới rê Đầu tư vỏ Đầu tư máy Lưới STT Loại tàu thuyền Tổng đầu tư (ngàn đồng) Giá trị (ngàn đồng) Tỷ lệ% Giá trị (ngàn đồng) Tỷ lệ% Giá trị (ngàn đồng) Tỷ lệ% 1 Nan tre 19.729 7.500 38 3.929 20 8.300 42 2 Composit 25.456 13.000 51 4.225 17 8.231 32 38% 51% 20% 17% 42% 32% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%

Vỏ tàu Máy tàu Lưới

Nan tre Composit

Hình 7 : Biểu đồ cơ cấu đầu tư tàu thuyền nghề lưới rê

Qua bảng 13, cho ta thấy đối với loại tàu vỏ nan tre thì cơ cấu đầu tư 1 đơn vị thuyền nghề chủ yếu là máy tàu và lưới chiểm tỷ lệ lớn, còn đối với loại tàu vỏ composit thì cơ cấu đầu tư chủ yếu là vỏ tàu và lưới có tỷ lệ lớn.

Về chi phí sản xuất: Theo số liệu điều tra tại phụ lục số 3, chi phí sản xuất bình quân cho một ngày đi biển gồm nhiên liệu (dầu diezen), đồ ăn uống và chi phí khác. Vì chuyến biển chỉ kéo dài trong một ngày nên chi phí sản xuất tháng được tính trung bình hàng ngày nhân với số ngày đi biển, chi phí

sản xuất năm bằng trung bình tháng nhân với số tháng hoạt động. Chi phí bình quân 1 ngày sản xuất của 1đơn vị thuyền nghề lưới rê là 140 ngàn đồng. Sử dụng công thức ( 2-2): Chi phí sản xuất bình quân năm 2007 của một đơn vị thuyền nghề lưới rê là 20,51 triệu đồng. Tiền công bình quân của 1 đơn vị thuyền nghề năm 2007 là 22,36 triệu.

Chi phí cố định: Bao gồm khấu hao tài sản cố định, chi phí sửa chữa lớn, lãi vay, thuế, bảo hiểm và lãi vay. Tuy nhiên do qui mô nhỏ nên nghề này chỉ có 3 hạng mục chi phí cố định là khấu hao, sữa chữa lớn và trả lãi. Đội tàu này hiện nay không nộp thuế và mua bảo hiểm. Qua số liệu tại phụ lục 3 và sử dụng công thức ( 2-3) thì chi phí cố định BQ của 1 đơn vị thuyền lưới rê năm 2007 là 4,25 triệu đồng.

Từ kết quả trên, tổng chi phí bình quân (bao gồm chi phí sản xuất, chi phí cố định, tiền công lao động ) của 1 đơn vị thuyền nghề lưới rê trong năm 2007 là 47,12 triệu đồng.

Doanh thu một năm của 1 đơn vị thuyền nghề lưới rê được tính bằng tổng doanh thu của những ngày hoạt động. Theo số liệu điều tra tại phụ lục 3 và sử dụng công thức (2-4 ) doanh thu BQ của 1 đơn vị thuyền nghề trong năm 2007 là 60, 81 triệu đồng

Hiệu quả kinh tế bình quân của 1 đơn vị thuyền nghề lưới rê năm 2007 của xã Giao Hải, Giao Xuân

- Tổng doanh thu năm: 60,81 triệu đồng

- Tổng chi phí : 47,12 triệu đồng, trong đó: + Chi phí sản xuất : 20,51 triệu đồng + Chi tiền công lao động: 22,36 triệu đồng + Chi phí cố định : 4,25 triệu đồng

- Lợi nhuận (tổng doanh thu trừ tổng chi phí): 13,69 triệu đồng

Với lợi nhuận 13,69 triệu đồng/năm so với mức đầu tư là 24,24 triệu đồng, tỉ suất lợi nhuận đầu tư đạt 0,56 là khá hấp dẫn. Tiền công lao động đạt BQ 1,2 triệu đồng cho những tháng đi biển và 930 ngàn đồng BQ cho cả năm. Đây là mức thu nhập tương đối cao so với các nghề khác tại vùng nông thôn ven biển tỉnh Nam Định. Tuy nhiên thu nhập này cũng chỉ đủ trang trải chi phí cho những nhu cầu cuộc sống hàng ngày của những hộ ngư dân nhỏ, những hộ lớn hơn sẽ không đủ sống nếu không có nguồn thu nhập khác, vì vậy với mức thu nhập này cũng khó có thể tiết kiệm để mở rộng đầu tư

3.2.2. Nghề giã đơn

Nghề giã đơn cũng là nghề có từ nhiều năm trước đây. Những năm của thập kỷ 70 của thế kỷ 20 chủ yếu là giã thủ công kéo bằng thuyền buồm. Từ thập kỷ 80 dần dần được thay thế bằng tàu gắn máy thủy, hiện nay nghề này được cơ giới 100%. Theo số liệu thống kê của Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản số lượng tàu thuyền làm nghề giã đơn của xã Giao Hải, Giao Xuân là 83 chiếc với tổng công suất 1560 CV và 249 lao động.

Bảng 14: Thông số tàu thuyền nghề giã đơn

Thông số tàu

Chiều dài (m) Công suất (CV)

STT Tên xã

9 10 20 24

1 Giao Hải 35 18 50 3

2 Giao Xuân 10 20 28 2

45 38 78 5

Đặc điểm tàu nghề giã đơn: Toàn bộ các tàu giã đơn đều gắn máy Trung Quốc công suất từ 20 – 24 CV, chiều dài tàu từ 9 - 10 m, vỏ gỗ, trong đó tàu có chiều dài 9 m là 45 chiếc chiếm 54%, tàu có công suất 20 CV nhiều nhất là 78 chiếc chiếm 94%, tàu có công suất 24 CV là 5 chiếc chiếm 6%. Đội tàu này hầu như không có trang thiết bị hàng hải. Tuy nhiên các tàu đều được

trang bị radio và một số tàu có bộ đàm. Một đặc điểm quan trọng của đội tàu này là được trang bị hai loại ngư cụ khác nhau đó là giã moi và giã cá.

Hình 8 : Tàu làm nghề giã đơn tại bãi triều huyện Giao Thủy

Hình 9 : Lưới kéo đơn tại bãi triều huyện Giao Thủy

Hoạt động khai thác: Mỗi tàu có 3 thuyền viên, ngư trường là khu vực ven biển bãi triều và cách bờ khoảng 10 km, độ sâu khai thác từ 6 m đến 20 m. Chuyến biển hầu hết đi về trong ngày, tuy nhiên có thời điểm chuyến biển kéo dài từ 1 - 3 ngày. Qua phỏng vấn (bằng phiếu điều tra) 40 tàu thuyền làm nghề giã đơn của 2 xã Giao Hải, Giao Xuân ở vùng bãi triều huyện Giao Thủy

cho kết quả thống kê một số thông số kỹ thuật cơ bản và kinh tế của nghề giã đơn tại phụ lục 4 và phụ lục 5. Từ kết quả điều tra (phụ lục 4) cho ta một số thông số cơ bản (giá trị trung bình) của nghề giã đơn của 2 xã Giao Hải, Giao Xuân tại bảng 15.

Bảng 15:Các giá trị trung bình của 1 số thông số cơ bản nghề giã đơn

STT Các thông số Đơn vị Giá trị trung bình

01 Tốc độ dắt lưới Hl/giờ 2,2

02 Chiều dài giềng phao m 24

04 Thời gian 1 mẻ lưới Giờ 4

05 Số mẻ đánh bắt trong ngày Mẻ 3

06 Số ngày đánh bắt trong tháng Ngày 18

07 Số tháng đánh bắt trong năm Tháng 9

08 Sản lượng trên mẻ kg/mẻ 57

Cá đánh được thường được mang thẳng vào bờ hoặc ướp đá lạnh tùy thuộc vào thời tiết và thời gian chuyến biển. Các nhóm đối tượng chính của nghề giã đơn khai thác được là: tôm, moi, cá xô, mực, cá phân. Trong đó nhóm cá xô gồm các loài chủ yếu: cá mối thường, mối ngắn, cá lượng, cá đù, cá bánh đường, cá phèn, cá trích, cá khoai... ; nhóm giáp xác: tôm he, tôm bộp, tôm sắt, ghẹ đỏ, cua hộp, moi..; nhóm cá phân chiếm tỷ lệ nhiều nhất khoảng 80% gồm các loài cá nhỏ giá trị kinh tế thấp và cá con chưa trưởng thành. Các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như cá xô, tôm, mực...bán cho chủ nậu. Các sản phẩm có giá trị thấp thường bán ở các chợ địa phương cho người tiêu dùng, làm thức ăn chăn nuôi.

Sử dụng công thức (2-1): Sản lượng khai thác bình quân của 1 tàu giã đơn tại vùng bãi triều huyện Giao Thủy 1 năm đạt khoảng 28.074 kg. Sản lượng khai thác của đội tàu giã đơn 1 năm là

Về đầu tư: Tàu thuyền làm nghề giã đơn đóng bằng gỗ, lắp máy Trung Quốc công suất từ 18 - 24 CV. Từ kết quả số liệu điều tra tại phục lục số 5, tùy thuộc vào kích thước, công suất máy, loại lưới mà giá trị tài sản 1 đơn vị thuyền nghề giã đơn khác nhau. Đội tàu hiện nay có giá trị tài sản cố định trung bình là 46,165 triệu đồng, có 3 hạng mục chính đó là: vỏ tàu, máy tàu, lưới.

Bảng 16: Cơ cấu đầu tư bình quân cho 1 đơn vị thuyền nghề giã đơn

Đầu tư vỏ Đầu tư máy Lưới

Tổng đầu tư (ngàn đồng) Giá trị (ngàn đồng) Tỷ lệ% Giá trị (ngàn đồng) Tỷ lệ% Giá trị (ngàn đồng) Tỷ lệ% 46335 30550 66 4810 10 10975 24 Vỏ tàu; 66% Máy tàu; 10% Lưới; 24% Vỏ tàu Máy tàu Lưới

Hình 10 : Biểu đồ cơ cấu đầu tư cho 1 đơn vị thuyền nghề giã đơn Qua bảng 16, cho ta thấy đối với tàu giã đơn thì vỏ tàu chiểm tỷ lệ lớn nhất 66%, còn đầu tư máy có tỷ lệ nhỏ nhất 10%.

Về chi phí sản xuất: Theo số liệu điều tra tại phụ lục số 5, chi phí sản xuất bình quân cho một ngày đi biển gồm nhiên liệu (dầu diezen), đồ ăn uống và chi phí khác. Vì chuyến biển chủ yếu kéo dài trong một ngày nên chi phí sản xuất tháng được tính trung bình hàng ngày nhân với số ngày đi biển, chi phí sản xuất năm bằng trung bình tháng nhân với số tháng hoạt động.. Sử

dụng công thức (2-2): Chi phí sản xuất bình quân năm 2007 của một đơn vị thuyền nghề giã đơn là 160,73 triệu đồng. Tiền công bình quân của 1 đơn vị thuyền nghề năm 2007 là 26,75 triệu đồng

Chi phí cố định: Bao gồm khấu hao tài sản cố định, chi phí sửa chữa lớn, lãi vay, thuế, bảo hiểm và lãi vay. Tuy nhiên do qui mô nhỏ nên nghề này cũng như nghề lưới rê chỉ có 3 hạng mục chi phí cố định là khấu hao, sữa chữa lớn và trả lãi. Đội tàu này hiện nay không nộp thuế và mua bảo hiểm. Qua số liệu tại phụ lục 5 và sử dụng công thức (2-3) thì chi phí cố định bình quân của 1 đơn vị thuyền nghề giã đơn năm 2007 là 7 triệu đồng

Từ kết quả trên, tổng chi phí bình quân (bao gồm chi phí sản xuất, chi phí cố định, tiền công lao động ) của 1 đơn vị thuyền nghề giã đơn trong năm 2007 là 194,48 triệu đồng.

Doanh thu một năm của 1 đơn vị thuyền nghề giã đơn được tính bằng tổng doanh thu của những ngày hoạt động. Theo số liệu điều tra tại phụ lục 5 và sử dụng công thức (2-4) doanh thu bình quân của 1 đơn vị thuyền nghề trong năm 2007 là 209,78 triệu đồng

Hiệu quả kinh tế bình quân của 1 đơn vị thuyền nghề giã đơn năm 2007 của xã Giao Hải, Giao Xuân.

- Tổng doanh thu năm: 209,78 triệu đồng - Tổng chi phí : 194,48 triệu đồng, trong đó:

+ Chi phí sản xuất : 160,73 triệu đồng + Chi tiền công lao động: 26,75 triệu đồng + Chi phí cố định : 7 triệu đồng

- Lợi nhuận ( tổng doanh thu trừ tổng chi phí): 15,3 triệu đồng

Với lợi nhuận 15,3 triệu đồng/năm so với mức đầu tư là 46,16 triệu đồng, tỉ suất lợi nhuận đầu tư đạt 0,33. Tiền công lao động đạt bình quân 990

ngàn đồng cho những tháng đi biển và 740 ngàn đồng bình quân cho cả năm. Đây là mức thu nhập khá. Tuy nhiên thu nhập này cũng chỉ đủ trang trải chi phí cho những nhu cầu cuộc sống hàng ngày của những hộ ngư dân nhỏ, những hộ lớn hơn sẽ không đủ sống nếu không có nguồn thu nhập khác, vì vậy với mức thu nhập này cũng khó có thể tiết kiệm để mở rộng đầu tư.

3.2.3. Nghề lưới đáy:

Qua điều tra thực tế ở vùng bãi triều huyện Giao Thủy hiện nay tại 2 xã Giao Hải, Giao Xuân có 28 hộ ngư dân và 28 tàu thuyền làm nghề đáy, mỗi hộ có 2 miệng đáy.

Đặc điểm tàu thuyền: Vỏ thuyền bằng nan tre phủ hắc ín, gắn máy Trung Quốc công suất 12 CV, thuyền có mui che mưa, che nắng, gia đình chủ thuyền sống và sinh hoạt chủ yếu ngay ở thuyền.

Hình11 : Nghề lưới đáy tại vùng triều huyện Giao Thủy

Hoạt động khai thác: Lưới được chăng ngang dòng chảy của lạch trong vùng triều, khi thủy triều lên xuống tạo ra dòng chảy. Nước chảy cá theo dòng chảy chui vào lưới. Đây là loại ngư cụ đánh bắt theo nguyên lý lọc nước lấy

cá, nhưng thụ động. Nghề này hoạt động quanh năm trừ những ngày nước thủy triều kém và bão gió. Vị trí đóng đáy phải đấu thầu qua UBND xã.

Hình12 : Cấu tạo lưới đáy cọc tại vùng triều huyện Giao Thủy

Vì số lượng thuyền nghề ít nên tôi đã tiến hành điều tra phỏng vấn toàn bộ 28 hộ làm nghề đáy. Kết quả thống kê một số thông số kỹ thuật cơ bản và kinh tế cho tại phụ lục 6 và 7. Từ kết quả điều tra ( phụ lục 6) cho ta một số thông số cơ bản ( giá trị trung bình) của nghề đáy xã Giao Hải, Giao Xuân tại bảng 17:

Bảng 17Các giá trị trung bình của 1 số thông số cơ bản nghề đáy

STT Các thông số Đơn vị Giá trị trung bình

01 Tốc độ dòng chảy m/s 0,5

02 Chiều rộng miệng đáy m 8,5

03 Chiều cao miệng đáy m 3,75

04 Thời gian 1 mẻ lưới Giờ 5

05 Số mẻ đánh bắt trong ngày Mẻ 1

06 Số ngày đánh bắt trong tháng Ngày 15

07 Số tháng đánh bắt trong năm Tháng 10

Sản phẩm của nghề đáy chủ yếu là các loài cá nhỏ như: cá cơm, cá sơn, ghẹ, tép, moi, cá tạp...

Sử dụng công thức (2-1): Sản lượng khai thác bình quân của 1 đơn vị thuyền nghề đáy tại vùng bãi triều huyện Giao Thủy 1 năm đạt khoảng 3.600 kg. Sản lượng khai thác của nghề đáy 1 năm là:

3.600 kg X 28 tàu = 100.800 kg ≈ 101 tấn

Hiệu quả kinh tế: Về đầu tư: Tàu thuyền làm nghề nghề đáy có vỏ bằng nan tre phủ hắc ín, lắp máy Trung Quốc công suất 12 CV. Từ kết quả số liệu điều tra tại phục lục số 7, đội tàu hiện nay có giá trị tài sản cố định trung bình là 17,9 triệu đồng, có 3 hạng mục chính đó là: vỏ tàu, máy tàu, lưới.

Bảng 18: Cơ cấu đầu tư bình quân cho 1 đơn vị thuyền nghề đáy

Đầu tư vỏ Đầu tư máy Lưới

Tổng đầu tư (ngàn đồng) Giá trị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp sử dụng hợp lý các nghề khai thác thủy sản trên vùng bãi triều ven biển huyện giao thủy tỉnh nam định (Trang 38 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)