10 thói quen xấu khi ăn uống Những thói quen ăn uống bạn cần tránh. 1. Ăn quá nhanh Hậu quả: Nuốt chửng thức ăn có thể khiến dạ dày bạn gặp vấn đề. Bạn hít quá nhiều không khí, có thể dẫn đến đầy hơi. Bạn cũng có thể không nhai được tốt. Nước bọt bắt đầu làm thức ăn vỡ ra, và thời gian thức ăn nằm trong miệng quá ít sẽ buộc các cơ quan còn lại của đường tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn. Điều này sẽ góp phần gây ra chứng khó tiêu. Cuối cùng, tốc độ ăn không cho bộ não đủ thời gian để theo kịp dạ dày. Có thể cuối cùng bạn sẽ bị tăng cân. Não phải mất ít nhất 20 phút để biết liệu dạ dày của bạn đã no hay chưa. Giải pháp: Ăn chậm hơn. Ảnh: Tân Minh / SecretChina 2. Bỏ bữa sáng Hậu quả: Có lẽ bạn sẽ có một buổi sáng tồi tệ, và cũng nhiều khả năng là bạn sẽ ăn quá nhiều sau đó. Lượng đường trong máu thường giảm xuống qua đêm, vì vậy não của bạn ’chạy không’ cho đến khi bạn ăn vào buổi sáng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng kỹ năng nhận thức và trí nhớ được cải thiện mỗi khi bạn cung cấp năng lượng cho bộ não vốn còn đang lơ mơ của bạn vào buổi sáng. Nghiên cứu gần đây cho thấy những người bỏ ăn bữa sáng có xu hướng ăn nhiều calo trong ngày hơn so với những người không bỏ bữa sáng. Ăn sáng thực sự có thể giúp bạn giảm cân. Giải pháp: Hãy ăn một bữa ăn sáng vừa phải và chắc chắn bạn nạp đủ năng lượng cho một ngày làm việc bận rộn. 3. Ăn nhiều vào buổi tối Hậu quả: Quá trình trao đổi chất của cơ thể sẽ chậm lại và tiêu hóa thức ăn chậm hơn trong đêm. Nếu bạn ăn quá nhiều vào buổi tối, cơ thể sẽ phải làm việc tích cực hơn để hấp thu dinh dưỡng nhiều hơn so với nhu cầu thông thường mà cuối cùng chuyển hóa thành chất béo. Bên cạnh đó, các cơ quan sẽ phải thức để tiêu hóa thức ăn, chính vì thế, ngay cả khi bạn chìm vào giấc ngủ thì một phần của cơ thể của bạn không “ngủ” vì thế bạn sẽ không ngủ đủ giấc, và không được nghỉ ngơi đầy đủ vào sáng hôm sau. Bạn sẽ cần ngủ nhiều hơn do đó sẽ rất khó khăn để bạn thức dậy đúng giờ. Giải pháp: Ăn trước khi đi ngủ là không tốt. Nếu bạn không thể tránh việc ăn uống trước khi đi ngủ, thì có thể ăn nhẹ trái cây tươi và rau quả. 4. Ghiền uống cà phê Hậu quả: Các nhà khoa học của trường Y Johns Hopkins gần đây đã đưa ra báo cáo rằng một người uống 5 hoặc hơn 5 ly cà phê một ngày có khả năng tăng các vấn đề về tim gấp 3 lần so với một người không uống cà phê. Một nghiên cứu khác do các nhà nghiên cứu Hà Lan tiến hành cũng cho thấy rằng những phụ nữ uống quá nhiều cà phê có thể gặp những vấn đề về sinh sản. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cà phê kích thích việc sản xuất gastrin, và gastrin kích thích tuyến tụy và hình thành u. Uống ba ly cà phê một ngày có nhiều khả năng làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy. Giải pháp: Hãy uống cà phê ít hơn. 5. Ăn nhiều đồ ngọt Hậu quả: Bệnh tiểu đường là tác dụng phụ xấu nhất và nguy hiểm nhất của việc ăn quá nhiều đường. Những người thích ăn nhiều đường thường bị béo phì. Người ta trở nên béo không phải vì các thành phần calo của đường, mà vì đường có khả năng ảnh hưởng đến sự cân bằng hoocmôn. Sự thèm ăn của bạn sẽ tăng, sự phát triển của mô mỡ và xenlulô sẽ tăng lên. Giải pháp: Bạn không phải xa lánh các đồ ngọt hoàn toàn – đơn giản là tìm một số thực phẩm tốt để thay thế. 6. Hút thuốc sau bữa ăn Hậu quả: Hút thuốc luôn có hại cho sức khỏe của bạn dù là lúc nào. Thậm chí nó còn đúng hơn khi bạn hút thuốc ngay sau bữa ăn. Thí nghiệm từ các chuyên gia chứng minh rằng hút 1 điếu thuốc sau bữa ăn tương đương với hút 10 điếu thuốc vào những lúc khác (nguy cơ ung thư cao hơn). Giải pháp: Không hút thuốc sau bữa ăn. 7. Phá vỡ chế độ ăn uống cân bằng vào những ngày cuối tuần Hậu quả: Bạn đã thành công trong việc duy trì một chế độ ăn uống cân bằng tốt suốt cả tuần, nhưng vào dịp cuối tuần mọi người lại có xu hướng tự thưởng cho mình quá nhiều. Kết quả là, bạn có xu hướng nạp thêm nhiều calo hơn trong chế độ ăn uống vào các ngày cuối tuần. Đây hoàn toàn không phải là ý tưởng hay nếu bạn muốn duy trì một sức khỏe tốt. Giải pháp: Hãy cố gắng kiểm soát cơn thèm ăn của bạn vào cuối tuần. 8. Ăn quá nhiều thực phẩm tươi sống Hậu quả: Hiện nay, những chế độ ăn dùng thực phẩm tươi sống rất phổ biến. Nhiều người đã thành công với những loại thực phẩm này. Sự thật là nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm và rau tươi sống, bạn sẽ có thể bị nhiễm khuẩn. Nấu nướng đúng cách hay chế biến thực phẩm tiêu trừ được vi khuẩn. Giải pháp: Ăn ít thực phẩm tươi sống 9. Ăn nhiều hơn khi tâm trạng xấu Hậu quả: Một thực tế là mọi người thực sự có xu hướng ăn nhiều hơn khi họ đang có tâm trạng tồi tệ. Nhiều người tiêu thụ nhiều carbohydrates và calo hơn thường lệ khi họ đang trong tình trạng xấu hoặc trong những tình huống chán nản. Giải pháp: Nếu bạn đang rơi vào những tình huống đó, cố gắng làm thế nào để bản thân vượt qua được trầm cảm và căng thẳng, chẳng hạn như ăn uống có lợi cho sức khỏe và duy trì một cuộc sống lành mạnh. 10. Không uống đủ nước Hậu quả: Bạn có biết rằng khi bạn cảm thấy khát chính là lúc cơ thể bạn đã mất nước? Nhu cầu nước của cơ thể bạn chỉ đứng thứ hai sau nhu cầu cần oxi. Tuy nhiên, nhiều người trong số chúng ta không dành thời gian để uống đủ nước, và ngày qua ngày cơ thể chúng ta đều ở trong tình trạng mất nước nhẹ. Mất nước làm chúng ta cảm thấy mệt mỏi và đói, điều này khiến chúng ta phải ăn đồ gì đó trong khi điều chúng ta thực sự cần là một ly nước. Giải pháp: Mang theo một chai nước bên mình và chắc chắn rằng bạn uống đủ lượng nước được khuyến cáo. Có đủ lượng nước thích hợp trong cơ thể sẽ giúp bạn kiểm soát sự thèm ăn và giảm cân . 10 thói quen xấu khi ăn uống Những thói quen ăn uống bạn cần tránh. 1. Ăn quá nhanh Hậu quả: Nuốt chửng thức ăn có thể khi n dạ dày bạn gặp vấn đề. Bạn hít. khó khăn để bạn thức dậy đúng giờ. Giải pháp: Ăn trước khi đi ngủ là không tốt. Nếu bạn không thể tránh việc ăn uống trước khi đi ngủ, thì có thể ăn nhẹ trái cây tươi và rau quả. 4. Ghiền uống. khả năng là bạn sẽ ăn quá nhiều sau đó. Lượng đường trong máu thường giảm xuống qua đêm, vì vậy não của bạn ’chạy không’ cho đến khi bạn ăn vào buổi sáng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng kỹ năng