Giúp mẹ sửa thói quen sai khi cho con ăn dặm Mẹ có biết chỉ nên cho con ăn thức ăn có kích thước nhỏ hơn đầu ngón tay mẹ (tương đương với kích thước khí quản của bé)? Giai đoạn thích hợp cho trẻ ăn thức ăn đặc, cứng là khoảng từ khi trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi. Đây là thời điểm trẻ phải học cách sử dụng lưỡi để đưa thức ăn vào miệng, biết suy nghĩ và làm thế nào để phát triển lưỡi của mình sao cho đủ khả năng nuốt thức ăn đặc và cứng. Giúp con ngon miệng: Mẹ hãy lưu ý nhé: Luôn đưa thức ăn đặc và cứng vào miệng bé bằng thìa, đưa từ từ, thức ăn bỏ gọn vào trong thìa. Tránh đút cho trẻ quá nhiều thức ăn dễ nghẹn và hóc. Lúc đầu, có thể bé chỉ ăn hết một nửa lượng thức ăn trong thìa, sẽ rơi vãi ra ngoài. Đừng sốt ruột hoặc lo lắng, vì sau đó, bé sẽ biết đưa thức ăn vào miệng và nuốt gọn. Không nên cho trẻ ăn thức ăn trực tiếp từ chai/bình. Vì nước bọt của trẻ dễ xâm nhập vào chai/bình làm hỏng thức ăn. Luôn theo dõi phản ứng của cơ thể bé với thức ăn: ăn vào bé có bị nôn/trớ, nổi mề đay, có bị dị ứng toàn thân, đau bụng đi ngoài, khó thở. Trong gia đình, bố mẹ có tiền sử dị ứng với thức ăn nào, khi cho trẻ ăn thức ăn đó phải thận trọng. Vì nó có thể nguy hiểm đến cơ thể bé. Những thực phẩm bột ngũ cốc có chứa chất sắt có thể trộn chung với sữa công thức hoặc nước đun sôi, hoa quả xay mịn hấp chín. Một số thực phẩm khiến bé bị nghẹn khi ăn và có thể sặc, nôn/trớ như: Các loại trái cây: nho, chuối,… cắt to và cho bé ăn quá nhanh. Các loại thịt, cá… chưa băm nhuyễn hoặc chưa ninh nhừ. Các loại hạt đậu, lạc, đỗ… nấu cùng với cháo của bé nhưng còn nguyên hình. Hoặc các loại thức ăn khô cho vào sữa. Mẹ nên đút cho bé ăn bột bằng thìa nhỏ, thức ăn gọn trong thìa Tất cả các loại thức ăn có kích thước to bằng đầu ngón tay của người lớn (tương đương với kích thước khí quản của trẻ) đều có khảng nằng làm cho trẻ nghẹn và sặc. Vì lúc này bé chỉ biết nuốt chứ chưa biết nhai. Những thực phẩm “lành” chuyên trị lúc bụng dạ của bé “có vấn đề” như: cà rốt, bí xanh, thịt nạc thăn, thịt gà lườn, thịt cá trắng. Mẹ hoàn toàn có thể yên tâm nấu cho bé những thực phẩm này khi bé ốm hoặc có biểu hiện không tốt về tiêu hóa. Trong bữa ăn bạn có thể cho bé uống nước lọc hoặc nước rau, đừng cho bé uống nước hoa quả, rất dễ ngang bụng. Nước hoa quả cho bé uống thành bữa phụ riêng tốt hơn. Không quát mắng bé trong bữa ăn Mẹ thấy bẹ ọe liên tục trong bữa ăn thì cũng nên xem xét kỹ. Ọe là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Bé ọe để chống đối bữa ăn hoặc bé ọe do món đó đặc quá hay độ thô chưa phù hợp với sức nuốt của bé, bé quá no rồi mà bạn vẫn ép con ăn thêm. Một vấn đề cực kỳ “nhạy cảm” khi cho bé ăn: đừng lấy chuyện ăn uống để thưởng phạt với các con, có hậu quả cực kỳ xấu đấy. Cũng không nên quát/mắng bé. “Trời đánh còn tránh bữa ăn” cơ mà. Bé không chịu ăn, bé ngậm thức ăn, bé phun phì phì…. Mẹ nên thay đổi cách cho ăn hoặc cho bé ăn thức ăn khác. Chưa kể quát làm cho bé sợ, tâm lý ức chế, bé càng sợ ăn, càng không ăn. Chỉ cho bé ăn thức ăn có kích thước nhỏ bằng đầu ngón tay của mẹ Trong thời gian đầu ăn dặm, nếu trẻ gặp có những biểu hiện sau: khó thở, táo bón thường xuyên, tiêu chảy nhiều lần, nôn/trớ, nổi mẩn trên da, chảy nước mắt hoặc ngứa mắt, ho dữ dội, ăn vào nôn thức ăn ra ngay, cáu kỉnh khi gặp loại thức ăn đó, mẹ cần đưa con đến bác sỹ khám và tư vấn dinh dưỡng . Giúp mẹ sửa thói quen sai khi cho con ăn dặm Mẹ có biết chỉ nên cho con ăn thức ăn có kích thước nhỏ hơn đầu ngón tay mẹ (tương đương với kích thước khí quản. bé ăn thức ăn khác. Chưa kể quát làm cho bé sợ, tâm lý ức chế, bé càng sợ ăn, càng không ăn. Chỉ cho bé ăn thức ăn có kích thước nhỏ bằng đầu ngón tay của mẹ Trong thời gian đầu ăn dặm, . các con, có hậu quả cực kỳ xấu đấy. Cũng không nên quát/mắng bé. “Trời đánh còn tránh bữa ăn cơ mà. Bé không chịu ăn, bé ngậm thức ăn, bé phun phì phì…. Mẹ nên thay đổi cách cho ăn hoặc cho