BÀI TẬP ĐỘI TUYỂN CHUYÊN LÝ BUỔI 3 (Phan Sanh GV PBC – Dđ: 0989546337) Câu 1: Các elêctrôn bay ra từ một súng điện tử theo một hướng xác định với vận tốc không đổi trong một từ trường đều có đường cảm ứng từ vuông góc với véc tơ vận tốc của chúng. Sau khi ra khỏi nòng súng một thời gian τ , các elêctrôn đến được điểm A 1 như trên hình vẽ. Nếu tăng cảm ứng từ lên n = 3 lần thì sau khi ra khỏi nòng súng một khoảng thời gian τ /3, các elêctrôn bay đến được điểm A 2 . Nòng súng đặt ở đâu? Biểu diễn vị trí của nó đối với A 1 và A 2 . Kích thước của nòng súng được coi là nhỏ so với khoảng cách A 1 A 2 . Câu 2: Một hình trụ mỏng dài, bán kính R, tích điện đều với mật độ điện tích mặt σ . Bên trong hình trụ có đặt một vòng dây cách điện, bán kính a, khối lượng m, mang điện tích q. Trục của vòng dây trùng với trục của hình trụ. Vòng dây có thể quay tự do quanh trục của nó mà không phụ thuộc vào hình trụ. Nếu cấp cho hình trụ một vận tốc góc ω 0 để nó quay quanh trục chung thì vòng dây sẽ thu được vận tốc góc là bao nhiêu và quay theo chiều nào? Câu 3: Trong một cuộn cảm đặt trong chân không, các điện tích dương được đặt trên một đường thẳng như hình vẽ. Ban đầu chưa có dòng điện chạy qua cuộn dây, các hạt nằm yên. Cho dòng điện chạy qua cuộn cảm sao cho từ trường B bên trong cuộn cảm trong khoảng thời gian nhỏ ∆t tăng đến giá trị B 0 (đồ thị B(t) được biểu diễn như trên hình vẽ). Hãy mô tả quỹ đạo của các hạt và vị trí của chúng đối với nhau sau thời gian t kể từ khi đóng mạch điện. Bỏ qua sự tương tác điện giữa các hạt so với tương tác với từ trường của ống dây trong suốt thời gian chuyển động, bỏ qua trọng lực. Chiều của từ trường hướng như hình vẽ. Câu 4: Một ống dây đặt thẳng đứng gồm N vòng cuốn thành một lớp tạo thành chiều cao H, bán kính a. Một thanh gỗ tròn bán kính b (b<<a) được đặt cố định dọc theo trục của ống dây. Một vòng dây dẫn có điện trở R, độ tự cảm L, khối lượng m, bán kính chỉ lớn hơn bán kính của thanh gỗ một chút và có thể trượt không ma sát theo thanh gỗ. 1. Cho một dòng điện không đổi có cường độ I chạy qua ống dây. a) Tìm cảm ứng từ tạo ra bởi mỗi vòng dây tại một điểm trên trục vòng dây trong sự phụ thuộc vào khoảng cách từ điểm đó tới tâm vòng dây. b) Tìm sự phụ thuộc của cảm ứng từ B trên trục của cuộn dây và cách cuộn dây một khoảng h. Khi tính toán có thể sử dụng công thức: ∫ + = + . )( 222 2/322 xaa x xa dx A 2 A 1 a σ R m, q Hình 1 Tiết diện của ống dây B ∆ t B t B 0 2b h H a c) Giả sử h<<a<<H, hãy chuyển biểu thức đã nhận được ở câu a) về dạng gần đúng B= B 0 (1+ β h). Hãy tìm các hằng số B 0 và β .