Thị trường chứng khoán Việt Nam dưới tác động của kinhtế vĩ mô trước khủng hoáng kinh tế. Thị trường chứng khoản Việt Nam những ngày đầu: Ngày 20/7/2000, Trung tâm giao dịch chứng khoán đầu tiên đi vào hoạt động, đánh dấu một bước mới cho thị trường tài chính Việt Nam. Qua 64 phiên giao dịch, chỉ số VN-Index liên tục tăng chứng tỏ thị trường chứng khoán dù còn non trẻ cũng sẽ là một kênh huy động vốn rất hiệu quả cho nền kinh tế Việt Nam. Cơn sốt 2001, chỉ số VN index cao nhất đạt 571.04 điểm sau 6 tháng đầu năm nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, các cổ phiếu niêm yết đã mất giá tới 70% giá trị, chỉ số VN Index sụt từ 571,04 điểm vào ngày 25/4/2001 xuống chỉ còn khoảng 200 điểm vào tháng 10/2001. Nền kinh tế thế giới đang trải qua những ngày khó khăn khi có nhiều sự kiện chấn động như vụ khủng bố 11/9, dịch bệnh…kinh tế Việt Nam cũng không có gì khởi sắc . Năm 2002, đầu tư nước ngoài giảm mạnh. Điều mà các quan chức của Bộ Kế hoạch và Ðầu tư e ngại hồi giữa năm đã trở thành hiện thực: Việt Nam đã không thể đạt được con số thu hút thêm 2 tỉ đô-la Mỹ vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2002. Tính đến cuối tháng 11/2002, tổng vốn đăng ký trên cả nước chỉ đạt 1,17 tỉ đô-la Mỹ với trên 600 dự án đầu tư, chủ yếu là quy mô nhỏ và vừa. Tốc độ giải ngân năm nay chỉ đạt hơn 1,5 tỉ USD, thấp hơn năm 2001, bằng 84% kế hoạch. Tuy nhiên, xét trong hoàn cảnh nguồn vốn đầu tư toàn cầu cũng giảm 50%, không thể cho rằng môi trường đầu tư ở Việt Nam đang xấu đi. Dẫn đến thị trường chứng khoản có một nam tụt dốc nghiêm trọng. Chỉ số VN-Index rớt thảm bại, có lúc tụt xuống chỉ còn 174,6 điểm, thấp nhất trong lịch sử, năm 2002 được coi là đại bại đối với giới đầu tư chứng khoán Việt Nam. 2003, 2004 , 2005 kinh tế việt nam có khả quan hơn khi vốn nước ngoài liên tục tăng trưởng, 2003 bùng nổ vốn FDI và ODA, các năm 2004 và 2005 đều tăng mạnh. Kinh tế phát triển mạnh với tăng trưởng GDP luôn ở mức tốp cao trên thế giới. 29.10.2005 chính phủ phát hành thành công trái phiếu quốc tế, lượng vốn đạt được là 750 triệu USD. Nhiều quỹ đầu tư trong và ngoài nước được thành lập, góp phần đa dạng hóa cho thị trường cung cầu vốn. Song bên cạnh đó còn có một số khó khăn như: giá váng tăng mạnh, tăng giá xăng, lạm phát ở mức cao, tăng lãi suất huy động vốn…cũng ánh hướng đến thị trường chứng khoán. Nhìn chung thị trường chứng khoản vẫn có những bước tiến tốt, làm tiền đề cho một nền kinh tế phát triển. Năm 2006, kinh tế việt nam có những thay đổi mang tính bước ngoặt. Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo ra những cơ hội mới thúc đẩy sự tăng trưởng của các ngành xuất khẩu và đầu tư nước ngoài. Thu hút vốn FDI vượt mức kí lục 10 tỷ USD, ODA đạt 4.5 tỷ USD cao nhất từ trước đến nay, xuất khẩu tăng mạnh đạt gần 40 tỷ USD…nền kinh tế đang phát triển một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó lạm phát không quá cao ở mức 6%, tình hình giá xăng, giá vàng có chiều hướng giảm, lãi suất tăng không đáng kể, so với mức lạm phát thì cỏ thể chấp nhận được. đây chính là những nhân tố giúp cho thị trường chứng khoản một năm khởi sắc. Năm 2007, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng toàn diện. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 ước tính tăng 8,48% so với năm 2006, đạt kế hoạch đề ra (8,2-8,5%). Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đánh giá, tăng trưởng kinh tế năm 2007 của nước ta đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực. Nền kinh tế Việt Nam năm 2007 có sự tăng trưởng toàn diện trong hầu hết các lĩnh vực. Khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2007 theo giá thực tế ước đạt 461,9 nghìn tỷ đồng, bằng 40,4% GDP (đạt kế hoạch đề ra 40% GDP) và tăng 15,8% so với năm 2006. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng khá, ước tính năm 2007 đạt 20,3 tỷ USD, tăng 69,3% so với năm 2006 và vượt 56,3% kế hoạch cả năm, trong đó vốn cấp phép mới là 17,86 tỷ USD. Xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh, các ngành trong nền kinh tế quốc dân đều có bức tranh chung là khả quan. Về chính sách của nhà nước : Ngày 28-12, Chính phủ ban hành nghị định quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối, sẻ tạo điều kiện cho vốn nước ngoài vào việt nam một cách thuận lợi hơn. Đó là những thuận lợi để có một năm thành công cho thị trường chứng khoản, có những lúc chỉ số VN index đạt mức 1170.67 điểm vào ngày 12.3. Một yếu tố nữa có thể tác động không nhỏ đến cầu trên thị trường chứng khoán năm 2007: ngày 29-12-2006, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hoàn tất dự thảo về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Về phía cung, những thông tin trong những ngày cuối năm cho thấy, năm 2007 và 2008 sẽ có một lượng cung cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, trái phiếu chuyển đổi khổng lồ tung ra thị trường chứng khoán Việt Nam, cụ thể: Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định (ngày 29-12-2006) phê duyệt danh sách 53 tập đoàn, tổng công ty nhà nước sẽ thực hiện cổ phần hóa trong giai đoạn 2007- 2010. Bên cạnh những mặt tích cực còn có một số hạn chế như lạm phát quá cao, lên tới 12.6%, chỉ số giá tiêu dung cao nhất trong vòng 10 năm, nhưng nhìn chung bức tranh chứng khoản vẫn không chịu ánh hướng mấy. vẩn để lại những thành công ngoài sức mong đợi. . Thị trường chứng khoán Việt Nam dưới tác động của kinhtế vĩ mô trước khủng hoáng kinh tế. Thị trường chứng khoản Việt Nam những ngày đầu: Ngày 20/7/2000, Trung tâm giao dịch chứng khoán. huy động vốn…cũng ánh hướng đến thị trường chứng khoán. Nhìn chung thị trường chứng khoản vẫn có những bước tiến tốt, làm tiền đề cho một nền kinh tế phát triển. Năm 2006, kinh tế việt nam. động, đánh dấu một bước mới cho thị trường tài chính Việt Nam. Qua 64 phiên giao dịch, chỉ số VN-Index liên tục tăng chứng tỏ thị trường chứng khoán dù còn non trẻ cũng sẽ là một kênh huy động