SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI ĐỀ THI HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT SỐ I MỘ ĐỨC Môn thi: VẬT LÍ 12- Nâng cao Thời gian làm bài: 60 phút (Thí sinh làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm) 1/ Bước sóng của một trong các bức xạ màu lục có trị số là: a 0,55 mm b 55 nm c 0,55 µm d 0,55 nm 2/ Tính chất nào sau đây không phải là của tia tử ngoại? a Tác dụng lên kính ảnh. b Không bị nước hấp thụ. c Làm ion hóa không khí. d Có thể gây ra hiện tượng quang điện. 3/ Kim loại Kali (K) có giới hạn quang điện là 0,55 µm. Hiện tượng quang điện không xảy ra khi chiếu vào kim loại đó bức xạ nằm trong vùng a hồng ngoại. b ánh sáng màu tím. c ánh sáng màu lam. d tử ngoại. 4/ Nguyên tắc hoạt động của quang trở dựa vào hiện tượng nào dưới đây ? a Hiện tượng quang điện trong. b Hiện tượng quang dẫn. c Hiện tượng quang điện. d Hiện tượng phát quang của các chất rắn. 5/ Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng có hai bức xạ với hai bước sóng λ 1 = 0,6 µm và λ 2 . Trên màn quan sát ta thấy vân tối thứ 5 của hệ vân ứng với λ 1 trùng với vân sáng thứ 5 của hệ vân ứng với λ 2 . Bước sóng λ 2 dùng trong thí nghiệm có giá trị: a 0,60 µm. b 0,55 µm. c 0,54 µm. d 0,45 µm. 6/ Phản ứng tổng hợp hạt nhân (phản ứng nhiệt hạch) là sự: a kết hợp hai hạt nhân có số khối trung bình thành một hạt nhân rất nặng ở nhiệt độ rất cao. b kết hợp hai hạt nhân rất nhẹ thành một hạt nhân nặng hơn trong điều kiện nhiệt độ rất cao. c phân chia một hạt nhân nhẹ thành hai hạt nhân nhẹ hơn kèm theo sự tỏa nhiệt. d phân chia một hạt nhân rất nặng thành các hạt nhân nhẹ hơn. 7/ Trong mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không thì a năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng nửa chu kì dao động riêng của mạch. b năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch. c năng lượng từ trường tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng nửa chu kì dao động riêng của mạch. d năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch. 8/ Giả sử sau 3 giờ phóng xạ (kể từ thời điểm ban đầu) số hạt nhân của một đồng vị phóng xạ còn lại bằng 25% số hạt nhân ban đầu. Chu kì bán rã của đồng vị phóng xạ đó bằng: a 2 giờ b 0,5 giờ c 1 giờ d 1,5 giờ 9/ Khối lượng của một hạt nhân 4 2 He là: a ≈ 3,32.10 -24 g b ≈ 6,64.10 -24 g c ≈ 24,08.10 - 24 g d ≈ 5,31.10 -24 g 10/ Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng đơn sắc ? a Ánh sáng đơn sắc không bị khúc xạ khi đi qua lăng kính. b Ánh sáng đơn sắc bị khúc xạ khi đi qua lăng kính. c Chiết suất của một lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau d Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có tần số xác định. 11/ Hiệu điện thế giữa anot và katot của một ống Rơnghen là 18,75kV. Bỏ qua động năng ban đầu của electron. Bước sóng nhỏ nhất của tia Rơnghen do ống phát ra là: a 0,4625.10 -9 m b 0,5625.10 -10 m c 0,6625.10 -9 m d 0,6625.10 -10 m 12/ Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng trắng. Tìm những vạch sáng của ánh sáng đơn sắc nào nằm trùng vào vị trí vân sáng bậc 4 của ánh sáng màu đỏ (bước sóng là 0,75 µm). Biết rằng khi quan sát chỉ nhìn thấy các vân của ánh sáng có bước sóng từ 0,4 µm đến 0,76 µm. a Vân thứ 4, 5, 6 và 7. b Vân thứ 5, 6, 7 và 8. c Vân thứ 5, 6 và 7. d Vân thứ 6, 7 và 8. 13/ Tia Rơnghen có bước sóng a nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại. b lớn hơn bước sóng của tia tử ngoại. c lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím. d nhỏ hơn bước sóng của tia gamma. 14/ Phát biểu nào là sai khi nói về sóng điện từ ? a Sóng điện từ là sự lan truyền trong không gian của điện từ trường biến thiên theo thời gian. b Sóng điện từ dùng trong thông tin vô tuyến gọi là sóng vô tuyến. c Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì. d Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường luôn dao động lệch pha nhau 2 . 15/ Các bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 3.10 -9 mđến 3.10 -7 m là: a tia hồng ngoại. b tia tử ngoại. c ánh sáng nhìn thấy. d tia Rơnghen 16/ Một dòng điện xoay chiều chạy qua một dây dẫn thẳng. Xung quanh dây dẫn đó a chỉ có từ trường. b chỉ có điện trường. c không xuất hiện điện trường, từ trường. d có điện từ trường. 17/ Cho các bức xạ: I. Ánh sáng khả kiến. II. Sóng Hertz (sóng vô tuyến) III. Tia hồng ngoại IV. Tia tử ngoại V. Tia Rơnghen Khi một vật bị nung nóng, nó có thể phát ra các bức xạ: a III, V. b I, III, IV. c III, IV. d II, III, V. 18/ Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phôtôn? a Mỗi phôtôn mang một năng lượng xác định. b Năng lượng của mỗi phôtôn của các ánh sáng đơn sắc khác nhau luôn bằng nhau. c Các phôtôn của cùng một ánh sáng đơn sắc thì mang cùng một giá trị năng lượng. d Vận tốc của các phôtôn trong chân không là 3.10 8 m/s. 19/ Quan sát ánh sáng phản xạ trên các lớp dầu, mỡ, bong bóng xà phòng, ta thấy có những quầng màu sắc sặc sỡ. Đó là hiện tượng nào của ánh sáng sau đây ? a Tán sắc của ánh sáng trắng. b phản xạ. c Nhiễu xạ. d Giao thoa của ánh sáng trắng. 20/ Sóng điện từ và sóng ánh sáng khác nhau ở a giao thoa sóng. b vận tốc truyền trong chân không. c bước sóng. d phản xạ khi gặp vật cản. 21/ Phát biểu nào sau đây là sai ? a Các nguyên tử mà hạt nhân có cùng số prôtôn nhưng có số nơtron khác nhau gọi là đồng vị. b Các đồng vị phóng xạ đều không bền. c Các đồng vị của cùng một nguyên tố có cùng vị trí trong bảng hệ thống tuần hoàn. d Các đồng vị của cùng một nguyên tố có số nơtrôn khác nhau nên tính chất hóa học khác nhau. 22/ Xét điều kiện tiêu chuẩn, có 2 gam 4 2 He chiếm một thể tích tương ứng là: a 5,6 lít b 11,2 lít c 44,8 lít d 22,4 lít 23/ Giới hạn quang điện phụ thuộc vào a bước sóng của ánh sáng chiếu vào katot. b hiệu điện thế giữa anot và katot của tế bào quang điện. c điện trường giữa anot và katot. d bản chất của kim loại. 24/ Trong thí nghiệm Young về giao thoa của ánh sáng đơn sắc, hai khe hẹp cách nhau 1mm, mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,5m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 3,6mm.Bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm này là: a 0,76 µm b 0,48 µm c 0,60 µm d 0,40 µm 25/ Trạng thái dừng là a trạng thái mà trong đó nguyên tử có thể tồn tại một thời gian xác định mà không bức xạ năng lượng. b trạng thái có năng lượng xác định. c trạng thái mà ta có thể tính toán chính xác năng lượng của nó. d trạng thái mà năng lượng nguyên tử không thay đổi được. 26/ Linh kiện nào dưới đây hoạt động dựa vào hiện tượng quang dẫn ? a Tế bào quang điện. b Quang trở. c Đèn LED. d Nhiệt điện trở. 27/ Tính chất của sóng điện từ nào sau đây chưa đúng ? a Năng lượng sóng điện từ tỉ lệ với lũy thừa bậc 2 của tần số. b Truyền được trong mọi môi trường vật chất và trong cả môi trường chân không. c Sóng điện từ lan truyền với vận tốc ánh sáng. d Sóng điện từ có thể giao thoa được với nhau. 28/ Nhận xét nào về tia bêta của chất phóng xạ là sai ? a Tia β làm ion hóa môi trường mạnh hơn tia α. b Có hai loại tia: tia β + và tia β - . c Tia β - gồm các hạt β - chính là các hạt electron. d Các hạt β phóng ra với vận tốc rất lớn, có thể gần bằng vận tốc ánh sáng. 29/ Ánh sáng trên bề mặt rộng 7,2 mm của vùng giao thoa người ta đếm được 9 vân sáng (ở hai rìa là hai vân sáng). Tại vị trí cách vân trung tâm 14,4mm là a vân tối thứ 16 b vân tối thứ 18. c vân sáng thứ 16. d vân sáng thứ 18. 30/ Biết vận tốc ánh sáng trong chân không là c = 3.10 8 m/s. Nếu một ánh sáng có tần số f = 6.10 8 MHz thì bước sóng của nó trong chân không là a 5 µm. b 5.10 -5 m c 0,5 µm. d 0,5 m. 31/ Đồng vị phóng xạ 222 86 Rn có chu kì bán rã là 91,2 giờ. Giả sử lúc đầu có 6,020.10 23 hạt nhân chất phóng xạ này. Hỏi sau 182,4 giờ còn lại bao nhiêu hạt nhân chất phóng xạ đó chưa phân rã ? a 3,010.10 22 hạt nhân. b 1,505.10 22 hạt nhân. c 3,010.10 23 hạt nhân. d 1,505.10 23 hạt nhân. 32/ Trong các tia sau, tia nào là dòng các hạt mang điện tích dương ? a Tia X. b Tia c Tia α. d Tia β - 33/ Catot của một tế bào quang điện được phủ một lớp Xesi, có công thoát là 1,9eV. Catot được chiếu sáng bởi một chùm ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,56 µm. Dùng màn chắn để tách ra một chùm hẹp các electron quang điện và hướng nó vào một từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ vuông góc với véc tơ vận tốc ban đầu cực đại của các electron quang điện. Cho B = 6,1.10 -5 T. Bán kính quĩ đạo của các electron đi trong từ trường này có giá trị: a 0,63 cm b 0,36 cm c 3,06 cm d 6,03 cm 34/ Các vạch trong dãy Laiman thuộc vùng nào trong các vùng sau? a Vùng tử ngoại. b Vùng ánh sáng nhìn thấy. c Vùng hồng ngoại. d Một phần nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy, một phần nằm trong vùng tử ngoại. 35/ Một nguồn sáng S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,5μm, đến hai khe Young F 1 và F 2 với F 1 F 2 = 0,5mm. Mặt phẳng chứa hai khe này cách màn quan sát E một đoạn là 1m. Cho chiều rộng của vùng giao thoa quan sát được trên màn E là 13mm. Số vân sáng và vân tối quan sát được trên vùng này là: a 13 vân sáng, 12 vân tối. b 13 vân sáng, 14 vân tối. c 12 vân sáng, 13 vân tối. d 10 vân sáng, 11 vân tối. 36/ Mẫu nguyên tử Bo khác mẫu nguyên tử Rơđơpho ở điểm nào sau đây? a Hình dạng quĩ đạo của electron. b Trạng thái có năng lượng ổn định. c Mô hình nguyên tử có hạt nhân. d Biểu thức của lực hút giữa hạt nhân và electron. 37/ Mạch dao động lí tưởng gồm cuộn dây thuần cảm L và tụ điện có điện dung C thực hiện dao động điện từ tự do. Điện tích cực đại trên một bản tụ là 10 -6 C và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là 10A. Bước sóng của dao động điện từ tự do trong mạch dao động trên là: a ≈ 198,7 m. b ≈ 527,98 m. c ≈ 123,8 m. d ≈ 188,4 m. 38/ Chọn câu sai a Hoạt độ phóng xạ đặc trưng cho chất phóng xạ. b Chu kì bán rã đặc trưng cho chất phóng xạ. c Hằng số phóng xạ và chu kì bán rã của chất phóng xạ tỉ lệ nghịch với nhau. d Hằng số phóng xạ đặc trưng cho chất phóng xạ. 39/ Khi mắc tụ C 1 vào khung dao động thì tần số dao động riêng của khung là 9 kHz. Khi thay tụ C 1 bằng tụ C 2 thì tần số dao động riêng của khung là 12 kHz. Vậy khi mắc tụ C 1 nối tiếp tụ C 2 vào khung dao động thì tần số riêng của khung là: a 5,1 kHz b 3 kHz c 21 kHz d 15 kHz 40/ Quang phổ liên tục của một vật a phụ thuộc vào cả bản chất và nhiệt độ của vật. b phụ thuộc vào nhiệt độ của vật. c phụ thuộc vào bản chất của vật. d không phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của vật. HẾT . kiến. II. Sóng Hertz (sóng vô tuyến) III. Tia hồng ngoại IV. Tia tử ngoại V. Tia Rơnghen Khi một vật bị nung nóng, nó có thể phát ra các bức xạ: a III, V. b I, III, IV. c III, IV. d II, III,. SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI ĐỀ THI HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT SỐ I MỘ ĐỨC Môn thi: VẬT LÍ 12- Nâng cao Thời gian làm bài: 60 phút (Thí sinh làm bài trên. tập trung ở tụ điện và biến thi n với chu kì bằng nửa chu kì dao động riêng của mạch. d năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và biến thi n với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch.