to chuc thuong mai the gioi wto pps

16 176 0
to chuc thuong mai the gioi wto pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời mở đầu Cùng với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) kế thừa Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) bắt đầu hoạt động từ 1/1/1995 nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho sự phát triển của hệ thống thương mại đa biên, đảm bảo cạnh tranh công bằng, lành mạnh, xoá bỏ dần các rào cản trong thương mại quốc tế. Từ đó cho đến nay, WTO đã không ngừng mở rộng cả về quy mô lẫn phạm vi hoạt động của mình, đã thực sự khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong quá trình tự do hoá thương mại quốc tế. Năm 2007 sau 11 năm tích cực đàm phán, Việt Nam vinh dự là thành viên thứ 150 của WTO_ tổ chức kinh tế_thương mại lớn nhất hành tinh. Đó vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đối với nước ta khi bước vào con đường hội nhập kinh tế thế giới. Là công dân Việt Nam, đặc biệt là sinh viên khối kinh tế, chúng ta cần hiểu biết nhất định về WTO. Vậy WTO là gì? Tổ chức hoạt động ra sao? Định hướng phát triển là gì? Vai trò, ảnh hưởng trong nền kinh tế thế giới như thế nào? Bài tiểu luận của nhóm chúng tôi sẽ trả lời các câu hỏi trên. I. Nguồn gốc • Hội nghị Bretton Woods năm 1944 đã đề xuất thành lập tổ chức thương mại thế giới ITO nhằm lập các quy tắc và luật lệ thương mại cho các nước. • Hiến chương của ITO được nhất trí tại hội nghị Liên Hợp Quốc tại La Havana (tháng 3-1948) nhưng lại không được thượng nghị viện Hoa Kỳ phê chuẩn. ITO không được thành lập nhưng những hiệp định mà ITO định dựa vào để điều chỉnh thương mại quốc tế vẫn tồn tại chính là hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT (General agreenent on tariffs and trade). • GATT là khung pháp lý chủ yếu của hệ thống thương mại đa phương gần 50 năm, sau đó các nước tham gia GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán, kí kết thêm nhiều thỏa ước thương mại mới. Vòng đàm phán thứ 8 (vòng đàm phán Uruguay) kết thúc vào năm 1994 với sự thành lập tổ chức thương mại WTO thay cho GATT. WTO kế thừa quản lý và mở rộng các nguyên tắc, hiệp định của GATT nhưng không như GATT chỉ là một hiệp ước mà có cơ cấu hoạt động cụ thể. Ngày 1/1/1995 WTO chính thức thành lập. II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA WTO: 1. Hội nghị bộ trưởng: Hội nghị bộ trưởng gồm đại diện của tất cả các nước thành viên của WTO. Cơ quan ra quyết định cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng – HNBT (Ministerial Conference), họp ít nhất là hai năm một lần. Hội nghị bộ trưởng sẽ thực thi các chức năng của WTO và thực hiện những hành động cần thiết để thực thi các chức năng này. Khi một thành viên nào đó yêu cầu, Hội nghị bộ trưởng cũng có quyền đưa ra những quyết định về tất cả các vấn đề thuộc các hiệp định đa biên, theo trình tự ra quyết định được quy định tại Hiệp định thành lập WO và các hiệp định đa biên. Tính đến thời điểm 12/2005, WTO đã tổ chức được 6 kỳ hội nghị bộ trưởng - HNBT lần đầu tiên họp ở Singapore tháng 12/1996 lập thêm 3 nhóm làm việc về quan hệ thương mại và đầu tư, quan hệ thương mại và cạnh tranh, và tính minh bạch trong mua sắm của Chính phủ. - HNBT lần hai họp tháng 5/1998 ở Geneva đã quyết định WTO phải nghiên cứu thêm về thương mại điện tử. - HNBT lần ba được tổ chức vào ngày 30 tháng 11 đến 03 tháng 12 năm 1999 tại Seattle, Mĩ - HNBT lần tư tại Doha được tổ chức từ ngày 9 đến 13 tháng 11 năm 2001. - HNBT lần năm được tổ chức từ ngày 10 đến 14 tháng 09 năm 2003 tại Cancun, Mexico. - HNBT lần thứ 6 tại Hongkong, tháng 12/2005. 2. Đại Hội đồng Ðại hội đồng gồm đại diện của tất cả các nước thành viên, sẽ họp khi cần thiết. Trong thời gian giữa các khoá họp của Hội nghị bộ trưởng thì chức năng của Hội nghị bộ trưởng sẽ do Ðại hội đồng đảm nhiệm. Như vậy, có thể hiểu Ðại hội đồng là cơ quan quyết định tối cao của WTO trong thời gian giữa các khoá họp của Hội nghị bộ trưởng. Khi cần thiết, Ðại hội đồng sẽ được triệu tập để đảm nhiệm phần trách nhiệm của Cơ quan giải quyết tranh chấp. Khi cần thiết, Ðại hội đồng sẽ được triệu tập để đảm nhiệm phần trách nhiệm của Cơ quan rà soát chính sách thương mại. Như vậy, các hoạt động hàng ngày trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội nghị bộ trưởng thuộc trách nhiệm giải quyết của 3 cơ quan: - Ðại hội đồng. - Cơ quan giải quyết tranh chấp. - Cơ quan rà soát chính sách thương mại. Nhưng theo như quy định của WTO, thực chất, cả 3 cơ quan này chỉ là một. Tức là tuỳ theo từng trường hợp cụ thể: + Ðại hội đồng nhóm họp với các chức năng và nhiệm vụ của Cơ quan giải quyết tranh chấp hay là của Cơ quan rà soát chính sách thương mại. + Cơ quan giải quyết tranh chấp giám sát việc thực thi các thủ tục giải quyết tranh chấp giữa các thành viên (quy định tại Thoả thuận về những quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp). + Cơ quan rà soát chính sách thương mại tiến hành việc phân tích các chính sách thương mại của các nước thành viên (quy định tại Cơ chế rà soát chính sách thương mại). Giữa hai kỳ Hội nghị Bộ trưởng, các công việc được điều hành bởi Đại Hội đồng, gồm các đại sứ hay trưởng phái đoàn của tất cả các nước thành viên tại Geneva, mỗi năm họp một vài lần tại Geneva. Đại Hội đồng còn có vai trò là Cơ quan giám sát chính sách thương mại và Cơ quan giải quyết tranh chấp. Đại hội đồng hành động nhân danh HNBT và chịu trách nhiệm trước HNBT. 3. Hội đồng các cấp Cấp thứ ba là các Hội đồng về nhiều lĩnh vực khác nhau - Thương mại hàng hóa (Goods Council), - Hội đồng về Thương mại dịch vụ (Servives Council), - Hội đồng về Những Vấn đề liên quan đến Sở hữu trí tuệ (TRIPS Council) - Các Hội đồng này chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng. Như tên gọi của mình, các Hội đồng này làm việc trên các Hiệp định của các lĩnh vực này. Các hội đồng này cũng bao gồm các thành viên của WTO. Ngoài ra, còn có 6 Ủy ban chuyên trách hay nhóm làm việc liên quan đến từng hiệp định hay lĩnh vực riêng lẻ như Thương mại và Phát triển; theo dõi các hoạt động hạn chế thương mại được tiến hành nhằm cân đối các mục đích chi trả; theo dõi các hiệp định thương mại trong khu vực; hợp tác trong môi trường đầu tư; và công tác tài chính cũng như quản trị của WTO. Hội nghị Bộ trưởng năm 1996 tại Singapore quyết định thành lập thêm các nhóm hoạt động mới theo dõi các chính sách đầu tư và cạnh tranh, tính minh bạch trong việc mua sắm của chính phủ và các điều kiện thuận lợi cho thương mại. Những hội đồng, ủy ban hay nhóm này cũng bao gồm đại diện của tất cả các thành viên và chịu trách nhiệm trước Đại Hội đồng. 4 Các tiểu ban Cấp thứ tư là các Tiểu ban trực thuộc Đại Hội đồng và các Hội đồng. Các Tiểu ban này chịu trách nhiệm điều hành việc thực thi Hiệp định WTO về từng lĩnh vực thương mại tương đương. Tham gia các Hội đồng là đại diện của các thành viên. Hội đồng Hàng hóa có 11 Tiểu ban điều hành các công vịệc chuyên biệt (như nông nghiệp, tiếp cận thị trường, các biện pháp chống bán phá giá và trợ cấp…) Ngoài ra, Hội đồng Hàng hóa còn có Cơ quan giám sát hàng dệt bao gồm 1 Chủ tịch, 10 thành viên và các nhóm chuyên biệt khác phụ trách các thông báo, các công ty thương mại quốc gia. Hội đồng Dịch vụ gồm có các Tiểu ban về dịch vụ tài chính, các tiểu ban về các cam kết cụ thể. Cơ quan Giải quyết tranh chấp của Đại hội đồng có hai Tiểu ban là các hội đồng chuyên gia được chỉ định giải quyết tranh chấp và cơ quan xét xử kháng cáo. *Ban thư ký của WTO: Ban thư ký của WTO đặt tại Geneva. Ban thư ký có khoảng 550 nhân viên. Nhân viên của Ban thư ký do Ban thư ký tuyển dụng qua thi tuyển. Ðiều kiện trước tiên là phải thông thạo 3 ngoại ngữ là ngôn ngữ chính thức của WTO gồm Anh, Pháp, Tây Ban Nha. Ðứng đầu Ban thư ký là Tổng giám đốc. Tổng giám đốc của WTO do Hội nghị bộ trưởng bổ nhiệm, quy định về quyền hạn, nghĩa vụ, điều kiện phục vụ và thời hạn phục vụ của Tổng giám đốc. Nhiệm kỳ của Tổng giám đốc là 4 năm.Tổng giám đốc sẽ bổ nhiệm các thành viên của Ban thư ký. Dưới Tổng giám đốc là các Phó tổng giám đốc. Các vụ chức năng của Ban thư ký trực thuộc Tổng giám đốc hoặc một Phó tổng giám đốc. + Ban thư ký có nhiệm vụ: - Trợ giúp về mặt hành chính và kỹ thuật cho các cơ quan chức năng của WTO (các hội đồng, các uỷ ban, …) trong việc đàm phán và thực thi các hiệp định; - Trợ giúp kỹ thuật cho các nước đang phát triển và kém phát triển; - Thống kê và đưa ra phân tích về tình hình, chính sách và triển vọng thương mại thế giới; - Hỗ trợ các quá trình giải quyết tranh chấp và rà soát chính sách thương mại; - Tiếp xúc và hỗ trợ các nước thành viên mới trong quá trình đàm phán gia nhập; tư vấn cho các chính phủ muốn trở thành thành viên của WTO; Phần lớn các quyết định của WTO đều được thông qua trên cơ sở đồng thuận. Trong một số trường hợp nhất định, khi không đạt được sự đồng thuận, các thành viên có thể tiến hành bỏ phiếu. Khác với nhiều tổ chức khác, mỗi thành viên WTO chỉ có quyền bỏ một phiếu và các phiếu bầu của các thành viên có giá trị ngang nhau. Hầu hết các thành viên hiện tại của WTO đều là thành viên trước đây của GATT. Các quốc gia và lãnh thổ tự chủ về chính sách thương mại cũng có thể gia nhập WTO với điều kiện thông thường là được tất cả thành viên chấp thuận. Khi không thể đạt được đồng thuận, việc kết nạp có thể chỉ cần 2/3 số phiếu bầu. Quá trình gia nhập được dựa trên cơ sở xem xét các chính sách kinh tế, thương mại của nước đang xin gia nhập và các cuộc đàm phán song phương về mở cửa thị trường. Việc gia nhập của một nước được chính thức hóa bằng việc ký vào Nghị định thư gia nhập, và có hiệu lực 30 ngày sau khi nộp văn bản thông báo việc cơ quan có thẩm quyền đã thông qua hay phê chuẩn Nghị định thư gia nhập. * Các hội đồng: Các hội đồng trực thuộc Ðại hội đồng, hoạt động theo sự chỉ đạo chung của Ðại hội đồng. Các hội đồng cũng bao gồm đại diện của tất cả các thành viên của WTO. Ðại hội đồng có các hội đồng sau: - Hội đồng thương mại hàng hoá - Hội đồng thương mại dịch vụ - Hội đồng về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ Chức năng của các hội đồng là giám sát việc thực hiện các hiệp định liên quan đến lĩnh vực của mình. Các hội đồng sẽ nhóm họp khi cần thiết. Các hội đồng này thành lập ra các cơ quan cấp dưới theo yêu cầu. *Các uỷ ban: Hội nghị bộ trưởng thành lập ra các uỷ ban. Các uỷ ban cũng bao gồm các đại diện của tất cả các thành viên của WTO. Các uỷ ban này đảm nhiệm các chức năng được quy định trong các hiệp định của WTO hoặc các chức năng do Ðại hội đồng giao cho. Tuy cũng trực thuộc Ðại hội đồng nhưng thẩm quyền hoạt động của các uỷ ban hẹp hơn so với các hội đồng. Ðại hội đồng có các uỷ ban sau: - Uỷ ban về thương mại và môi trường; - Uỷ ban về thương mại và phát triển; - Uỷ ban về hiệp định thương mại khu vực; - Uỷ ban về các hạn chế nhằm cân bằng cán cân thanh toán quốc tế; - Uỷ ban về ngân sách, tài chính và quản trị; *Các nhóm công tác: Các nhóm công tác cũng trực thuộc Ðại hội đồng nhưng cấp độ nhỏ hơn và hẹp hơn so với các uỷ ban. Ðại hội đồng có nhóm công tác sau: - Nhóm công tác về gia nhập tổ chức; - Nhóm công tác về quan hệ giữa thương mại và đầu tư; - Nhóm công tác về tác động qua lại giữa thương mại và chính sách cạnh tranh; - Nhóm công tác về minh bạch trong chi tiêu chính phủ; - Nhóm công tác về thương mại, nợ và tài chính; - Nhóm công tác về thương mại và chuyển giao công nghệ III. Mục tiêu, chức năng và nguyên tắc hoạt động của WTO Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là cơ quan quốc tế duy nhất giải quyết các quy định về thương mại giữa các quốc gia với nhau. Nội dung chính của WTO là các hiệp định được hầu hết các nước có nền thương mại cùng nhau tham gia đàm phán và kí kết. Các văn bản này quy định các cơ sở pháp lý làm nền tảng cho thương mại quốc tế. 1. Mục tiêu • Mục tiêu chính của hệ thống thương mại thế giới là nhằm giúp thương mại được lưu chuyển tự do ở mức tối đa, chừng nào nó nằm trong giới hạn không gây ra các ảnh hưởng xấu kông muốn có. • Ngoài ra, WTO còn có những mục tiêu sau: - Nâng cao mức sống con người - Bảo đảm tạo đầy đủ công ăn việc làm, tăng trưởng vững chắc thu nhập và nhu cầu thực tế của người lao động. - Phát triển việc sử dụng hợp lý của người lao động. - Phát triển việc sử dụng hợp lý các nguồn lực của thế giới. - Mở rộng việc sản xuất và trao đổi hàng hóa dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới. 2. Chức năng của WTO * Chức năng thứ nhất của WTO: Là tổ chức các cuộc đàm phán mậu dịch đa biên đề cập lớn tới nhiều lĩnh vực khác nhau. Thông qua các cuộc đàm phán như vậy, tự do hóa mậu dịch của các nước trên thế giới được phát triển, đồng thời những quy tắc quốc tế mới cũng được xây dựng và sửa đổi theo yêu cầu của thời đại. * Chức năng thứ hai của WTO: Là một luật lệ quốc tế chung được các nước thành viên cùng nhau kí kết WTO đề ra những quy tắc quốc tế về thương mại và đảm bảo các nước thành viên của WTO phải thực hiện các nguyên tắc đó. Đặc trưng của các quyết định và quy tắc của WTO là nó có hiệu lực bắt buộc tất cả các thành viên và có khả năng làm cho mọi thành viên có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện. * Chức năng thứ ba của WTO: là khả năng giải quyết mâu thuẫn và tranh chấp mậu dịch quốc tế. Là một tòa án giải quyết các tranh chấp nảy sinh giữa các thành viên trong lĩnh vực liên quan. Bất cứ một thành viên nào của WTO khi thấy lợi ích của nước mình đang bị xâm hại trong hoạt động kinh tế ở một thị trường nào đó vì có thành viên khác đang thực hiện chính sách trái với các quy tắc của WTO thì có quyền khởi tố lên cơ quan giải quyết mâu thuẫn mậu dịch của WTO và yêu cầu nước đó ngừnh các hoạt động kinh tế xâm hại đến lợi ích của mình. * Chức năng thứ tư của WTO: Là phát triển kinh tế thị trường. Để nền kinh tế thị trường hoạt động và nâng cao được hiệu quả, WTO xúc tiến việc giảm nhẹ quy chế.Phần lớn các nước trước kia theo cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch tập trung hiện nay đều chuyển sang nền kinh tế thị trường đã và đang làm thủ tục xin gia nhập WTO. Ngoài ra WTO còn thực hiện hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) trong việc hoạch định những chính sách và dự báo về xu hướng phát triển tương lai của nền kinh tế toàn cầu. 3. Nguyên tắc của WTO Là thành viên của WTO phải tuân thủ theo sáu nguyên tắc sau: *Nguyên tắc thứ nhất: Là thương mại không phân biệt đối xử. Nguyên tắc này được áp dụng bằng hai loại đãi ngộ song song, đó là đãi ngộ tối huệ quốc và đối xử quốc gia. Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc ( MFN ): đối xử mọi người bình đẳng như nhau. Theo qui định của các hiệp định WTO, Nguyên tắc này được áp dụng như sau: Mỗi thành viên đối xử với mọi thành viên khác bình sau: Mỗi thành viên đối xử với mọi thành viên khác bình đẳng với nhau nhuưư các bạn hàng được ưu đãi nhất. Nếu như một nước cho một nước khác được hưởng lợi nhiều hơn thì đối xử “tốt nhất” đó phải được giành cho tất cả các nước thành viên WTO khác để các nước khác vẫn tiếp tục có đươc đối xử tối huệ quốc. nguyên tắc MFN đảm bảo rằng mỗi thành viên WTO đối xử trên 140 thành viên khác tương tự như nhau. Nguyên tắc này rất quan trọng vì vậy nó được ghi nhận tại điều đầu tiên của hiệp định chung về quan thuế và thương mại GATT về thương mại hang hóa. Nguyên Tắc MFN cũng được đề cao trong hiệp định chung về dịch vụ GATT, hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại TRIMS tuy có khác nhau một ít ở từng hiệp định. Đối xử quốc gia ( NT ): đối xử người nước ngoài và người trong nước như nhau. Hàng nhập khẩu và hàng sản xất trong nước phải được đối xử như nhau, Ít nhất là sau khi hàng hóa nhập khẩu đã đi vào đến thị trường nội địa. Theo nguyên tắc này, khi áp dụng những qui chế trong nước và thuế nội địa đối với hàng nhập khẩu thì phải cung cấp các điều kiện tương tự như đối với sản phẩm trong nước. Vì thế các thành viên WTO không được phân biệt đối xử đối với hàng nhập khẩu từ các nước thành viên WTO khác. Nguyên tắc này cũng áp dụng cho dịch vụ nhãn hiệu thương mại, bản quyền và quyền phát minh sáng chế trong nước và của nước ngoài. Đối xử quốc gia chỉ áp dụng được khi hàng hóa dịch vụ và đối tượng của quyền sở trí tuệ đã vào đến thị trường. Vì vậy, viêc đánh thuế nhập khẩu hang hóa không qui phạm nguyên tắc này mặc dù hàng nội địa không chịu thuế tương tự. * Nguyên tắc thứ hai: Thương mại phải ngày càng được tự do thông qua đàm phán. WTO đảm bảo thương mại giữa các nước ngày càng được tự do lưu thông qua quá trình đàm phán hạ thấp hàng rào thuế quan để thúc đẩy buôn bán. Hàng rào thương mại bao gồm thuế quan, và các biện pháp khác như cấm nhập khẩu, có tác dụng hạn chế nhập khẩu có chọn lọc, đôi khi vấn đề khác như tệ nạn quan liêu, chính sách ngoại hối cũng được đưa ra đàm phán. Kể từ khi GATT, Sau đó là WTO được thành lập đã tiến hành 8 vòng đàm phán để giảm thuế quan, dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan và mở cửa thị trường. Để thực hiện nguyên tắc tự do thương mại này, WTO đảm nhận chức năng là diễn đàn đàm phán thương mại đa phương để các nước có thể tiếp tục thỏa luận về vấn đề tự do hóa thương mại. * Nguyên tắc thứ ba: WTO tạo môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng. WTO là một hệ thống các nguyên tắc nhằm thúc đẩy cạnh tranh tự do, công bằng và không bị bóp méo. Các quy định về phân biệt đối xử được xây dựng nhằm đảm bảo các điều kiện công bằng trong thương mại. Các điều khoản về chống phá giá, trợ cấp cũng nhằm mục đích tương tự. Tất cả các hiệp định của WTO như nông nghiệp, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại điều nhằm mục đích tạo ra được môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn giữa các nước. * Nguyên tắc thứ tư: Tính tiên liệu được thông qua ràng buộc thuế. Các cam kết không tăng thuế cũng quan trọng như cắt giảm thuế vì cam kết như vậy tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể dự đoán tốt hơn các cơ hội trong tương lai. Trong WTO, khi các nước thỏa thuận mở cửa thị trường cho các hàng hóa và dịch vụ nước ngoài, họ phải tiến hành ràng buộc các cam kết thuế. Đối với thương mại hàng hóa, các ràng buộc này được thể hiện dưới hình thức thuế trần. Một nước có thể thay đổi mức thuế ràng buộc. Tuy nhiên điều này chỉ có thể thực hiện được sau khi nó đã đàm phán với các nước bạn hàng và có nghĩa là phải bồi thường cho khối lượng thương mại đã bị mất. Qua vòng đàm phán Uruguay, một khối lượng thương mại lớn được hưởng cam kết về ràng buộc thuế. Tính riêng trong lĩnh vực hàng nông sản 100% sản phẩm đã được ràng buộc thuế. Kết quả là WTO đã tạo được sự đảm bảo cao hơn cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư. * Nguyên tắc thứ năm : Các thỏa thuận thương mại trong khu vực. WTO thừa nhận các thỏa thuận thương mại khu vực nhằm mục tiêu đẩy mạnh tự do hóa thương mại. Các liên kết như vậy là một ngoại lệ của nguyên tắc đãi ngộ Tối huệ quốc theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt, nhàm bảo đảm các thỏa thuận này tạo thuận lợi cho thương mại các nước liên quan, song không làm tăng hàng rào cản trở thương mại với các nước ngoài liên kết. * Nguyên tắc thứ sáu: Các điều kiện đặc biệt dành cho các nước đang phát triển. WTO là một tổ chức quốc tế với hơn 2/3 tổng số nước thành viên là các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi, vì thế một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO là khuyến khích phát triển, dành những điều kiện đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước này, với mục tiêu đảm bảo sự tham gia sâu rộng hơn của họ vào hệ thống thương mại đa biên. Để thực hiện được nguyên tắc này, WTO dành cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi những linh hoạt và các ưu đãi nhất định trong việc thực thi các hiệp định, đồng thời chú ý đến việc trợ giúp kỹ thuật cho các nước này IV. Quyền lợi và nghĩa vụ các nước thành viên WTO 1.Quyền lợi Được hưởng chế độ tối huệ quốc (MFN)của các nước:các bên tham gia phải đối xử với các hàng hóa xuất khẩu của các nước thành viên theo nguyên tắc không phân biệt đối xử. Được bảo đảm và ổn định cho việc xâm nhập các thị trường của các nước thành viên vì hàng xuất khẩu được hưởng thuế xuất giới hạn. Được bảo đảm bằng bộ máy điều hành của WTO và nguyên tắc các nước thành viên cùng tích cực trao đổi, đàm phán về vấn đề thương mại để giải quyết các tranh chấp thương mại giữa các thành viên và tìm giải pháp vượt qua các khó khăn. Sử dụng tích cực vai trò của WTO như là diễn đàn cho các cuộc thương thuyết đa phương hay song phương trong vấn đề thương mại. Được WTO giúp đỡ về kỷ thuật,thông tin và đào tạo 2.Nghĩa vụ Phải tuân thủ các nguyên tắc đã thỏa thuận chung và không còn được tự do lựa chọn chính sách thương mại riêng biệt. Phải dành cho các nước thành viên khác chế độ tối huệ quốc(MFN)bằng biện pháp cắt giảm đáng kể thuế nhập khẩu,chỉ bảo vệ nền công nghiệp nội địa bằng các biện pháp thương mại khác như hạn ngạch,trợ cấp, ưu đãi riêng… Phải tuân thủ chế điều hòa các tranh chấp thương mại trong hiệp định về qui chế của WTO,không được kế hoạch hóa lưu thông hang hóa giữa hai bên để giành lại ưu thế cho riêng một nước nào đó. Phải cung cấp thường xuyên, đầy đủ,các thông tin về cơ cấu quản lí kinh tế quốc gia,chính sách ngoại thương và cả hệ thống thuế quan. V. Mặt tích cực và tiêu cực khi là thành viên của WTO. 1. Tích cực - Thứ nhất,tất cả các hàng hóa và dịch vụ của các nước đang phát triển là thành viên của WTO đều được đối xử theo các nguyên tắc,quy định của WTO; được đối xử bình đẳng, không phân biệt đối với hàng hóa và dịch vụ của các nước phát triển. Các loại hàng và dịch vụ này khi được xuất khẩu sang bất kỳ một thị trường của một nước thành viên nào kể cả Mỹ hay EU được hưởng mọi quyền lợi mà chính phủ nước đó dành cho hàng hóa và dịch vụ nước mình. - Thứ hai,các rào cản thuế và phi thuế quan đều buộc phải cắt giảm,các biện pháp hạn chế định lượng đều bị cấm sử dụng được áp dụng cho mọi thành viên của WTO. Do đó cơ hội xuất khẩu của các nước đang phát triển gia tăng rõ rệt, thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ được mở rộng. Các nước đang phát triển đã và sẽ tập trung chuyên môn hóa các mặt hàng mà mình có lợi thế, nhằm thúc đẩy xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. - Thứ ba,sản xuất trong nước được chú trọng và thu hút được nhiều lao động, tạo được nhiều công ăn việc làm hơn cho người dân, đặc biệt trong nghành nghề sản xuất khẩu phục vụ xuất khẩu làm tăng nhanh sự tăng trưởng của nền kinh tế và xã hội của nước đó. - Thứ tư, là thành viên của WTO, có nghĩa là các nước đã tạo dựng được một môi trường kinh tế, chính trị ổn định, tạo được sự tín nhiệm của các nước trên thế giới.Chính vì vậy, các nước nước đang phát triển có thể mở rộng thị phần của mình trên thị trường quốc tế, giành được nhiều ưu đãi thương mại tạo được cho mình lợi thế kinh tế chính trị, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư của nước ngoài. - Thứ năm, các quan hệ, kinh tế, văn hóa, chính trị với nước thành viên được mở rộng, tiếp thu được nhiều kinh nghiệm tốt trong quản lí kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật, tiếp cận được các thành tựu KHKT tiên tiến trên thế giới, cũng như tiếp thu được các lối sống văn hóa của các nền văn minh khác nhau trên thế giới. - Thứ sáu, hoạt động WTO khiến cho cạnh tranh quốc tế ngày càng trở nên gây gắt, do đó các doanh nghiệp của các nước đang phát triển buộc phải tìm tòi, khắc phục những hạn chế của mình, đồng thời áp dụng công nghệ mới phát triển và có đủ năng lực cạnh tranh tích cực trong nước thúc đẩy nền kinh tế phát triển và có đủ năng lực cạnh tranh được với nước ngoài, thích ứng với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. Cạnh tranh với bất cứ bản chất nào thì cũng khiến cho các nước đang phát triển có tầm nhìn tốt hơn, tiếp cận kỹ thuật công nghệ tiên tiến của các nước phát triển, đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp nội địa cải tiến và chấp nhận các tiêu chuẩn giám sát quốc tế tốt nhất, kiểm soát được rủi ro và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. - Thứ bảy, vấn đề di chuyển lao động giữa các nước thành viên đã trở nên dễ dàng hơn. Di chuyển lao động tự do đã mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho các nước đang phát triển thường xuyên xuất khẩu lao động là nhận được một khoản thu nhập ngoại tệ không nhỏ từ lương mà nước sở tại trả cho người lao động. Theo báo cáo của Economic Aspects thi trong những năm 1990-1995 khoảng tiền đó lên khoảng 70 tỷ USD. Xuất khẩu lao động có vị trí đặc biệt đối với các nước đang phát triển, vừa thay đổi cán cân kinh tế vừa tăng sức mua của xã hội thúc đẩy thương mại và sản xuất nội địa. Thêm vào đó, các nước phát triển thường nhập khẩu lao động từ các nước đang phát triển và sau thời gian làm việc cho các hãng, công ty kinh nghiệm, tay nghề và trình độ của người lao động được nâng cao lên, có khả năng tiếp cận nền công nghiệp tiên tiến, khi trở về tổ quốc,họ sẽ trở thành nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển đất nước. 2. Tiêu cực - Thứ nhất, trong tổ chức thương mại thế giới, theo các nguyên tắt của nó, mọi thành viên đều được đối xử như nhau, đều được hưởng mọi đãi ngộ MFM và NT, các hàng rào thuế và phi thuế quan của nước đều được giảm dần… chính vì vậy, thị trường tiêu thụ được mở rộng,các nước đều tập trung sản xuất theo định hướng xuất khẩu. Các nước đang phát triển cũng không là ngoại lệ. Các nước này đều chú trọng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu mà mình có lợi thế so sánh và mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất là nguyên liệu thô và các mặt hàng công nghiệp có giá trị thấp. Tuy nhiên trên thực tế, các nước đang phát triển cũng bị buộc phải sản xuất ra các mặt hàng có giá trị và lợi nhuận thấp đó. Các nước phát triển sử dụng đòn bẩy thuế quan buộc các nước đang phát triển phải tập trung khai thác và xuất khẩu hai loại hàng hóa có mức thuế thấp nhiều nguyên liệu thô và hàng hóa bán thành phẩm, còn mặt hàng công nghiệp có giá trị cao thì chịu thuế cao hơn và vấn đề tìm kiếm thị trường cũng gặp nhiều khó khăn hơn, điều này ảnh hưởng rất lớn đến nền công nghiệp nội địa của các nước đang phát triển. Do các nước đang phát triển chỉ sản xuất được các hàng công nghiệp có giá trị thấp,không chú trọng được vào đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp giá trị cao và phải nhập khẩu các mặt hàng này từ các nước phát triển. Công nghiệp nội địa của các nước đang phát triển do đó không có cơ hội để phát triển. Mặt khác, trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, vai trò của ngành công nghiệp dịch vụ và lao động kỹ năng ngày càng tăng lên và cùng với nó là sự giảm dần tầm quan trọng của các hàng hóa sơ chế và lao động không kỹ năng. Bên cạnh đó, sự tiến bộ trong khoa học công nghệ cũng không chỉ làm thay đổi cơ cấu mà còn làm thay đổi tầm quan trọng của các sản phẩm đầu vào. Các ngành công nghiệp hiện đại ngày càng ít sử dụng tài nguyên thiên nhiên, do đó chúng không còn là yếu tố cạnh tranh quan trọng nữa. Điều này đã khiến cho các nước đang phát triển vốn là những nước xuất khẩu hàng hóa sơ chế và nguồn lao động không kỹ năng rơi vào tình trạng rất bất lợi. - Thứ hai, trong lĩnh vực nông nghiệp, các nước đang phát triển cũng phải chịu tác động lớn trong quá trình điều tiết hệ thống thương mại đa biên của WTO: [...]... lực tại các nước đang phát triển bị thiệt hại nặng nề, đặc biệt là nguồn nhân lực có kỹ năng cao VI Những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO Bản đồ các nước thành viên của WTO sau khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 1 Cơ hội Tham WTO là một bước ngoặc quan trọng dẫn đến sự thành công của chương trình cải cách nền kinh tế đang chuyển đổi và các nền kinh tế chậm phát triển vì bên cạnh... nhưng chính việc gia nhập WTO ,hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước,bảo đảm cho tiến trình cải cách của ta đồng bộ hơn,có hiệu quả hơn  năm là:cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau 20 năm đổi mới,việc gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế,tạo điều kiện cho ta triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại theo phương châm :Việt... nghiệp và nền kinh tế nước ta-mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia  hai là: với việc hoàn thiện hệ thống hệ thống kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lí theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của nước ta và các nước thành viên ngày càng được cải thiện =>đây là tiền đề rất quan trọng để không những phát huy... khẩu và 15,5%GDP,thu hút hơn 1 triệu lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài  ba là:gia nhập WTO chúng ta cũng như một số nước thành viên khác,có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại to n cầu,có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn,hợp lí hơn,có điều kiện để bảo vệ lợi ích của... phố kiếm sống Nhiều thành phố vì thế đã trở nên quá tải, mật độ dân cư tăng lên quá nhanh, đã khiến cho tình trạng ô nhiễm, các tệ nạn xã hội,tai nạn giao thông tăng vọt - thứ tư,để thực hiện theo quy định của WTO, các nước đang phát triển sẽ bị thúc ép, buộc phải từ bỏ ngày càng nhiều các chính sách hiện hữu đang bảo vệ và phát triển nền kinh tế nội địa của mình cho hàng hóa và dịch vụ của nước ngoài... trên đây sẽ tạo nên sức cạnh tranh của to n bộ nền kinh tế,sức cạnh tranh quốc gia hai là: trên thế giới,sự phân phối lợi ích của to n cầu hóa là không đồng đều,những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn Ở mỗi quốc gia sự phân phối lợi ích cũng không đồng đều,một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn thậm chí còn bị tác động tiêu cực của to n cầu hóa.Nguy cơ phá sản một bộ phận... châm :Việt Nam mong muốn là bạn,là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới vì hòa bình,hợp tác và phát triển 2 Những thách thức Trong khi nhận thức rõ những cơ hội có được do việc gia nhập WTO mang lại ,cần thấy hết nhũng thách thức mà chúng ta phải đối đầu,nhất là trong điều kiện nước ta là một nước đang phát triển ở trình độ thấp,quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém và bất cập,doanh nghiệp... thức sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục Với thành tựu to lớn sau 20 năm đổi mới,quá trình chuyển biến tích cực trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế những năm vừa qua,cùng với kinh nghiệm là kết quả của nhiều nước gia nhập tổ chức thương mại thế giới trước ta,cho chúng ta niềm tin vững chắc rằng:Chúng ta hoàn to n có thể vận dụng cơ hội,vượt qua thách thức.Có thể có một số doanh nghiệp... thách thức.Có thể có một số doanh nghiệp khó khăn thậm chí lâm vào cảnh phá sản nhưng phần lớn các doanh nghiệp sẽ trụ vững và vươn lên,nhiều doanh nghiệp mới sẽ tham gia thị trường và to n bộ nền kinh tế sẽ phát triển theo mục tiêu và định hướng của chúng ta ... hiện tốt các chủ trương của Đảng:”tăng trưởng kinh tế đi dôi với xóa đói giảm nghèo,thực hiện tiến bộ công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển” ba là:hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới to n cầu hóa ,tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên.Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn,hệ thống luật chưa hoàn thiện ,kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều thì đây là . thành viên của WTO. 1. Tích cực - Thứ nhất,tất cả các hàng hóa và dịch vụ của các nước đang phát triển là thành viên của WTO đều được đối xử theo các nguyên tắc,quy định của WTO; được đối xử. lập. II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA WTO: 1. Hội nghị bộ trưởng: Hội nghị bộ trưởng gồm đại diện của tất cả các nước thành viên của WTO. Cơ quan ra quyết định cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng. tắc hoạt động của WTO Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là cơ quan quốc tế duy nhất giải quyết các quy định về thương mại giữa các quốc gia với nhau. Nội dung chính của WTO là các hiệp định

Ngày đăng: 14/08/2014, 16:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan