5 nhóm thuốc gây đau đầu Thuốc đưa vào cơ thể là để trị bệnh. Nhưng đôi khi nó lại gây tác hại trên hệ thần kinh, mà biểu hiện điển hình là đau đầu. Nếu như xét về thứ tự tần suất bệnh thì đau đầu do căn nguyên thuốc đứng hàng thứ ba trong các trường hợp đau đầu hay gặp. Các thuốc gây đau đầu Nhóm thuốc thứ nhất gây ra tác dụng ngoại ý trên hệ thần kinh là các thuốc an thần loại barbiturat. Đây là một thuốc an thần kinh được sử dụng thông thường nhất hiện nay và được sử dụng rộng rãi trong các khoa trị bệnh tâm thần và trong các trường hợp có rối loạn thần kinh chức năng dạng lo âu hay căng thẳng thần kinh. Cơ chế tác dụng của nó là làm tăng tác dụng của chất trung gian nội sinh GABA, do đó làm cho thần kinh được an dịu. Tuy nhiên, tác dụng phụ để lại là cảm giác nặng đầu, mệt mỏi, thần kinh không tỉnh táo. Sử dụng kéo dài sẽ gây ra phụ thuộc thuốc và cảm giác đau đầu sẽ nặng dần. Nhóm thuốc thứ hai là các thuốc giảm đau chống viêm thông thường như acetaninophen (paracetamol), acetylsalicylic (aspirin), ibuprofen, naproxen, diclofenac Paracetamol và aspirin là những thuốc giảm đau chống viêm được sử dụng rộng rãi và có mặt ở hầu khắp các nhà thuốc, hiệu thuốc. Hai thuốc này hoạt động theo cơ chế ức chế men phân hủy các phospholipid màng, ngăn không cho tạo thành các prostaglandin, một chất trung gian hóa học điển hình của viêm và đau. Dưới tác dụng của những thuốc này, các prostaglandin không được tạo ra và do đó hiện tượng đau sẽ được giảm xuống. Thuốc có tác dụng với đau đầu vì nó làm cắt đứt khâu trung gian dẫn truyền hóa học. Tuy nhiên, có một điều rõ ràng là sau một thời gian sử dụng thuốc, người ta thấy triệu chứng đau đầu của bệnh nhân lại xuất hiện và khó trị hơn bằng những thuốc trước kia đã từng sử dụng. Aspirin - Một thuốc giảm đau nhưng lại là thủ phạm gây đau đầu. Các thuốc này lại thường được người bệnh tự ý mua sử dụng. Kết quả là sau khi uống khoảng 30 phút thì cơn đau đầu giảm dần nhưng chỉ khoảng 8-10 tiếng sau, cơn đau đầu lại xuất hiện và người bệnh lại phải sử dụng liều tiếp theo. Cứ như thế, cơn đau đầu do căng thẳng tự nhiên chuyển sang đau đầu do thuốc lúc nào không hay. Đa phần sự chuyển đổi này lại khá thường gặp ở nữ giới và những người có hệ thần kinh yếu và không thăng bằng. Nhóm thứ ba là các thuốc có nguồn gốc từ thuốc phiện. Điển hình như codein, oxycodone, propoxyphene, meperidine. Codein là một thuốc ức chế thần kinh trung ương mạnh, do đó làm giảm các triệu chứng của đau đầu và giảm các phản ứng quá lớn của thần kinh như ho dữ dội do trung tâm ho, đau thần kinh. Đây là một thuốc ít khi được dùng đơn độc một mình mà thường kết hợp với một nhóm thuốc khác như thuốc hạ sốt loại paracetamol, thuốc loãng nhày terpin tạo nên những công thức thuốc hoàn hảo có tên như efferalgan codein hay terpincodein. Song cũng giống như các thuốc trên, codein là tâm điểm được chú ý khi nghiên cứu các đau đầu do thuốc. Theo những dữ liệu điều tra trên bệnh nhân có tiền sử, thì có một tỷ lệ gần như là tất cả những người này đều có sử dụng codein trước khi có sự xuất hiện đau đầu mạn tính. Nhóm thứ tư là các thuốc có chứa caffein. Đây là một chất kích thích thần kinh có tác dụng làm thức tỉnh, có nhiều trong đồ uống có chứa chất kích thích như chè, cà phê và được sử dụng như một thứ thức uống của xã hội hiện đại. Caffein chính là methylxanthine chiết xuất từ thực vật. Ở liều thông thường, chỉ một tách cà phê thì caffein tạo cho ta một cảm giác dễ chịu, khoan khoái giúp làm việc hiệu quả. Nhưng ở một liều quá cao, từ 7 - 8 cốc cà phê trong một ngày thì tác dụng của nó lại trầm trọng. Một trong các tác dụng phụ của nó là đau đầu không chịu được với biểu hiện nhức nhối xuất hiện ở cả hai bên. Đầu có một cảm giác nặng trịch. Tình trạng này kéo dài sẽ biến một cơn đau đầu thoáng qua thành một cơn đau đầu mạn tính. Nhóm thứ năm là thuốc trị đau nửa đầu như ergotamine, almotriptan, eletriptan Ergotamine là một thuốc kinh điển và tốt nhất trị bệnh đau nửa đầu. Thuốc này cho đến nay ít được sử dụng nhưng nó vẫn là thuốc đầu bảng khi có cơn đau đầu kiểu Migraine xuất hiện và không đáp ứng điều trị với các thuốc khác. Hiệu quả của thuốc là rõ rệt ngay từ viên thuốc đầu tiên. Song sự lạm dụng thuốc hoặc uống không đúng cách thì cũng dẫn đến hậu quả chung là đau đầu mạn tính. Ngoài ra, các thuốc tránh thai bằng đường uống, thuốc kháng sinh tetracyclin, thuốc chống đông máu, thuốc chống động kinh loại phenytoin cũng có thể gây ra những cơn đau đầu mạn tính. Làm thế nào để hạn chế? Những người hay bị đau đầu hoặc có nguy cơ đau đầu không nên lạm dụng các thuốc giảm đau, hạ sốt, an thần kinh, sử dụng theo hướng dẫn của thầy thuốc và cũng không nên lạm dụng quá 3 ngày/tuần. Càng không nên lạm dụng nhiều tháng liền. Dừng thuốc ngay khi có thể. Những người bị đau đầu kinh niên, một lời khuyên là không nên dùng chè, cà phê hay bất cứ thức uống nào có caffein vì điều này chỉ làm cho tình hình bệnh lý trở lên trầm trọng hơn mà thôi. . bệnh thì đau đầu do căn nguyên thuốc đứng hàng thứ ba trong các trường hợp đau đầu hay gặp. Các thuốc gây đau đầu Nhóm thuốc thứ nhất gây ra tác dụng ngoại ý trên hệ thần kinh là các thuốc an. 5 nhóm thuốc gây đau đầu Thuốc đưa vào cơ thể là để trị bệnh. Nhưng đôi khi nó lại gây tác hại trên hệ thần kinh, mà biểu hiện điển hình là đau đầu. Nếu như xét về thứ. lại là cảm giác nặng đầu, mệt mỏi, thần kinh không tỉnh táo. Sử dụng kéo dài sẽ gây ra phụ thuộc thuốc và cảm giác đau đầu sẽ nặng dần. Nhóm thuốc thứ hai là các thuốc giảm đau chống viêm thông