1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phương pháp dạy tiếng việt ở Tiểu học_3 ppt

35 753 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 582,74 KB

Nội dung

+ Cách viết: Từ điểm đặt nằm trên đường ngang 2 và giữa đường kẻ dọc 1 và 2, viết nét thẳng hơi chéo sang phải đến đường kẻ ngang 3, lia bút thẳng lên trên dọc theo đường kẻ dọc 2 đến đư

Trang 1

- Chữ cái x

+ Cấu tạo: Độ cao 1 đơn vị, chiều ngang rộng 1,5 đơn vị, chữ có cấu tạo gồm hai nét cong hở; cong phải và cong trái Hai nét cong này chạm vào nhau

+ Cách viết: Từ điểm đặt bút thấp hơn đường kẻ ngang 3 gần đường kẻ dọc

1 lượn cong sang phải để viết nét cong phải Điểm đừng bút lần thứ nhất chạm đường kẻ dọc 1 và ở trung điểm hai đường ngang 1 và 2 Sau đó, lia bút đến vị trí số 2 (xem hình vẽ) viết đường cong trái như viết chữ c Điểm dừng bút cuối cùng chạm đường kẻ dọc 4 và ở trung điểm giữa đường ngang 1 và 2 Lưu ý, khi viết cần cho hai nét cong chạm vào nhau

- Chữ cái a

+ Cấu tạo: Độ cao 1 đơn vị, bề ngang ở chỗ rộng nhất 1,25 đơn vị (2,5 ô) + Cách viết: Đầu tiên viết nét cong kín như chữ o sao cho phía bên phải của nét này chạm vào đường kẻ dọc 3 Tiếp theo từ giao điểm của đường ngang

3 và dọc 3 (vị trí 2) đưa nét bút thẳng xuống viết nét móc ngược (móc phải) Điểm dừng bút ở giao điểm của đường kẻ dọc 4 và đường kẻ ngang

2

- Chữ cái â

+ Cấu tạo: Chữ có thêm dấu mũ “^”

+ Cách viết: Đầu tiên viết chữ a, sau đó viết dấu mũ “^” giống như trường hợp viết chữ ô và chữ ê

- Chữ cái ă

Trang 2

+ Cấu tạo: Chữ ă là chữ a có thêm nét cong nhỏ ở trên

+ Cách viết: Đầu tiên viết chữ a, sau đó viết dấu “v” Dấu “v” là nét cong nhỏ hình cung Điểm đặt bút bên nằm trên đường kẻ dọc 2 và trung điểm của đường ngang 3 và 4, viết nét cong xuống rồi lượn lên Đáy nét cong không chạm vào đầu chữ a

- Chữ cái đ

+ Cấu tạo: Chữ đ có cấu tạo giống như chữ d có thêm nét ngang

+ Cách viết: Đầu tiên viết chữ d, tiếp đó viết nét thẳng trên đường kẻ ngang

4 bắt đầu từ trung điểm giữa hai đường kẻ dọc 3 và 4, kết thúc cũng tại trung điểm giưa hai đường kẻ dọc 3 và 4 (độ dài nét này đúng bằng cạnh của ô vuông)

- Chữ cái q

Trang 3

+ Cấu tạo: Chữ q có cấu tạo gồm hai nét: nét cong kín và nét thẳng đứng sát vào bên phải nét cong

+ Cách viết: Sau khi viết nét cong khép kín, lia bút đến đường ngang 3, viết thẳng xuống Điểm dừng bút ở trên đường ngang cách đường ngang 1 hai ô vuông về phía dưới

- Chữ cái i

+ Cấu tạo: Độ cao 1 đơn vị, chiều rộng 0,75 đơn vị Chữ i có cấu tạo gồm hai nét: một nét thẳng ngắn chéo sang phải (nét hất), nét móc ngược và một dấu chấm trên đầu nét móc

+ Cách viết: Từ điểm đặt bút ở đường kẻ ngang 2 viết nét thẳng hơi chéo sang phải đến hướng kẻ ngang 3 Sau đó, viết nét móc ngược Đến điểm dừng bút thì lia bút lên phía trên đầu nét móc nửa dòng kẻ để đặt dấu chấm

- Chữ cái t

+ Cấu tạo: Độ cao 1,5 đơn vị, chiều ngang 0,75 đơn vị Chữ t gồm 3 nét: nét thẳng ngắn chéo sang phải, nét móc ngược và nét thẳng ngang

+ Cách viết: Từ điểm đặt nằm trên đường ngang 2 và giữa đường kẻ dọc 1

và 2, viết nét thẳng hơi chéo sang phải đến đường kẻ ngang 3, lia bút thẳng lên trên dọc theo đường kẻ dọc 2 đến đường kẻ ngang 4 và bắt đầu viết tiếp nét thứ hai (nét móc) Tiếp tục lia bút tới vị trí bắt đầu viết nét thứ 3 (trên đường ngang 3, giữa đường kẻ dọc 1 và 2) Nét thẳng ngang có độ dài bằng 0,5 đơn vị (một cạnh của hình carô)

- Chữ cái u

+ Cấu tạo: Độ cao 1 đơn vị, chiều ngang rộng nhất 1,5 đơn vị Chữ u gồm

có 3 nét: nét thẳng ngắn hơn chéo về bên phải và hai nét móc ngược Nét móc thứ nhất có bề ngang lớn hơn gấp 1,5 lần nét thứ hai

Trang 4

+ Cách viết: Từ điểm đặt bút ở giữa ô vuông nằm trên đường kẻ ngang 2 viết nét thẳng hơi chéo sang bên phải đến đường kẻ ngang 3 Viết nét móc ngược thứ nhất và dừng lại trên đường kẻ ngang 2 ở điểm nằm giữa đường

kẻ dọc 3 và 4 Lia bút lên phía trên và dừng lại ở đường ngang 3 điểm nằm giữa đường kẻ dọc 3 và 4 và từ đó viết tiếp nét móc ngược thứ hai Điểm dừng bút nằm trên đường kẻ ngang 2 và là trung điểm giữa đường kẻ dọc 4

và 5

- Chữ cái ư

+ Cấu tạo: Giống chữ u (1 đơn vị chiều cao 1,5 đơn vị chiều ngang) Chữ ư

có 4 nét: nét thẳng ngắn hơi chéo về bên phải, 2 nét móc ngược và dấu phụ

+ Cách viết: Từ điểm đặt bút trên dòng kẻ ngang 2 và ở giữa đường kẻ dọc

1 và 2 viết nét thẳng chéo về bên phải đến giao điểm giữa đường kẻ ngang

3 và đường kẻ dọc 2 Từ đó viết nét thẳng đứng bằng cách kéo bút dọc theo đường dọc 2 xuống cách đường kẻ ngang 1 là cạnh 2 ô vuông thì dừng lại Tiếp theo, lia bút lên phía trên và bắt đầu viết nét móc hai đầu từ điểm thứ 3 (trên đường kẻ dọc 2 và ở giữa đường kẻ ngang 1 và 2) theo chiều mũi tên Điểm dừng bút trên đường kẻ ngang 2 và trung điểm của 2 đường kẻ dọc 4

và 5

- Chữ cái n

Trang 5

+ Cấu tạo: Cao 1 đơn vị, chiều ngang rộng nhất 1,75 đơn vị Chữ gồm 2 nét: nét móc xuôi và nét móc hai đầu

+ Cách viết: Sau khi viết xong nét móc xuôi, từ điểm dừng bút ở đường kẻ ngang 1 rê bút dọc theo đường kẻ 2 lên 1/2 ô và bắt đầu viết nét móc hai đầu theo chiều mũi tên trên hình vẽ Điểm dừng bút nằm trên đường kẻ ngang 2 và là trung điểm của hai đường kẻ dọc 4 và 5

- Chữ cái m

+ Cấu tạo: Cao 1 đơn vị, ngang rộng nhất 2,5 đơn vị Chữ m gồm có 3 nét:

2 nét móc xuôi và 1 nét móc hai đầu

+ Cách viết: Viết gần giống chữ n, viết xong nét móc thứ hai, rê bút ngược lên viết tiếp nét móc hai đầu Điểm dừng bút là giao điểm của đường ngang

- Chữ cái b

Trang 6

+ Cấu tạo: Cao 2,5 đơn vị, chiều ngang chỗ rộng nhất 1,25 đơn vị Chữ b gồm nét khuyết trên và một nét thắt nhỏ

+ Cách viết: Viết nét khuyết trên như chữ l Viết nét thắt nhỏ dưới dòng kẻ ngang 3

- Chữ cái h

+ Cấu tạo: Cao 2,5 đơn vị, chiều ngang rộng nhất 2,5 đơn vị Chữ h gồm có

2 nét: nét khuyết trên và nét móc hai đầu

+ Cách viết: Điểm đặt bút giống điểm đặt bút viết chữ l (xem hình vẽ) Viết nét khuyết trên cao 2,5 đơn vị Từ điểm cuối của nét khuyết lia bút dọc về phía trên đầu đường kẻ ngang 2 và tiếp tục viết nét móc hai đầu Điểm dừng bút nằm trên đường kẻ ngang 2 và khoảng giữa 2 đường kẻ dọc 4 và

5

- Chữ cái k

+ Cấu tạo: Độ cao 2,5 đơn vị, chiều ngang chỗ rộng nhất 1,5 đơn vị Chữ k gồm 2 nét: nét khuyết trên cao 2,5 đơn vị và nét móc hai đầu có thắt nhỏ ở giữa

+ Cách viết: Viết nét khuyết trên cao 2,5 đơn vị bắt đầu từ dòng kẻ ngang thứ 2 và giữa đường kẻ dọc 1 và 2 và kết thúc ở nét giao điểm giữa dòng kẻ ngang 1 và đường kẻ dọc 2

Viết nét móc 2 đầu có thắt nhỏ ở giữa; từ chỗ kết thúc nét khuyết trên lia bút dọc lên dòng kẻ ngang 2 rồi bắt đầu viết nét hai đầu có thắt ở giữa như hình vẽ Điểm dừng móc bút trên dòng kẻ ngang 2 và ở giữa 2 đường kẻ dọc 4,5

Trang 7

- Chữ cái y

+ Cấu tạo: Độ cao 2,5 đơn vị, chiều ngang nơi rộng nhất 1,5 đơn vị Chữ y gồm 3 nét: nét thẳng ngắn xiên về bên phải, nét móc ngược và nét khuyết xuôi

+ Cách viết: Viết nét thẳng xiên về bên phải hướng mũi tên đi lên bắt đầu

từ điểm trên đường kẻ dọc 1 và ở giữa hai đường ngang 1 và 2, kéo lên đến dòng kẻ ngang 3

Viết nét móc: Từ điểm dừng nét 1 (thẳng xiên phải), kéo thẳng xuống gần đường kẻ ngang 1 rồi lượn vòng lên cho đến khi gặp đường kẻ ngang 2 Viết nét khuyết dưới: từ điểm cuối của nét thứ hai (nét móc) lia bút thẳng lên dòng kẻ ngang 3 và từ đấy bắt đầu viết nét khuyết dưới Điểm dừng bút nằm trên đường kẻ ngang 2 và khoảng giữa hai đường kẻ dọc 3, 4

- Chữ cái g

+ Cấu tạo: Cao 2,5 đơn vị, chiều ngang nơi rộng nhất 1 đơn vị Chữ g gồm

2 nét: Nét cong kín 1 đơn vị chiều cao và nét khuyết dưới 2,5 đơn vị

+ Cách viết: Viết đường cong khép kín (như viết chữ o) có chiều cao từ dòng kẻ ngang 1 đến dòng kẻ ngang 3

Viết nét khuyết dưới bắt đầu từ từ đường kẻ ngang 3 kéo xuống dưới cho

đủ 2,5 đơn vị (5 cạnh ô vuông) rồi vòng lên theo chiều mũi tên Điểm kết thúc nằm trên dòng kẻ ngang 2 và khoảng giữa hai đường kẻ dọc 3,4

- Chữ cái v

Trang 8

+ Cấu tạo: Độ cao 1 đơn vị, chiều ngang rộng nhất 1,5 đơn vị Chữ v gồm các nét: nét móc hai đầu và một nét thắt ở phía bên phải chữ

+ Cách viết: Từ điểm đặt bút trên đường kẻ dọc 1, giữa hai dòng kẻ ngang 3

và 2 lượn cong lên về bên phải chạm đến đường kẻ ngang 3 Tiếp theo lượn bút xiên về bên phải xuống sát dòng kẻ ngang 1 Sau đó vòng tiếp và hướng lên trên cho đến gần dòng kẻ ngang 3 thì tạo một nét thắt nhỏ

2.2 Cấu tạo và cách viết các chữ cái hoa tiếng Việt

- Chữ A

Trang 9

Chữ A có hai cách viết Dưới đây là cách thứ nhất

- Viết nét 1: từ điểm bắt đầu ở giao điểm của đường kẻ dọc 2 với đường kẻ ngang 3 tạo nét cong phải chạm đến đường kẻ ngang 1 rồi hơi lượn và đưa bút lên đến giao điểm của đường kẻ dọc 5 và đường kẻ ngang 6

- Viết nét 2 (nét móc ngược): Từ điểm kết thúc nét 1 kéo thẳng đến gần đường kẻ ngang 1 và lượn vòng lên cho tới đường kẻ ngang 2 và khoảng giữa là đường kẻ dọc 6 và 7

- Viết nét lượn ngang: Lia bút lên đến phía trên đường kẻ ngang 3 và viết nét lượn ngang chia đôi chữ

Trang 10

kẻ 4, tiếp tục viết nét cong phải Điểm kết thúc nằm trên đường kẻ dọc 5 và quãng giữa hai đường kẻ ngang 2, 3

Chữ C

Từ điểm đặt bút ở giao điểm đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 3 vòng theo chiều mũi tên trong hình vẽ xuống đến 2,5 ô vuông rồi vòng lên gặp đường kẻ ngang 6 và tiếp tục lượn xuống giống nét cong trái đến sát đường

kẻ ngang 1, tiếp tục vòng lên đến đường kẻ ngang 3 và lượn xuống

Điểm kết thúc nằm trên đường kẻ ngang 2 và khoảng giữa hai đường kẻ dọc 3 và 4

Chữ D

Từ điểm đặt bút trên đường kẻ ngang 6 kéo thẳng xuống bên dưới đường kẻ ngang 2 tạo nét thắt nằm sát bên trên đường kẻ ngang 1, tiếp tục viết nét cong phải từ dưới đi lên nhưng kết thúc bằng nét cong trái Điểm dừng bút nằm trên đường kẻ ngang 5 gần sát đường kẻ dọc 3 về phía trái

Chữ Đ

Chữ Đ viết như chữ D có thêm nét lượn ngang ở dòng kẻ ngang 3

Trang 11

Chữ E

Phần trên của chữ E giống như chữ C Tiếp theo là nét thắt và nét xoắn ốc Đầu tiên viết giống phần trên của chữ C hoa, viết tiếp nét thắt nhỏ ở vị trí trung tâm của toàn chữ, rồi lượn bút vòng về bên trái xuống gặp đường kẻ ngang 1, tiếp tục lượn vòng lên hình xoắn ốc Điểm dừng bút ở giao điểm của đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 3

Viết nét chữ tương tự chữ C hoa (giống về hình dáng và kích thước) Tuy nhiên, về cuối nét không có nét lượn xuống mà dừng lại ở giao điểm của đường kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 5

Trang 12

Viết nét khuyết dưới: Từ điểm kết thúc nét 1, viết tiếp nét khuyết dưới Điểm dưới cùng của nét khuyết này các dòng ngang 1 là 1,5 đơn vị chữ Điểm dừng bút là giao điểm giữa dòng kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 6 Chữ H

Viết nét cong trái (nét 1)

Từ điểm cuối của nét cong trái (giao điểm của đường kẻ ngang 6 và đường

kẻ dọc 3) viết nét khuyết dưới Sau đó tiếp tục viết nét khuyết trên Đoạn cuối của nét này vòng lên bên phải và kết thúc ở giao điểm giữa đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 6 Lia bút lên trên vào giữa chữ và viết nét sổ thẳng đứng

Lưu ý, nét sổ thẳng chia đôi chữ H làm hai phần bằng nhau

Chữ I

Chữ I gồm hai nét: nét cong trái và nét móc ngược trái

Cách viết như sau: Từ điểm đặt bút trên đường kẻ ngang 5 nằm bên phải đường kẻ dọc 3 một chút, viết nét cong trái và kéo dài thêm đến giao điểm đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 4 Từ điểm này kéo thẳng xuống đến đường kẻ ngang 2 rồi lượn lên phía trái Điểm kết thúc là giao điểm giữa đường kẻ dọc 3 và đường kẻ ngang 2

Chữ K

Trang 13

Viết chữ K hoa

Lia bút lên đến giao điểm đường kẻ ngang 5 và đường kẻ dọc 5 vòng bút viết nét cong bé, đưa bút hơi thẳng xuống quãng giữa của chữ để tạo nét thắt nhỏ ở giữa, tiếp theo là viết nét móc ngược bên phải Điểm dừng bút là giao điểm giữa đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 6

Chữ L

Viết nửa trên của chữ C hoa kéo thẳng xuống gần đường kẻ ngang 1 tạo nét thắt nằm ngang trên đường kẻ này, tiếp tục đưa bút sang phải đến gần đường kẻ dọc 5 thì đưa bút hướng lên Điểm dừng bút là giao điểm của đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 5

Chữ M có hai kiểu chữ Sau đây là cách viết kiểu 1:

Viết nét móc ngược trái có đầu móc tròn Từ giao điểm của đường kẻ ngang

6 và đường kẻ dọc 4 kéo thẳng xuống đường kẻ ngang 1, viết tiếp nét xiên lên sang phải cho đến đường kẻ ngang 6 và quãng giữa hai đường kẻ dọc 5,

6 viết tiếp nét móc ngược phải Kết thúc chữ ở giao điểm giữa đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 6

Chữ N có hai kiểu chữ Sau đây là cách viết kiểu 1:

Viết nét móc ngược trái, lưu ý đầu nét tròn Từ giao điểm của đường kẻ ngang 6 vẽ một đường kẻ dọc 4 kéo thẳng xuống đường kẻ ngang 1 Tiếp theo viết nét cong xuống (lưu ý đầu nét tròn) Điểm kết thúc là giao điểm các đường kẻ ngang 5 và đường kẻ dọc 6

Trang 14

Chữ Q có hai kiểu chữ Sau đây là cách viết kiểu 1:

Trang 15

Chữ S

Đầu tiên viết giống phần trên của chữ C hoa nhưng không lượn tròn cong lên mà kéo thẳng xuống để viết tiếp nét móc ngược trái Đầu cuối nét móc tròn và kết thúc ở vị trí nằm trên đường kẻ ngang 2 và quãng giữa hai đường kẻ dọc 2 và 3

Chữ T

Trang 16

Viết nét cong trái từ điểm đặt bút trên đường kẻ dọc 4 và quãng giữa hai đường kẻ ngang 4 và 5 Tạo nét thắt nằm kề dưới đường kẻ ngang 6 Tiếp theo viết tiếp nét cong phải thứ hai kéo xuống sát đường kẻ ngang 1, lượn bút tạo nét vòng đi lên và kết thúc trên đường kẻ ngang 2 và ở quãng giữa đường kẻ dọc 3 và 4

Trang 17

Chữ V có hai kiểu chữ Sau đây là cách viết kiểu 1:

viết chữ J nhưng không có nét tròn ở phía dưới Đưa bút về phía trên hơi uốn lượn đều đường kẻ ngang 6 thì tạo một nét vòng nhỏ Điểm dừng bút trên đường kẻ ngang 5 và quãng giữa hai đường kẻ dọc 5 và 6

Chữ X

Về cơ bản viết giống chữ x thường song được phóng to hơn, chiều cao 2,5 đơn vị chữ Khi viết đến cuối nét cong phải thì không nhấc bút như chữ x thường mà tạo nét lượn nối liền với nét cong trái

Chữ Y

Chữ Y có độ cao 4 đơn vị chữ là một trong hai chữ hoa cao nhất

Chữ Y hoa gần giống chữ Y thường, chỉ khác ở kích cỡ và có thêm nét vòng (thay nét hất lên) khi mới bắt đầu viết Đầu tiên, viết nét móc hai đầu

có độ cao 2,5 đơn vị và móc ở đầu tiên tròn Từ điểm kết thúc nét móc hai đầu trên đường kẻ dọc 5 lia bút lên hàng kẻ ngang 6 và viết nét khuyết dưới với độ cao 4 đơn vị chữ Điểm dừng bút nằm trên đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 6

2.3 Cấu tạo và cách viết các chữ số tiếng Việt

Trang 18

- Chữ số 0

Viết như chữ cái O

- Chữ số 1

Chữ số 1 gồm 2 nét: nét xiên phải và nét thẳng đứng

Điểm đặt bút là là giao điểm của dòng kẻ ngang số 4 và đường kẻ dọc số 2

Từ điểm 1 (điểm đặt bút) viết nét xiên hơi cong chạy đến giao điểm đường

kẻ dọc 5 và đường kẻ ngang 3 (số 2) rồi tiếp tục xổ thẳng xuống đến đường

kẻ ngang 1

- Chữ số 2

Từ điểm đặt bút trên dòng kẻ ngang 4 và khoảng giữa đường kẻ dọc 1 và 2, lượn vòng gặp đường kẻ ngang 5 vòng tiếp về bên phải tới phía dưới đến tận giáp dòng kẻ ngang 1 thì tạo nét thắt, rê bút hơi vòng lên sang phải Điểm dừng bút ở phía trên dòng kẻ ngang 1 gần sát với đường kẻ dọc 4

- Chữ số 3

Từ điểm đặt bút ở vị trí trung điểm của hình vuông tạo bởi các đường kẻ dọc 1, 2 và dòng kẻ ngang 4, 5 vòng lượn lên sát đường kẻ ngang số 5 rồi vòng sang phân đều sát giao điểm giữa đường kẻ dọc 3 với đường kẻ ngang

4 thì đưa bút lượn đến đường kẻ dọc 2 ở vị trí bên đường kẻ ngang 3 Tiếp

Trang 19

theo, viết nét cong phải Điểm dừng bút ở giao điểm của đường kẻ dọc 1 và hàng kẻ ngang 2

- Chữ số 4

Từ điểm đặt bút trên dòng kẻ ngang 5, giữa đường kẻ dọc 2, 3 (điểm 1) kéo xuống hơi vòng về phía trái đến giáp dòng kẻ ngang 1 thì tạo nét thắt sao cho nét thắt này nằm gọn trên đường kẻ 1 Sau đó tiếp tục viết đường kẻ ngang chạy qua đường kẻ dọc 3 nửa ô vuông Lia bút lên giao điểm giữa dòng kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 3 và từ đó viết nét xổ thẳng xuống đường

kẻ ngang 1

- Chữ số 5

Viết nét ngang 1: Từ khoảng giữa đường kẻ dọc 1 và 2 trên dòng kẻ ngang

5 viết đường thẳng ngang kéo dài đến đường kẻ dọc 3

Viết nét xiên trái 2: Từ điểm đặt bút viết nét thứ nhất kẻ đường xiên trái xuống đến giao điểm của đường kẻ dọc 1 và hàng kẻ ngang 3

Viết nét cong phải: từ điểm kết thúc nét thứ 2 viết nét cong phải theo chiều mũi tên Điểm kết thúc là giao điểm của hàng kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc

1

- Chữ số 6

Từ điểm đặt bút trên đường kẻ dọc 3 ở quãng giữa hai đường kẻ ngang 4 và

5 viết nét cong trái theo chiều mũi tên Kết thúc nét cong trái thì tiếp tục đưa bút vòng lên vượt qua đường kẻ ngang 3 một chút rồi vòng về phía bên trái cho đến khi gặp đường cong trái thấp hơn dòng kẻ ngang 3 một chút

- Chữ số 7

Ngày đăng: 14/08/2014, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w