Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
128 KB
Nội dung
Kết cấu đề tài A. Lời mở đầu. B. Nội dung. 1. Lý thuyết: 1.1 Giới thiệu về ISO 9000 1.1.1 Tên, sự ra đời. 1.1.2 Kết cấu, nội dung 1.2 . Tình hình áp dụng ISO 9000 tại Việt Nam. 1.2.1 Thực trạng áp dụng 1.2.2 Lợi ích đạt được. 2. Tìm hiệu việc áp dụng ISO 9000 2.1 Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp. 2.2 Giới thiệu về tình hình áp dụng ISO 9000 tại doanh nghiệp. 2.2.1 Các bước triển khai ISO 9000 tại doanh nghiệp. 2.2.2 Giới thiệu về hệ thống văn bản tài liệu của doanh nghiệp( các quy trình) 2.2.3 Đánh giá về những lợi ích cũng như tồn tại, hạn chế của doanh nghiệp sau khi áp dụng ISO 9000. C. Kết luận. A. Lời mở đầu Cuộc sống của một con người sau khi giải quyết các nhu cầu cơ bản như ăn uống, ngủ nghỉ… con người tiến lên một nấc thang mới trong nhu cầu của mình đó là chất lượng. Cuộc sống của con người luôn tiến lên không ngừng, cuộc sống cũng như mức sống của con người hiện nay đã đạt tới một nấc mới nên đòi hỏi của con người về chất lượng ngày càng cao hơn. Nhận thức rõ dược điều này các nhà quản trị đã thành lập nên tổ chức ISO (Tố chức tiêu chuẩn hoá quốc tế) và tổ chức này đã ban hành bộ tiêu chuẩn ISO 9000. Đây được coi là bộ tiêu chuẩn của thế giới. Các doanh nghiệp luôn cố gắng để đăng ký và đạt được ISO 9000, đó là một tấm giấy thông hành đảm bảo cho khách hang về chất lượng của doanh nghiệp cũng như sản phẩm của doanh nghiệp. B. Nội Dung I. Lý thuyết 1.1. Giới thiệu về ISO: 1.1.1 Tên, sự ra đời: ISO 9000 do ban kỹ thuật TC 176 ban hành lần đầu tiên vào năm 1987. Bộ tiêu chuẩn này được soát xét lần thứ nhất vào năm 1994 và soát lại lần thứ hai vào 12-2000. Trên thế giới có hơn 120 nước tham gia vào tổ chức quốc tế. Việt Nam là thành viên thứ 72 của ISO vào năm 1997. Năm 1996 Việt Nam được bầu vào ban chấp hành của tổ chức ISO. ISO 9000 đề cập đến các lĩnh vực tiêu chuẩn hóa và quản lý chất lượng. Nó được quy tụ kinh nghiệm của quốc tế trong lĩnh vực quản lý và đảm bảo chất lượng trên cơ sở phân tích các quan hệ giữa khách hàng và người cung ứng. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng không ngừng thỏa mãn khách hàng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chứ không phải kiểm định chất lượng sản phẩm. ISO 9000 đã trở thành một thứ keo dính đối với nền kinh tế toàn cầu, cũng như những hiệp định thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. 1.2 Kết cấu, nội dung. Hệ tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm các tiêu chuẩn kí hiệu là ISO 9000, ISO 900, ISO 9002, ISO 9003, ISO 9004 cùng với một hệ thống thống thuật ngữ mang kí hiệu ISO 8402.Và ISO 9000 hoạt động dựa trên nguyên tắc : Nguyên tắc 1: Định hướng vào khách hàng Nguyên tắc 2: Vai trò của lãnh đạo Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người: con người là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển Nguyên tắc 4: Phương pháp quá trình Nguyên tắc 5: Quản lý theo phương pháp hệ thống Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục Nguyên tắc 7: Quyết định dưa trên thực tế Nội dung của ISO 9000:2000 ISO 9000:2000 được ra đời sau lần sửa đổi thứ hai 12/2000.Phiên bản ISO 9000:2000 có nhiều thay đổi cấu trúc và nội dung tiêu chuẩn so với phiên bản cũ, nhưng sự thay đổi này không trở ngại cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng, duy trì hệ thống quản trị chất lượng ISO 9000. ISO 9000:2000 có tác động tích cực hơn tới hoạt động quản lý chất lượng tại mỗi doanh nghiệp. Phiên bản ISO 9000:2000 có 3 tiêu chuẩn ISO 9000: hệ thống quản lý chất lượng_ cơ sở và thuật ngữ ISO 9001: hệ thống quản trị chất lượng _các yêu cầu ISO 9004 hệ thống quản trị chất lượng _hướng dẫn cải tiến hiệu quả hoạt động ISO 8402 về thuật ngữ định nghiã nay được đề cập cùng với nguyên tắc cơ bản trong ISO 9000:2000. Về cấu trúc được tổ chức theo cách tiếp cận quá trình và phân nhóm hoạt đọng tổ chức thành 5 phần chính: - Các yêu cầu chung của Hệ thống quản lý chất lượng gồm các yêu cầu về hệ thống văn bản, tài liệu và hồ sơ. - Trách nhiệm của lãnh đạo: gồm cam kết lãnh đạo, định hướng vào khách hàng, hoạch định chất lượng và thông tin nội bộ. - Quản lý nguồn: cung cấp nguồn lực cần thiết cho HTQLCL, trong đó có yêu cầu về đào tạo. - Tạo sản phẩm: gồm các yêu cầu về sản phẩm và dịch vụ trong đó có việc xem xét hợp đồng, mua hàng, thiết kế, sản xuất, đo lường và hiệu chuẩn. - Đo lường phân tích và cải tiến: gồm các yêu cầu cho các hoạt động đo lường,trong đó có việc đo lường sự thỏa mãn khách hàng, phân tích dữ liệu và cải tiến liên tục. ISO 9000:2000 chú trọng hơn vào việc tăng cường hiệu quả của hệ thống quản lý nhằm đáp ứng và vượt quá sự mong đợi của khách hàng bằng việc không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm. Coi trọng cải tiến liên tục, đề cao sự thỏa mãn khách hàng và vai trò lãnh đạo. 1.2 Tình hình áp dụng ISO 9000 tại Việt Nam 1.2.1 Thực trạng áp dụng Theo báo cáo của tổ chức ISO, tính đến tháng 12 năm 2005, có 2461 tổ chức đã áp dụng và nhận được chứng chỉ ISO 9001:2000. Theo thống kê không chính thức, đến giữa năm 2008 con số này đã tăng lên khoảng 5000 tổ chức. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp Hệ thống quản lý chất lượng xây dựng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 đã không được duy trì một cách có hiệu quả để mang lại các giá trị gia tăng cho hoạt động quản trị doanh nghiệp. Một số kết quả nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả của nhiều tổ chức sau khi thực hiện quản lý chất lượng theo ISO 9000 không được cải thiện, hoặc có cải thiện nhưng không tương xứng với chi phí bỏ ra. Hiện nay, tỷ lệ doạnh nghiệp áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 chỉ chiếm khoảng 10% đến 15 %. Có tới hơn 60% doanh nghiệp và tổ chức tại Việt Nam áp dụng ISO 9000 chỉ là “hình thức”. Nguyên nhân có thể thấy rằng khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2000, các doanh nghiệp đã không chú ý đến đặc thù các quá trình, hoạt động tác nghiệp của doanh nghiệp, tổ chức. Do vậy hệ thống được thiết lập không phản ánh thực tế các quá trình, các hoạt động nghiệp vụ của doanh nghiệp, tổ chức. Hệ thống được thiết lập quá chú ý đến việc đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn để đạt được chứng chỉ mà thiếu chú ý đến hệ thống hóa các quá trình, ít chú trọng việc hướng đến khách hàng, từ đó gặp khó khăn khi áp dụng và ít mang lại hiệu quả, thậm chí tại 1 số tổ chức ISO 9001:2000 còn bị gắn cho mác “cồng kềnh” gây lãng phí nguồn lực. Mặt khác, lãnh đạo của một số doanh nghiệp, tổ chức nhận thức chưa đầy đủ về lợi ích có được khi áp dụng các tiêu chuẩn, từ đó thiếu quan tâm chỉ đạo và cung cấp nguồn lực trong việc áp dụng, duy trì và cải tiến. Hơn nữa, những hoạt động của tổ chức doanh nghiệp không ngừng phát triển hoặc thay đổi nhằm thích nghi với môi trường năng động. Tuy nhiên, hệ thống không được điều chỉnh, cải tiến để luôn phù hợp. Do đó, đã xảy ra tình trạng có nhiều tổ chức, doanh nghiệp xây dựng ISO chỉ chú trọng vào hình thức chứ chưa thực sự coi đấy là một điều kiện để đổi mới phát triển. Thứ nhất, các doanh nghiệp là tình trạng nhầm lẫn giữa chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2000 với chứng nhận về chất lượng sản phẩm, coi chứng chỉ ISO 9001:2000 là chứng chỉ về chất lượng sản phẩm Thứ hai là nhầm lẫn giữa giá trị của chứng chỉ với giá trị của hệ thống quản lý được chứng nhận, coi mục tiêu đạt được chứng chỉ là trọng yếu. Ngoài ra, còn có tình trạng nhận thức sai. Hiện nay, có một số doanh nghiệp áp dụng hệ thống ISO theo tính hình thức, chạy theo "mốt"; hệ thống văn bản, quy trình, thủ tục cứng nhắc, xa rời thực tế công việc và nhiều nơi sau khi áp dụng ISO không đưa được vào thực hành sâu rộng trong doanh nghiệp hoặc nếu được đưa vào thì nó trở thành gánh nặng cho người thực hiện. 1.2.2 Lợi ích đạt được. Trong lĩnh vực xây dựng, rất nhiều các công ty và doanh nghiệp đã đăng ký và làm rất thành công như Tổng công ty xây dựng Vinaconex, hay tổng công ty xi măng Hải Phòng v.v. Chính từ những thành công này nên các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng đã tạo nên vị thế rất cao trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng dân dụng ở Việt Nam. Trong lĩnh vực dệt may, các thành viên chủ lực của Tổng công ty dệt may Việt Nam đã đưa ISO 9000 vào đời sống kinh doanh và sản xuất. Nếu không có sự áp dụng này, ngành dệt may Việt Nam không tạo được niềm tin với bạn hàng quốc tế rằng chất lượng là một tố chất chính của chiến lược kinh doanh của ngành dệt may Việt Nam. Trong lĩnh vực thủy sản, nông sản, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, chế biến để xuất khẩu thủy sản đã thực hiện từ khâu sản phẩm phải có chất lượng ổn định (áp dụng ISO 9000) và phù hợp với chuẩn mực vệ sinh an toàn thực phẩm (áp dụng HACCP) và đã thành công vượt qua những rào chắn kỹ thuật của những thị trường khó tính nhất như Mỹ, Nhật, EU. Trong những năm qua, nhờ áp dụng ISO 9000, chất lượng dịch vụ của các tổng công ty dịch vụ (bưu chính viễn thông, hàng không, du lịch ) và các ngân hàng thương mại lớn đã tăng lên rất đáng kể. Ngay từ năm 1995, Tổng công ty Dầu khí đã đưa ISO 9000 đến các công ty thành viên. Trên đây là một số lĩnh vực đã áp dụng và đã thu được những thành công nhất định với ISO 9000. Tuy vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế song việc áp dụng ISO 9000 chính là một bước đi sang suốt tạo điều kiện phát triển vững chắc của doanh nghiệp trong thời kì hội nhập kinh tế với thế giới hiện nay. II. Tìm hiểu việc áp dụng ISO 9000 2.1 Khái quát về doanh nghiệp. Công ty cổ phần Xây dựng Số 1 (VINACONEX 1 - JSC) là doanh nghiệp hạng 1 - Thành viên của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu xây dựng Việt nam (VINACONEX JSC) có giấy phép hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn cả nước. - Trụ sở Công ty tại D9 - Phường Thanh Xuân Bắc - Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội. - Điện thoại : 04.8544057 - 04.8543205 - 04.8543206 - Website: http://www.vinaconex1.com.vn/ Công ty đựơc thành lập năm 1973 với tên gọi ban đầu là Công ty xây dựng Mộc Châu Từ năm 1977 đến 1981 được đổi tên là Công ty xây dựng số 1. Cuối năm 1981 Công ty được Bộ xây dựng cho chuyển trụ sở về Hà Nội Năm 1984 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số 196/CT đổi tên Công ty xây dựng số 11 thành Liên hợp xây dựng nhà ở tấm lớn số 1 trực thuộc Bộ xây dựng với nhiệm vụ chính là xây dựng nhà ở cho nhân dân Thủ đô. Năm 1993 Liên hợp xây dựng nhà ở tấm lớn số 1 được Bộ xây dựng cho phép đổi tên thành Liên hợp xây dựng số 1 trực thuộc Bộ xây dựng với nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. Ngày 15/4/1995 Bộ xây dựng ra quyết định sáp nhập Liên hợp xây dựng số 1 vào Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - Vinaconex JSC và từ đó mang tên mới là: Công ty xây dựng số 1 – Vinaconex - 1. Theo chủ trương đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước ngày 29/8/2003 Bộ Xây Dựng ra quyết định số 1173/QĐ - BXD về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước: Công ty xây dựng số 1 trực thuộc Tổng công ty CPXNK xây dựng Việt Nam thành Công ty cổ phần và mang tên mới là: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 (VINACONEX-1) VIETNAM CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY N01 Công ty cổ phần xây dựng số 1 (VINACONEX1) là công ty cổ phần có vốn góp của nhà nước chi phối (51%); do đó Tổng công ty CPXNK&XD Việt Nam làm đại diện, Công ty cổ phần xây dựng số 1 là thành viên Tổng công ty CPXNK và xây dựng Việt Nam (VINACONEX JSC). 2.2 Giới thiệu về tình hình áp dụng ISO 9000 tại doanh nghiệp: 2.2.1 Các bước triển khai ISO 9000 tại doanh nghiệp: Ngay từ khi một số tập đoàn, doanh nghiệp tại Việt Nam nhận thức được lợi ích của việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000; Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam cũng đã áp dụng tiêu chuẩn này vào xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tại đơn vị mình. Tổng Công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 vào tháng 10 năm 2001. Ngay sau đó, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn này đã được nhân rộng ra tới các đơn vị thành viên. Năm 2005, Ban lãnh đạo của Công ty cổ phần xây dựng số 1 đã chính thức phê duyệt kế hoạch triển khai xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Quá trình xây dựng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại Công ty Vinaconex 1 được triển khai theo từng giai đoạn như sau: - Giai đoạn 1: Thành lập Ban chỉ đạo ISO và tiến hành đào tạo nhận thức chung về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên của Công ty Vinaconex 1. Việc đào tạo này giúp các cán bộ nhân viên của Công ty có một cái nhìn khái quát và thống nhất về tiêu chuẩn ISO 9001:2000 - Giai đoạn 2: Các chuyên gia tư vấn tiến hành đánh giá thực trạng hệ thống quản lý hiện có tại Công ty Vinaconex 1 để so sánh mức độ đáp ứng của hệ thống so với các yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Từ đó Công ty phối hợp với các chuyên gia lập kế hoạch xây dựng hệ thống văn bản tại Công ty nhằm đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn. - Giai đoạn 3: Đào tạo hướng dẫn xây dựng hệ thống văn bản cho các cán bộ, nhân viên phụ trách chuyên môn, các cán bộ phụ trách quản lý. - Giai đoạn 4: Chuyên gia tư vấn và các cán bộ phụ trách chuyên cùng hợp tác để xây dựng các thủ tục/ quy trình tác nghiệp để quản lý tốt hơn từng quá trình trong hệ thống của Công ty. - Giai đoạn 5: Ban hành áp dụng các thủ tục/quy trình đã xây dựng. Giai đoạn này là giai đoạn các cán bộ nhân viên của Công ty vận hành theo các quy trình để tìm ra những điểm không phù hợp giữa các bước trong quy trình với thực tế. - Giai đoạn 6: Công ty chỉ định các cá nhân chịu trách nhiệm trở thành các đánh giá viên để tham gia vào buổi đào tạo đánh giá viên nội bộ. - Giai đoạn 7: Công ty chỉ định các cá nhân chịu trách nhiệm trở thành các đánh giá viên tiến hành đánh giá nội bộ tại các phòng ban đã xây dựng quy trình nằm trong hệ thống quản lý chất lượng. - Giai đoạn 8: Đánh giá chứng nhận. Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Vinaconex 1 đã được Quacert cấp chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào cuối năm 2005. 2.2.2 Giới thiệu về văn bản tài liệu của doanh nghiệp: Chính sách chất lượng 1. Liên tục cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. 2. Không ngừng nâng cao năng lực quản lý và điều hành sản xuất, điều chỉnh kịp thời cơ chế quản lý để phù hợp với lực lượng sản xuất phát triển. 3. Thường xuyên tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao động, không ngừng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên 4. Khen thưởng kịp thời đối với các đơn vị, cá nhân làm tốt công tác quản lý chất lượng. Phạt nghiêm khắc đối với những vi phạm làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. 5. Làm tốt công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 6. Giá cả hợp lý và hoàn thành đúng tiến độ cam kết. Các quá trình chính: + Quá trình lập kế hoạch và kiểm soát thực hiện kế hoạch: Với quy mô lớn, địa bàn trải rộng - công tác kế hoạch là công tác hết sức quan trọng giúp cho việc quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả. Công tác kế hoạch được kiểm soát từ việc lập, theo dõi và điều chỉnh kế hoạch năm, kế hoạch thi công chi tiết trong Quy trình quản lý kế hoạch. + Quá trình dự đấu thầu Tìm kiếm khách hàng, tìm hiểu kỹ các yêu cầu của khách hàng để đáp ứng và không ngừng nâng cao thoả mãn khách hàng là nhiệm vụ sống còn đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh. Quản lý quá trình này công ty thể hiện trong Quy trình dự thầu và quản lý quan hệ khách hàng. + Quá trình đầu tư, mua sắm và lựa chọn nhà cung cấp Để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, không ngừng nâng cao năng lực của Công ty, việc đầu tư trang thiết bị tài sản của Công ty được quản lý thông qua các quy trình quản lý công tác đầu tư và Quy trình quản lý công tác đấu thầu. [...]... thống chất lượng của mình được kiểm soát theo đúng yêu cầu tiêu chuẩn và công việc thực tế của mình: kiểm soát được tài liệu bên ngoài và tài liệu nội bộ; nhận biết, cập nhật, lưu giữ và hủy bỏ - Hồ sơ chất lượng cũng được nhận biết, bảo quản, bảo vệ và sử dụng, lưu giữ và huỷ bỏ theo quy trình này + Đánh giá chất lượng nội bộ Hệ thống quản lý chất lượng được đánh giá thông qua các cuộc đánh giá chất. .. giá và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng + Quá trình xem xét của lãnh đạo Hoạt động sản xuất của Công ty cổ phần xây dựng số 1 mang tính liên tục cao – không ngừng, trách nhiệm xem xét của lãnh đạo đối với hệ thống quản lý chất lượng phải liên tục: ngoài việc xem xét định kỳ toàn bộ Hệ thống quản lý chất lượng ít nhất 01 năm một lần, việc xem xét các vấn đề liên quan đến chất lượng của Công ty sẽ... sửa chữa và vận hành tốt, Công ty vẫn kiểm soát chặt chẽ thông qua Quy trình quản lý thiết bị và dụng cụ đo, Quy trình quản lý trang thiết bị văn phòng + Quá trình quản lý công trình Các công trình của Công ty được giao cho các đơn vị thành viên trực tiếp thực hiện, việc quản lý quá trình thực hiện được thể hiện trong quy trình quản lý công trình và các Hướng dẫn công việc + Theo dõi phản hồi của khách... Sản phẩm của Công ty cổ phần xây dựng số 1 mang tính bền vững, để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và thoả mãn khách hàng Công ty có cơ chế thu thập và xử lý cũng như phân tích dữ liệu về khách hàng thông qua Quy trình và quản lý dự thầu và quản lý khách hàng và Quy trình đánh giá và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng Các quá trình hỗ trợ: + Quá trình kiểm soát tài liệu và hồ sơ Công ty cổ phần... cuộc họp giao ban của lãnh đạo + Quản lý hoạt động tài chính kế toán Để hỗ trợ thực hiện cho các hoạt động chính của Công ty và kiểm soát được tình hình tài chính của mình, Công ty tiến hành kiểm soát thông qua Quy trình quản lý tài chính và Quy trình quản lý vay vốn 2.2.3 Đánh giá về những lợi ích, tồn tại và hạn chế của doanh nghiệp khi áp dụng ISO 9000 Hệ thống quản lý chất lượng tại Công ty Cổ phần... chỉ là một chứng nhận về chất lượng đơn thuần mà bản chất của ISO 9000 là xây dựng nên cả một quá trình, một chuỗi các hoạt động để đem lại chất lượng cho tổng thể của doanh nghiệp Tuy nhiên bên cạnh các mặt tích cực đạt được khi áp dụng ISO 9000, chúng ta còn cần phải nhận thấy rõ những mặt hạn chế, những thực trạng còn tồn tại để từ đó chúng ta có thể xây dựng một hệ thống chất lượng tốt hơn, nhằm... đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chứ chưa thực sự phục vụ cho công việc Chưa có quy trình kiểm soát việc quản lý trang thiết bị văn phòng, việc quản lý thiết bị sử dụng biểu mẫu của Quy trình quản lý thiết bị: biểu mẫu không được kiểm soát và không phù hợp với yêu cầu quản lý Đối với Quá trình đấu thầu, nhìn chung quá trình này được kiểm soát tương đối tốt, quy trình tương đối phù hợp Tuy nhiên vẫn còn tồn... nhận thức chưa đúng về đánh giá năng lực nhà cung cấp) Công ty nên điều chỉnh lại quá trình quản lý thiết bị cho sát với thực tế yêu cầu công việc, đảm bảo thông tin được đầy đủ và kịp thời, điều chỉnh lại Quy trình mua vật tư thiết bị Quy trình quản lý kế hoạch phù hợp với kiểm soát, tuy nhiên chưa đưa vào phần quản lý điều chỉnh kế hoạch, trong quá trình thực hiện công việc sử dụng nhiều biểu mẫu khác... được kiểm soát qua các quy định trong ngành xây dựng (phải có các chứng nhận chất lượng trước khi đưa vào thi công) và Công ty kiểm soát theo quy trình quản lý vật tư Bên cạnh là xây dựng chuyên nghiệp, Công ty còn là nhà đầu tư các dự án xây dựng – quá trình này được kiểm soát trong quy trình đầu tư dự án xây dựng + Quá trình quản lý máy móc thiết bị và tài sản Để có nguồn lực tốt phục vụ sản xuất kinh... được quản lý tốt và hiệu quả Các quy trình mới mang tính hình thức đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chứ chưa phát huy được hiệu quả trong thực tiễn công việc Cụ thể như sau: Các quá trình hỗ trợ của Phòng Hành chính hiện đã được tuân thủ, tuy nhiên: Quy trình tuyển dụng và đào tạo mới chỉ dừng lại ở mức đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chứ chưa thực sự phục vụ cho công việc Chưa có quy trình kiểm soát việc quản . 3 tiêu chuẩn ISO 9000: hệ thống quản lý chất lượng_ cơ sở và thuật ngữ ISO 9001: hệ thống quản trị chất lượng _các yêu cầu ISO 9004 hệ thống quản trị chất lượng _hướng dẫn cải tiến hiệu quả hoạt. thống quản trị chất lượng ISO 9000. ISO 9000:2000 có tác động tích cực hơn tới hoạt động quản lý chất lượng tại mỗi doanh nghiệp. Phiên bản ISO 9000:2000 có 3 tiêu chuẩn ISO 9000: hệ thống quản. trường hợp Hệ thống quản lý chất lượng xây dựng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 đã không được duy trì một cách có hiệu quả để mang lại các giá trị gia tăng cho hoạt động quản trị doanh nghiệp.