2. Tầm quan trọng của việc nâng cao công tác quản lý chất lượng tại Công ty Hữu Nghị Đà Nẵng: a. Các nhân tố tác động bên ngoài: Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay xu thế quốc tế hoá thị trường thành một thị trường chung đang ngày càng rõ nét. Vì vậy, khi bất cứ một quốc gia nào muốn hoà mình vào nền kinh tế thế giới bắt buộc họ phải không ngừng cải tiến sản phẩm và chất lượng sản phẩm. Trong tương lai không xa, Việt Nam ta đã và đang hoà mình vào nền kinh tế ASEAN và gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2004. Khi đó chắc chắn là các biện pháp mà chính phủ bảo hộ cho sản phẩm làm ra trong nước sẽ bị hạn chế các nước thuộc WTO cũng vậy. Chính vì vậy sự cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt và gay gắt hơn. Nếu ngay từ bây giờ các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Hữu Nghị nói riêng không có những cải tiến không ngừng về chất lượng nhằm nâng cao chất lượng giảm chi phí thì sẽ làm cho doanh nghiệp khó đứng vững trên thị trường. Chính vì lẽ đó biện pháp đầu tiên là cải tiến hệ thống quản lý chất lượng phải được làm đầu, không phải khi không mà các công ty của Nhật Bản đã áp dụng vấn đề này từ rất lâu trong khi Việt Nam ta chỉ nhận ra vấn đề này quan trọng trong khoản 10 năm gần đây. Một trong những công cụ quan trọng của chất lượng là kiểm soát quá trình, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất của sản phẩm về sự sai hỏng. Công vụ kiểm soát quá trình sẽ giúp cho nhà quản lý phần nào việc hạn chế sai hỏng đem đến quá trình sản xuất tốt hơn. b. Các nhân tố bên trong: Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Công ty Hữu Nghị Đà Nẵng cũng không nằm ngoài vấn đề trên. Hiện nay công ty chỉ sản xuất phục vụ xuất khẩu 95% khối lượng sản xuất hàng năm. Thị trường của công ty là EU, Đài Loan, Hàn Quốc, và trong tương lai thị trường tiềm năng cần khai thác là Mỹ. Mà như chúng ta đã biết thì mức sống tại đây rất là cao. Nếu sản phẩm không ngày một cải thiện theo chiều hướng đi lên thì rất khó cho công cuộc sản xuất và kinh doanh của công ty. Con người và công tác quản lý chất lượng tại công ty còn nhiều hạn chế. Chính vì lẽ đó mà công cuộc cải tiến hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công ty. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: a. Phạm vi: Qua thực tế tìm hiểu và thu thập dữ liệu, thông tin thì số sản phẩm lỗi tại công ty mà cụ thể tại dây chuyền sản xuất là do tay nghề và ý thức lao động của người công nhân. Do đó chuyên đề của em sẽ tập trung phân tích, nghiên cứu và đưa ra giải pháp để khắc phục yếu tố này để cải thiện thực trạng tỷ lệ phế phẩm và sản phẩm lỗi trên chuyền sản xuất nhằm giảm phế phẩm và sản phẩm lỗi, nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty Hữu Nghị Đà Nẵng. b. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chủ yếu là quan sát thực tế để thu thập thông tin, số liệu, từ đó sử dụng các công cụ thống kê để kiểm soát quá trình trong các công đoạn chế biến sản phẩm. Qua thực tế chi phí dành cho việc xử lý và khắc phục sự cố hàng năm là rất lớn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty, do đó muốn nâng cao được hiệu quả trong hoạt động sản xuất và kinh doanh cần phải phân tích chi phí sai hỏng tìm vị trí phát sinh để có hướng khắc phục. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Như thực tế của công ty về vấn đề quản lý chất lượng và công việc kiểm tra và kiểm soát của tổ KCS, môi trường làm việc của công ty để đi đến mục tiêu là nâng cao chất lượng sản phẩm. Tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động để mọi người đều thấy rõ tầm quan trọng trong hoạt động quản lý chất lượng. Thông tin về tình hình chất lượng sản phẩm phải thường xuyên cập nhật lên bảng tin để cán bộ công nhân viên có thể nắm được tình hình chất lượng sản phẩm hoặc có hướng cải thiện ngày một tốt hơn. Đào tạo con người và đặt họ vào các chế tài vừa đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm đối với sản phẩm mà họ làm ra nhằm cải thiện chất lượng trên sản phẩm. Mục tiêu là giảm tỷ lệ sai lỗi, nâng cao năng suất, giảm chi phí sửa chữa, làm lại từ đó giảm chi phí, tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm trên thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của công ty. II. XÂY DỰNG GIẢI PHÁP NHẰM KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY HỮU NGHỊ ĐÀ NẴNG 1. Phân tích giá thành chế biến sản phẩm: a. Quy trình công nghệ: b. Xác định các vấn đề gây nên sự mất ổn định trong quá trình sản xuất giày: Quá trình sản xuất mặt hàng giày nói chung thường trải qua 3 khâu chính là cắt - may - gò. Tại mỗi khâu do đặc thù tính chất, tiêu chuẩn riêng. Chính vì đặt thù của mỗi khâu nên mỗi vị trí đều có những nguyên nhân, lý do khác nhau làm cho sản phẩm lỗi. Chính vì thế cần thống kê, quan sát thu thập dữ liệu, phân tích để phòng ngừa các hiện tượng tương tự có thể xảy ra trong tương lai. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Các vấn đề có thể nhìn thấy rõ từ khâu tiếp nhận nguyên vật liệu, tổ chức triển khai sản xuất theo kế hoạch, bố trí con người trên chuyền sản xuất, quản lý và đưa họ vào hệ thống quản lý nhằm thu được kết quả cao trong điều kiện hiện có tại công ty. c. Phân tích chi phí sai lỗi trên 3 khâu của chuyền sản xuất giày tại Công ty Hữu Nghị Đà Nẵng: Theo thống kê 3 năm ta có: TT Công đoạn SX Chi phí xử lý Chi phí loại bỏ Tổng chi phí 1 Cắt 83.324.460 12.400.000 95.724.460 2 May 47.567.800 2.100.000 49.667.800 3 Gò ráp 36.162.400 140.382.000 176.544.400 TT Công đoạn SX Chi phí nhân công Tỷ lệ % Chi phí NVL Tỷ lệ % 1 Cắt 43.353.607 45,29 50.370.853 54,7 2 May 41.224.274 83 8.443.526 17 3 Gò ráp 23.833.494 13,5 15.271.906 86,5 Năm 2002 : số lượng 1.700.000 đôi TT Công đoạn SX Chi phí xử lý Chi phí loại bỏ Tổng chi phí 1 Cắt 49.126.000 11.200.000 60.326.000 2 May 52.167.400 1.870.000 54.037.400 3 Gò ráp 67.800.000 99.396.000 167.196.000 TT Công đoạn SX Chi phí nhân công Tỷ lệ % Chi phí NVL Tỷ lệ % 1 Cắt 28.123.400 46,7 32.202.600 53,3 2 May 39.167.400 72,5 14.870.000 27,5 3 Gò ráp 46.220.000 27,7 120.976.000 72,3 Năm 2003 : số lượng 1.950.000 đôi TT Công đoạn SX Chi phí xử lý Chi phí loại bỏ Tổng chi phí Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 1 Cắt 37.988.600 7.965.000 45.953.600 2 May 60.000.000 0 60.000.000 3 Gò ráp 22.681.600 149.094.000 171.775.600 TT Công đoạn SX Chi phí nhân công Tỷ lệ % Chi phí NVL Tỷ lệ % 1 Cắt 29.618.000 64,45 16.335.600 35,55 2 May 48.216.000 80,36 11.784.000 19,64 3 Gò ráp 18.600.000 10,8 153.175.600 89,2 Biểu đồ tổng chi phí sai lỗi qua 3 năm: Biểu đồ : May Theo quy trình công nghệ sản xuất giày tại công ty trải qua 3 công đoạn sản xuất chính: * Phương pháp tính chi phí mà em áp dụng: là bình quân tổng chi phí trên sản phẩm lỗi. A. Tại khâu cắt Khi làm ra bán thành phẩm tại khâu cắt bì lỗi. Nếu phát hiện được thì tốn một khoản chi phí xử lý là A. Nếu không phát hiện được chuyển giao cho khâu may. Nếu trước khi may phát hiện thì chi phí xử lý cũng là A. Không phát hiện được may xong kiểm tra phát hiện mất một khoản chi phí là A + B (B: là khoản chi phí tăng thêm khi phải xử lý liên quan đến phần may) Trong trường hợp không phát hiện được đưa qua gò nếu trước khi gò phát hiện được tốn một khoản chi phí xử lý là A+B. Nếu không phát hiện được gò xong kiểm tra lần cuối phát hiện được tốn một khoản chi phí xử lý là : A + B + C. với điều kiện là sản phẩm xử lý được. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Theo thống kê thì lỗi tại khâu gò khi gò xong mà phát hiện được thì 65,3% thuộc về bộ phận gò và 34,7% thuộc về bộ phận may. B. Bắt đầu từ khâu may: Nếu bán tỏ tại cắt đạt tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật chuyển sang công đoạn may. Trong quá trình may phát hiện bị sai lỗi hay khi may xong phát hiện sai lỗi tốn 1 khoản chi phí để khắc phục lỗi là B. Nếu vẫn không phát hiện tại may chuyển trong quá trình gò nếu phát hiện xử lý sẽ tốn chi phí là B. Nếu như gò xong mới phát hiện sẽ tốn chi phí xử lý là C + B. với điều kiện là lỗi đó có thể khắc phục được. Nếu như không xử lý được sẽ là mất trắng. Chi phí đó tăng thêm 65,3% của phế phẩm tại gò ráp. C. Bắt đầu tại gò: Nếu trong hai khâu cắt và may bán thành phẩm đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật cũng như mỹ thuật thì chuyển qua gò. Trong quá trình gò nếu phát sinh hay bị sự cố sai lỗi trên sản phẩm mà phát hiện được thì tốn chi phí là C (tức là trong trường hợp sai lỗi đó vẫn có thể xử lý được) Nếu không xử lý được thì là phế phẩm mà phế phẩm thì chi phí xử lý là D. Nếu sai lỗi đó không được phát hiện kịp thời mà trong quá trình kiểm tra đóng gói để xuất vẫn không phát hiện được. Thì nguy cơ tăng cho việc vi phạm sản phẩm lỗi trên hợp đồng sẽ tăng và khả năng mất uy tín đối với cộng đồng sẽ rất lớn. Chi phí dành cho khoản này rất khó có thể mà lường được. * Ta tính cụ thể chi phí sai lỗi trên 1 sản phẩm trên chuyền sản xuất giày năm 2003. + Bắt đầu từ cắt: Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Chi phí xử lý 1 sản phẩm tại cắt nếu phát hiện ra: A = 14.180 đồng. Trong đó nhân công: a1 = 11.055 đồng. Chi phí nguyên vật liệu a2 = (16 35.600 - 7.965.000 ) / 2679 = 3.124 Nếu không phát hiện chuyển cho ma, may xong bán thành phẩm kiểm tra mới phát hiện tốn chi phí là B + A B = 7326 đồng . Chi phí nhân công b1 = 5.887 đồng. Chi phí nguyên vật liệu b2 = 1.438 đồng. A + B = 14.180 + 7.326 = 21.506 đồng Nếu không phát hiện chuyển qua gò, gò xong mới phát hiện được thì phải mất một khoản chi phí là: A + B + C với điều kiện là sai lỗi trên sản phẩm vẫn xử lý được. C = 54.392 Với chi phí nhân công C1 = 44.604. Chi phí nguyên vật liệu C2 = 54.392 - 44.604 = 9.788 A +B + C = 21.506 + 54.392 = 75.898 đồng * Bắt đầu tại may: Bán thành phẩm tại khâu trước đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như mỹ thuật. Trong khi may có sai lỗi phát hiện được xử lý tại may thì phải tốn một khoản chi phí là B. B = 7.326 đồng. Trong trường hợp không phát hiện được chuyển sang gò, gò xong mới phát hiện tốn một khoảng chi phí là C + B với điều kiện là vẫn xử lý được. C = 54.392 đồng + B = 54.392 + 7326 = 61.718. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Nếu không xử lý được thì chi phí đó sẽ là: + 65,3% tại gò (phế phẩm) = 129.294 đồng * Bắt đầu tại gò : Trong 2 quá trình trước nếu bán thành phẩm tốt thì chuyển qua gò. Trong quá trình gò có sai lỗi trên sản phẩm nếu phát hiện được mất 1 khoản chi phí xử lý là C. C = 54.392 đồng (trong trường hợp sự cố vẫn còn xử lý được) Nếu không xử lý được sẽ mất trắng giá trị một sản phẩm là D = 198.000 đ. Qua bảng phân tích chi phí sai hỏng và số lượng sản phẩm lỗi trên dây chuyền sản xuất giày ta nhận thấy: Tổng số sản phẩm lỗi trên khâu may là Qmax = 8190 sản phẩm Chi phí dành để khắc phục sự cố ở khâu gò là Pmax = 54.392 đồng. Như vậy, ta có thể thấy rõ vì gò là công đoạn cuối cho nên chi phí xử lý tại gò sẽ là rất lớn. * Do vậy, muốn kiểm soát và ngăn ngừa các sai sót trong quá trình sai sót trong quá trình sản xuất nhằm giải chi phí đem lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh bắt buộc doanh nghiệp phải có giải pháp để hạn chế chi phí xử lý và loại bỏ các sai lỗi trên sản phẩm. Mặt khác, xu thế hội nhập ngày càng diễn ra với hướng đa phương hoá, toàn cầu hoá do đó bắt buộc các sản phẩm của công ty phải vừa đẹp, bền giá cả hợp lý thì mới có thể cạnh tranh và đảm bảo cạnh tranh thắng lợi. Thị trường sản phẩm giày của công ty chủ yếu tại EU và một số nước như: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật như chúng ta đã biết mức sống cao đi đôi với việc đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống là mong muốn hàng đầu tại thị trường này. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Chính vì vậy, cần phải kiểm soát và phòng ngừa các sai lỗi tại các vị trí then chốt là vấn để bắt buộc phải thực hiện và thực hiện triệt để. Như vậy, qua phân tích chi phí và quy trình công nghệ ta thấy may là công đoạn trung gian, chi phí dành cho việc xử lý sản phẩm lỗi tại may lớn hơn cắt và nhỏ hơn gò. Do đặc thù vị trí và tính chất của may, may là công đoạn tiếp nhận nguyên vật liệu từ cắt và cung cấp khoảng 60% sản phẩm hoàn thành cho gò. Chính vì vậy kiểm soát tốt bộ phận may là tiền đề quan trọng đem lại sản phẩm tốt có chất lượng góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu chất lượng của công ty. 2. Biểu đồ parato và biểu đồ nhân quả để tìm nguyên nhân sai lỗi trên khâu may. Ta có mẫu thu thập dữ liệu về các loại khuyết tật sau: Dạng khuyết tật % khuyết tật Đường may sai thiết kế 1,67 Máy trục trặc (cũ) 0,5 Mối ghép không đều 0,45 Điện áp không ổn định 0,6 Khuyết tật khác 0,4 Từ bảng số liệu khuyết tật trên ta tiến hành vẻ biểu đồ pareto Ký hiệu Dạng khuyết tật % khuyết tật % K.tật/TP % tích luỹ A Đường may sai thiết kế 1,67 0,46 0,46 B Điện áp không ổn định 0,6 0,16 0,64 C Máy trục trặc 0,5 0,14 0,76 D Mối ghép không đều 0,45 0,12 0,88 E Sai lỗi khác 0,4 0,1 1 Vẽ biểu đồ pareto : Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Trong các nguyên nhân sai lỗi tại khâu may ta có thể nhận thấy: + Thứ nhất: Máy móc có thể khắc phục được bằng biện pháp thay thế bằng các trang thiết bị mới. + Thứ hai: Nguyên vật liệu, tiếp nhận nguyên vật liệu tại khâu khác do nguyên nhân chủ quan và khách quan của bộ phận tiếp nhận và đưa vào sản xuất. Nếu như toàn bộ công nhân sản xuất đều có ý thức cao và tay nghề vững vàng thì họ có thể phát hiện và loại bỏ được các sai lỗi nhằm giảm chi phí. + Thứ ba: Điều kiện lao động, may là công việc đặc thù của người phụ nữ, thời gian phần lớn của họ là làm việc tại công ty trong khi đó thiên chức làm mẹ, làm vợ không thể tách rời khỏi họ. Từ thực tế đó ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt của gia đình tạo nên sức ép đối với họ. + Thứ tư: con người, gồm hai vấn đề ý thức và tay nghề. Từ ý thức và tay nghề kém dẫn đến việc xử lý các tình huống trong công việc không được linh hoạt đem lại hiệu quả không cao ảnh hưởng đến trực tiếp đến lương, đến đời sống gia đình của họ. * Qua phân tích các nguyên nhân trên ta thấy nổi trội lên là yếu tố con người chỉ cần giải quyết được vấn đề này chắc chắn sẽ đưa vấn đề chất lượng tiến xa thêm một bước. Nhằm đưa kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty ngày càng đi lên. Qua số liệu thống kê thu được và biểu đồ pareto thì nguyên nhân chủ yếu gây nên khuyết tật ở khâu may là A . (Đường may không đúng với thiết kế) tiếp đến là B,C,D,E. Vì vây, việc ưu tiên khắc phục đầu tiên là đường may. Như ta đã biết trên 1 sản phẩm giày có rất nhiều đường may như: may trang trí và may chịu ưlcj như: may ráp sóng, may vòng cổ simili Do đó cần có giải pháp khôi phục chung cho vấn đề này . Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . nhân công Tỷ lệ % Chi phí NVL Tỷ lệ % 1 Cắt 43. 353 .607 45, 29 50 .370. 853 54 ,7 2 May 41.224.274 83 8.443 .52 6 17 3 Gò ráp 23.833.494 13 ,5 15. 271.906 86 ,5 Năm 2002 : số lượng 1.700.000 đôi TT Công. sống tại đây rất là cao. Nếu sản phẩm không ngày một cải thiện theo chiều hướng đi lên thì rất khó cho công cuộc sản xuất và kinh doanh của công ty. Con người và công tác quản lý chất lượng tại. 2. Tầm quan trọng của việc nâng cao công tác quản lý chất lượng tại Công ty Hữu Nghị Đà Nẵng: a. Các nhân tố tác động bên ngoài: Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện