1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tránh bỏng, hóc cho bé ngày Tết ppt

5 275 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Tránh bỏng, hóc cho bé ngày Tết Hầu hết tai nạn xảy ra với bé trong dịp Tết đều do cha mẹ bận rộn, vô ý, không để mắt trông coi bé. Bỏng và hóc dị vật ở bé trong dịp Tết thường tăng 2-3 lần so với ngày thường. Đây là tai nạn có thể gây tử vong hoặc để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe cho bé. Bé nhỏ bỏng nước, bé lớn bỏng lửa Tiến sĩ Nguyễn Viết Lượng (Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Viện Bỏng quốc gia) cho biết, trẻ em bị bỏng nhập viện dịp Tết thường tăng hơn 2 lần so ngày thường và phần lớn bỏng rất nặng. Nguyên nhân do thời điểm này, các em được nghỉ học, người giúp việc về quê, người lớn tất bật với đủ loại công việc nên ít để ý đến con cái. Các cháu chủ yếu bị bỏng nước sôi, canh nóng, dầu mỡ nóng, nồi luộc bánh chưng. Một số khác do đút tay vào ổ điện, hay bỏng do lửa như lửa cồn, ga do nướng mực, nướng cá, dùng lẩu bếp ga… Điều trị bỏng nước sôi cho bé tại Viện bỏng Quốc gia. Đặc biệt có trường hợp bỏng rất hy hữu và thương tâm như của cháu Nguyễn Thị Hà (9 tuổi, Phú Xuyên, Hà Nội). Vào dịp Tết năm ngoái, bé cùng bố mẹ về quê tảo mộ, khi hóa vàng mã, lửa đã bén vào quần áo của bé, khiến bé bị bỏng toàn thân và tử vong đêm 30 Tết. Có nhiều trường hợp, bé bị bỏng là do sự vô ý của cha mẹ để con ngã vào nồi nước sôi đang luộc gà vịt, nồi lẩu, nồi nước tắm. Bé Lê Quốc Minh (5 tuổi), nhập viện trong tình trạng bị bỏng với diện tích 52% (độ II). Nguyên nhân do mẹ của bé sau khi vớt bánh chưng đã để nồi nước vừa vớt bánh cạnh lối đi. Minh chạy chơi và bị ngã vào. Kẹo là ’thủ phạm’ gây hóc dị vật đường thở PGS-TS Nguyễn Văn Lộc (Nguyên Phó Giám đốc bệnh viện Nhi TƯ, Trưởng phòng khám Hen phế quản) cho biết: "Số trẻ em bị hóc dị vật đường thở dịp Tết tăng gấp 3-4 lần ngày thường, nguyên nhân do ăn kẹo, các loại quả, các loại hạt, đặc biệt là tiền mừng tuổi bằng tiền xu… Nhiều cháu vừa ăn vừa đùa nghịch khiến dị vật vào rơi đường thở làm tắc nghẽn gây tử vong hoặc viêm phổi kéo dài nếu không xử trí kịp thời. Dị vật đường thở thường xảy ra ở trẻ nhỏ, tuổi ăn dặm đến 3 tuổi do độ tuổi này trẻ thường tò mò, thích cho vào miệng những vật cầm chơi". PGS.TS Nguyễn Ngọc Dinh (Trưởng phòng khám tai Mũi họng, bệnh viện Hồng Hà) cảnh báo, khi phát hiện thấy con bị hóc dị vật, tuyệt đối không được dùng cách chữa mẹo, ăn cơm nóng, uống nước hoặc cho tay vào miệng bé để móc ra. Nếu bé nói được, khóc được, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được khám và gắp dị vật ra. Nếu bé khó thở nặng, tím tái, vật vã, hôn mê, thực hiện ngay thao tác đặt cháu nằm đầu thấp, sấp trên một tay, tay kia vỗ mạnh vào lưng bé tạo áp lực trong lồng ngực để đẩy dị vật ra. Với bé lớn hơn, các bậc phụ huynh ôm lấy ngang bụng bé, ép bụng con lại, dị vật vọt ra dễ dàng, sau đó đưa con đến bệnh viện gần nhất. TS Lượng cảnh báo, tuyệt đối không bôi kem đánh răng, lòng đỏ trứng, nước tiểu… vào chỗ bị bỏng vì có thể gây nhiễm trùng, hoại tử vết bỏng, khiến bé bị nhiễm khuẩn và thêm đau đớn. Khi bé bị bỏng, cần nhanh chóng dội nước lạnh lên vết bỏng để làm mát da, hạn chế thương tổn; hoặc chạy ngay ra tiệm thuốc tây mua thuốc sơ cứu bỏng để xịt vào vùng bị thương rồi đưa ngay đến bệnh viện. Phụ huynh không được bóc lớp da bị bỏng hoặc cởi quần áo đang dính chặt vào da vì dễ gây nhiễm trùng. . Tránh bỏng, hóc cho bé ngày Tết Hầu hết tai nạn xảy ra với bé trong dịp Tết đều do cha mẹ bận rộn, vô ý, không để mắt trông coi bé. Bỏng và hóc dị vật ở bé trong dịp Tết thường. trong dịp Tết thường tăng 2-3 lần so với ngày thường. Đây là tai nạn có thể gây tử vong hoặc để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe cho bé. Bé nhỏ bỏng nước, bé lớn bỏng lửa Tiến sĩ Nguyễn Viết Lượng. bố mẹ về quê tảo mộ, khi hóa vàng mã, lửa đã bén vào quần áo của bé, khiến bé bị bỏng toàn thân và tử vong đêm 30 Tết. Có nhiều trường hợp, bé bị bỏng là do sự vô ý của cha mẹ để con ngã

Ngày đăng: 14/08/2014, 15:20

Xem thêm: Tránh bỏng, hóc cho bé ngày Tết ppt

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN