Tránh nghẹt mũi, sổ mũi kéo dài cho bé trong ngày lạnh Các bé bị sổ mũi kéo dài, nhất là khi có tình trạng “thò lò mũi xanh” có thể là dấu hiệu của viêm xoang, niêm mạc quanh xoang mũi bị viêm nhiễm. Không nên xem thường sổ mũi, nghẹt mũi Theo ThS.BS Phạm Thắng- Viện Tai mũi họng TW cho biết, trong những mùa không khí quá khô, chất đờm trong cổ họng bị khô lại và trở nên dính keo. Khi đó, nước mũi sẽ đọng lại thành vũng ở vách sau của mũi, không khí lại ra vào mạnh thường xuyên tạo nên tiếng kêu sột soạt và gây sổ mũi. Nước mũi có khi trở nên rất đặc, dính như keo, có màu xanh hay vàng, chảy ra gây nghẹt mũi, khó thở. Sổ mũi, nghẹt mũi dễ khiến trẻ khó thở, khò khè, bú khó… là do nhiều nguyên nhân như viêm họng, viêm mũi, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, nặng hơn nữa là viêm phổi… Khi trẻ bị viêm mũi, việc vệ sinh mũi cho trẻ nếu không biết cách sẽ khiến thuốc khó ngấm vào, hiệu quả điều trị giảm đáng kể, thậm chí còn làm bệnh tái đi tái lại, kéo dài rất khó điều trị. Sổ mũi kéo dài, nhất là khi có tình trạng “thò lò mũi xanh” có thể là dấu hiệu của viêm xoang, niêm mạc quanh xoang mũi bị viêm nhiễm. Đây là bệnh nguy hiểm với trẻ vì do đặc điểm thể trạng, xoang trẻ em dễ bị nhiễm trùng lan tỏa và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như áp xe mắt, viêm não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa… Khi thấy trẻ sổ mũi trên 3 ngày không khỏi, hoặc nước mũi đổi màu, cần đưa đến bác sỹ chuyên khoa để có thăm khám thích hợp. Không nên tự ý dùng kháng sinh. Mẹo nhỏ giúp bé phòng và tránh viêm mũi, ngạt mũi Trong thời tiết mùa đông lạnh giá, mẹ hãy thử áp dụng một vài cách sau để phòng tránh ngạt mũi, viêm mũi cho bé nhé. -Dùng túi xông: Mẹ có thể mua gói lá xông mũi về ở hiệu thuốc bắc (khoảng 3.000đồng/gói) về cho bé. Lúc bé thức: mẹ cho gói lá xông vào một túi nhỏ, đeo trên ngực áo cho bé. Khi bé ngủ: mẹ có thể đặt 2 gói lá xông vào hai cái túi vải nhỏ, đặt ở hai bên gối của bé. - Dùng tinh dầu bạc hà: Trước khi bé đi ngủ, mẹ nhỏ nước muối sinh lý vào mũi bé. Kê gối của bé cao hơn một chút so với ngày thường cho bé dễ thở. Nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà lên áo, chăn, gối của bé. Mẹ chỉ nên nhỏ một lượng vừa phải, để bé không bị cay mắt hoặc chạm vào da bé, gây bỏng da. - Day hai bên cánh mũi: Khi bé ngủ, mẹ kê cao gối cho bé hơn ngày thường cho bé dễ thở. Mẹ dùng tay, day vào phần 2 cánh mũi (nơi giao nhau của gốc mũi và má), bé sẽ không còn ngạt mũi. Mẹ thường xuyên giúp bé hút mũi cũng tránh cho bé khi ngạt mũi và viêm mũi Lưu ý, hàng ngày mẹ nhớ vệ sinh mũi cho bé thật sạch sẽ nhé! - Hàng ngày nhỏ cho bé nước muối sinh lý dành cho trẻ em. - Dùng bông tăm lau sạch mũi bé 1 – 2 lần/ngày. Mẹ phải lưu ý, trước khi dùng bông tăm lau sạch mũi bé, cần phải nhúng đầu bông tăm vào một chén nước ấm rồi mới lau cho bé. Nếu mẹ không nhúng bông tăm trước khi lau cho bé, những mảnh bụi li ti trong bông tăm sẽ bám vào mũi bé, làm bé khó chịu và có thể sẽ khó thở hơn. - Khuyến khích bé tự xì hết dịch nhầy trong mũi. Nếu bé chưa thể tự làm việc đó, mẹ có thể giúp bé bằng cách hút mũi cho bé. - Cần tiêm ngừa đầy đủ cho bé theo lịch, duy trì nguồn sữa mẹ càng lâu càng tốt. Bảo đảm dinh dưỡng cho bé đầy đủ các nhóm chất, cho bé ngủ đủ giấc, giữ môi trường xung quanh trong sạch được xem là phương pháp khoa học để giúp bé tăng cường sức đề kháng, tránh các bệnh ở đường hô hấp, vốn rất phổ biến ở bé. . Tránh nghẹt mũi, sổ mũi kéo dài cho bé trong ngày lạnh Các bé bị sổ mũi kéo dài, nhất là khi có tình trạng “thò lò mũi xanh” có thể là dấu hiệu. gốc mũi và má), bé sẽ không còn ngạt mũi. Mẹ thường xuyên giúp bé hút mũi cũng tránh cho bé khi ngạt mũi và viêm mũi Lưu ý, hàng ngày mẹ nhớ vệ sinh mũi cho bé thật sạch sẽ nhé! - Hàng ngày. có màu xanh hay vàng, chảy ra gây nghẹt mũi, khó thở. Sổ mũi, nghẹt mũi dễ khiến trẻ khó thở, khò khè, bú khó… là do nhiều nguyên nhân như viêm họng, viêm mũi, viêm tiểu phế quản, viêm phế