1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

TO TRINH1 potx

14 316 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 343 KB

Nội dung

Mã số : BM.TĐ.05b Ban hành: 01-( /05/2007) Chi nhánh Bình Thạnh TỜ TRÌNH THẨM ĐỊNH I. Giới thiệu khách hàng Tên khách hàng CÔNG TY TNHH TÂN NHẬT THÁI Địa chỉ đăng ký kinh doanh D5 Khu Phố 3, Phường An Phú Đông, Quận 12 Điện thoại: Địa chỉ trụ sở chính D5, khu phố 3, phường An Phú Đông, Quận 12 Địa điểm nơi sản xuất, kinh doanh Ấp Thanh Hóa, xã Hố Nai, Trảng Bom, Đồng Nai Loại hình doanh nghiệp Công ty TNHH Vốn điều lệ 2.500.000.000 đồng Trong đó vốn Nhà nước tham gia 0 Ngành kinh tế Sản Xuất - Thương Mại Ngành hàng Mua bán máy móc, trang thiết bị và phụ tùng ngành dệt may Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chủ yếu Máy móc, phụ tùng máy sợi Tên người đại diện theo pháp luật Bà Nguyễn Thị Nga Chức vụ Chủ tịch hội đồng thành viên CMND (số, ngày, nơi cấp) 164014024 cấp ngày 30/11/1999 tại CA Tỉnh Ninh Bình. Địa chỉ thường trú D5 Khu Phố 3, Phường An Phú Đông, Quận 12, TP.HCM Các chứng nhận và giải thưởng về chất lượng, môi trường, đã được cấp Chưa Kiểm toán báo cáo tài chính Không Thời điểm bắt đầu quan hệ tín dụng với NHSGTT 11/2007 Mã khách hàng 650 – 000011 - 1 Công ty TNHH Tân Nhật Thái được thành lập từ năm 2003. Khi mới thành lập, Công ty chủ yếu chỉ nhập máy móc thiết bị, phụ tùng ngành dệt từ nước ngoài và phân phối lại cho các Công ty trong nước do tận dụng sự am hiểu thị trường và mối quan hệ rộng trong ngành của chồng Bà Nga – Ông Jan Stromler (chồng Bà Nga là người Thụy Điển, có kinh nghiệm hơn 40 năm trong ngành). Đến năm 2004, nhận thấy lĩnh vực kinh doanh ẩm thực cho người nước ngoài sẽ phát triển trong thời gian tới, với sự cố vấn của chồng, Bà Nga mở chi nhánh Công ty Tân Nhật Thái kinh doanh lĩnh vực nhà hàng, ăn uống và lấy tên Au Lac do Brazil I tại 238 Pastuer, TP.HCM. Sau một thời gian hoạt động khá hiệu quả của chi nhánh đến năm 2006 Bà Nga mở Công ty TNHH TM & DV I.K.V.N tại 6A Cao Bá Quát, Hà Nội mang tên Au Lac do Brazil II (do bà Nga làm giám đốc). Trên giấy tờ pháp lý thì đây là một công ty độc lập nhưng thực tế tòan bộ báo cáo hoạt động của Công ty I.K.V.N đều chuyển cho Công ty Tân Nhật Thái quản lý (Bà Nga thành lập công ty độc lập I.K.VN mà không thành lập chi nhánh do Brazil II quá xa, khó khăn trong quá trình điều hành và báo cáo). Tháng 9/2008, nhận thấy tình hình kinh doanh của các nhà hàng ngày càng phát triển, bà Nga mở thêm Chi nhánh Công ty TNHH Tân Nhật Thái là Nhà Hàng Au Lac do Brazil III tại Phú Mỹ Hưng. Ngòai hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng và mua bán máy móc, Công ty Tân Nhật Thái còn sản xuất mua bán sợi OE tại Chi nhánh ở Trảng Bom, Đồng Nai. Theo kế hoạch, việc sản xuất sẽ được tiến hành sau khi lắp đặt xong máy móc thiết bị của dự án, tuy nhiên sau khi hòan tất các công đọan trên, hoạt động sản xuất của Công ty được lùi lại do một số vấn đề liên quan đến thủ tục giấy phép. Hiện nay, giấy phép Chi nhánh đã được hòan tất, Chi nhánh đã sản xuất mẫu thử, kiểm tra chất lượng xong và chuẩn bị nhập nguyên liệu, phục vụ cho họat động kinh doanh. Từ khi thành lập cho đến nay công ty Tân Nhật Thái không ngừng phát triển về quy mô và lợi nhuận, sắp tới Công ty có kế hoạch mở rộng thêm Chi nhánh nhà hàng sau khi nhà máy sợi đã họat động ổn định. II. Tình trạng pháp lý KHOẢN MỤC SỐ, NGÀY, NƠI CẤP GIÁ TRỊ, HIỆU LỰC GHI CHÚ Giấy đăng ký kinh doanh 4102018128 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM cấp ngày 06/10/2003. Có Chứng nhận mã số thuế 0303081047 do chi cục thuế Quận 12 cấp ngày 22/09/2005 Bảng điều lệ Có Giấy chấp thuận HĐQT, HĐTV, BQT QĐ b/nhiệm người đ/diện theo p/luật Ngày 10/10/2003 Có QĐ bổ nhiệm Kế toán trưởng Ngày 20/03/2005 Có Nhận xét : Hồ sơ pháp lý được công ty cung cấp tương đối đầy đủ, hợp lệ, các giấy tờ đều còn giá trị hiệu lực. Hoạt động của công ty phù hợp với ngành nghề đã đăng ký kinh doanh và đủ điều kiện pháp lý để đề nghị vay vốn ngân hàng. III. Quan hệ với các TCTD 1. Quan hệ với Sacombank TT Khoản mục Diễn giải 1 Thời điểm quan hệ 11/2007 2 Khoản tín dụng ngắn hạn được cấp vào ngày … // 3 Mục đích sử dụng (cho vay +bảo lãnh nội địa + phát hành L/C trả chậm) 4 Thời hạn sử dụng đến 1 Mã số : BM.TĐ.05b Ban hành: 01-( /05/2007) 5 Doanh số vay năm 6 Dư nợ ngắn hạn đến ……. 7 Trong đó Cho vay Số dư bảo lãnh nội địa L/C trả chậm 8 9 Khoản tín dụng trung dài hạn được cấp ngày 08/01/2008 10 Mục đích sử dụng Đầu tư máy móc thiết bị 11 Số tiền trung dài hạn đã giải ngân 266,000 USD (tương đương 4.300.000.000 đồng) 12 Dư nợ trung dài hạn đến ngày 26/05/2009 214,355 USD (tương đương 3.811.667.479 đồng ) 13 Tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh đến ngày 14 HM phát hành L/C trả ngay được cấp ngày 15 Số dư L/C trả ngay đến ngày …. 16 Doanh số L/C năm 17 Doanh số tiền gửi qua Sacombank 18 Doanh số tiền gửi chiếm bao nhiêu % doanh thu của doanh nghiệp 19 Xếp loại khách hàng ⃞ VIP Vàng ⃞ VIP Bạc x Không có thẻ VIP Nhận xét quá trình giao dịch của khách hàng tại Sacombank: • Tình hình thanh toán nợ vay: x Tốt ⃞ Có nợ cần chú ý ⃞ Có nợ dưới tiêu chuẩn • Khách hàng quan hệ tín dụng với Sacombank Chi nhánh Bình Thạnh từ tháng 11/2007 với các hoạt động như: chuyển tiền, TT, tiền vay khỏan vay hiện nay của khách hàng tại Chi nhánh nhằm mục đích đầu tư máy móc thiết bị cho nhà máy sợi tại Đồng Nai. Sắp tới, khi nhà máy sợi chính thức đi vào hoạt động, Công ty sẽ sử dụng thêm các dịch vụ chuyển tiền, thanh tóan Quốc tế tại Chi nhánh. • Quá trình quan hệ của khách hàng với Chi nhánh tốt và không phát sinh dư nợ không đủ tiêu chuẩn. 2. Quan hệ với TCTD khác (theo CIC và chi nhánh xác minh) TT Tên TCTD HMTD/Ngắn hạn Trung dài hạn Tài sản đảm bảo Kênh thông tin 1 2 3 Quá trình trả nợ vay của khách hàng ⃞ Tốt ⃞ Có nợ cần chú ý ⃞ Có nợ dưới tiêu chuẩn Khách hàng hiện không có quan hệ tín dụng với TCTD nào, ngòai vốn vay ở Sacombank, khách hàng chủ yếu sử dụng vốn tự có. IV. Tình hình hoạt động 1. Văn phòng, nhà xưởng, kho tàng KHU VỰC DIỆN TÍCH ƯỚC LƯỢNG TÌNH TRẠNG SỞ HỮU HIỆN TRẠNG GHI CHÚ Văn phòng 200 m2 Chủ sở hữu Tốt Nhà xưởng 800 m2 Kho bãi 2.100 m2 Cầu cảng Nhận xét:  Trụ sở chính của Công ty đặt tại D5 Khu Phố 3, Phường An Phú Đông, Quận 12, đây là nhà riêng của khách hàng được dùng để ở và một phần làm văn phòng Công ty. Hoạt động chính của Công ty là kinh doanh nhà hàng và sản xuất sợi ở Đồng Nai nên tại các nhà hàng và nhà máy sản xuất đều có văn phòng làm việc riêng, do đó hoạt động của Công ty chủ yếu được tiến hành ở các địa điểm kinh doanh.  Diện tích hai nhà hàng Aulacdo Brazil tại TP.HCM được bà Nga thuê với tổng diện tích # 800m2. Trong đó nhà hàng 238 Pasteur có diện tích # 300m2 và nhà hàng tại 36/19-21 Skygarden2 có diện tích # 500 m2 (chưa bao gồm khuôn viên bên ngoài). Với diện tích lớn, vị trí đẹp, khu dân cư đông đúc rất thuận lợi cho việc kinh doanh nhà hàng và quán bar (hai nhà hàng đều có quán Bar – latin live Music at Samba Bar)  Công ty đã thuê 2100m2 tại ấp Thanh Hóa, xã Hố Nai, Trảng Bom, Đồng nai để làm nhà xưởng cho dự án nhà máy sợi OE mà công ty đang thực hiện. Theo kế hoạch công ty sẽ thuê thêm tại khu vực này 6500m2 để mở thêm nhà xưởng phục vụ cho hoạt động sản xuất. Ngoài ra, nhà hàng tại Hà Nội cũng được bà Nga – Chủ Doanh Nghiệp thuê dài hạn để đảm bảo được hoạt động kinh doanh. Nhìn chung văn phòng, nhà xưởng và kho bãi của Công ty rất tốt và phù hợp với quy mô của Công ty. Tuy hầu hết là thuê nhưng tất cả đều thuê dài hạn nên rất ổn định cho chiến lược phát triển của Công ty trong tương lai. 2. Máy móc thiết bị chủ yếu MÔ TẢ NƯỚC SẢN XUẤT HIỆU MODEL CLCL TT SỞ HỮU Máy chải sợi Đức Trutzchler DK 715 80% Chủ sở hữu Máy xé bông Đức Trutzchler 80% Chủ sở hữu Máy chải sợi Đức Vouk 80% Chủ sở hữu 2 Mã số : BM.TĐ.05b Ban hành: 01-( /05/2007) Máy chải sợi Đức Schlafhorst SE-9 SRK ACO 240 80% Chủ sở hữu Máy xé bông gồm (máy xé thô GBR, máy xé SRS6, máy xé trộn VM 1200, máy xé RSK 1200) Đức Trutzchler 80% Chủ sở hữu Hệ thống máy hút bụi Đức NW 140 JACOBI DINGO WN150 Chủ sở hữu Máy kiểm tra sợi hiệu User, quạt cho máy chải sợi TVF 425, máy chải sợi (Trutzchler ASA heavy partical, máy xé bông (Trutzchler fliters), máy xé bông (Trutzchler carding machine), phụ tùng máy chải sợi (Vouk drawframes), máy in bông, máy kiểm tra vải, máy xay vỏ Cafe, máy kéo sợi Schlafhorst SE7), máy bọc sợi (Shrink wrapping machine) Nhận xét:  Máy móc thiết bị Công ty đang sử dụng cho nhà máy sợi tại Đồng Nai hiện nay khá phổ biến trên thị trường, nếu so sánh với thông tin các loại máy móc thiết bị cùng loại trên thị trường trên các Website như: www.inforbanc.com, www.texapro.com thì chất lượng còn lại của các MMTB trên còn khá tốt. Hơn nữa, Công ty Tân Nhật Thái nhập các loại máy móc thiết bị trên từ Công ty của chồng bà Nga là ông Jan Stromler, đã được kiểm tra chất lượng và trước đây ít sử dụng do đó chất lượng còn lại trên 80%.  Máy móc thiết bị có tính đồng bộ cao, ngòai các máy móc thiết bị đã được lắp ráp hòan chỉnh và đi vào vận hành, các máy móc còn lại đều hỗ trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh, một số máy sẽ được lắp ráp trong thời gian tới khi Công ty đã nhập đủ tòan bộ các loại máy móc cần thiết.  Ngoài ra, do hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, bar nên máy móc thiết bị chính của Công ty còn có hệ thống đèn, dàn nhạc, các loại máy pha chế Nhìn chung, máy móc thiết bị hiện tại phù hợp với quy mô và tình hình họat động của Công ty. 3. Hàng hóa, nguyên liệu, vật tư và các nhà cung cấp chủ yếu Khoản mục Bông MMTB Thực phẩm Rượu Loại nguyên liệu, hàng hóa Bông nguyên liệu Các loại máy móc TB Thịt, rau củ các loại Vang, các loại rượu mạnh Ước lượng số lượng sử dụng/năm Tùy theo nhu cầu Công ty Tên các nhà cung cấp chủ yếu CN Công ty Bông Việt Nam tại Bình Dương, Công ty TNHH MTV Công nghiệp Hồng Thái Trang Investkonsutl Italia, Hattorfer Kammgarnspinner eien, Eurocatlantic Unipessoal Ida Công ty TNHH Foodscom, Công ty Cổ Phần Con Heo Vàng, Công ty TNHH TM Tường Vân Công ty TNHH TM DV tiếp thị Phú Lý, Công ty Cổ Phần Bán Buôn Vine Cung cấp từ năm nào 2008 2003 2004 2004 Trong nước hoặc nhập khẩu Trong nước Nhập Khẩu Trong nước Trong nước Nhận xét:  Nguyên liệu của Công ty phục vụ cho hoạt động sản xuất sợi chủ yếu là Bông nguyên liệu, hiện tại nguồn cung cấp chính của Công ty là các đơn vị trong nước. Tuy nhiên khi đã đi vào ổn định, Công ty sẽ nhập khẩu thêm nguyên liệu từ nước ngòai để đảm bảo nguồn nguyên liệu sản xuất cũng như ổn định mức giá đầu vào.  Các loại máy móc thiết bị được Công ty chủ yếu nhập khẩu từ các nước Châu âu, Trước đây khi còn bán các loại máy dệt, sợi nhà cung cấp chủ yếu của Công ty là các Công ty:Investkonsutl Italia, Hattorfer Kammgarnspinnereien, Eurocatlantic Unipessoal Ida . Hiện nay, tuy Công ty không còn hoạt động trong lĩnh vực trên nữa nhưng các loại MMTB vẫn được các nhà cung cấp cũ của Công ty cung cấp với chính sách và bán hàng trả chậm với mức giá hợp lý.  Nguyên liệu dùng cho hoạt động kinh doanh nhà hàng được Công ty mua từ các đơn vị bán hàng trong nước (một số mặt hàng có sẵn trong nước, một số mặt hàng nhập khẩu). Do đã có quan hệ lâu và uy tín nên nguồn nguyên liệu là thực phẩm và các loại rượu được cung cấp với giá ổn định, chất lượng được đảm bảo.  Tuy hoạt động trong nhiều lĩnh vực nhưng nguồn nguyên liệu đầu vào của Công ty luôn được đảm bảo. Với họat động hiện tại của Công ty, nhất là trong lĩnh vực nhà hàng, mặt hàng rau quả, thịt các loại luôn có xu hướng biến động nên việc mua hàng từ nhiều nhà cung cấp đảm bảo cho Công ty chủ động được nguồn nguyên liệu với mức giá cả hợp lý nhất. 4. Thị trường tiêu thụ KHOẢN MỤC TRONG NƯỚC NƯỚC NGOÀI Tỷ trọng so với doanh thu 50% 50% Nhận xét:  Sản phẩm của nhà máy sợi sẽ được phân phối 50% trong nước và 50% nước ngòai (chủ yếu là các nước Châu âu), hiện nay Công ty Tân Nhật Thái đã gửi mẫu cho các đối tác trong nước, các bạn hàng nước ngòai và được đánh giá rất cao, nhu cầu đặt hàng khá lớn. Tuy nhiên Công ty Tân Nhật Thái đang trong quá trình thương lượng giá cả và hình thức thanh tóan (trong đó Công ty LUIS TEIXEIRA & SOUSA, LDA đã ký hợp đồng chính thức) do trước đây Công ty Tân Nhật Thái và các bên mua đã từng có những thỏa thuận cung cấp sơ bộ (thương lượng) nhưng trong điều kiện khủng hỏang kinh tế Thế Giới, mức giá và hình thức thanh tóan như trên (giá thấp trong khi giá nguyên liệu và các chi phí khác tăng, thanh tóan trả chậm thành nhiều đợt ) sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Nhìn chung với mối quan hệ sẵn có của ông Jan Stromler tại nước ngòai và trong nước (các đơn vị mua máy dệt, sợi, các đối tác trước đây), thị trường tiêu thụ của Công ty được đảm bảo.  Ngòai việc sản xuất sợi, Công ty Tân Nhật Thái còn chú trọng vào vấn đề nghiên cứu, kiểm tra chất lượng sợi bằng 3 Mã số : BM.TĐ.05b Ban hành: 01-( /05/2007) các hoạt động như: mở phòng thí nghiệm, kiểm tra sau khi sản xuất ra thành phẩm, hấp lại sợi, với kinh nghiệm lâu năm trong ngành nên chồng khách hàng nắm rõ nhu cầu cũng như xu thế sử dụng các loại sợi trong thời gian tới. Với sự chuẩn bị kỹ về mặt kỹ thuật cũng như thị trường tiêu thụ nên sản phẩm của Công ty đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, tạo điều kiện để Công ty mở rộng quy mô khi tình hình sản xuất đã đi vào ổn định.  Do nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và phân khúc thị trường hợp lý, các nhà hàng của Công ty phục vụ cho nhiều đối tượng với quy mô và đặc trưng khác nhau trong đó: + Nhà hàng tại số 6A Cao Bá Quát, Hà Nội chủ yếu phục vụ cho đối tượng khách hàng là các cán bộ trong các Bộ, Ngành, Cán Bộ nhà nước và khách du lịch nước ngoài + Nhà hàng 238 Pasteur, Quận 3 phục vụ cho đối tượng khách hàng là người lao động nước ngòai (Mỹ và các nước Châu Âu) + Nhà hàng 36/19-21 Khu Phố Sky Garden 2, Quận 7 phục vụ cho đối tượng khách hàng là người nước ngòai cư trú tại khu vực Phú Mỹ Hưng  Với sự phân khúc rõ ràng, các nhà hàng được bài trí, thiết kế theo những phong cách khác nhau cho phù hợp (Mức giá, thiết kế quán Bar, dàn nhạc ) đã tạo ra những nét đặc trưng riêng. Tuy chỉ phục vụ các món ăn nước ngòai, quán bar được thiết kế theo phong cách Latin nhưng số lượng khách hàng người Việt ở 2 nhà hàng tại TP.HCM cũng chiếm khỏang 30%, điều đó cho thấy hướng phát triển khá tốt của Công ty trong lĩnh vực nhà hàng. Theo kế hoạch, khi nhà máy sợi đã đi vào ổn định, Công ty sẽ mở rộng thêm các Chi nhánh nhà hàng tại Đà Nẵng, Hải Phòng 5. Kênh phân phối KÊNH PHÂN PHỐI % SO TỔNG DOANH THU XU HƯỚNG TĂNG, GIẢM Qua đơn vị trung gian bán buôn 60% Qua đơn vị trung gian bán lẻ Tự tiêu thụ 40% Nhận xét:  Hàng hóa của Công ty chủ yếu là các sản phẩm sợi do đó hình thức phân phối chủ yếu là tự tiêu thụ và qua các đơn vị bán buôn. Trong đó các đơn vị bán buôn là các đơn vị bán hàng ở nước ngòai, đã có mối quan hệ quen biết với ông Jan Stromler, các đơn vị mua hàng khác là các bạn hàng cũ của Công ty do đó mức độ phụ thuộc vào kênh phân phối không cao, Công ty chủ động được việc phân phối hàng hóa sau khi sản xuất.  Kênh phân phối hiện tại của Công ty phù hợp với tình hình chung của ngành là tự phân phối và qua các đơn vị trung gian bán buôn để ổn định thị trường đầu ra, sau đó chọn lọc và điều chỉnh kênh phân phối theo quy mô và kế hoạch phát triển của đơn vị. 6. Các người quản lý, điều hành HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ KINH NGHIỆM TRONG NGÀNH THỜI GIAN LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY Nguyễn Thị Nga CTHĐTV 10 6 Nguyễn Thị Thơm Thành Viên 8 6 Nhận xét:  Ban lãnh đạo có nhiều năm hoạt động trong ngành, có khả năng quản lý và nắm bắt nhu cầu thị trường. Hơn nữa, Công ty được Ông Jan Stromler, người có rất nhiều kinh nghiệm trong ngành dệt làm cố vấn, hỗ trợ trong vấn đề tìm kiếm đối tác và phát triển thị trường nên Công ty hoạt động có hiệu quả tốt và ổn định, kế hoạch phát triển mang tính dài hạn cao.  Khả năng quản trị, điều hành Công ty khá tốt. Ngòai việc trực tiếp quản lý, bà Nga còn thuê các Công ty tư vấn, thiết kế các chương trình sự kiện cho nhà hàng nhằm mở rộng thương hiệu. Việc quản lý được hỗ trợ bởi các phần mềm quản lý do đó ban lãnh đạo Công ty luôn nắm bắt và theo sát tình hình kinh doanh của Công ty. 7. Tình hình nhân viên Phân loại Số lượng Mức thu nhập bình quân Nhân viên gián tiếp 10 3.500.000 đồng Nhân viên trực tiếp 80 3.000.000 đồng Trong đó nhân viên kỷ thuật 2 30.000.000 đồng Nhận xét:  Nhân viên công ty hiện nay chủ yếu là nhân viên phục vụ tại nhà hàng, do phục vụ người nước ngoài nên nhân viên tại đây có kỹ năng tiếng Anh rất tốt và được đào tạo chuyên nghiệp. Ngòai ra là các nhân viên tại nhà máy sợi Đồng Nai (hiện khỏang 20 người nhưng sẽ tăng lên trong thời gian tới, hơn nữa, do tòan bộ máy móc đều được tự động hóa nên không đòi hỏi nhiều nhân viên) trong đó có 2 Kỹ sư người nước ngòai (Thụy Điển) phụ trách khâu lắp ráp máy, sữa chữa, bảo trì Do có mối quan hệ với Công ty từ lâu và là Nhân viên của đơn vị cung cấp máy móc thiết bị nên lương của 2 kỹ sư này vẫn ở mức hợp lý. Sau khi tình hình sản xuất đã đi vào ổn định và việc bàn giao cho các kỹ sư Việt Nam đã hòan tất, hai kỹ sư người Thụy Điển sẽ về nước. Tuy nhiên trong trường hợp máy móc có sự cố, Công ty Tân Nhật Thái sẽ được sự hỗ trợ từ phí nhà cung cấp máy móc thiết bị nhằm đảm bảo việc sản xuất được ổn định.  Thu nhập bình quân của nhân viên như trên là tương đối phù hợp với ngành nghề hoạt động của Công ty.  Công ty có chế độ đãi ngộ về lương tốt và thực hiện đầy đủ các chính sách bảo hiểm cho người lao động. 4 Mã số : BM.TĐ.05b Ban hành: 01-( /05/2007) V. Tình hình kinh doanh - tài chính 1. Phân tích tình hình kinh doanh Đvt: Triệu đồng Khoản mục Năm 2007 Tỷ lệ %/DT Năm 2008 Tỷ lệ %/DT Tăng trưởng Doanh thu thuần 5.599 100 8.530 100 2.931 Trong đó DT xuất khẩu Giá vốn hàng bán 3.059 54.64 4.205 49.3 1.145 Lợi nhuận gộp 2.540 45.36 4.325 50.7 1.785 CP bán hàng CP quản lý 2.250 40.17 3.968 46.52 1.718 Lãi lỗ tài chính (154) (2.75) (57) (0.67) (97) Lãi lỗ bất thường LN trước thuế 136 2.44 300 3.52 164 Thuế thu nhập 38 0.68 77 0.9 39 Thu nhập sau thuế 98 1.75 223 2.62 125 Nhận xét:  Doanh thu của Công ty tăng từ 5.599 triệu đồng năm tăng lên 8.530 triệu đồng trong năm 2008 tương ứng tăng 2.931 triệu đồng. Doanh thu của Công ty tăng cao do trong năm Công ty đã mở thêm một nhà hàng tại 36/19-21 Khu Phố Sky Garden 2, Phú Mỹ Hưng có tổng số vốn đầu tư # 12 tỷ đồng, với quy mô khá lớn và đối tượng khách hàng mục tiêu là người nước ngòai đang sống tại Phú Mỹ Hưng. Với quy mô hiện tại cùng hệ khách hàng ổn định và sự đầu tư hợp lý, doanh thu của hai nhà hàng sẽ còn tăng cao trong thời gian tới. Hơn nữa, đây chỉ là doanh thu của hai nhà hàng, sắp tới khi nhà máy sợi đã đi vào sản xuất, doanh thu hàng tháng của Công ty sẽ tăng lên đáng kể.  Do đặc trưng của việc kinh doanh nhà hàng ăn uống và quán Bar là giá vốn hàng bán thấp nên giá vốn hàng bán của Công ty chỉ chiếm # 54% trong năm 2007 và # 50% trong năm 2008 trên tổng doanh thu. Tỷ lệ giá vốn hàng bán giảm trong thời điểm Công ty mới đầu tư thêm một nhà hàng mới cho thấy tình hình quản lý nguồn nguyên liệu đầu vào và các chi phí khác tương đối tốt và chặt chẽ. Tỷ lệ giá vốn trên là phù hợp với tỷ lệ chung của ngành kinh doanh nhà hàng, quán Bar trong khu vực.  Chi phí quản lý DN tăng từ 2.250 triệu đồng trong năm 2007 lên 3.968 đồng trong năm 2008 và có xu hướng tăng trong tỷ trọng so với doanh thu tương ứng từ 40.17% lên 46.54%. Khỏan mục này tăng lên chủ yếu do chi phí nhân công của nhà hàng mới mở tại Quận 7. Trong thời gian tới, khi tình hình kinh doanh đã ổn định, khỏan mục này sẽ không có nhiều biến động trong khi doanh thu tăng lên dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng.  Chi phí tài chính chỉ chiếm một khỏan nhỏ trong cơ cấu tổng doanh thu, đây chủ yếu là khỏan chi phí do biến động tỷ giá hối đoái và lãi vay Ngân hàng.  Lợi nhuận trước thuế trong năm 2008 đạt 300 triệu đồng chiếm tỷ lệ 3.52% trên tổng doanh thu, hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua đều có lãi và không ngừng tăng trưởng theo tỷ lệ tăng doanh thu điều đó cho thấy mức độ ổn định trong hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng của Công ty. Sắp tới, khi Công ty mở rộng thêm hệ thống nhà hàng, lợi nhuận đem lại sẽ tiếp tục tăng cao. Trên đây là những thông tin phân tích dựa trên báo cáo thuế của Công ty. Thực tế qua xác minh hoạt động thực tế của Công ty và báo cáo nội bộ, tình hình kinh doanh của Công ty có một số điểm lưu ý như sau: + Nhà hàng Aulacdo Brazil ngòai hoạt động kinh doanh nhà hàng với các món ăn, thức uống đặc trưng của Châu Mỹ như: các món Bò, Cừu, Heo, Gà, Xúc xích nhập từ Newzealand và được ướp bằng nguyên liệu nhập từ Brazil. Tất cả các loại thịt đều xiên và nướng trên lò than củi và được phục vụ kèm với các loại rau xanh, xà lách trộn, xốt tiêu, nấm hay cơm, đậu hầm Feijoada ( móm truyền thống Brazil ), chuối chiên và thơm nướng các món ăn trên có giá bình quân khỏang 390.000 đồng/phầndành cho người lớn và 250.000 đồng/phần dành cho trẻ em, hoặc các món khác có giá bình quân khỏang 300.000 đồng/món (chưa bao gồm nước uống), mức giá trên được tính cho khu vực nhà hàng, còn trong quán Bar, mức giá được tăng lên từ 400 – 500.000 đồng/món/người. Theo thông xác minh qua các hóa đơn hàng ngày và phần mềm theo dõi thu chi của Công ty, Một suất ăn trung bình # 500.000 đồng/người (bao gồm thức ăn và nước uống, rượu)  Bình quân một Chi nhánh có khỏang 60 – 70 khách mỗi ngày (nhà hàng 283 Pasteur có số khách cao hơn, từ 60 – 90 người/ngày do được mở của từ 11h – 14h và 17h – 23h, trong khi nhà hàng ở Phú Mỹ Hưng chỉ bán vào buổi tối). Doanh thu từ nhà hàng, quán bar bình quân mỗi ngày/mỗi nhà hàng # 30 triệu đồng > mỗi tháng # 1 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các loại chi phí, thu nhập từ nhà hàng 238 Pasteur # 500 triệu đồng/tháng và thu nhập từ nhà hàng ở Phú Mỹ Hưng # 300 triệu đồng/tháng (do diện tích lớn, chi phí cao nhưng mới hoạt động trong thời gian ngắn nên chưa đạt số lượng khách hàng như kỳ vọng) – Thông qua báo cáo doanh thu tổng thể và xác minh thực tế tình hình kinh doanh của Công ty. Vào những dịp lễ, tết doanh thu và lợi nhuận tại hai nhà hàng còn tăng cao. Nếu tính cả lợi nhuận của nhà hàng tại Hà Nội (doanh thu và lợi nhuận tương đương với nhà hàng 238 Pasteur) thì hiệu quả hoạt động trong lính vực trên của Công ty rất tốt và hiệu quả. 2. Phân tích các khoản mục bảng cân đối kế toán Đơn vị tính: triệu đồng Khoản mục Năm 2007 Năm 2008 Tăng trưởng (%) Tổng tài sản 4.372 20.833 376.49 Tồn kho 1.881 2.979 58.39 Trong đó tồn kho chậm luân chuyển Các khoản phải thu 229 271 18.37 Trong đó phải thu khó đòi Vốn chủ sở hữu 2.500 2.500 5 Mã số : BM.TĐ.05b Ban hành: 01-( /05/2007) Các khoản phải trả 1.648 17.886 985.15 Vay ngân hàng Trong đó nợ quá hạn CL nguồn vốn – SD vốn trung dài hạn 2.753 4.383 59 Các khoản đáng chú ý Các khỏan phải trả, phải nộp khác: 11.596 Nhận xét:  Thông qua BCĐKT cho thấy tổng tài sản và nguồn vốn công ty tăng mạnh qua các năm từ 4.372 triệu đồng năm 2007 lên 20.833 triệu đồng tại thời điểm 31/12/2008 (tương đương tăng 376.5% so với năm 2008). Có thể khái quát sự biến động về nguồn vốn và sử dụng vốn của đơn vị trong năm 2008 như sau:Tổng tài sản tăng lên chủ yếu do tài sản dài hạn trong đó tài sản cố định tăng từ 1.271 triệu đồng lên 16.022 triệu đồng tương ứng 76.9 giá trị tổng tài sản năm 2008. Tương ứng với tốc độ tăng của Tổng tài sản, nguồn vốn tăng lên chủ yếu do tăng khỏan mục nợ phải trả, từ 1.648 triệu đồng năm 2007 lên 17.886 triệu đồng tại thời điểm 31/12/2008 trong đó gồm hai khỏan mục phải trả, phải nộp khác 11.596 triệu đồng và nợ dài hạn 5.879 triệu đồng. Nhận xét chi tiết từng khỏan mục:  Tài sản ngắn hạn của Công ty tăng 1.711 triệu đồng tại thời điểm 31/12/2008 so với thời điểm cùng kỳ năm trước trong đó khỏan mục đáng chú ý là hàng tồn kho và chi phí trả trước ngắn hạn, các khỏan mục khác như tiền mặt, các khỏan phải thu không có nhiều biến động, hơn nữa, hoạt động của Công ty là kinh doanh nhà hàng nên tiền mặt được dùng chủ yếu trong thanh tóan nên các khỏan phải thu ít phát sinh. Ngòai ra, Công ty luôn có một lượng tiền mặt tại quỹ để đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng ngày. Tiền mặt, các khỏan phải thu không có nhiều biến động là hợp lý và phù hợp với tình hình kinh doanh. + Hàng tồn kho tăng từ 1.881 triệu đồng tại thời điểm 31/12/2007 lên 2.979 triệu đồng tại 31/12/2008 tương ứng tăng 58.37%. Năm 2007 Công ty có lượng hàng tồn kho 1.881 triệu đồng do Công ty có hoạt động trong lĩnh vực mua bán máy dệt, máy sợi và lượng hàng tồn kho là các máy móc thiết bị chưa bán hết. Sang năm 2008 khi dự án nhà máy sợi tại Đồng Nai được triển khai Công ty dự định chuyển lượng hàng hóa tồn kho trên sang tài sản cố định để phục vụ cho dự án nhà máy sợi giai đọan 2. Do đó, năm 2008 Công ty nhập thêm một số máy móc thiết bị đồng bộ với lượng hàng tồn kho trên để chuẩn bị đưa vào lắp ráp do đó đã làm lượng hàng tồn kho tăng lên so với năm 2007. Sắp tới lượng máy móc thiết bị này sẽ được Công ty kết chuyển sang tài sản cố định của Công ty. + Tài sản ngắn hạn khác tăng 884 triệu đồng trong năm. Khỏan tăng này chủ yếu là chi phí thuê mặt bằng nhà hàng mới mở tại Phú Mỹ Hưng của Công ty.  Tài sản dài hạn tăng mạnh trong đó chủ yếu là tài sản cố định, tài sản cố định của Công ty tăng từ 1.271 triệu đồng trong năm 2007 lên 16.022 triệu đồng đến ngày 31/12/2008. Tài sản cố định trên là số máy móc thiết bị nhà máy sợi mà Công ty đã nhập về trong năm. Việc đầu tư nhà máy sợi cần nhiều máy móc thiết bị sản xuất làm cho lượng tài sản cố định của Công ty tăng lên, do đó, khỏan mục trên tuy có sự biến động lớn nhưng phù hợp với hoạt động hiện tại của Công ty.  Trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty, nguồn vốn chủ sở hữu có sự biến động theo hướng tăng nhẹ, khỏan tăng này chủ yếu là do lợi nhuận giữ lại 464 triệu đồng trong năm 2008, tăng 223 so với năm 2007. Nợ dài hạn của Công ty trong năm tăng 4.565 triệu đồng, khỏan tăng trên là khỏan nợ trung hạn của Công ty tại Chi nhánh Bình Thạnh (mua máy móc thiết bị phục vụ nhà máy sản xuất sợi) và khỏan nợ nhà cung cấp (Thanh tóan trả chậm cho nhà cung cấp máy sợi, do số lượng máy móc mua nhiều nên được thanh tóan trả chậm trong thời gian dài của khỏan nợ trên).  Trong cơ cấu tổng nguồn vốn, khỏan mục biến động lớn nhất là các khỏan phải trả, phải nộp khác, tại thời điểm 31/12/2008, khỏan mục trên chiếm 11.596 triệu đồng tương ứng 55.66% tổng nguồn vốn, Đây là lượng vốn Công ty vay của bà Nga – Giám đốc Công ty để thanh tóan cho hợp đồng mua máy móc thiết bị cho nhà máy sợi tại Đồng Nai. Tuy nhiên, khỏan phải trả trên thực tế là nguồn vốn Công ty dự kiến để tăng vốn điều lệ nhưng chưa tiến hành đăng ký nên được đưa vào khỏan mục trên. Hiện Công ty đang tiến hành các thủ tục cần thiết để tăng vốn điều lệ, đảm bảo tính cân đối cho tình hình sử dụng vốn của Công ty. Theo kế hoạch, sau khi vay bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, Công ty sẽ tiến hành đăng ký bổ sung vốn điều lệ cho phù hợp.  Như vậy, khỏan mục trên có thể được xem như là khỏan vốn điều lệ của Công ty, do đó chênh lệch nguồn vốn – sử dụng vốn trung dài hạn vẫn dương, đảm bảo được tính cân đối trong bảng cân đối nguồn vốn và tài sản của Công ty.  Các khỏan mục khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu tổng tài sản và tổng nguồn vốn của Công ty do đó không ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu tài sản và nguồn vốn hiện tại. Nhìn chung, các khỏan mục trên phù hợp với quy mô hiện tại của Công ty. 3. Phân tích các chỉ số tài chính Các chỉ số tài chính Năm 2007 Năm 2008 Tăng/giảm Khả năng thanh toán hiện thời 9.27 0.4 (8.87) Khả năng thanh toán nhanh 3.65 0.15 (3.5) Số ngày tồn kho bình quân 219 211 8 Số ngày phải thu bình quân 12 11 (1) Số ngày chiếm dụng người bán bình quân 4 - (4) Vòng quay vốn lưu động 1.94 2.16 0.22 Tỷ số nợ 37.70% 85.85% 48.15% Lãi ròng/doanh thu 1.75% 2.62% 0.87% Lãi ròng/vốn chủ sở hữu (ROE) 4.5% 7.87% 3.37% Lãi ròng/tổng tài sản (ROA) 2.39% 1.77% (0.62) Nhận xét:  Hệ số khả năng thanh toán nhanh và thanh toán hiện thời của Công ty năm 2008 giảm so với năm 2007 và nhỏ hơn 1, tuy nhiên hệ số trên giảm mạnh do khỏan nợ phải trả khác 11.596 triệu đồng nhưng thực tế đây là nguồn vốn được dùng để tăng vốn điều lệ trong thời gian tới. DO đó, chỉ số trên vẫn có thể chấp nhận được và sẽ được cải 6 Mã số : BM.TĐ.05b Ban hành: 01-( /05/2007) thiện sau khi Công ty đã tăng vốn.  Vòng quay hàng tồn kho của công ty có xu hướng tăng, qua đó năm 2008 thời gian luân chuyển hàng tồn kho của Công ty giảm xuống. Tuy nhiên lượng hàng tồn kho trên như đã phân tích ở trên là lượng máy móc thiết bị tồn kho được dùng để đưa vào tài sản cố định, phục vụ cho nhà máy sản xuất sợi, do đó, sau khi lượng máy móc trên được kết chuyển sẽ phản ánh chính xác hơn tình hình hàng hóa tồn kho của Công ty.  Vòng quay vốn lưu động năm 2008 tăng 0.22 vòng so với năm 2007 cho thấy việc sử dụng vốn lưu động của Công ty tương đối tốt và hiệu quả  Tỷ số nợ năm 2007 ở mức thấp, chỉ ở mức 37.7%, sang năm 2008, tỷ số nợ trên tăng mạnh lên 85.85%, tuy nhiên tỷ số trên tăng do ảnh hưởng của khỏan vốn vay nội bộ, khỏan vốn trên sau khi được dùng cân đối và tăng vốn điều lệ, tỷ số nợ sẽ giảm xuống và ở mức thấp.  Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty: hiệu quả sử dụng vốn của Doanh nghiệp ở mức trung bình, các chỉ số ROA, ROE đều dương và ở mức phù hợp với báo cáo của các Công ty trong ngành. 4. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Khoản mục Giá trị Tiền và các khoản tương đương tiền đầu kỳ 165 Chênh lệch dòng tiền thu, chi từ hoạt động sxkd 9.952 Chênh lệch dòng tiền thu, chi từ hoạt động đầu tư (14.541) Chênh lệch dòng tiền thu, chi từ hoạt động tài chính 4.752 Tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ 328 Nhận xét :  Nhìn chung, lưu chuyển tiền của Công ty đơn giản, Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư âm 14.541 triệu đồng do Công ty đã tập trung đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho nhà máy sợi tại Đồng Nai, lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính dương 4.752 triệu đồng chủ yếu do chênh lệch khỏan nợ dài hạn so với năm trước. Trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ của đơn vị, do chênh lệch khỏan phải trả của đơn vị tăng cao đã làm cho lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh dương.  Lượng tiền mặt tại quỹ của công ty từ đầu năm đến cuối năm 2008 đều dương cho thấy công ty luôn bảo đảm được khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và chi trả các khoản chi phí phát sinh trong kỳ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhìn chung khá phù hợp với tình hình phát triển của Công ty. 5. Tình hình nộp thuế Khoản mục Năm 2007 Năm 2008 Số thuế còn thừa/thiếu Thuế Giá trị gia tăng Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế xuất nhập khẩu Thuế tiêu thu đặc biệt Thuế khác Khách hàng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. VI. Dự án đầu tư 1. Giới thiệu dự án KHOẢN MỤC DIỄN GIẢI Mục đích sử dụng vốn Bổ sung vốn đầu tư mua máy móc thiết bị. Tên dự án NHÀ MÁY SỢI OE Mục đích đầu tư Sản xuất sợi các loại Địa điểm đầu tư Ấp Thanh Hóa, Xã Hố Nai 3, Trảng Bom, Đồng Nai Kế hoạch triển khai dự án Tháng 1 năm 2008 Các ưu đãi đầu tư (nếu có) Nhận xét:  Dự án được xây dựng tại ẤpThanh Hóa, Xã Hố Nai, Trảng Bom, Đồng Nai. Diện tích khuôn viên hiện tại mà Công ty Tân Nhật Thái đã thuê được làm nhà xưởng chính là 2100 m2 (kèm hợp đồng thuê đất) trong 10 năm với chi phí 1USD/m2. Hiện Công ty đang thỏa thuận giá cả để thuê thêm 2500m2 làm nhà xưởng phụ và khu vực khuôn viên 4000m2. Với diện tích rộng và là khu vực có vị trí giao thông thuận lợi, việc xây dựng nhà máy sợi tại khu vực là phù hợp.  Máy móc sử dụng của dự án chủ yếu mua lại từ INVESTKONSULT và một số máy móc mà Công ty Tân Nhật Thái đã nhập từ trước (hàng hóa đang chờ kết chuyển sang tài sản cố định). Tuy là máy móc nhập lại nhưng máy móc còn mới khỏang 80% và đảm bảo các yêu cầu về chất lượng. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành dệt của ông Jan Stromler và mối quen biết rộng trong lĩnh vực dệt, sợi, việc chi phí đầu tư ban đầu hợp lý và thị trường đầu vào, đầu ra ổn định tạo điều cho Công ty thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. (Năm 2008, Công ty đã hòan tất đàm phán với nhà cung cấp nguyên liệu cũng như bên mua sản phẩm, dự tính 50% sẽ tiêu thụ trong thị trường nội địa, 50% xuất khẩu qua EU, Mỹ Tuy nhiên do tình hình kinh tế thế giới khủng hỏang, các loại chi phí tăng cao, Công ty Tân Nhật Thái chưa ký hợp đồng cung cấp và bán sản phẩm mà đang tiến hành đàm phán lại mức giá cũng như phương thức thanh tóan để phù hợp trong điều kiện hiện nay). 7 Mã số : BM.TĐ.05b Ban hành: 01-( /05/2007)  Ước tính tổng chi phí đầu tư ban đầu của dự án khỏang 1,6 triệu USD tương đương 25,5 tỷ VNĐ (bao gồm chi phí máy móc, xây dựng, sửa chữa nhà xưởng và chi phí hoạt động ban đầu) với công suất toàn hệ thống ước tính đạt 8 tấn sợi/ngày. Tuy nhiên vì một số nguyên nhân khách quan sau đây làm cho kế hoạch sản xuất của Công ty bị chậm so với tiến độ: + Tình hình kinh tế biến động mạnh trong năm 2008 theo hướng bất lợi cho việc sản xuất hàng hóa khi giá cả các loại nguyên liệu tăng cao. Thị trường tiêu thụ sản phẩm có thể bị ảnh hưởng + Lãi suất vay tăng cao hơn dự kiến. + Tỷ giá hối đóai biến động. + Giấy phép thành lập chi nhánh của Công ty Tân Nhật Thái bị chậm theo dự kiến  Vào tháng 12/2007, trong kế hoạch tài trợ cho dự án nhà máy sợi, Công ty Tân Nhật Thái đề nghị Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Bình Thạnh tài trợ 5 tỷ đồng bổ sung vốn đầu tư máy móc thiết bị (chiếm tỷ lệ # 19.6% tổng chi phí dự án. Tuy nhiên số tiền thực tế Chi nhánh tài trợ là 4.3 tỷ đồng (theo tờ trình phê duyệt ngày 07/01/2008). Việc tỷ giá hối đoái biến động làm cho tổng chi phí thực tế của dự án tăng lên. Với nguồn vốn tự có bị hạn chế, nay Công ty TNHH Tân Nhật Thái đề nghị Chi nhánh Bình Thạnh tài trợ cho phần vốn thiếu hụt mua máy móc thiết bị của dự án (một số máy đã nhập về nhưng chưa thanh tóan và một số máy mới nhập trong năm 2009) để hòan thiện hệ thống máy móc thiết bị, phục vụ cho dự án nhà máy sợi.  Do một số yếu tố đã phân tích ở trên làm cho dự án của Công ty bị chậm theo tiến độ dù đã lắp ráp hòan chỉnh hệ thống máy của giai đọan 1 và tiến hành chạy thử, lấy mẫu kiểm tra trong đó 2 nguyên nhân chủ yếu làm chậm tiến độ dự án là Công ty chủ động lùi thời gian sản xuất để theo dõi tình hình biến động kinh tế, những yếu tố thuận lợi, bất lợi và Giấy phép thành lập Chi nhánh bị chậm theo tiến độ (dự kiến tháng 1/2008 có giấy phép nhưng đến tháng 1/2009 việc xin cấp giấy phép mới hòan tất). Tuy nhiên, do nguồn hòan trả nợ vay của Công ty được lấy từ lợi nhuận kinh doanh của nhà hàng nên việc thanh tóan nợ vay không làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty. Theo kế hoạch, tháng 8/2008 nhà máy sợi sẽ đi vào họat động, do dự án được lùi lại nên Công ty Tân Nhật Thái đã thành lập Nhà hàng Aulac do Brazil III tại 36/19 – 21 Sky Garden 2, Phạm Văn Nghị – Bắc, Phường Tân Phong, Quận 7, TP.HCM trong khuôn viên rộng # 800 m2 với tổng Chi phí đầu tư # 12 tỷ đồng (bao gồm nhà hàng, quán Bar Latin ). Do đó, nguồn hòan trả nợ vay hàng tháng cho việc đầu tư nhà máy sợi sẽ được lấy từ lợi nhuận của các nhà hàng của Công ty.  Nguồn thu nhập hàng tháng được đảm bảo, việc mua thêm máy móc thiết bị để hòan thiện nhà máy sản xuất trong điều kiện hiện nay là phù hợp. Việc phát sinh khỏan vay lần này nằm trong dự án của Công ty trong năm 2008 nên Chi nhánh sử dụng lại số liệu của dự án trên để làm thông tin tham khảo mà không tính tóan lại các số liệu của dự án. Do Công ty có thể chủ động được nguồn hòan trả nợ vay từ hoạt động kinh doanh nhà hàng, các số liệu của dự án mang tính tham khảo thêm nguồn hòan trả nợ vay và hiệu quả đầu tư của Công ty.  Hiện nay, các nước trên Thế giới đang sử dụng nhiều biện pháp để vực lại nền kinh tế, Việc tiến hành dự án của Công ty Tân Nhật Thái để đón đầu thị trường trong điều kiện hiện nay là hợp lý và khả thi.  Kế hoạch sử dụng vốn cho khỏan vay lần này: Sau khi cân đối nguồn vốn tự có để phục vụ hoạt động kinh doanh nhà hàng, đầu tư nhà máy sợi, Công ty Tân Nhật Thái dự kiến dùng vốn vay lần này(# 2 tỷ đồng tương đương 79,818 EUR - # 61.87%) để thanh tóan bổ sung cho những máy móc thiết bị sau: Đơn vị tính: EUR Số hợp đồng Số tờ khai Nhà cung cấp Số tiền Đã thanh tóan Chưa thanh tóan Ghi chú 01/TNT-INV TK 5484 Investkonsult Italia 6,500 6,500 02/TNT-INV TK8889 Investkonsult Italia 11,500 11,500 05/TNT-IKIT TK 2248 Investkonsult Italia 485,500 481,200 3,800 TT tại Sacombank 04/TNT - WGF TK 2087 Hattorfer Kammgarnspinnereien 34,500 34,500 06/TNT - EUHC TK 27574 Eurocatlantic Unipessoal Ida 24,000 24,000 07/TNT-IKIT TK 10096 Investkonsult Italia 18,000 18,000 06/TNT-IKIT TK 3268 Investkonsult Italia 30,700 30,700 Cộng 610,200 418,200 129,000 # 3.232 tỷ đồng  Các hợp đồng kinh tế trên đã ký kết từ trước và một số máy móc đang nằm trong kho của Công ty nhưng chưa thanh tóan do bên bán hàng có quan hệ khá tốt với ông Jan Stromler và các loại máy móc trên đã qua sử dụng nên hai bên đã có thỏa thuận khi đưa các loại máy trên vào sử dụng và bên cung cấp đưa kỹ sư qua Việt Nam lắp ráp, vận hành thì bên mua sẽ thanh tóan hết. Nay dự án của Công ty đang chuẩn bị lắp ráp hệ thống máy móc giai đọan 2 và đi vào sản xuất chính thức nên Công ty Tân Nhật Thái phát sinh nhu cầu vay để thanh tóan hết cho nhà cung cấp theo thỏa thuận. Sau khi thanh tóan hết cho nhà cung cấp sẽ giúp mở rộng thêm nhà máy Công ty, nâng cao hiệu quả đầu tư dự án. Trong đó, Hợp đồng số 05/TNT-IKIT đã được thanh tóan nhiều lần tại Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Bình Thạnh và là hợp đồng được Chi nhánh tài trợ ở khỏan vay trước đây của Công ty. 2. Tính pháp lý của dự án KHỎAN MỤC SỐ, NGÀY, NƠI CẤP GIÁ TRỊ, HIỆU LỰC Dự án đầu tư khả thi Quyết định duyệt dự án Các văn bản chỉ đạo của Chính Phủ, ban ngành Tài liệu khác 8 Mã số : BM.TĐ.05b Ban hành: 01-( /05/2007) Nhận xét  Dự án trên được Công ty Tân Nhật Thái lập kế họach và triển khai dự án. Dự án này là một trong những chi nhánh của Công ty theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh số 4712002469 do Phòng ĐKKD Sở KH&ĐT Tỉnh Đồng Nai cấp ngày 12/01/2009. 3. Nguồn vốn đầu tư dự án NGUỒN VỐN SỐ TIỀN TỶ TRỌNG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN Tổng dự toán (chi tiết dự toán) USD 1,584 triệu tương đương 25,5 tỷ đồng 100% Vốn tự có tham gia USD 1,273 triệu tương đương 20,000 triệu đồng 80,4% - Chuẩn bị dự án, thuê nhà xưởng, xây dựng cơ sở hạ tầng, lặp đặt máy móc trang thiết bị, đào tạo công nhân, thuê kỹ thuật từ nước ngòai Vốn vay tại các TCTD khác Vốn vay Sacombank USD 310.560 tương đương 5 tỷ đồng 19,6% Đầu tư máy móc thiết bị Thời gian vay 60 Tháng Thời gian ân hạn 08 Tháng Phân kỳ trả nợ 52 Kỳ Vốn huy động Nhân xét:  Vốn vay tại Ngân hàng chỉ chiếm 19,6%, một tỷ lệ khá thấp trong tổng dự án đầu tư, khách hàng sử dụng vốn tự có là chủ yếu. Với kế hoạch phát triển của mình, khách hàng sẽ bổ sung nguồn vốn vay này song song với nguồn vốn tự có, nguồn vốn vay chủ yếu dùng để nhập máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất. Ngoài ra, do có quan hệ với đối tác bên ngòai nên máy móc nhập về chi phí khá rẻ giúp cho khách hàng tiết giảm được chi phí ban đầu.  Do nhà xưởng công ty thuê lại của Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Bông tại Việt Nam (Vinatex) nên Công ty không tốn nhiều thời gian để xây dựng cơ bản mà có thể tiến hành khảo sát, sửa chữa và nhập máy về chạy thử. Tổng vốn đầu tư ban đầu bao gồm: Đầu tư máy móc thiết bị và chi phí cho nhà máy: Eur 622.000 + Hệ Thống máy sợi của Ý : Eur 485.000 (đã thanh tóan một phần) + 6 băng chuyền Đức : Eur 33.000 (đã thanh tóan) + Thiết bị phòng thí nghiệm : Eur 25.000 (đã thanh tóan) + Thùng cuối và phụ tùng : Eur 25.000 (đã thanh tóan) + Máy dây bông : Eur 24.000 (đã thanh tóan) + Máy chấm công : Eur 20.000 (đã thanh tóan) + Máy đóng gói : Eur 10.000 (đã thanh tóan) Đầu tư xây dựng cơ bản và sữa chữa nhà xưởng: VND 1.900.000.000 + Làm trần : 250.000.000 + lắp đặt hệ thống thông gió, làm lạnh : 190.000.000 + Xây sàn mới : 210.000.000 + Xây dựng văn phòng : 250.000.000 + Sơn sửa nhà xưởng : 250.000.000 + Lắp đặt máy biến thế : 350.000.000 + lắp đặt hệ thống đèn : 220.000.000 + lắp đặt hệ thống khóa : 180.000.000 Đầu tư khác: VND 9,000.000.000 + 3 tháng nhập nguyên liệu : VND 8.100.000.000 (530t x 0.65 Eur) + 6 tháng thuê nhà xưởng, kho bãi : 372.000.000 + 6 tháng lương nhân viên : 486.000.000 Như vậy, tổng chi phí đầu tư ban đầu của dự án khỏang 25,5 tỷ VND. Ngòai ra, giá trị đầu tư có sự sai số do chênh lệch tỷ giá, thỏa thuận giá cả giữa công ty và phía nhà cung cấp. Hệ thống máy sợi bao gồm: máy chải, máy ghép, máy con, máy thô, máy ống ) Tiến độ thực hiện dự án: Hiện dự án đã hòan tất giai đọan 1 là lắp đặt hệ thống, nghiên cứu, kiểm tra chất lượng sản phẩm và sản xuất mẫu. Công ty đang tiến hành giai đọan 2 của dự án là mở rộng thêm hệ thống máy móc (mua mới và các máy đã nhập trước đây) để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong thời gian tới. 4. Đặc điểm kỷ thuật, thị trường của dự án KHOẢN MỤC DIỄN GIẢI Quy trình công nghệ (kéo sợi polyeste) Nguyên liệu > cung bông > chải thô > ghép 1 > ghép 2 > sợi thô > sợi 9 Mã số : BM.TĐ.05b Ban hành: 01-( /05/2007) con > đánh ống > hấp sợi > bao gói > nhập kho Công suất hoạt động 8 tấn/ngày Nguồn nguyên vật liệu đầu vào Nguyên liệu thô: xơ cotton tái chế, bông phế cotton và polyester (chủ yếu nhập từ Thổ Nhĩ Kỳ) Sản phẩm của dự án Sản xuất sợi cotton và sợi pha cotton Thị trường tiêu thụ và kế hoạch bán sản phẩm 50% là thị trường nội địa, 50% là xuất khẩu, chủ yếu qua Eu, Mỹ Kênh phân phối Công ty đã có đối tác tiêu thụ sản phẩm trong nước cũng như nước ngoài và đang trong giai đọan ký kết hợp đồng tiêu thụ Khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án Trung bình, tuy nhiên do chi phí đầu tư không quá lớn, đầu ra ổn định cũng như hiện nay lượng cung không đủ cầu nên tính cạnh tranh trong ngành không cao. Nguồn nhân lực Giai đoạn đầu của dự án, nhân sự chủ yếu là các nhân viên kỹ thuật của nước ngoài giúp lắp đặt và vận hành máy móc. Sau đó sẽ đào tạo lại cho các kỹ sư trong nước khi dự án đã đi vào hoạt động ổn định. Kinh nghiệm và khả năng quản trị khai thác dự án của khách hàng Do có kinh nghiệm trong ngành, mối quan hệ rộng với các đối tác trong và ngoài nước của Bà Nga cũng như của ông Jan Stromler nên khi được triển khai, dự án sẽ nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định và tạo ra lợi nhuận. Máy móc có thể đạt được công suất tối đa trong một thời gian ngắn. Nhận xét: Mô tả quy trình công nghệ: Nguyên liệu được đưa vào máy xé và trộn đều với nhau (loại bỏ tạp chất có lẫn trong xơ) sau đó được đưa vào máy chải để tạo thành màng bông xơ duỗi thẳng theo trục (giai đọan này vẫn tiếp tục loại bỏ tạp chất). Kế đến sợi được đưa vào máy thô để kéo dài, làm nhỏ thành sợi thô, sau đó sợi thô được đưa vào máy kéo sợi con để kéo thành sợi con rồi qua máy đánh ống tự động sẽ nối các ống sợi con với nhau tạo thành búp sợi. Sau cùng là hấp (làm tăng chất lượng sợi), đóng gói, nhập kho, xuất bán cho khách hàng. Dự án kéo sợi của Công ty Tân Nhật Thái cũng sử dụng công nghệ giống như các dự án sợi khác tại Việt Nam đã thực hiện nên không gây ô nhiễm môi trường về nguồn nước và không khí. Chỉ cần Công ty kiến tạo môi trường thông thóang và khắc phục xơ bụi trong phân xưởng hoặc các biện pháp hạn chế xơ bụi cho công nhân là đạt yêu cầu. Hiện tại, vấn đề trên đang được Công ty quan tâm và tìm kiếm giải pháp tối ưu nhất. Hơn nữa, nguyên liệu sản xuất là bông sơ không độc hại, các phế liệu đều có thể dùng lại nên không có chất thải gây ô nhiễm môi trường. Dự án đang trong quá trình triển khai thực hiện, Các thành viên Công ty đều hoạt động trong ngành dệt may, có thâm niên trong ngành, có sự am hiểu thị trường, công việc kinh doanh cũng như kỹ thuật ngành dệt, có mối quan hệ làm ăn uy tín nhiều năm qua. Do vậy, việc xây dựng nhà máy sợi phù hợp với sở trường của khách hàng và với nhu cầu của ngành dệt may hiện nay. 5. Các giả định để tính toán (bảng thông số của dự án) KHOẢN MỤC ĐVT TRỊ GIÁ Vòng đời dự án năm 8 Công suất khai thác qua các năm %/năm Năm thứ nhất nhà máy sẽ hoạt động với 85% công suất, từ năm thứ 2 đến năm thứ 4 hoạt động đạt 100% công suất. Từ năm thứ 6 giả định công suất hoạt động còn 85% công suất. Doanh thu sẽ tăng, giảm tương ứng với công suất. Suất chiết khấu % năm 8% đối với USD và 14 % đối với VND Lãi suất vay % năm Thời gian khấu hao (phương pháp đường thẳng) năm 5 Thuế thu nhập doanh nghiệp % 28% Các thông số khác Tỷ giá USD/VND: 16.100, thời gian vay là 5 năm  Các thông số của dự án được dựa trên kế hoạch chi tiết của Công ty TNHH Tân Nhật Thái và các thông số chung của ngành. Các giả định khác: + Tỷ lệ biến động tỷ giá giữa ngoại tệ và VND không đáng kể + Tổng chi phí hoạt động ước tính chiếm khỏang 80% doanh thu, hao hụt nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất ít. + Tiền thuê đất hàng năm được tính vào chi phí khấu hao. + Chi phí tài chính và các chi phí khác phát sinh trong quá trình hoạt động không đáng kể. + Một số chi phí, doanh thu có thể chênh lệch do tỷ giá. 6. Dòng tiền thu/chi dự án (Xem phụ lục bảng lưu chuyển tiền tệ của dự án đính kèm) 7. Các chỉ tiêu tài chính của dự án Chỉ số Giá trị Hiện giá thu nhập ròng (NPV) 8,442 triệu đồng NPV >0 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) 22,16% IRR > 14% Thời gian hoàn vốn đầu tư 4,24 năm Thời gian hoàn vốn đầu tư có chiết khấu 5,35 năm Nhận xét:  Các chỉ số tài chính của dự án đều phù hợp với điều kiện nên dự án khả thi về tài chính. 10 [...]... vốn hàng bán/doanh thu % 49.3 70 32.195 3 Giá vốn hàng bán (1x2) Trđ 4.205 36.400 (135) 4 Thời gian luân chuyển hàng tồn kho Ngày 255 120 49 5 Thời gian thu hồi công nợ Ngày 11 60 30 6 Thời gian thanh to n công nợ Ngày 0 30 (116) 7 Thời gian thiếu hụt nguồn tài trợ (4+5-6) Ngày 266 150 11.899 8 Nhu cầu vốn lưu động (7x3/365) Trđ 3.070 14.959 7.889 9 Vốn tự có tham gia Trđ 3.070 10.959 10 11 12 Vốn huy... chính theo thực tế kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2008 và dự phóng doanh thu năm 2009 Nhu cầu vốn lưu động được xác lập theo kỳ kế hoạch có điều chỉnh thời gian thu hồi công nợ, thời gian thanh to n công nợ và thời gian luân chuyển hàng tồn kho trên cơ sở doanh thu của nhà máy sợi trong 6 tháng (theo kế hoạch của Công ty Tân Nhật Thái, đến hết tháng 6/2009 Công ty sẽ đi vào sản xuất những lô... nguồn vốn tự có, vốn chiếm dụng thông qua TSLĐ ròng dự kiến cho kỳ kế hoạch; khả năng tìm kiếm nguồn tài trợ từ các định chế tài chính; việc thiết lập các kế họach tài chính ngắn hạn của DN thì các tính to n về nhu cầu vốn là hợp lý Mục đích sử dụng vốn của Công ty là rõ ràng, có hiệu quả  Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu: 23,08% là phù hợp với tiềm lực thực tế, ngành nghề kinh doanh của Doanh nghiệp (trong . liệu đầu vào Nguyên liệu thô: xơ cotton tái chế, bông phế cotton và polyester (chủ yếu nhập từ Thổ Nhĩ Kỳ) Sản phẩm của dự án Sản xuất sợi cotton và sợi pha cotton Thị trường tiêu thụ và kế hoạch. 3.37% Lãi ròng/tổng tài sản (ROA) 2.39% 1.77% (0.62) Nhận xét:  Hệ số khả năng thanh to n nhanh và thanh to n hiện thời của Công ty năm 2008 giảm so với năm 2007 và nhỏ hơn 1, tuy nhiên hệ số. 12/01/2009. 3. Nguồn vốn đầu tư dự án NGUỒN VỐN SỐ TIỀN TỶ TRỌNG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN Tổng dự to n (chi tiết dự to n) USD 1,584 triệu tương đương 25,5 tỷ đồng 100% Vốn tự có tham gia USD 1,273 triệu

Ngày đăng: 14/08/2014, 12:21

Xem thêm

w