1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu Thăng Long – Hà Nội là trái tim Tổ Quốc potx

6 386 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 376,13 KB

Nội dung

Thăng Long Nội trái tim Tổ Quốc Thăng Long Nội trái tim tổ quốc mà cách nay ngót ngàn năm, khi chọn đất để thực hiện ý chí “muốn đóng đô ở trung tâm mưu toan nghiệp lớn. Tính kế muôn đời cho con cháu” đức vua Lý Thái Tổ từ Hoa Lư hiểm yếu đã tìm đến một linh địa mà “Chiếu rời đô” đã chỉ rõ: “Ở trung tâm cõi bờ đất nước, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, vị trí ở giữa bốn phương đông, tây, nam, bắc, tiện hình thể sông núi sau trước. Ở đó địa thế rộng mà bằng phẳng, vùng đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật rất phong phú và tốt tươi. Xem khắp đất Đại Việt chỗ ấy nơi hơn cả, thật chỗ hội họp của bốn phương, nơi đô thành bậc nhất của đế vương”. Khách sạn Métropole Và mùa thu năm 1010, nước Đại Việt của triều Lý đã định đô nơi mảnh đất từ bờ con sông Hồng, khi đoàn thuyền ngự cập bến, Lý Thái Tổ đã thấy hiển hiện trong trí tưởng tượng của mình một con rồng huyền thoại vươn mình bay lên. Ngài bèn đặt tên cho kinh đô của quốc gia Đại Việt “Thăng Long” như đặt niềm tin tưởng cho thế hệ nước vươn mình bước vào một thiên niên kỷ mới. Sử gia Ngô Thì Sỹ sau này viết rằng “xét về sự quyết đoán sáng suốt, mưu kế anh hùng, thực những vua tầm thường không thể theo kịp” (Đại Việt sử ký tiền biên); còn Bác Hồ trong diễn ca “Lịch sử nước ta” thì coi Lý Thái Tổ một vị vua “phi thường”. Chọn đất Thăng Long làm kinh đô, Lý Thái Tổ không phải tìm đến vùng đất mới lạ mà chính trở về với cội nguồn. Cách đó chẳng bao lâu và bao xa, Ngô Vương Quyền, người anh hùng cái thế đã chỉ một lần đại thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (938) đã giành lại quyền tự chủ cho dân Việt, chấm dứt một thiên niên kỷ bắc thuộc chẳng đã đóng đô tại Cổ Loa, đế đô xưa thời An Dương Vương xây Thành Ốc, cũng rất gần nơi Ông Gióng hiển thánh (Sóc Sơn) sau khi đánh thắng giặc Ân, kề với nơi Hai Bà Trưng đã “nối nghiệp Vua Hùng” để “Lĩnh Nam riêng một triều đình” (Mê Linh). Và cũng soi bóng núi Tản sông Hồng, Thăng Long, Cổ Loa đều chầu về đất Tổ Phong Châu, kinh đô huyền thoại đời các Vua Hùng dựng nước. Bách Thảo Như vậy, chỉ rất ngắn ngủi vài thập kỷ buộc vua Đinh phải chọn nơi hiểm yếu Hoa Lư để lo ổn định đất nước, tiếp đó vua Lê Đại Hành từng xuất quân nối nghiệp Đinh Tiên Hoàng và nối chí Ngô Vương Quyền đại thắng giặc Tống lần nữa trên sông Bạch Đằng (981) thì việc định đô của Lý Thái Tổ vào năm 1010 chính sự nối lại mạch xưa sau một nghìn năm mất nước. Kể từ đó trải dài 8 thế kỷ liên tục, Thăng Long dù có lúc mang tên khác như Đông Đô (thời Hồ), Đông Quan (thời giặc Minh tạm chiếm) hay Đông Kinh (thời Hậu Lê)… thì mãi mãi vẫn kinh đô nước Đại Việt, nơi “lắng hồn núi sông ngàn năm” như sau này nhà thơ nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Đình Thi đã cảm nhận. Đền hàng hoa trên đất của các làng Ngọc Hà, Hữu Tiệp và Khán Xuân. Và đất Thăng Long ấy không chỉ nơi xây “tám điện ba cung”, có thành quách, cung vua phủ chúa, nơi đô hội trù phú, đến thế kỷ XV, XVI khi các thương nhân, giáo sĩ hay du khách phương Tây đặt chân tới đã từng để ca ngợi và nhắc đến các địa danh nổi tiếng như Paris hay Venise mà nó còn nguồn lực tinh thần để “mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời”. Lịch sử 8 thế kỷ đã chứng kiến nhiều bước thăng trầm của lịch sử Thăng Long cũng số phận của quốc gia Đại Việt. Từng trải qua biết bao thử thách: trong vòng 30 năm (1258-1288) ba lần kinh thành bị bỏ ngỏ để giặc Nguyên Mông chiếm đóng; những trận tàn phá của giặc Chiêm thời cuối Trần; 20 năm ròng mang tên Đông Quan và trị sở của giặc Minh; rồi những cuộc tương tàn giữa cung vua phủ chúa và phân tranh Trịnh Nguyễn… khiến thành quách, dinh thự, phố phường có kẻ phá người xây. Nhưng mãi mãi Thăng Long vẫn nơi quyết định vận mệnh sống còn của dân tộc. Để gìn giữ kinh thành Thăng Long, nhà Lý dựng chiến tuyến trên dòng Như Nguyệt để từ đó vang lên lời thơ thần gắn với tên tuổi anh hùng Lý Thường Kiệt: “Nam quốc sơn Nam Đế Cư”. Không chỉ có Bạch Đằng mà còn có những địa danh Đông Bộ Đầu, Chương Dương Độ, Hàm Tử Quan… quyết định 3 lần chiến thắng giặc Nguyên Mông. Không chỉ có Chí Linh, Chi Lăng, Xương Giang mà chính tại bến Bồ Đề bên thành Đông Quan, đại bản doanh của Bình Định Vương Lê Lợi và vị mưu sĩ kiệt xuất Nguyễn Trãi đã “tâm công” đánh bại ý chí xâm lược của giặc Minh, tổ chức Hội thề Đông Quan để nêu rõ chính nghĩa sáng ngời “Lấy đại nghĩa thắng hung tàn, Lấy chí nhân thay cường bạo”, rồi để lại dấu tích trên hồ Hoàn Kiếm biểu trưng cho lòng chuộng hòa bình, ưa hòa hiếu của dân tộc ta. Và hào hùng hơn hết trận thần tốc đại phá giặc Thanh vào mùa Xuân năm Kỷ Dậu ghi dấu bằng chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa và hình ảnh người anh hùng Quang Trung chiến bào xanh màu thuốc súng tiến vào giải phóng kinh thành Thăng Long đúng ngày Tết rực rỡ sắc hoa đào (1789). Do vậy, câu nói “Thăng Long phi chiến địa” phải chăng chỉ ao ước về một trái tim quốc gia đã ươm mầm văn hiến thuở khởi công ít lo dựng thành quách mà chỉ mong gây dựng nguyên khí quốc gia mà sớm lập Văn Miếu Quốc Tử Giám làm trọng… Còn mỗi lần Tổ quốc lâm nguy thì Thăng Long lại trở thành “quyết chiến địa”. Phải chăng cũng vì thế, đến cuối thế kỷ XVIII, khi quốc gia đã dài rộng từ sông Hồng tới Cửu Long, sử gia Ngô Thì Sĩ đã tìm trong 8 thế kỷ lịch sử của Thăng Long để đúc thành một lời răn: “Hình thế nước Việt không nơi đâu hơn nơi này. Cho nên trước kia vua nhà Đinh, nhà Lê (tức Tiền Lê) bỏ đất ấy mà ở Hoa Lư, sau đó nhà Hồ cũng bỏ đất ấy mà ở An Tôn thì đời làm vua ngắn ngủi, thân bị bắt, nước bị mất vì không được địa lợi” (Đại Việt sử ký tiền biên). Chỉ sau đó không lâu, nhà Nguyễn lập triều (1802), Gia Long cho dời đô vào Huế, Minh Mạng đổi Thăng Long thành Nội (1831), thành quách bị hạ thấp, vua chúa quan lại bỏ đi… nhưng như nhận xét của một người nước ngoài viết vào cuối thế kỷ XIX: “vua chúa không còn nhưng Nội vẫn thành phố đứng đầu vương quốc về nghệ thuật, công nghiệp, thương mại và sự giàu có, về số dân đông đúc, về sự lịch duyệt và học vấn… Nội vẫn trái tim của đất nước này” (Sylvestre Vương quốc An Nam, Paris 1889). Dù kinh thành Huế với công sức của cả nước được dựng lên rất đẹp bên bờ sông Hương, nhưng số phận của triều Nguyễn không bền lâu. Chỉ nửa thế kỷ sau nó đã phải đứng trước thử thách chống giặc ngoại xâm. Nước mất vào tay thực dân, kinh đô Huế vẫn còn, triều đình Nguyễn vẫn còn nhưng nó không thể giữ nổi nhịp đập để bảo tồn sức sống của dân tộc. Cuộc đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng cuộc đấu tranh để chấm dứt chế độ quân chủ ở Việt Nam diễn ra trong suốt nửa đầu thế kỷ XX, thế kỷ cuối cùng của thiên niên kỷ này, một lần nữa minh chứng cho cái chân lý của lịch sửdân tộc Việt Nam. Mùa thu năm 1945, cuộc Cách mạng tháng Tám bùng nổ. Từ chiến khu Việt Bắc, Đại hội Quốc dân Tân Trào được triệu tập thể hiện ý chí của toàn thể dân tộc Việt Nam đã quyết định lấy Nội làm Thủ đô của đất nước. Ngày 25-8-1945, lần đầu tiên Bác Hồ đặt chân lên mảnh đất thiêng này. Và ngày 2-9-1945 giữa lòng Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra Nhà nước Dân chủ Cộng hòa. Ngày hôm đó, cả nước đã hướng về Nội để lắng nghe từ trái tim mình tiếng vọng ngàn năm lắng hồn sông núi” từ Thủ đô của nước Việt Nam độc lập. Sau ngày Cách mạng thành công vị Chủ tịch nước Việt Nam mới đã viếng thăm Đền Đô, nơi thờ Lý Thái Tổ và các vị vua nhà Lý như để cáo với các bậc tiên liệt rằng nay nước nhà đã độc lập, non sông đã về một mối và Nội nay đã nối lại mạch xưa của Thăng Long đề mãi mãi không chỉ một kinh đô sắp tròn ngàn tuổi mà trái tim của một dân tộc có cội nguồn từ đời các vua Hùng dựng nước và sẽ trường tồn mãi mãi cùng thời gian, vững bước vào một thiên niên kỷ mới với dáng vóc ngày càng hiện đại nhưng vẫn mang cốt cách của một Thăng Long ngàn năm Văn Hiến. . Thăng Long – Hà Nội là trái tim Tổ Quốc Thăng Long – Hà Nội trái tim tổ quốc mà cách nay ngót ngàn năm, khi chọn. kinh thành Thăng Long đúng ngày Tết rực rỡ sắc hoa đào (1789). Do vậy, câu nói Thăng Long phi chiến địa” phải chăng chỉ là ao ước về một trái tim quốc

Ngày đăng: 26/02/2014, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w