Mạng băng thông rộng Các mạng truyền thông hiện nay thường chỉ cung cấp một vài loại dịch vụ thông tin. Trong khi đó, nhu cầu trao đổi thông tin của người sử dụng ngày càng gia tăng và đa dạng, đòi hỏi khả năng kết nối mọi nơi mọi lúc và tốc độ truy cập cao. Mạng băng thông rộng (broadband network) là một hướng phát triển có nhiều tiềm năng để đáp ứng nhu cầu này. Ngư ời ta rất mong muốn có một mạng đơn l ẻ cung cấp tất cả các dịch vụ thông tin liên lạc như điện thoại, e-mail, truy cập Internet, xem phim, nghe nh ạc… để tận dụng hiệu quả của việc chia sẻ tài nguyên mạng. Yếu tố kinh tế này đã là động cơ thúc đẩy việc phát triển một mạng dịch vụ tích hợp. Sự tích hợp sẽ giúp đơn gi ản hóa việc quản lý mạng, tăng tính linh hoạt trong việc cải tiến các dịch vụ hiện hữu cũng như gi ới thiệu các dịch vụ mới. Với những tiến bộ trong công nghệ băng thông rộng và xử lý thông tin với tốc độ cao, việc triển khai một mạng tích hợp như thế không còn là một ước mơ nữa. Các dự án mạng băng thông rộng Một mạng viễn thông lý tưởng cần có các đặc tính : băng thông rộng, truyền thông đa phương tiện, truy cập đa điểm, tốc độ truyền tải ở nhiều cấp độ, và dịch vụ đa dạng. Nó có thể chuyển tải thông tin ở dạng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh tĩnh, video hay bất kỳ sự kết hợp nào giữa các dạng thông tin này. Trong khi đó, mỗi dạng thông tin lại có những yêu cầu riêng về băng thông, độ trễ và độ chuẩn xác khi được phân phối trên mạng. Vì vậy, một mạng băng thông rộng có thành phần và cấu trúc rất phức tạp. Hiện nay, mạng băng thông rộng thường được triển khai rộng rãi là hệ thống B-ISDN (Broadband Integrated Services Digital Network – Mạng tích hợp các dịch vụ kỹ thuật số trên nền băng thông rộng) có tốc độ truyền tải dữ liệu từ 2 Mbps đến hàng trăm Mbps. Hệ thống này chủ yếu sử dụng phương th ức truyền tải không đồng bộ (Asynchronous Transfer Mode – ATM), cho phép lưu chuyển cùng một lúc dịch vụ thoại đồng bộ và dịch vụ dữ liệu không đồng bộ. B-ISDN được Ủy ban Tư vấn quốc tế về điện thoại và đi ện báo (CCITT) thuộc Hiệp hội Viễn thông quốc tế (ITU) phát triển từ năm 1988 để cung cấp một kế hoạch chi tiết cho việc tích hợp các dịch vụ thoại, video và dữ liệu (triple play) trong thế kỷ 21. Kiến trúc B-ISDN sử dụng ATM ở tầng liên kết dữ liệu (data link layer) để chuyển mạch và SONET (Synchronous Optical Network – mạng cáp quang đồng bộ) ở tầng vật lý (physical layer) để cung cấp những kết nối tốc độ cao. Do phải phục vụ cho các nhu cầu dịch vụ hết sức đa dạng nên mạng B-ISDN phải có cấu trúc phân tầng, gồm mạng của người sử dụng, mạng truy cập, mạng trung kế (trunk network) và mạng đường dài. Ngoài ra còn có m ạng quản lý (Telecommunication Management Network – TMN) và mạng thông minh (Intelligent Network – IN) là hai mạng giám sát, điều hành, báo hiệu và cung cấp các dịch vụ thông minh cho B-ISDN. Một trong những công nghệ cáp quang đang được nhiều nước trên thế giới triển khai là mạng cáp quang đến tận nhà (Fiber To The Home – FTTH), một công nghệ băng thông rộng có tốc độ nhanh hơn DSL. Tháng 9-2005, hãng Verizon ở Bắc Mỹ cũng đã giới thiệu dự án FiOS (Fiber Optic Service), một dịch vụ viễn thông sử dụng một đường cáp quang chạy thẳng đến nhà người tiêu dùng, cung cấp mọi dịch vụ từ thoại, dữ liệu Internet đến ti-vi có độ phân giải cao. Hãng này hy vọng đến năm 2010 sẽ có khoảng 3-4 triệu người đăng ký sử dụng dịch vụ này. Trong khi đó, từ tháng 12-2003, Liên minh châu Âu (EU) đã thực hiện dự án Broadwan với mục đích phát triển công nghệ và kiến trúc mạng băng thông rộng, trong đó tập trung vào phương thức truy cập không dây. Dự án này sẽ cung cấp các dịch vụ băng thông rộng cho tất cả mọi người ở châu Âu. Broadwan có 25 đối tác tham gia, gồm các nhà điều hành mạng, các công ty viễn thông, các học viện và các hãng tư vấn trong ngành đến từ mười quốc gia Âu châu. Tương lai đầy hứa hẹn Các nhà phân tích dự đoán sẽ có hơn 100 tỷ đô-la Mỹ được đầu tư vào việc nâng cấp các cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ di động và video băng thông rộng từ nay đến năm 2011. Theo công ty Redback Networks thuộc tập đoàn viễn thông Ericsson, video và các chương trình theo yêu cầu đang chiếm hơn phân nửa lưu lượng truyền tải trên Internet, và số lượng này có khả năng tăng gấp đôi trong mỗi 18-24 tháng. Công ty Redback nhận định trong khoảng thời gian này sẽ có ba làn sóng cơ hội phát triển cho mạng băng thông rộng. Làn sóng thứ nhất là s ự gia tăng triển khai các dịch vụ triple play. Làn sóng thứ hai là kết hợp các mạng dành cho doanh nghiệp với mạng của người sử dụng để hợp nhất việc thông tin liên lạc và cải thiện các hoạt động của doanh nghiệp. Làn sóng thứ ba là giới thiệu những mạng điện thoại di động nhanh hơn (với tốc độ truyền tải từ 14 Mbps đến 144 Mbps) để cơ động hóa khả năng sản xuất của doanh nghiệp và các dịch vụ triple play cho người sử dụng. Cả ba làn sóng này sẽ mở rộng thị trường băng thông rộng với hơn 250 triệu người sử dụng. Công ty Redback tin rằng sẽ có khoảng hai tỷ người sử dụng các phương tiện truyền thông có dây và không dây chuyển sang dùng các m ạng băng thông rộng đa dịch vụ trong vòng năm năm nữa. Vì thế, các nhà điều hành mạng viễn thông cần phải tích hợp các hệ thống liên lạc có dây và không dây của họ để có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh gay gắt này. Hai lợi ích hàng đầu của việc cung cấp các dịch vụ hội tụ cố định và di động (fixed- mobile convergence – FMC) là gia tăng doanh thu bình quân tính trên đầu người sử dụng (Average Revenue Per User – ARPU) và duy trì dòng thông tin lưu chuyển trong mạng. Công ty Alcatel cũng nhận định tương lai của ngành viễn thông quốc tế phụ thuộc vào việc cung cấp cho người sử dụng sự tiện dụng của các dịch vụ tích hợp trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Theo công ty này, kh ả năng cung cấp các dịch vụ triple play cùng với sự hội tụ về mạng và các dịch vụ là những tài sản mới nhất của các nhà cung cấp dịch vụ. Những yếu tố quan trọng góp phần cho sự thành công trong tương lai của một nhà điều hành mạng là đóng gói và tích hợp các dịch vụ để phân phối chúng trên Internet nhanh hơn, an toàn hơn, chất lượng hơn với chi phí ít hơn. Đăng Thiều Theo Redback Networks, Alcatel-Lucent, TBVTSG . công nghệ băng thông rộng và xử lý thông tin với tốc độ cao, việc triển khai một mạng tích hợp như thế không còn là một ước mơ nữa. Các dự án mạng băng thông rộng Một mạng viễn thông lý. các dạng thông tin này. Trong khi đó, mỗi dạng thông tin lại có những yêu cầu riêng về băng thông, độ trễ và độ chuẩn xác khi được phân phối trên mạng. Vì vậy, một mạng băng thông rộng có thành. nay, mạng băng thông rộng thường được triển khai rộng rãi là hệ thống B-ISDN (Broadband Integrated Services Digital Network – Mạng tích hợp các dịch vụ kỹ thuật số trên nền băng thông rộng)