VìsaoViệtNamchưalàmđượcđiều đó? Tôi rất ngạc nhiên là tại sao vốn đầu tư nước ngoài FDI vào nông nghiệp ViệtNam lại ít ỏi như vậy. Có thể là do ngành nông nghiệp ViệtNam có nhiều công ty Nhà nước, họ can dự ở nhiều lĩnh vực và khiến các nhà đầu tư nước ngoài không biết “luật chơi” là gì, khiến khu vực tư nhân băn khoăn, làmsao họ có thể cạnh tranh. Thứ hai, nông nghiệp ViệtNam không có điều kiện để làm những điền trang lớn (diện tích bị chia cắt thành các khoảnh nhỏ). Các nhà đầu tư khó có thể làm việc với hàng ngàn nông dân được. Chẳng hạn như ở Thái Lan, Campuchia, họ có những thửa rộng hàng ngàn hecta. Trở lại câu chuyện nhân lực ngành nông nghiệp, theo ông, ViệtNam cần có định hướng như thế nào? Lực lượng lao động dồi dào của các bạn có thể giúp tạo ra hàng hóa nông thủy sản có giá trị cao. Chẳng hạn, họ tham gia chuỗi nhà máy chế biến hoặc hệ thống dịch vụ phân phối nông sản. Đó là nơi ViệtNam có tiềm năng lớn để phát triển. Hiện ViệtNam vẫn là nguồn xuất thô nhiều nguyên liệu, chứ ít thấy sản phẩm Made in Vietnam. ViệtNam có nhiều tre nhưng lợi nhuận lại đượclàm ra ở Trung Quốc. Họ nhập tre và làm ra các sản phẩm có giá trị cao. Họ nhập sắn từ ViệtNam để chế biến thức ăn chăn nuôi… Nhiều loại nguyên liệu khác cũng vậy. Nếu không có đầu tư thì ViệtNam mãi chỉ là nơi cung cấp nguyên liệu thô và lợi nhuận được tạo ra ở những nơi khác. Và ấn tượng của tôi với nông thôn ViệtNam là người nông dân không được hưởng thụ sự giàu có từ công việc của mình và họ vẫn phải làm việc rất vất vả. ong, vẫn còn nhiều hạn chế Tuy nhiên, cũng cần nhìn thẳng vào sự thật là, tăng trưởng nông nghiệp trong thời gian qua chủ yếu theo chiều rộng thông qua tăng diện tích, tăng vụ và dựa trên mức độ thâm dụng các yếu tố vật chất đầu vào cho sản xuất (lao động, vốn, vật tư) và bóc lột đất đai. Sản xuất nông nghiệp đã và đang có dấu hiệu gây tác động tiêu cực đến môi trường, như: mất đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm nguồn nước, đất đai bị bạc màu, thoái hóa do hóa chất, tăng chi phí sản xuất và đe dọa tính bền vững của tăng trưởng. Vì vậy, chất lượng và tính bền vững của tăng trưởng nông nghiệp ViệtNam là vấn đề cần được quan tâm trong giai đoạn tới. Trong tương lai, nguồn lực cho tăng trưởng nông nghiệp sẽ không còn được dồi dào, nông nghiệp sẽ phải cạnh tranh với các ngành công nghiệp và dịch vụ khác. Chí phí sản xuất ngày càng cao cũng bắt đầu làm giảm khả năng cạnh tranh của nông nghiệp ViệtNam với vị thế nhà sản xuất “chi phí thấp” trên thị trường quốc tế. "Xây dựng nông thôn mới" là chương trình lớn nhất từ trước đến nay trong ngành Nông nghiệp, nhiều kế hoạch, cơ chế chính sách đã được ban hành, nhưng nhiều nơi vẫn mới dừng lại ở quy hoạch, đề án. Đặc biệt, nếu nhìn lại tốc độ tăng trưởng của Ngành trong những năm gần đây, sẽ thấy sự giảm sút đáng ngại của nông nghiệp Việt Nam. Tốc độ tăng GDP nông nghiệp giai đoạn 1995 - 2000 đạt 4%/năm, giảm xuống còn 3,83%/năm trong giai đoạn 2001 - 2005 và 3,4%/năm trong giai đoạn 2006-2011. Tỷ lệ giá trị gia tăng so với tổng giá trị sản xuất nông nghiệp cũng có xu hướng giảm, từ 66,35% năm 2000 xuống 57,6% năm 2011 (theo giá thực tế) và 45,6% năm 2000 xuống 38,3% năm 2011 (theo giá so sánh). Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do đầu tư cho nông nghiệp ngày càng giảm dần, không tương xứng với sự đóng góp của nông nghiệp cho nền kinh tế. Nếu như năm 2000, tỷ trọng đầu tư vào ngành Nông nghiệp chiếm 13,85% tổng đầu tư của xã hội, thì tới năm 2005 chỉ
còn 7,5%; năm 2008: 6,45%; năm 2009: 6,26%; năm 2010: 6,2%. Đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ cho nông nghiệp cũng giảm, từ 21,5% năm 2006 xuống 21,3% năm 2010 trong tổng số. Đặc biệt, việc thống kê về đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn rất khó bóc tách do có rất nhiều khoản chi cho công nghiệp, kết cấu hạ tầng quốc gia nằm trên địa bàn nông thôn. Trong khi đó, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp luôn chịu độ rủi ro rất cao (tuy việc bảo hiểm nông nghiệp đã được đặt ra, nhưng mới chỉ ở giai đoạn thí điểm đối với một số loại cây và con) càng khiến các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài dè dặt khi đầu tư. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài đã giảm đáng kể, từ 8% năm 2001 xuống còn chỉ 1% năm 2010. Đầu tư của tư nhân trong nước chỉ chiếm từ 13-15% tổng số đầu tư mới của mỗi năm. Hơn nữa, quá trình đổi mới và gia tăng giá trị của ngành Nông nghiệp có dấu hiệu chậm lại.Đối với những loại cây trồng quan trọng, tốc độ tăng năng suất đã chậm lại. Trong lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh tràn lan đang dẫn tới bất ổn về năng suất và thu nhập. Tỷ lệ giá trị gia tăng so với tổng giá trị sản xuất nông nghiệp cũng có xu hướng giảm, từ 66,35% năm 2000 xuống 58,8% năm 2010 (theo giá thực tế) và 45,6% năm 2000 xuống 38,8% năm 2010 (theo giá so sánh). ViệtNam chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô, trong khi hàng hóa thành phẩm được sản xuất ở nước khác và sau đó lại được nhập khẩu trở lại Việt Nam. Công nghiệp chế biến nông sản vẫn còn kém phát triển. ViệtNam chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô, trong khi hàng hóa thành phẩm được sản xuất ở nước khác và sau đó lại được nhập khẩu trở lại Việt Nam. Điều này phản ánh nông dân, doanh nghiệp ViệtNam đang tự làm thất thoát giá trị hàng nông sản trên thị trường quốc tế. Cho tới nay, chỉ có rất ít thương hiệu và chỉ dẫn địa lý nổi tiếng gắn với nông sản Việt Nam. Tình trạng sản xuất nông nghiệp manh mún, ruộng đất bị xé lẻ, phần lớn nông hộ có diện tích đất nhỏ, rải rác làm tăng rủi ro, ngăn cản quá trình áp dụng công nghệ tiên tiến, khó bảo quản hàng hóa, tăng chi phí sản xuất, gây phức tạp cho quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, kiểm soát dịch bệnh, cản trở phát triển hợp tác nông-công do tính rủi ro khi ký kết hợp đồng bao tiêu nông sản với hàng trăm nông hộ nhỏ, lẻ. Để nâng “chất” cho nông nghiệp việtNam Trong thời gian tới,“ngành Nông nghiệp sẽ phải nâng cao vị thế cạnh tranh trên cơ sở nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và an toàn vệ sinh thực phẩm”, đó là nhấn mạnh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại dự thảo Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Việt Nam. Điều này có thể đạt được thông qua tận dụng tiềm năng và cơ hội để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị gia tăng hàng nông sản, đồng thời giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Để làmđượcđiều này, cần triển khai một số giải pháp sau: Thứ nhất, tăng cường đầu tư vào phát triển nghiên cứu có chọn lọc; tích cực chuyển giao công nghệ, đào tạo và dạy nghề cho nông dân nhằm phát huy tài nguyên con người và áp dụng khoa học - công nghệ có hiệu quả. Đây là động lực chính cho tăng trưởng nông nghiệp tương lai, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng của nông sản; tăng khả năng cạnh tranh ở trong nước và ngoài nước. Công nghệ cao là hướng đi duy nhất để nâng cao giá trị gia tăng của nông sản hàng hóa, khi mà các động lực khác cho phát triển như đất đai, lao động đều bị giới hạn. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không tham gia vào quá trình này e rằng sẽ khó thành công. Tuy nhiên, do nông nghiệp là lĩnh vực rủi ro cao, phụ thuộc lớn vào vùng nguyên liệu và thời tiết…, nên Đảng và Chính phủ cần rà soát, ban hành đồng bộ các chính sách để thu hút doanh nghiệp về nông thôn. Thứ hai, có chính sách bảo hộ hợp lý đối vối nông sản trên cơ sở tuân thủ các quy định của WTO cùng các chính sách hỗ trợ khác. Chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp gồm 2 loại: hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu. Nông dân ViệtNam vẫn cần tiếp tục nhận được những hỗ trợ khác để giúp đỡ họ trong phát triển sản xuất nông sản nhằm xóa đói giảm nghèo. Nhà nước cần hỗ trợ
mạnh cho các hợp tác xã, hội nông dân để giúp các tổ chức này hoạt động tốt trong vai trò cung ứng vật tư nông nghiệp thiết yếu, đào tạo, dạy nghề, cung cấp thông tin, hỗ trợ kinh phí, điều kiện sinh hoạt, buôn bán xuất khẩu nông sản, bảo vệ lợi ích của người nông dân. Thứ ba, cần xem xét và thực hiện có hiệu quả chính sách dồn điền đổi thửa. Nghiên cứu cho thấy, diện tích ruộng đất bình quân ở ViệtNam chỉ có 0,6 ha/hộ vào loại thấp nhất thế giới. Tình trạng này dẫn đến sản xuất phân tán manh mún, năng suất không cao, không hiệu quả. Chính sách dồn điền đổi thửa cho phép xử lý vấn đề đất đai manh mún, song cần có những tác động hỗ trợ cần thiết của Chính phủ trong tiến trình này và nên tiến hành từng bước tích tụ ruộng đất gắn với phân công lại lao động trong nông thôn, nông nghiệp trên cơ sở phát triển kinh tế hộ gia đình. Thứ tư, tạo điều kiện cho nông dân, khu vực kinh tế tập thể, doanh nghiệp nông nghiệp mở rộng sản xuất, Nhà nước cũng cần sớm rà soát, điều chỉnh để nâng cao chất lượng tín dụng nông nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để nông dân, các doanh nghiệp nông nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn. Vì hiện nay, tuy đã có chính sách về vấn đề này, nhưng còn chưa đồng bộ, nhiều điểm thiếu hợp lý. Điển hình như Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, thì nhiều nông dân sống ở các phường mới đượcđô thị hóa không được tiếp cận nguồn vốn này, vì Nghị định chỉ quy định cho nông dân ở xã mới được vay vốn. Hoặc, chính sách hỗ trợ nông dân tiếp cận nguồn vốn để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị sản xuất nông nghiệp quy định chỉ hỗ trợ nông dân mua các loại máy nông nghiệp có tỷ lệ nội địa hóa từ 60% trở lên (Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg), nhưng thực tế, nông dân không muốn vay là do các máy móc có tỷ lệ nội địa hóa cao, thì chất lượng lại rất thấp, công suất và độ bền của thiết bị khi vận hành thường không ổn định, dễ gặp trục trặc hơn so với các máy móc nhập ngoại. Thứ năm, xây dựng các đô thị ngay bên trong nông thôn để tạo điều kiện cho người nông dân có thể tự tăng được thu nhập và có động lực ở lại làm giàu cho mảnh đất mình sinh ra và lớn lên. Để làmđượcđiều đó, Chính phủ cần xây dựng kết cấu hạ tầng tốt, đào tạo dạy nghề tốt ở nông thôn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng nhà máy ở nông thôn. Nếu tìm được những ngành nghề có ưu thế để phát triển (phát triển các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp sản xuất vật tư, thiết bị cho nông nghiệp và hàng tiêu dùng cho nông thôn .) cũng sẽ có thể hình thành nhiều đô thị ở nông thôn. Việc này vừa giúp tăng thu nhập cho cư dân nông thôn, vừa giúp giảm áp lực dân nông thôn đổ dồn vào thành thị theo con đường di cư tự phát uỳnh Kim thực hiện - Vìsao nông dân và nông thôn ta vẫn còn nghèo quá, ngay cả trong lúc trúng mùa lúa đông xuân như hiện nay? Giáo sư, tiến sĩ Võ Tòng Xuân. - GS.TS Võ Tòng Xuân: Do ảnh hưởng chung của cả nước, nông thôn ViệtNam đang trải qua giai đoạn có thể gọi là “khủng hoảng”. Người nông dân, nhất là nông dân trồng lúa, phải trả giá rất cao cho mọi thứ; phải chi tiêu nhiều cho đồng ruộng, làm giá thành đội lên trong khi giá bán sản phẩm làm ra không tương xứng. Lao động nông thôn ngày càng hiếm vì một bộ phận đi tìm việc làm ở các khu công nghiệp, và bộ phận khác, nhất là thanh niên, lại ít quan tâm đến việc đồng áng, đôi khi dính líu vào tệ nạn xã hội… Giá phân bón và nông dược đều tăng mà thường bị làm giả quá nhiều, nông dân không nói gì được với đại lý vì phải mua chịu, đại lý đưa gì phải mua nấy rồi ghi nợ. Khi thu hoạch lúa ướt phải chịu, phương tiện phơi sấy hiếm có, bà con trông chờ hàng xáo đến mua giá rẻ, rẻ bao nhiêu cũng phải bán nếu không thì nợ các đại lý tiền phân bón, thuốc trừ sâu… với lãi suất cao. Mà thường là khi hết lúa thì giá lúa mới tăng! - TS Lê Văn Bảnh: Theo tôi, hiện nay các tỉnh thành đều đồng loạt triển khai công nghiệp hóa, đô thị hóa. Tiến trình này làm cho đất sản xuất bị thu hẹp dần trong khi dân số ngày càng tăng, mà cư
dân nông thôn chiếm trên 75% dân số. Trong khi đó thì ảnh hưởng biến đổi khí hậu làm cho thời tiết ngày càng diễn biến khó lường, sản xuất nông nghiệp chưa bền vững, rủi ro cao, thiên tai, dịch bệnh lúc nào cũng treo lơ lửng trên đầu người nông dân. Đa số bà con nông dân vẫn còn lờ mờ về sản xuất theo cơ chế thị trường, hội nhập thị trường thế giới, thường xuyên diễn ra chuyện trúng mùa mất giá. Nông dân ngày càng nghèo vì lý do phải đối mặt với nhiều khó khăn. - TS Dương Văn Ni: Tôi thí dụ câu chuyện về một một ông nông dân. Ổng khỏe mạnh, có nhiều kinh nghiệm trồng lúa, có ruộng tốt và có nguồn nước ngọt quanh năm. Ổng cũng có đủ tiền để mua phân bón, xăng dầu, thuốc sâu… Năm nay nhờ có chủ trương không hạn chế xuất khẩu lúa gạo và thị trường đang thiếu gạo, giá lúa cao và ổng sẽ có thu nhập khả quan. Như vậy, để cho ông nông dân có thu nhập tốt thì cần rất nhiều điều kiện như con người, đất đai, tiền bạc, chính sách, thị trường. Trong đó các điều kiện như con người, đất đai, tiền bạc thì ông nông dân có thể chuẩn bị được; còn với các điều kiện như chính sách hay thị trường thì ổng “bó tay”. Khi nào mà chính sách và thị trường làm không tốt thì nông dân mình còn nghèo. - Bà con nông dân phải đối phó với thực trạng đó như thế nào? - GS.TS Võ Tòng Xuân: Mặc dù bị khó khăn đủ điều như thế, nhiều gia đình tuy không tích lũy được bao nhiêu nhưng cũng ráng “chạy theo thời cuộc”. Ở ĐBSCL, thường thì nông hộ nào cũng ráng có một điện thoại di động, một cái ti vi, hoặc một xe gắn máy Trung Quốc. Công lao động gặt và đập lúa bây giờ lần lần trở thành cơ khí ở nhiều địa phương. Cày bừa thì hầu hết đang được cơ giới hóa. Nhưng cơ bản nhất là bà con nông dân không ngừng tìm tòi kỹ thuật mới hơn để tăng năng suất và giảm giá thành, nơi nào thích hợp thì cố gắng chuyển hướng nông nghiệp để thu thêm lợi tức. Nông dân cũng tự hiểu là làm ăn cá thể trước đây là thượng sách, không cần ai giúp cả. Nhưng bây giờ trong thời buổi toàn cầu hóa, họ thấy dường như mình bị bỏ rơi. Cho nên bà con nông dân tự thấy phải hợp nhau lại để có sức mạnh đối phó với thách thức này. - TS Lê Văn Bảnh: Bà con nông dân có nhiều khó khăn và bất lợi đủ thứ trong cuộc sống nhưng vẫn bình tĩnh đón nhận và tìm cách giải quyết. Họ cố gắng phối hợp với các doanh nghiệp, các nhà khoa học, học hỏi để tự nâng cao trình độ sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Nhờ vậy mà trong mấy năm qua các ngành khác có nhiều biến động do suy thoái kinh tế thế giới, nhưng ngành nông nghiệp vẫn vững vàng, có đóng góp hết sức quan trọng cho kinh tế đất nước. Nhiều bà con nông dân đã thấy được là bây giờ rất cần có kiến thức, có chuyên môn cho nên có người đã phải bán đất là phương tiện sản xuất duy nhất, để cho con ăn học. Tiến sĩ Dương Văn Ni. - TS Dương Văn Ni: Theo tôi, cần phân biệt giữa bản chất và hành động của người nông dân, nhất là nông dân ở ĐBSCL. Nếu chỉ nhìn vào hành động thôi thì chúng ta dễ lầm tưởng là bà con nông dân hiện nay đang bị sự thay đổi xấu cuốn vào. Và có vẻ như cơ hội để cho họ thoát ra khỏi vòng xoáy này là rất thấp. Tuy nhiên, chính bà con nông dân lại là người tạo ra sự thay đổi lớn lao của xã hội. Có thể kể ra đây những ví dụ như năm nào thu nhập của bà con nông dân khả quan thì nămđó không khí Tết tưng bừng hẳn, không phải chỉ có ở nông thôn mà ngay cả ở thành phố. Lớn hơn một chút là sức mua sắm của nông dân đã đẩy mạnh khu vực công nghiệp và cứu nguy cho nền kinh tế trong cuộc khủng hoảng kinh tế vừa rồi. Quan trọng nhất là bà con nông dân là “rường cột” của đất nước từ xưa đến nay trong việc tham gia chống giặc ngoại xâm, bảo đảm an toàn lương thực cho xã hội, giữ vững nền kinh tế của đất nước và gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Sở dĩ bà con nông dân làmđược chuyện to tát đó là nhờ vào bản chất “thích nghi có chọn lọc” của họ. Bản chất này hình thành được nhờ vào truyền thống văn hóa lâu đời, lịch sử phát triển của đất nước và sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên. Nhờ vào bản chất này mà bà con nông dân còn tồn tại cho đến ngày hôm nay, sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử.
Nói như vậy không có nghĩa là hãy để bà con nông dân “tự bơi” trong vòng xoáy của thay đổi đó. Mà những ai đã và đang được bà con nông dân “nuôi”, hãy thực hiện đầy đủ chức năng “do xã hội phân công” của mình, để giảm thiểu những thiệt hại không đáng có đối với nông dân. Có thể kể ra đây những chuyện nho nhỏ như hãy bán cho nông dân hàng hóa có chất lượng tương xứng với tiền họ mua. Hãy mua sản phẩm của họ làm ra tương xứng với sức lao động sản xuất của họ. Hãy dạy con cái của họ ở những vùng nông thôn sâu giống như đang dạy ở các trường chuyên. Hãy xây cầu - đường đàng hoàng xứng với tiền của xã hội đóng góp, trong đó có nông dân . Những chuyện như vầy đã đượcviết đầy rẫy trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chúng thật ra cũng là một phần văn hóa “thuận mua, vừa bán” mà ông cha ta đã dạy. Nghĩa là, bà con nông dân đâu có đòi hỏi được “giúp đỡ” mà họ đang cần được “cư xử bình đẳng”. - Vậy làmsao để giúp nông dân thoát nghèo và làm giàu được? - GS.TS Võ Tòng Xuân: Đất nước ta hoàn toàn có khả năng thay đổi tình thế nông thôn hiện nay. Cái nghèo của nông thôn – chủ yếu do lợi tức người nông dân làm ra bị người khác hưởng – thì cho đến nay trên 35 năm hòa bình rồi mà ta vẫn chưa xóa đi được. Đảng và Nhà nước thấy rồi, nên đã có Nghị quyết 26 về “nông nghiệp – nông dân – nông thôn” nhằm tạo điều kiện để đưa lợi tức đó trở về cho nông dân. Nhưng từ nghị quyết đến thực tế vẫn còn một khoảng cách quá xa. Nhà nước phải có cơ chế để các doanh nghiệp sửa đổi cách làm ăn của họ hiện nay thì mới mong nông dân ta giàu lên. Ai có thể khiển mỗi doanh nghiệp phải lấy nông dân làm gốc (nơi sản xuất nguyên liệu) của mình, đồng thời có cơ chế cho nông dân trung thành với doanh nghiệp của mình? Nếu Nhà nước không làmđược thì không ai làm được. Ở nước ta đã có một vài điển hình nho nhỏ thành công như doanh nghiệp ADC kết hợp với nông dân xã viên Hợp tác xã Mỹ Thành để sản xuất gạo Tứ Quý, hoặc Công ty Kitoku Nhật Bản liên kết với nông dân một số địa phương trong tỉnh An Giang sản xuất gạo Nhật xuất khẩu, hoặc Công ty Cargill và ED&F MAN, với sự yểm trợ kỹ thuật của Tổ chức ACDI/VOCA của Bộ Nông nghiệp Mỹ, đang huấn luyện và cho hàng ngàn nông dân Bến Tre trồng ca cao vay phân bón và thuốc trừ sâu bệnh sản xuất ca cao đạt tiêu chuẩn quốc tế để họ thu mua chế biến. Kiểu làm của Cargill tại Bến Tre cũng tương tự như Công ty Cadbury của Anh Quốc có chương trình yểm trợ kỹ thuật và vật tư cho nông dân trồng ca cao ở 100 xã của Ghana (một quốc gia Tây Phi châu), giúp cho hàng trăm nghìn nông hộ khá giả đồng thời công ty thu mua được đủ lượng ca cao có chất lượng rất cao. Tiến sĩ Lê Văn Bảnh. - TS Lê Văn Bảnh: Cần có sự “liên kết vùng”: quy hoạch lại vùng sản xuất, sự đồng thuận và phối hợp giữa các địa phương để giảm nhẹ thiệt hại do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường… vì những thiệt hại này là không biên giới. Sự liên kết “4 nhà” (nhà nông, doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nước) sẽ làm tăng hiệu quả trong sản xuất hàng hóa, tránh hiện tượng “trúng mùa mất giá”, nâng cao chuỗi giá trị của ngành hàng, phân chia lợi nhuận hợp lý giữa người sản xuất và kinh doanh, xuất khẩu. Để sản xuất ngành hàng có số lượng lớn, chất lượng theo tiêu chuẩn (VietGAP, GlobalGAP…) theo đơn đạt hàng của doanh nghiêp, bà con nông dân cần liên kết hợp tác trong sản xuất, tổ liên minh hợp tác, hợp tác xã, công ty cổ phần nông nghiệp, vùng chuyên canh… Bà con nông dân cũng cần luôn được đào tạo để nâng cao trình độ kỹ thuật trong sản xuất và trình độ quản lý trong điều hành và nắm bắt kịp thời thông tin thị trường. - TS Dương Văn Ni: Trong ngắn hạn là làmsao cho hàng hóa của bà con nông dân sản xuất được lưu thông trôi chảy giữa các vùng - miền trong nước, trong khu vực và quốc tế. Đặc biệt là việc bình ổn giá cả, dự đoán - dự báo thiên tai tin cậy, thì việc thích nghi trong sản xuất, trong đời sống của bà con nông dân sẽ dễ dàng hơn. Vì không ai có thể làm thay cho họ hoặc làm tốt hơn họ, bởi vì chính họ, qua bao nhiêu đổi thay, thăng trầm đã dạy cho hậu thế một kinh nghiệm ngàn vàng, đó là “liệu cơm, gắp mắm”. Trong trung và dài hạn thì giáo dục là con đường duy nhất cần phải làm. Giáo dục cần phải đa dạng và tuân thủ triết lý “không thành danh thì cũng thành nhân”.
Thêm cơ hội để nông dân thoát nghèo Hà Nội Mới - 2 tuần trước (HNM) - Hiện cả nước còn hơn 1,5 triệu hộ cận nghèo, đặc biệt đối tượng này lại rất dễ rơi vào cảnh nghèo thực sự. Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng về tín dụng đối với hộ cận nghèo ban hành ngày 23-2-2013 được đánh giá là sẽ mở ra nhiều cơ hội thoát nghèo bền vững, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội. Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này Theo thống kê, cả nước hiện có hơn 1,5 triệu hộ cận nghèo. Trong số đó, 0,8 triệu hộ đã thoát nghèo nhưng đang còn dư nợ chương trình hộ nghèo khoảng 11.000 tỷ đồng, số còn lại gần như chưađược tiếp cận vốn hỗ trợ ưu đãi. Chủ trương của Ngân hàng Chính sách xã hội ViệtNam (NHCSXH) là với số hộ đang còn dư nợ, tiếp tục cho sử dụng vốn, khi đến kỳ hạn trả nợ sẽ thu hồi để chuyển sang cho số hộ cận nghèo vay. Dự kiến, nguồn vốn cho hộ cận nghèo vay trong năm 2013 khoảng 10.800 tỷ đồng, trong đó khoảng 8.000 tỷ đồng thu được từ vốn tới hạn trả của hộ nghèo đã thoát nghèo. Về cho vay mới từ nay đến cuối năm, NHCSXH ViệtNam sẽ dành khoảng 3.000 tỷ đồng cho hộ cận nghèo và từ năm 2014, sẽ xây dựng kế hoạch vốn tín dụng, trong đó có tín dụng cho hộ cận nghèo để trình Chính phủ phê duyệt. Từ nguồn vốn ưu đãi, các hộ cận nghèo có thể đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Khánh Nguyên Theo Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg, hộ cận nghèo được hưởng toàn bộ ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác như: Vay không thế chấp, được phục vụ thủ tục miễn phí tại địa phương, được cung cấp một số dịch vụ khác của NHCSXH Việt Nam… Theo tính toán, lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo vào khoảng 10,14%/năm, gần tiếp cận với lãi suất thị trường (khoảng 12-15%/năm). Đưa ra mức lãi suất này, cơ quan đề xuất tính toán sẽ đạt được hai mục tiêu: Thứ nhất, mức lãi suất sẽ làm giảm sức ép đối với người vay cũng như nguồn vốn. Hộ vay phải cân nhắc, quyết định có vay hay không, vay khi nào, có trách nhiệm cao đối với đồng vốn. Thứ hai,
mức lãi suất tiệm cận lãi suất thị trường sẽ làm nản lòng những người muốn lợi dụng chương trình để trục lợi… Bên cạnh đó, mức vay tối đa đối với hộ cận nghèo là 30 triệu đồng, chu kỳ vay tùy theo cây, con, mô hình sản xuất (nếu cây trồng hằng năm thì chu kỳ vay tối thiểu là 1 năm; nếu đầu tư chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp thì chu kỳ vay có thể 3-7 năm .), khá phù hợp với việc đầu tư phát triển sản xuất của hộ nông dân cận nghèo. Ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH ViệtNam cho biết: "Nhu cầu vay vốn ưu đãi của hộ cận nghèo không khác hộ nghèo, tuy nhiên, những năm trước dođiều kiện kinh tế đất nước chưa cho phép nên chưađược đáp ứng. Chính sách tín dụng đối với hộ cận nghèo sẽ giúp đối tượng này có vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, không tái nghèo, góp phần quan trọng trong thực hiện chính sách an sinh xã hội hiện nay". Trong chiến lược phát triển của NHCSXH ViệtNam đã được phê duyệt, tín dụng chính sách giảm dần ưu đãi về lãi suất, tăng ưu đãi về cách thức phục vụ. Thực hiện Quyết định số 15/2013/QĐ- TTg, NHCSXH ViệtNam khẳng định cố gắng bảo đảm đủ vốn để đáp ứng nhu cầu vay của các hộ cận nghèo. Đồng thời, hệ thống chi nhánh của ngân hàng sẽ triển khai giải ngân đúng đối tượng, với thủ tục thuận lợi nhất, để các hộ cận nghèo nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ, phục vụ đầu tư, phát triển sản xuất - kinh doanh, vươn lên thoát nghèo bền vững.
. Vì sao Việt Nam chưa làm được điều đó? Tôi rất ngạc nhiên là tại sao vốn đầu tư nước ngoài FDI vào nông nghiệp Việt Nam lại ít ỏi như. triển. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô, trong khi hàng hóa thành phẩm được sản xuất ở nước khác và sau đó lại được nhập khẩu trở lại Việt Nam. Điều