LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Tản Đà- một nhà thơ tiêu biểu của giai đoạn giao thời Á- Âu, giao thờigiữa hai thi pháp văn chương thế kỉ XIX và thế kỉ XX, nên Tản Đà biểu hiệnđầy đủ sự chuyển giao
Trang 1MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Tản Đà- một nhà thơ tiêu biểu của giai đoạn giao thời Á- Âu, giao thờigiữa hai thi pháp văn chương thế kỉ XIX và thế kỉ XX, nên Tản Đà biểu hiệnđầy đủ sự chuyển giao thời đại giữa cũ sang mới, biểu hiện một bản lĩnh của
sự cách tân, chống lại cái cũ trong mình nhưng lại nhanh chóng bị vượt qua,
bị lạc lòng giữa thời đại mới trong thi ca Hơn 80 năm , kể từ khi thơ Tản Đàxuất hiện trên văn đàn, xã hội Việt Nam đã có rất nhiều biến đổi, biến chuyển
và theo nó là tâm thức tiếp nhận cũng thay đổi Trong dòng chuyển lưu đó,đánh giá thơ Tản Đà là một việc cần thiết trong sự ba động của vấn đề cảmthụ và những vấn đề khác
- Là sinh viên ngành sư phạm Ngữ văn, nghiên cứu về tác giả Tản đà làmột việc làm cần thiết, không chỉ rèn luyện cho mình kĩ năng viết tiểu luận
mà nghiên cứu vấn đề còn giúp bản thân tôi hiểu sâu sắc hơn về tác giả nàycũng như có được một hệ thống kiến thức để làm tư liệu cho quá trình giảngdạy sau này
Ví những lí do trên mà tôi đã chọn đề tài: Vấn đề “tương tư” trong thơ Tản Đà
để nghiên cứu
2 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Trình bày những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của tácgiả Tản Đà
- Phân tích, làm rõ vấn đề tương tư trong thơ Tản Đà
Trang 23 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU:
Nếu tính về mặt thời gian, có thể nói từ khi Tản Đà xuất hiện đến khiông mất một thời gian dài vẫn chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể, toàndiện về một phương diện nào đó của thơ văn ông Việc hướng tới nghiên cứu
toàn diện về Tản Đà thì mãi sau này mới thực hiện cuốn “Tản Đà- Khối mâu
thuẫn lớn” của Tầm Dương( NXB Khoa học Hà Nội, 1964).Đa phần Tản Đà
được đề cập đến trong một số quyển sách như cuốn “Nhà văn hiện đại” (Thăng Long tái bản, Hà Nội, 1960) hay “Việt Nam- Văn học bình
giảng”( Tân Việt XB, Sài Gòn, 1953) và các bài viết trên Tạp chí văn học.
Nhưng về vấn đề này thì vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể và toàn diện
4 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và phần Tài liệu tham khảo, phần Nộidung chính của đề tài gồm có 2 chương:
- Chương 1: Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của tác giả Tản Đà
- Chương 2: Vấn đề “ tương tư” trong thơ Tản Đà
Trang 3NỘI DUNG
Chương 1 Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của tác giả Tản Đà
1.1 Tiểu sử và con người:
Tản Đà, tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu sinh ngày 25/5/1889( 20 tháng 4năm Kỷ Sửu, Thành Thái nguyên niên) tại làng Khê Thượng, huyện Ba Vì,tỉnh Hà Tây Nguyên quán của Tản Đà là ở làng Lũ( tức Kim Lũ) huyệnThanh Trì, Hà Nội
Dòng họ của Tản Đà có truyền thống Khoa bảng Thân phụ ông làNguyễn Danh Kế đỗ Cử nhân, làm quan đến chức Án sát Ninh Bình Anhruột( cùng cha khác mẹ) là Nguyễn Tái Tích đỗ phó bảng, làm tri huyện sauđổi sang ngạch Học quan giữ chức Giáo thụ
Mẹ Tản Đà là Nhữ Thị Nghiêm, một đào hát tài sắc Nam Định, lấy lẻNguyễn Danh Kế khi ông làm tri phủ Xuân Trường Bà là người hát hay và cótài làm thơ Nôm Tản Đà là con trai út của cuộc lương duyên giữa tài tử vàgiai nhân này
Cuộc đời Tản Đà trải qua nhiều khóc cười Lên 3 tuổi, bố mất Nămsau, vì bất hòa với gia đình chồng, bà Nhữ Thị Nghiêm bỏ đi, trở lại với nghề
Trang 4trường Hậu bổ vì trượt thi môn vấn đáp tiếng Pháp Thất bại trong thi cử gắnliền với đổ vỡ tình duyên đã khiến cuộc đời Tản Đà rẽ sang một ngã khác.
Năm 1915, Tản Đà có tác phẩm đăng trên Đông Dương tạp chí củaNguyễn Văn Vĩnh và nhanh chóng tạo được tiếng vang trên văn đàn
Năm 1916, ông lấy bút danh Tản Đà và chính thức chọn con đường củamột người viết văn, làm báo chuyên nghiệp:
“Nước dợn sông Đà con cá nhảy, Mây trùm non Tản cánh diều bay!”
Từ năm 1916 đến năm 1926 là những năm tháng đắc ý nhất của TảnĐà
Cũng vì kế sinh nhai mà Tản Đà phải trôi dạt nhiều nơi: vào Nam, ra
Hà Nội, về quê, ra Quảng Yên rồi về Hà Đông
Ông mất ở Ngã tư Sở ngày 7 tháng 6 năm 1939 trong cảnh bần hàn, đểlại vợ và đàn con mà theo lời thuật của Nguyễn Tuân thì “vừa yếu lại vừađuối”
Cuộc đời Tản Đà, như thế, dù có những năm tháng đắc ý nhưng nhìnchung là bất như ý và nhiều đổ vỡ điều này khiến Tản Đà vốn là một ngườiđầy tự tin và ngông nghênh phải đối diện với một cảm nhận không ít mệt mỏi,
chua xót: “ Mỗi một phen ra đời là mỗi một phen thất bại; mỗi một phen thất
bại, đầu tóc lại bạc thêm” (Giấc mộng lớn) Nỗi sầu bàng bạc trong thơ văn
Tản Đà một phần đến từ những trải nghiệm rất thực này
Tuy nhiên, dù phân nửa cuộc đời sau này gắn bó với môi trường đô thị
và tập nhiễm không ít lối sống thị dân thì về cơ bản cốt cách của một nhà Nhotài tử vẫn rất đậm nét trong con người Tản Đà Trong một xã hội mà người ta
đã học và làm quen được với sự sùng bái đồng tiền thì Tản Đà trước sau vẫn
Trang 5chọn lối ứng xử của một khách chơi, một bậc trượng phu đầy hào sảng, phóngtúng:
“Thơ lưng chất nặng, tay buồn rỗi Bán áo mà mua giấy viết ngông”
Hoàn toàn không có sự khác biệt giữa Tản Đà trong thơ và Tản Đà đờithường Sự thống nhất ấy đã khiến Tản Đà trong mắt cùa người đương thời vàđặc biệt của những kẻ hậu sinh trở thành kẻ trích tiên Vô số những giai thoại
về Tản Đà đều xoay quanh cái cốt cách khác thường này của ông
1.2 Sự nghiệp thơ văn:
- Đăng Luận thuyết ngắn lần đầu tiên ở Đông Dương tạp chí năm 1915
- “Giấc mộng con I” ( tiểu thuyết), xuất bản năm 1917.
- “Khối tình”: bản chính( luận thuyết) xuất bản năm 1918.
Bản phụ( luận thuyết) xuất bản năm 1918
- “Lên sáu, lên tám” ( thơ) xuất bản năm 1916.
- “Khối tình con I và II”( thơ) xuất bản năm 1917.
- “Thần tiền” (kịch) xuất bản năm 1919.
- “Tây Thi” ( tuồng) xuất bản năm 1920.
- “Thề Non Nước” ( truyện ngắn) xuất bản năm 1920.
- “Tản Đà tùng văn” (nghị luận) xuất bản năm 1920.
- “Còn chơi” (luận thuyết) xuất bản năm 1922.
- “Giấc mộng lớn” (nhật kí) xuất bản năm 1932.
- “Giấc mông con tập II” (du ký) xuất bản năm 1932.
- “Tản Đà vận văn” gồm 4 tập( thơ) xuất bản năm 1932.
- “Tản Đà xuân sắc” ( nghị luận) xuất bản năm 1934.
Trang 6Chúng ta có thể thấy một điều, Tản Đà đã sang tác bền bỉ và hăng saykhông chỉ ở một hoặc hai loại thể nhất định mà Tản Đà đã trải nghiệm quanhiều thể loại khác nhau và kể cả công việc dịch thuật Tuy nhiên, bạn đọcbiết nhiều đến Tản Đà là qua thơ ông Thơ ông không chỉ là cái ngông củamột kẻ sầu đời mà còn có cả chất tài tử, lãng mạn chứa đựng “ khối tình’ củaông Hai chữ “ tương tư” đã được tái hiện nhiều trong thơ ông.
Trang 7Chương 2 Vấn đề “tương tư” trong thơ Tản Đà
2.1Tình cảm lãng mạn trong thơ Tản Đà:
Trong thơ Tản Đà ta cũng thấy có rất nhiều đề tài như trong thơ Nômxưa Cũng nhàn lạc, tình ái, sầu não, thiên nhiên… nhưng màu sắc lãng mạncủa thơ ông có nhiều biệt thái
Xét kĩ thì ta thấy ở tình cảm Tản đà một biệt thái này Đó là khuynhhướng thoát li Nếu lãng mạn là một cơn khủng hoảng tinh thần thì quả thậttới đây người Việt Nam mình mới biết lãng mạn Đất nước bại vong, xã hội
đổ vỡ, mọi tin tưởng cũng sụp đổ theo Tản đà tuy hô hào cương thường đạonghĩa, song ông không giấu nổi ngay nơi mình nỗi hoài nghi chua chat đối vớinhững giá trị cũ Buồn nhân sinh, buồn thế hệ, buồn việc lớn không thành,buồn chuyện riêng chẳng đẹp, tất cả dồn lại sâu lắng trong tâm hồn và thoát raman mác trong thi ca Tản Đà Nhất là xui tác giả đi tìm cách thoát li thực tại,tìm quên lãng trong rượu, thơ, trong một vị ăn, một câu nói ngông, một cuộcphiếm du, một cuộc gặp gỡ trong mộng và nói chung là trong cách sốngphóng túng mà sau năm 1932, thế hệ trẻ sẵn sàng gọi là họ là nghệ sĩ
Tản Đà là một người đa tình, nhưng không phải là người may mắntrong tình duyên Ông là người hay nói về mình, nhưng ta biết những thiêntình sử của ông thì không có gì gọi là li kì, hấp dẫn Nhưng cái không dượcthỏa mãn trong thực tế lại được Tản Đà mang vào văn chương, thành nhữnggiấc mơ yêu đương, những lần tương tư Qua đó, ta biết dược những quanniệm của ông về tình yêu
Trước sự thay đổi của thời đại, nhà Nho Tản Đà hay nói về tình yêu,đem bản thân mình ra làm vật si tình, bộc lộ những khát khao, say mê của tình
Trang 8yêu Tuy tình yêu của ông có pha lễ giáo, có mang màu sắc cá nhân tư sản,vẫn không khỏi khuôn khổ tài tử, giai nhân Nó không đưa đến chống lễ giáophong kiến, mà cũng không đòi hỏi giải phóng phụ nữ.
“ Sự nghiệp ngàn năm xa vút mất, Tài tình một gánh nặng trên vai”
( Năm hết hữu cảm)Tản Đà có bản chất thiên về tình cảm Tình cảm của ông chan hòa lailáng khắp lời thơ, rất nhiều màu sắc lại tế nhị Tản Đà là một người khao kháttình yêu Tình yêu của ông có khi lãng mạn nhưng có lúc lại bâng quơ, có khilại không có chủ đích, không có đối tượng( nội dung này sẽ được làm rõ ởphần sau) Thế nên, nó sinh ra một con người đa cảm chứa đựng trong nó làmột tâm hồn nhiều mộng tưởng Mộng tưởng và đa cảm làm cho Tản Đà luônkhắc khoải khi thể hiện tình yêu trong thơ ông Nhưng sau cái tình ấy lại làmột cái tình khác: chán và sầu đời, có thể nói đến mức bi quan:
“Bốn phương bay mỏi cánh hồng, Đường mây bãi tuyết chán lòng tha hương.
Tản Viên bóng gác tà dương, Gió thu giục khách lên đường về quê”.
Đọc thơ Tản Đà, ta thấy ngay Tản Đà suốt đời là một tâm hồn cô đơn.Tình cảm này rất quan trọng trong thơ Tản Đà, vì nó có thể xem là động cơtâm lý đưa đẩy đến những trạng thái tâm hồn khác nhau:
“Mưa xuân Hồng Lạc tươi màu, Bức tranh mưa gió riêng sầu lòng ai”.
Cô đơn của Tản Đà là cô đơn của một người đại diện cho một lớp ngườixưa đã bắt đầu thưa thớt, của những kẻ thất bại thấy xung quanh cái gì cũng tẻlạnh đối với mình và nhất là cô đơn của một kẻ có tài mà nhiều tình:
Trang 9“Cảnh đời gió gió mưa mưa, Buồn trông ta phải say sưa đỡ buồn.
Rượu say thơ lại khơi nguồn, Nên thơ rượu cũng thêm ngon giọng tình.
Rượu thơ mình lại với mình, Khi say quên cả cái hình phù du.”
(Thơ rượu)Thấy được cái tình của người nghệ sĩ như thế nào mới biết được nỗitương tư của người nghệ sĩ mới day dứt, u hoài ra sao Vì thế nào đi nữa,tương tư cũng chỉ bộc lộ của cái tình
2.2 Nỗi tương tư day dứt trong thơ Tản Đà:
Nỗi tương tư của người thi sĩ có lẽ thể hiện rõ nhất ở hai bài “Tương tư”của ông:
“Quái lạ! Làm sao cứ nhớ nhau, Nhớ nhau đằng đẵng suốt đêm thâu Bốn phương mây nước, người đôi ngả, Hai chữ tương tư một gánh sầu.”
(Tương tư)
Trước hết, tôi xin làm rõ ý nghĩa hai chữ tương tư “Tương tư”, theoHán việt có nghĩa là trai gái thương nhớ nhau Trong đời sống thường nhật,tương tư dung để chỉ nỗi nhớ thương đơn phương, u kín trong lòng chàng trai,
cô gái hay một người nào đó Tương tư đã xuất hiện rất nhiều trong thơ ca dângian:
“Mình ơi mình ở đừng đi
Đi thì ta nhớ, ở thì ta thương
Trang 10Phân li cách trở đoạn trường Con sông nho nhỏ, con đường cát bay”
Hay:
“Ba cô yếm đỏ lên chùa Một cô yếm đỏ bỏ bùa cho sư
Sư về sư ốm tương tư
Ốm lăn ốm lóc cho sư chọc đầu”
Có thể nói trong những trạng thái của tình cảm thì tương tư là trạng tháiday dứt nhất Trở lại bài thơ tương tư của Tản Đà, bài thơ chỉ có bảy câu,nhưng hai mươi từ ấy đã đủ để miêu tả diễn biến tâm trạng tương tư của nhàthơ một cách phong phú: nhớ nhung, băn khoăn, than thở, mong mỏi…Mởđầu bài thơ là một câu hỏi bất thình lình:
“Quái lạ! Làm sao cứ nhớ nhau, Nhớ nhau đằng đẵng suốt đêm thâu.”
Hai câu thơ khá bình dị, biểu lộ một Tản Đà tuy nhớ thương người xacách nhưng vẫn lẩn thẩn thắc mắc trước tình cảm của mình, hóm hỉnh mà nhìn
vào tận đáy tâm hồn mình “Quái lạ!”: một điều lạ nhất, thật ngỡ ngàng đến
nỗi nhà thơ phải có một cái nhíu mày, ắt hẳn Tản đà đã lặp đi lặp lại câu nàyhơn một lần Vì sao chúng ta có thể nhận định như vậy? Bởi vì nội nhớ ở đâykhông phải là nỗi nhớ bình thường mà là nỗi nhớ “đằng đẵng” Thông thường,khi miêu tả nỗi nhớ của con người, các thi nhân thường diễn tả nỗi nhớ bằngchiều sâu, chiều sâu của tâm hồn Riêng Tản Đà, Tản Đà đã dùng chiều xa mà
tả chiều sâu nỗi nhớ “Đằng đẵng” vừa nhớ mà lại vừa mong Hỏi thì hỏi nhưvậy chớ Tản Đà có trả lời được đâu, mà không nhất thiết nhà thơ phải trả lời,nói ra cho thỏa cái nỗi tương tư Chỉ vậy thôi Thế nhưng, tình cảm ấy lại
Trang 11không buông tha cho Tản Đà, tình cảm ấy đã lôi cuốn nhà thơ trong hai câuthơ sau:
“Bốn phương mây nước, người đôi ngả Hai chữ tương tư, một gánh sầu”
Theo dòng tâm tư, thi sĩ đã sống qua nhiều tâm trạng khác nhau: trống
trải khi “bốn phương mây nước”, buồn chia li khi “người đôi ngã”, tương tư
rồi lại sầu Chúng ta có thể hiểu được phần nào vì sao mà Tản đà lại phải
tương tư như vậy “Bốn phương”, “đôi ngã”, “một gánh sầu” cho ta thấy
tâm trạng của tác giả ban đầu phân tán, buồn nhớ viển vông nhưng cuối cùngvẫn tập trung lại một mối đó là mối sầu cô đơn Chữ “sầu” ở cuối bài làm chokhông khí của bài thơ như tối sầm lại, cảm giác sầu như kéo dài, vô tận Từmột thứ tình cảm phi vật chất, Tản Đà đã chứa đựng tình cảm ấy bằng một thứvật chất đè nặng trên vai người thi sĩ Cho nên, Tản Đà cảm nhận tình cảm ấychân thực, cô động hơn là thứ tình cảm lởn vởn bao quanh lấy mình Để rồimột lần nữa, Tản Đà lại tương tư:
“Thơ đề ba bức mực chưa phai, Nay lại tương tư lại nhớ ai!
Cái giống đa tình ta có một,
Mà người tri kỉ đấy không hai.
Đêm xuân những não tơ tằm rối, Ngày hạ them thương tiếng cuốc dài.
Vắn vủn đời người thương, não, nhớ, Đầu ai sao trách ruộm hoa mai”
(Lại tương tư)
“Tương tư” trong thơ Tản Đà rất kín đáo, dè dặt và rất Á Đông, khôngchút ầm ĩ mà lại ngân vang lạ Tản Đà tự nhận mình là “cái giống đa tình”, mà
Trang 12thường đã đa tình thì đường tình duyên hay lận đận Đường tình duyên lậnđận ắt là hậu quả của sự đa tình Mặc dù lần này, tương tư trong lòng nhà thơ
đã nồng nhiệt, cao trào hơn ( đến nỗi phạm vi bốn câu thơ đã không thể chứađựng nổi), tác giả đã không loanh hoanh nữa mà nói thẳng lòng mình ra, rằngmình: thương, não, nhớ…nhưng vẫn giữ được nét Á Đông kín đáo: “não” là
“não tơ tằm rối”, “thương” là “thương tiếng cuốc dài” Kín đáo, dè dặt là thếnhưng người đọc vẫn hiểu được tâm trạng rối như tơ, ão não như tiếng cuốclúc bây giờ của ông Đọc câu thơ cuối cùng, bất giác tôi chợt nhớ đến hai câuthơ của Nữ sĩ Xuân Hương:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con”
Phải chăng giờ đây Tản Đà cũng mang tâm sự như Xuân Hương thuởtrước Đời người trôi qua nhanh đến mức làm người ta ngao ngán Nếu khixưa Xuân Hương tiếc cho tuổi xuân của mình thì giờ đây Tản Đà vì cái
“thương, não, nhớ” làm cho mình già đi mau chóng “Đầu ai sao trách ruộm
hoa mai” Đây là sự luyến tiếc đến từ hai tâm hồn đồng điệu.
Hay trong bài Ngày xuân tương tư:
“Trách cái tầm xuân nhả mối tơ, Làm cho bối rối cái tương tư.
Sương mù mặt đất người theo mộng, Nhạn lảng chân trời kẻ đợi thư Nghìn dặm dám quân tình lúc ấy, Trăm năm còn nhớ mộng ngày xưa.
Tương tư một mối hai người biết,
Ai đọc thơ này đã biết chưa?”
Trang 13Ngày xuân, lúc mà mọi người đang hân hoan, vui vẻ thì Tản Đà, mộtlần nữa, bối rối mối tương tư Bài thơ như đắm chìm trong mộng, ảo, sương
mù, một không khí ảm đạm và tuyệt vọng Tản Đà luôn hoài tưởng “mộngngày xưa”, mặc dù trong tâm thức, đó chỉ là một mối tình tuyệt vọng:
“Tương tư một mối hai người biết
Ai đọc thơ này đã biết chưa?’
Hai người? Một người là Tản Đà, thế người còn lại là ai? Phải chăng làngười tình của Tản đà hay là đọc giả đang đọc bài thơ này? Nếu là người tìnhcủa Tản Đà, thế người đó là ai? Mà nếu người tình đó đã đọc được những lờitâm tình này của ông, biết được tình cảm của ông thì có lẽ Tản Đà đã vơi bớtnỗi tương tư chứ không đau đáu như trong các bài thơ kế tiếp Còn nếu ngườithứ hai đó là độc giả? Thì mối tương tư này chỉ có ta, tức Tản Đà và ngườiđang đọc bài thơ này hiểu mà thôi Mà liệu người đang đọc thơ ta có hiểuđược nổi long của ta không? Thế nên, cô đơn vẫn hoài cô đơn, hiểu ta chỉ cómỗi ta, còn tương tư thì còn một gánh trên vai đấy Giả thiết là như vậy, cònhiểu như thế nào còn tùy thuộc vào mĩ cảm của người đọc nữa
Nỗi tương tư còn làm cho nhà thơ vào ngơ ra ngẩn:
“Phòng văn lặng ngắt bóng trăng mờ,
Ngồi nghĩ thơ mà luống thẩn thơ.
Chỉ thắm ai người tơ tưởng mối, Ruột tằm còn những vấn vương tơ.”
(Thơ thẩn)Tương tư làm cho Tản Đà bỗng trở nên thơ thẩn Càng suy nghĩ khônglàm cho nhà thơ vơi bớt nỗi lòng mà luống thẩn thơ hơn Một lần nữa hìnhảnh tằm nhả tơ lại xuất hiện trong thơ ông