Động từ tiếng Đức (phần 2) Vietsciences-Tú Ân 17/04/2007 Chương trình tiếng Đức Những bài cùng tác giả Như chúng ta đã làm quen ở phần trước, động từ tiếng Đức có thể biến thể cùng ngôi thứ của chủ từ, theo các thì hoặc các dạng thức của câu, v.v Sau đây các dạng biến thể này sẽ được trình bày khái quát để người đọc có được một ý niệm về hình thái xác định (bestimmte Verbformen) của động từ tiếng Đức. Như đã nói qua ở phần trước, khi ngắt bỏ phần đuôi (Verbendung) -en hay -n của động từ nguyên mẫu (Infinitiv) chúng ta được phần gốc của động từ (Verbstamm): fahren fahr- (chạy xe), wohnen wohn- (ở, ngụ), schwimmen schwimm- (bơi, nổi) Trong phần gốc này có một nguyên âm chính được gọi là nguyên âm gốc của động từ (Stammvokal des Verbs): a trong fahren, o trong wohnen, i trong schwimmen Nguyên tắc biến đổi hình thái của động từ Khi dùng trong câu ở hình thái xác định động từ sẽ biến đổi qua các dạng (chính) sau đây: nguyên âm gốc của động từ biến đổi thành âm vị khác (Ablaut) fahren: ich fahre ich fuhr, schwimmen: ich schwimme ich schwamm phần đuôi của động từ biến đổi: fahren: ich fahre ihr fahrt, schwimmen: ich schwimme du schwimmst cần thêm một trợ động từ khác: fahren: ich bin gefahren, wohnen: ich habe gewohnt, schwimmen: ich werde schwimmen Theo truyền thống đặt ra bởi Jakob Grimm (là một trong hai anh em Grimm, những người đầu tiên biên soạn từ điển, ngữ pháp tiếng Đức và sưu tầm các chuyện cổ tích Trung Âu nổi tiếng vào đầu thế kỷ 19), người ta phân động từ tiếng Đức thành 3 loại chính: động từ mạnh (starke Verben), động từ yếu (schwache Verben) và động từ bất qui tắc (unregelmäßige Verben). Nói chung, động từ mạnh là động từ biến đổi âm vị của nguyên âm gốc (các thí dụ fahren, schwimmen ở trên). Trong phần trước, chúng ta cũng đã biết động tính từ quá khứ (Perfektpartizip) của động từ mạnh hình thành bằng cách thêm phần đuôi -en (và khi động từ bắt đầu bằng âm của nguyên âm gốc, thêm phần đầu ge-). Trong khi đó động từ yếu giữ nguyên âm vị của nguyên âm gốc trong mọi trường hợp (thí dụ như wohnen ở trên). Các động từ không tuân theo hoàn toàn qui luật của động từ mạnh hay động từ yếu được gọi là động từ bất qui tắc, chẳng hạn nennen (gọi tên): ich nenne, ich nannte (hỗn tạp mạnh yếu), ich habe genannt (không theo quy tắc mạnh) mahlen (xay, nghiền): ich mahle, ich mahlte (yếu), ich habe gemahlen (lại theo quy tắc mạnh) Bên cạnh đó còn có một số động từ vừa yếu vừa mạnh, tức có thể biến đổi hình thái như động từ yếu hay động từ mạnh, phần lớn tùy thuộc vào ý nghĩa. Thí dụ: gären (lên men): der Wein gor, hat gegoren (rượu lên men, mạnh) das Gerücht gärte, hat gegärt (tin đồn lan âm ỉ, yếu) bewegen (lay chuyển): er bewegte den Vorhang (anh ta đẩy màn, yếu) er bewog mich dazu (anh ta xui khiến tôi làm chuyện đó, mạnh) Khoảng vài năm gần đây, để đơn giản hóa, sách vở phần nhiều chỉ còn phân động từ ra làm 2 loại: chia có qui tắc (regelmäßige Konjugation, chủ yếu bao gồm các động từ yếu và một vài động từ mạnh sử dụng có phần giống động từ yếu, chẳng hạn nennen ở trên) và chia bất qui tắc (unregelmäßige Konjugation). Nhưng cũng như cách nhìn mạnh, yếu, sự phân loại này cũng vẫn chỉ mang nặng tính cách ngữ pháp với rất nhiều ngoại lệ, và người học tiếng Đức vẫn phải học cách chia từng động từ riêng biệt với những đặc điểm riêng của nó, chứ không hoàn toàn dựa vào một sự phân loại nào được. Cũng nên biết là trong từ điển tiếng Đức người ta thường nêu các dạng gốc (Stammformen) của một động từ bất qui tắc như sau để người tra cứu có được một khái niệm về cách chia động từ đó: fahren: fährt, fuhr, ist gefahren fährt là dạng gốc thứ 1 (1. Stammform), tương ứng với er/sie/es fährt - Präsens (thì hiện tại, ngôi thứ 3 số ít) fuhr là dạng gốc thứ 2 (2. Stammform), tương ứng với er/sie/es fuhr - Präteritum (thì quá khứ, ngôi thứ 3 số ít) ist gefahren là dạng gốc thứ 3 (3. Stammform), tương ứng với er/sie/es ist gefahren - Perfekt (thì quá khứ hoàn bị, ngôi thứ 3 số ít) Tiếp theo chúng ta sẽ làm quen với vài cách chia động từ tiêu biểu và sẽ dần sử dụng ba dạng gốc này để nắm cách chia các động từ bất qui tắc. Chia trợ động từ thì hiện tại và quá khứ Các trợ động từ sau mà chúng ta đã làm quen từ các bài trước cần dùng cho các thì quá khứ hoàn bị (Perfekt). haben: Tempus Person Verbform ich habe du hast er/sie/es hat wir haben ihr habt Präsens sie/Sie haben ich hatte du hattest er/sie/es hatte wir hatten ihr hattet Präteritum sie/Sie hatten sein: Tempus Person Verbform ich bin du bist er/sie/es ist wir sind ihr seid Präsens sie/Sie sind ich war du warst er/sie/es war wir waren ihr wart Präteritum sie/Sie waren Các động từ này bản thân đã bất qui tắc và là các động từ thường dùng nhất trong tiếng Đức nên phải được nắm chắc thật vững. Chia động từ yếu thì hiện tại và quá khứ Trước tiên chúng ta làm quen với cách chia 2 động từ yếu (có qui tắc) khá tiêu biểu sau đây: lieben (yêu, thương): liebt, liebte, geliebt Tempus Person Verbform ich lieb-e du lieb-st er/sie/es lieb-t wir lieb-en ihr lieb-t Präsens sie/Sie lieb-en ich lieb-t-e du lieb-t-est er/sie/es lieb-t-e wir lieb-t-en ihr lieb-t-et Präteritum sie/Sie lieb-t-en ich habe du hast er/sie/es hat wir haben ihr habt Perfekt sie/Sie haben gelieb-t rechnen (tính, tính toán): rechnet, rechnete, gerechnet Tempus Person Verbform ich rechn-e du rechn-e-st er/sie/es rechn-e-t wir rechn-en ihr rechn-e-t Präsens sie/Sie rechn-en ich rechn-e-t-e du rechn-e-t-est er/sie/es rechn-e-t-e wir rechn-e-t-en ihr rechn-e-t-et Präteritum sie/Sie rechn-e-t-en ich habe Perfekt du hast gerechn-e-t er/sie/es hat wir haben ihr habt sie/Sie haben Qui tắc thêm hay bớt -e- Như trường hợp rechnen cho thấy, có khi người ta thêm -e- vào đầu phần đuôi ở các ngôi thứ 2 số ít và số nhiều, thứ 3 số ít, cũng như ở các phần đuôi của thì quá khứ. a) Qui tắc chung cho các trường hợp này là phần gốc động từ kết thúc bằng âm -d hay -t, hoặc bằng phụ âm kép giọng mũi với -n hay -m ở sau cùng: reden (nói): du red-e-st, er/ihr red-e-t, er red-e-te retten (cứu): du rett-e-st, er/ihr rett-e-t, er rett-e-te atmen (thở): du atm-e-st, er/ihr atm-e-t, er atm-e-te b) Nhưng nếu trong phụ âm kép cuối phần gốc có -l- hay -r- đi trước -n hay -m thì lại không thêm -e- lernen (học): du lern-st, er/ihr lern-t, er lern-te c) Ngược lại, khi phần đuôi nguyên mẫu chỉ là -n (xem bài trước) thì các phần đuôi ở các ngôi thứ nhất và thứ ba số nhiều của thì hiện tại cũng chỉ là -n: sammeln (gom góp): wir/sie sammel-n Một trường hợp đặc biệt là động từ knien (quỳ gối): ở đây -e- coi như thuộc phần gốc nguyên mẫu knie- nên cách chia cũng tương tự như sammeln. Qui tắc bớt -s- trong -st Các động từ có phần gốc tận cùng bằng -s, -ß, -x và -z không thêm -e- trước phần đuôi -st ở ngôi thứ hai số ít của thì hiện tại nên để tiện phát âm phần đuôi này sẽ rút ngắn đi -s- và trở thành -t. Thí dụ: rasen (chạy nhanh): du ras-t schweißen (hàn): du schweiß-t Các qui tắc trên đây thiên về âm vị nên phần lớn cũng áp dụng tương tự cho các động từ mạnh và bất qui tắc, cho cách hình thành động tính từ quá khứ (Perfektpartizip) và cho dạng thể câu mệnh lệnh (Imperativ). Cũng nên biết, trong ngôn từ thi ca hay các thành ngữ, câu kệ xưa, đôi khi người ta vẫn không tuân theo các qui tắc này mà vẫn dùng các dạng ngoại lệ. Chia một vài động từ bất qui tắc thì hiện tại và quá khứ fahren: fährt, fuhr, gefahren Tempus Person Verbform ich fahr-e du fähr-st er/sie/es fähr-t wir fahr-en ihr fahr-t Präsens sie/Sie fahr-en ich fuhr du fuhrst er/sie/es fuhr wir fuhr-en ihr fuhr-t Präteritum sie/Sie fuhr-en ich bin du bist er/sie/es ist wir sind ihr seid Perfekt sie/Sie sind gefahr-en singen: singt, sang, gesungen Tempus Person Verbform ich sing-e du sing-st er/sie/es sing-t wir sing-en ihr sing-t Präsens sie/Sie sing-en ich sang du sangst er/sie/es sang wir sang-en ihr sang-t Präteritum sie/Sie sang-en ich habe du hast er/sie/es hat wir haben Perfekt ihr habt gesung-en sie/Sie haben Nhận xét Cách chia động từ bất qui tắc chỉ khác động từ có qui tắc ở các điểm sau: fahren du fährst, er fährt: khi một động từ mạnh có nguyên âm gốc là -a-, các phần gốc ở ngôi thứ 2 và thứ 3 số ít thì hiện tại sẽ biến thành âm Umlaut -ä-(qui tắc Umlaut cho động từ mạnh) ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba số ít ở thì quá khứ không có phần đuôi các phần đuôi của các ngôi còn lại ở thì quá khứ không được -t- dẫn trước và như đã biết: phần đuôi của động tính từ quá khứ tận cùng bằng -en Tuy vậy, điểm bất qui tắc chính yếu là sự biến âm (Ablaut) của âm gốc ở các thì quá khứ và đôi khi ở cả thì hiện tại - trừ trường hợp Umlaut đơn giản a/ä vừa nói - lại có muôn hình vạn trạng (thực ra thì không đến nỗi vậy: chỉ có khoảng dưới 200 động từ bất qui tắc trong tiếng Đức!). Thí dụ: reiten (cưỡi ngựa): reitet, ritt, geritten essen (ăn): isst, aß, ge-g-essen wissen (biết, hiểu biết): weiß, wusste, gewusst gehen (đi): geht, ging, gegangen tun (làm): tut, tat, getan hauen (đánh): haut, hieb, gehauen gebären (sanh đẻ): gebiert, gebar, geboren Cũng như khi học các ngoại ngữ khác, cách duy nhất hiệu quả để nắm vững cách chia các động từ bất qui tắc ở các thì căn bản là học thuộc và thực tập nhiều. Chia động từ tình thái thì hiện tại và quá khứ müssen können dürfen sollen wollen mögen "möchten" Präsens ich muss kann darf soll will mag möchte du musst kannst darfst sollst willst magst möchtest er/sie/es muss kann darf soll will mag möchte wir müssen können dürfen sollen wollen mögen möchten ihr müsst könnt dürft sollt wollt mögt möchtet sie/Sie müssen können dürfen sollen wollen mögen möchten Präteritum ich musste konnte durfte sollte wollte mochte wollte du musstest konntest durftest solltest wolltest mochtest wolltest er/sie/es musste konnte durfte sollte wollte mochte wollte wir mussten konnten durften sollten wollten mochten wollten ihr musstet konntet durftet solltet wolltet mochtet wolltet sie/Sie mussten konnten durften sollten wollten mochten wollten Perfektpartizip gemusst gekonnt gedurft gesollt gewollt gemocht gewollt "möchten" (mong muốn) thật ra không phải là động từ mà là dạng Konjunktiv 2 của động từ mögen, tuy ngày nay được dùng phổ biến như một động từ ở thì hiện tại. Ở các thì quá khứ "möchten" thường được thay thế bằng wollen (thì quá khứ). (còn tiếp) © http://vietsciences.free.fr và http://vietsciences.org Tú Ân . soạn từ điển, ngữ pháp tiếng Đức và sưu tầm các chuyện cổ tích Trung Âu nổi tiếng vào đầu thế kỷ 19), người ta phân động từ tiếng Đức thành 3 loại chính: động từ mạnh (starke Verben), động từ yếu. Động từ tiếng Đức (phần 2) Vietsciences-Tú Ân 17/04/2007 Chương trình tiếng Đức Những bài cùng tác giả Như chúng ta đã làm quen ở phần trước, động từ tiếng Đức có thể biến thể. cách chia động từ tiêu biểu và sẽ dần sử dụng ba dạng gốc này để nắm cách chia các động từ bất qui tắc. Chia trợ động từ thì hiện tại và quá khứ Các trợ động từ sau mà chúng ta đã làm quen từ các