Môn Thị Trường Chứng Khoán Câu 1: Phân tích những ưu điểm, nhược điểm của quỹ đầu tư dạng đóng và mở. Theo bạn loại hình quỹ đầu tư nào là cần thiết cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Quỹ đóng: Có mô hình hơi giống như một công ty cổ phần, quỹ đóng phát hành chứng chỉ quỹ một lần khi tiến hành huy động vốn cho quỹ. Quỹ đóng có thể đăng ký phát hành huy động thêm nếu được sự chấp nhận thông qua tại Đại Hội Nhà Đầu Tư. Quỹ đóng không thực hiện việc mua lại chứng chỉ đầu tư trực tiếp từ nhà đầu tư khi họ có nhu cầu bán lại. Nhằm tạo tính thanh khoản cho nhà đầu tư, các quỹ đóng có thể niêm yết chứng chỉ quỹ trên một thị trường chứng khoán và các chứng chỉ quỹ sẽ được giao dịch như một cổ phiếu của một công ty niêm yết. Nhược điểm của quỹ đóng niêm yết là giá giao dịch trên thị trường chứng khoán thường thấp hơn nhiều so với giá trị tài sản thật của quỹ. Ưu điểm là vì tổng vốn của quỹ sẽ được ổn định hơn, công ty quản lý quỹ sẽ không bị áp lực về tính thanh khoản nên có thể đầu tư vào các tài sản mang tính chiến lược dài hạn. Quỹ mở: Điểm khác biệt chính của quỹ mở so với quỹ đóng là khả năng mua lại chứng chỉ quỹ từ nhà đầu tư với giá bằng giá trị thật của quỹ theo từng ngày, từng tuần hoặc từng tháng tùy theo quy định của quỹ. Vì vậy, quỹ mở tạo tính thanh khoản cao cho các nhà đầu tư và trở thành một trong những kênh đầu tư hữu hiệu trên thị trường. Để đáp ứng được việc mua lại này, công ty quản lý quỹ mở phải có kế hoạch và chiến lược về quản lý thanh khoản của quỹ rõ ràng và thận trọng. Các quỹ mở thường tập trung đầu tư nhiều vào các công ty niêm yết có thanh khoản giao dịch tốt trên thị trường chứng khoán. Cau 2: Sự bất cân xứng thong tin là gì? Nhà đầu tư phải làm gì để giảm thiểu thông tin bất cân xưng cho hoạt động đầu tư chủa mình. Trên thị trường, hiện tượng bất cân xứng xảy ra khi: doanh nghiệp che giấu các thông tin bất lợi, thổi phồng thông tin có lợi ; doanh nghiệp cung cấp thông tin không công bằng đối với các nhà đầu tư; doanh nghiệp sau khi phát hành cổ phiếu không chú trọng vào đầu tư sản xuất kinh doanh mà chỉ tập trung vào việc “làm giá” trên thị trường chứng khoán; có sự rò rỉ thông tin nội gián; một số nhà đầu tư tạo cung cầu ảo trên thị trường dẫn đến phản ánh sai lệch giá trị của doanh nghiệp; một số kẻ xấu tung tin đồn thất thiệt cho doanh nghiệp; các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin sai lệch; các trung gian tài chính cung cấp, xử lý thông tin không chính xác Tình trạng bất cân xứng về thông tin sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư không chính xác, gây cung cầu ảo, thị trường bong bóng và tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ thị trường. cơ chế phát tín hiệu (signaling): bên có nhiều thông tin có thể phát tín hiệu đến những bên ít thông tin một cách trung thực và tin cậy. Với việc phát tín hiệu này, người bán những sản phẩm chất ví dụ bằng thị trường lao động. Người bán là những ứng cử viên đi xin việc và người mua là nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng không thể trực tiếp quan sát các khả năng của ứng cử viên mà chỉ có thể đánh giá gián tiếp thông qua bằng cấp của họ. Nếu những người kém năng lực phải mất nhiều thời gian và nỗ lực hơn những người có năng lực để đạt được cùng trình độ học vấn thì những người có năng lực có thể phát tín hiệu bằng cách đạt được những bằng cấp mà người kém năng lực không thể đạt được. lượng cao phải sử dụng những biện pháp được coi là quá tốn kém với người bán hàng hóa chất lượng thấp. Joseph Stiglitz đã tiếp tục bổ sung vào công trình nghiên cứu của Akerlof và Spence. Stiglitz đặt ra vấn đề là bản thân những người có ít thông tin hơn cũng có thể tự cải thiện tình trạng của mình thông qua cơ chế sàng lọc (screening). Ông đã chỉ ra rằng bên có ít thông tin hơn có thể thu thập thông tin từ bên kia bằng cách đưa ra các điều kiện giao dịch hợp đồng khác nhau. Ví dụ điển hình là các công ty bảo hiểm thường cung cấp những loại hợp đồng bảo hiểm với các mức phí bảo hiểm khác nhau, tương ứng với mức bồi thường khác nhau. Các khách hàng sẽ tự lựa chọn loại hợp đồng bảo hiểm phù hợp với mình, do đó tự phân hóa thành các loại khách hàng khác nhau. Những khách hàng có rủi ro thấp thường thích loại hợp đồng có phí bảo hiểm thấp trong khi khách hàng có rủi ro cao lại lựa chọn hợp đồng có phí bảo hiểm cao. Câu 3: Tách và góp cổ phiếu là gì? Tách và gộp cổ phiếu là việc làm tăng hoặc giảm số cổ phiếu đang lưu hành của một công ty cổ phần mà không làm thay đổi vốn điều lệ, vốn cổ phần hay toàn bộ giá trị thị trường tại thời điểm tách hoặc gộp cổ phiếu. Tùy theo mục đích của công ty và tình hình thị trường mà công ty có thể tiến hành tách hay gộp cổ phiếu. Việc tách, gộp cổ phiếu thường được quy định trong điều lệ công ty và do Đại hội cổ đông quyết định, nhưng trong thực tế thường thì Đại hội cổ đông thông qua chủ trương và ủy quyền cho Hội đồng quản trị lựa chọn thời điểm thích hợp tiến hành việc tách hoặc gộp cổ phiếu. Trong trường hợp nào DN tiến hành tách và gộp cổ phiếu: • Tách cổ phiếu sẽ làm tăng số lượng cổ phiếu đang lưu hành và làm giảm mệnh giá cổ phiếu tương ứng với tỷ lệ tách, do đó giá cổ phiếu trên thị trường cũng sẽ giảm tương ứng và giao dịch được thực hiện dễ dàng hơn. Việc tách cổ phiếu thường được thực hiện khi giá cổ phiếu trên thị trường tăng quá cao làm cho các giao dịch sẽ khó thực hiện và điều này sẽ làm giảm tính thanh khoản của cổ phiếu. Vì vậy, khi giá cổ phiếu tăng cao trên thị trường thì việc tách cổ phiếu là cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch cổ phiếu, đồng thời sau khi tách giá cổ phiếu thường có xu hướng tăng lên. Mặt khác, sau khi tách cổ phiếu, số lượng cổ phiếu được giao dịch trên thị trường tăng lên có thể làm tăng số lượng cổ đông của công ty, qua đó góp phần làm hạn chế khả năng công ty bị thâu tóm. • trường hợp gộp cổ phiếu sẽ làm giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành, mệnh giá cổ phiếu tăng lên và giá thị trường của cổ phiếu cũng tăng lên tương ứng với tỷ lệ gộp cổ phiếu. Theo thống kê ở các nước thì trường hợp gộp cổ phiếu thường ít khi xảy ra đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán bởi vì mục đích duy nhất của việc gộp cổ phiếu là làm cho cổ phiếu đó có giá trị hơn trên thị trường và qua đó làm tăng tính thanh khoản của cổ phiếu. Câu 4: Giao dịch thỏa thuận là gì? Giao dịch thỏa thuận là những giao dịch do các nhà đầu tư hay các thành viên tự thỏa thuận với nhau về giá cả và khối lượng thông qua các chào giá của thành viên. Các giao dịch này vẫn được thực hiện thông qua hệ thống giao dịch của Sở hoặc Trung tâm giao dịch nhưng sẽ không quy định đơn vị yết giá mà các bên tham gia sẽ tự thỏa thuận trên cơ sở cung cầu và mức giá tham khảo của phương thức giao dịch khớp lệnh. Khi nào nhà đầu tư tiến hành giao dịch thỏa thuận trên thị trường: Cũng như giao dịch báo giá hay khớp lệnh, để tiến hành giao dịch thỏa thuận, nhà đầu tư cần phải có tài khoản tại CTCK thành viên của SGDCK hay TTGDCK và trong tài khoản phải có đủ số dư tiền hoặc số dư chứng khoán theo quy định Khi tiến hành giao dịch thỏa thuận, nếu nhà đầu tư đã xác định được đối tác và 2 bên đã thỏa thuận xong các điều kiện về giá, khối lượng, hình thức thanh toán thì sẽ thông báo cho CTCK của cả 2 bên. CTCK sẽ thực hiện nhập lệnh vào hệ thống của thị trường và cuối mỗi phiên, SGDCK hay TTGDCK sẽ tiến hành tổng hợp vào kết quả giao dịch toàn thị trường. Nếu nhà đầu tư chưa xác định được đối tác, khi có nhu cầu, sẽ tới đặt lệnh chào mua hoặc chào bán tại CTCK. Đại diện giao dịch (ĐDGD) của CTCK sẽ nhập lệnh vào hệ thống và lệnh này sẽ hiển thị trên cửa sổ lệnh của SGDCK, TTGDCK và CTCK. Căn cứ vào các thông tin chào mua, chào bán trên sổ lệnh giao dịch thỏa thuận, các CTCK sẽ liên lạc với nhau, giúp nhà đầu tư tìm kiếm, thỏa thuận với đối tác về mức giá, khối lượng giao dịch Sau khi đã đạt được thỏa thuận, ĐDGD của CTCK bên bán sẽ nhập lệnh giao dịch đã được thỏa thuận vào hệ thống gồm: Mã, số lượng, giá, số hiệu thành viên bên mua, kí hiệu lệnh giao dịch, số hiệu tài khoản giao dịch của nhà đầu tư Hệ thống tại SGDCK hay TTGDCK sẽ nhận, xác nhận các lệnh giao dịch do CTCK nhập và đưa ra kết quả. KQGD sẽ hiển thị trên màn hình của ĐDGD và màn hình của CTCK. Một trong những tính chất của giao dịch thỏa thuận, đó là giá chứng khoán sẽ phụ thuộc cung cầu, mặt khác, nhà đầu tư thường tiến hành giao dịch thỏa thuận đối với những lô chứng khoán lớn, do đó, giá trị giao dịch thỏa thuận ở cả SGDCK Tp HCM và TTGDCK Tp HN đều không được sử dụng để tính chỉ số Vn-Index và HaSTC-Index. Còn 1 câu ưu và nhược điểm các bạn tự làm nhá ( mình đã bostay.com). Câu 5: Hoạt động đầu cơ chứng khoán là gì? Trong lĩnh vực tài chính, đầu cơ là việc mua, bán, nắm giữ, bán khống các loại tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiều, hàng hoá, tiền tệ, bất động sản, chứng khoán phái sinh nhằm thu lợi từ sự biến động giá mạnh của chúng. Vì hoạt động đầu cơ áp dụng với các loại tài sản tài chính biến động như vậy cho nên đầu cơ là một kiểu kinh doanh có rủi ro rất cao. Ngược lại với đầu cơ là việc mua và nắm giữ các tài sản tài chính để tăng thu nhập thông qua cổ tức hoặc lãi suất, hay còn gọi là đầu tư. Hoạt động đầu cơ có ảnh hưởng như thế nào đến giao dịch của các nhà đầu tư trên thị trường: Nhà đầu tư khi đầu tư vào cổ phiếu sẽ có ba mặt lợi: Một là được chia cổ tức hàng năm (hàng quý ); hai là được hưởng giá trị cổ phần gia tăng do công ty hoạt động tốt có lợi nhuận và có tích lũy nội, đến một lúc nào đó công ty nhập quỹ tích lũy vào vốn điều lệ thì người đầu tư được tăng thêm số lượng cổ phần; ba là được hưởng lợi do chênh lệch giá mua bán cổ phiếu. Nhà đầu tư cổ phiếu khi tham gia tích cực mua đi bán lại cổ phiếu để kiếm lợi nhuận chênh lệch giá, lúc đó họ trở thành những người kinh doanh chứng khoán. Người kinh doanh chứng khoán ít quan tâm đến mặt lợi nhuận thứ nhất và thứ hai như đã đề cập. Người kinh doanh chứng khoán sẽ mua vào khi có dấu hiệu giá lên, sẽ bán ra khi có dấu hiệu giá cổ phiếu hạ. Do đó hoạt động của nhà kinh doanh chứng khoán gắn liền với hoạt động đầu cơ chứng khoán. Đầu cơ chứng khoán được công nhận thì thị trường chứng khoán mới hoạt động sôi nổi liên tuc. Nhìn chung thị trường chứng khoán (TTCK) phải chấp nhận đầu cơ. Nhưng có những hành động đầu cơ bị cấm. Những hành động đầu cơ bị cấm đó là: 1. Tính chất: Là hành động nhằm tạo ra sức ép lớn về quan hệ cung cầu một loại chứng khoán nào đó trên thị trường dẫn đến hình thành một giá chứng khoán không giống với giá tồn tại bình thường, có lợi cho người đầu cơ, gây thiệt hại cho những người khác. 2. Mục tiêu: Tạo nên một giá giả tạo nhằm: tìm cách nâng giá lên rồi bán tống bán tháo số chứng khoán cho người mua; giữ giá ổn định ở một mức cao hơn giá thực tế của nó để bán (cao hơn giá trị thực tế của cổ phiếu); và tìm cách giảm giá xuống rồi mua chứng khoán về càng nhiều càng tốt. 3. Các hành dộng đầu cơ, đầu cơ được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, tron đó có các loại chính sau đây: Bán giả, thu hút và hùn vốn. . bostay.com). Câu 5: Hoạt động đầu cơ chứng khoán là gì? Trong lĩnh vực tài chính, đầu cơ là việc mua, bán, nắm giữ, bán khống các loại tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiều, hàng. mở. Theo bạn loại hình quỹ đầu tư nào là cần thiết cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Quỹ đóng: Có mô hình hơi giống như một công ty cổ phần, quỹ đóng phát hành. thuận trên thị trường: Cũng như giao dịch báo giá hay khớp lệnh, để tiến hành giao dịch thỏa thuận, nhà đầu tư cần phải có tài khoản tại CTCK thành viên của SGDCK hay TTGDCK và trong tài khoản