1 MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ HIDRO CACBON Bài 1: Hỗn hợp A gồm hai hidrocacbon mạch hở X và Y ( là những chất trong dãy đồng đẳng ankan, anken, ankin). Dẫn 336 ml (đktc) A từ từ qua dung dịch nước brom dư thấy có 4 gam brom tham gia phản ứng và không có khí thoát ra. Nếu đốt cháy hoàn toàn 336 ml (đktc) A rồi dẫn sản phẩm thu được qua nước vôi trong có dư thì thu được 4 gam kết tủa . 1) Tính thành phần % về thể tích của X và Y trong A. 2) Xác định CTPT của X, Y. Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít khí ( đktc ) hai hidro cacbon cùng dãy đồng đẳng, tạo thành 39,6 g CO 2 và 10,8g H 2 O. a) Xác định công thức chung của dãy đồng đẳng. b) Tìm CTPT mỗi hidro cacbon. Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 hidro cacbon mạch hở cùng dãy đồng đẳng, hấp thụ hoàn sản phẩm vào 1,8 lít dung dịch Ca(OH) 2 0,05M thu được kết tủa và khối lượng dung dịch tăng 3,78g. Cho dung dịch Ba(OH) 2 dư vào dung dịch trên thì thu được lượng kết tủa tổng cộng là 18,85g. Tỷ khối của X so với H 2 nhỏ hơn 20. a) Xác định dãy đồng đẳng của 2 hidro cacbon trên. b) Xác định CTPT của 2 hidro cacbon biết rằng chúng đều là những chất khí ở điều kiện thường. c) Trong trường hợp 2 hidro cacbon là ankin, hãy xác định CTCT và gọi tên chúng theo danh pháp quốc tế, biết rằng chúng có tỷ lệ số mol là 2:3. Bài 4: Một hỗn hợp X gồm 2 hidro cacbon A,B ( thuộc một trong 3 dãy đồng đẳng ankan, anken, ankin ) số nguyên tử C trong mỗi phân tử nhỏ hơn 7. A và B được trộn theo tỷ lệ mol là 1:2. Đốt cháy hoàn toàn 14,8g hỗn hợp X bằng oxi rồi thu toàn bộ sản phẩm lần lượt dẫn qua bình 1 chứa dung dịch H 2 SO 4 đặc, dư; bình 2 chứa 890ml dung dịch Ba(OH) 2 1M thì khối lượng bình 1 tăng 14,4g và ở bình 2 thu được 133,96g kết tủa a) Xác định dãy đồng đẳng của A và B. b) Xác định CTPT, CTCT và khối lượng mỗi hidro cacbon trong 14,8g hỗn hợp X. Bài 5: Một hỗn hợp gồm 2 hidro cacbon, mạch hở, trong phân tử mỗi chất chứa không quá 1 liên kết ba hay hai liên kết đôi. Số nguyên tử cacbon trong mỗi chất không quá 7. Đốt cháy hoàn 0,05 mol hỗn hợp thu được 0,25 mol CO 2 và 0,23 mol H 2 O. Tìm CTPT của 2 hidro cacbon. Bài 6: Cho 1,568 lít hỗn hợp khí X gồm 2 hidro cacbon mạch hở vào bình nước Brom dư. Sau khi phản ứng hoàn chỉ còn lại 448cm 3 khí thoát ra và đã có 8g brom phản ứng. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn lượng X trên rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình nước vôi trong thì được 15g kết tủa. Lọc kết tủa rồi đun nóng nước lọc đến khi kết tủa hoàn toàn thì thu thêm 2g kết tủa nữa. Các thể tích khí đêù được đo ở đktc. a) Xác định CTCT của 2 hidro cacbon. b) Tính tỷ khối hơi của X so với không khí. c) Viết các ptpư tách riên mỗi khí khỏi hỗn hợp X. Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 3 hidro cacbon K, L, M có số mol như nhau, thu được lượng CO 2 như nhau và tỷ lệ giữa số mol H 2 O và CO 2 khi đốt K,L,M tương ứng bằng 0,5; 1 và 1,5. a) Xác định CTCT của K, L, M. b) Lấy 6,72 lít hỗn hợp X trộn với 11,2 lít khí H 2 , được hỗn hợp A. Đun nóng hỗn hợp A có Ni xúc tác sau một thời gian được hỗn hợp khí B. Tính thể tích khí O 2 vừa đủ để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp B. Các thể tích khí đều đo ở đktc. Bài 8 : m gam một hidrocacbon A đốt cháy hoàn toàn tạo ra CO 2 với khối lượng bằng 2,75m và nước với khối lượng bằng 2,25m. a) Tìm CTPT của A. b) Lấy V lit A (đktc) đem nhiệt phân ở 1500 0 C thu được hỗn hợp khí B. Đốt cháy hỗn hợp khí B cần 6,72 lit O 2 (đktc). Tính V. c) Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt phân, biết d B/H2 = 4,8. d) Nêu 2 phương pháp điều chế A từ muối. Bài 9: Một hỗn hợp gồm một ankan A và 2,24 lit Cl 2 (đktc). Hỗn hợp này dưới tác dụng của ánh sáng khuyếch tán tạo ra hỗn hợp X gồm hai chất dẫn xuất ( sản phẩm thế) mono và diclo ở thể lỏng (mX = 4,26 gam) và hỗn hợp khí Y có V = 3,36 lit (đktc). Cho Y tác dụng với một dung dịch NaOH lượng vừa đủ thu được dung dịch B có V = 200 ml và tổng nồng độ mol các muối tan là 0,6M. Còn lại một khí Z thóat ra khỏi dung dịch có V = 1,12 lit (đktc). 2 a) Tìm CTPT của A biết rằng tỉ lệ mol 2 chất dẫn xuất mono và diclo là 2:3. b) Tính thành phần % thể tích của hỗn hợp A ban đầu. Bài 10: Hỗn hợp A gồm H 2 và hai olefin là đồng đẳng liên tiếp. Cho 19,04 lít A (đktc) đi qua bột Ni nung nóng được hỗn hợp B (hiệu suất 100%) và tốc độ phản ứng của hai olefin là như nhau. Biết rằng B có thể làm nhạt màu nước brom. Còn nếu đốt cháy 1/2 hỗn hợp B thu được 43,56 gam CO 2 và 20,43 gam nước. 1) Xác định CTPT của hai olefin. 2) Tính % thể tích các khí trong A. Bài 11 : Trong một bình kín dung tích 2,24 lít có chứa một ít bột Ni và một hỗn hợp khí H 2 , C 2 H 4 và C 3 H 6 (đktc). Tỉ lệ mol C 2 H 4 và C 3 H 6 là 1:1. Nung bình một thời gian sau đó đưa về 0 0 C, áp suất trong bình lúc đó là P 2 . Tỉ khối so với H 2 của hỗn hợp khí trong bình trước và sau phản ứng là 7,6 và 8,445. a) Giải thích tại sao tỉ khối tăng. b) Tính % thể tích các khí trước phản ứng. c) Tính áp suất P 2 . d) Tính hiệu suất phản ứng đối với mỗi anken, biết rằng nếu cho hỗn hợp khí trong bình sau phản ứng từ từ qua nước brom thì thấy nước brom bị nhạt màu và khối lượng bình nước brom tăng 1,05 gam. Bài 12: Một hỗn hợp khí X gồm một ankan, một anken và một ankin có thể tích 1,792 lit ( đktc) được chia làm hai phần bằng nhau: - Phần 1 cho qua dung dịch AgNO 3 trong NH 3 dư tạo ra 0,735 gam kết tủa và thể tích hỗn hợp giảm 12,5 %. - Phần 2 đem đốt cháy hoàn toàn rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào 9,2 lit dung dịch Ca(OH) 2 0,0125 M thấy có 11 gam kết tủa. Xác định CTPT của các hidrocacbon. Bài 13 : Cho 4,96 gam hỗn hợp gồm Ca, CaC 2 tác dụng hết với H 2 O thu được 2,24 lit ( đktc) hỗn hợp khí X. a) Tính % khối lượng CaC 2 trong hỗn hợp đầu b) Đun nóng hỗn hợp khí X có mặt xúc tác thích hợp một thời gian được hỗn hợp khí Y. Chia Y làm hai phần bằng nhau. - Lấy phần 1 cho qua từ từ dung dịch nước brom dư thấy còn lại 0,448 lit (đktc) hỗn hợp khí Z có tỷ khối hơi với H 2 bằng 4,5. Hỏi khối lượng bình nước brom tăng bao nhiêu gam ? - Phần hai trộn với 1,68 lit oxi ( đktc) vào bình kín có thể tích 4 lit. Sau khi bật tia lửa điện để đốt cháy, giữ nhiệt độ 109,2 0 C. Tính áp suất bình ở nhiệt độ này. Biết rằng dung tích bình không đổi Bài 14 : Đốt cháy hoàn toàn 2,7 gam một hidrocacbon A thu được 8,8 gam CO 2 và 2,7 gam nước. 1) Xác định CTPT của hidrocacbon trên biết 160 < M < 170. 2) Xác định CTCT của hidrocacbon trên biết nó không tác dụng với dung dịch nước brom, không tác dụng với brom khi có mặt bột sắt, nhưng khi phản ứng với brom hơi có askt thì thu được 1 dẫn xuất mono brom duy nhất. Bài 15: Một hidrocacbon A ở thể lỏng có tỉ khối hơi so với không khí bằng 2,69. 1) Đốt cháy A thu được CO 2 và H 2 O theo tỉ lệ khối lượng là 4,9:1. Tìm CTPT của A 2) Cho A tác dụng với brom theo tỉ lệ 1:1 có bột Fe thu được B khí C. Khí C được hấp thụ bởi 2 lit dung dịch NaOH 0,5 M. Để trung hoà lượng NaOH dư cần 0,5 lit HCl 1M. Tính khối lượng A phản ứng và khối lượng B tạo thành. Bài 16 : Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất hữu cơ A cần 12,8 gam O 2 . Sau phản ứng thu được 16,8 lit hỗn hợp hơi (136 0 C ; 1atm) gồm CO 2 và hơi nước. Hỗn hợp này có tỷ khối so với CH 4 là 2,1. a) Xác định CTPT của A. Viết CTCT có thể có của A. b) Xác định CTCT của A và gọi tên A biết rằng A tạo kết tủa vàng khi cho tác dụng với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 . Tính lượng kết tủa khi cho 0,1 mol A phản ứng với hiệu suất 90%. Bài 17 : X là hỗn hợp gồm một ankan, một anken và hidro. Đốt cháy 8,512 lít khí X (đktc) thu được 22 gam CO 2 và 14,04 gam nước. a) Tìm tỷ khối của X so với không khí. b) Dẫn 8,512 lit X (đktc) nói trên đi qua bột Ni nung nóng được hỗn hợp Y có tỷ khối so với H 2 là 12,6. Dẫn Y qua bình nước brom dư thấy có 3,2 gam brom tham gia phản ứng. Hỗn hợp Z thoát ra khỏi bình có tỷ khối so với H 2 là 12. Tìm CTPT của các hidrocacbon và tính % thể tích các khí trong X. Giả thiết các phản ứng hoàn toàn . 3 . 1 MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ HIDRO CACBON Bài 1: Hỗn hợp A gồm hai hidrocacbon mạch hở X và Y ( là những chất trong dãy đồng đẳng ankan,. lượng mỗi hidro cacbon trong 14,8g hỗn hợp X. Bài 5: Một hỗn hợp gồm 2 hidro cacbon, mạch hở, trong phân tử mỗi chất chứa không quá 1 liên kết ba hay hai liên kết đôi. Số nguyên tử cacbon trong. đổi Bài 14 : Đốt cháy hoàn toàn 2,7 gam một hidrocacbon A thu được 8,8 gam CO 2 và 2,7 gam nước. 1) Xác định CTPT của hidrocacbon trên biết 160 < M < 170. 2) Xác định CTCT của hidrocacbon