''''Kế mọn'''' cho các mẹ có con hay ''''chành chọe'''' pot

3 211 0
''''Kế mọn'''' cho các mẹ có con hay ''''chành chọe'''' pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sự đố kỵ khiến các con bạn hay chành chọe với nhau. (Ảnh minh họa). 'Kế mọn' cho các mẹ có con hay 'chành chọe' - Bạn dễ cáu giận, bực tức khi thấy các con suốt ngày chí chóe và dường như không thể hòa hợp được với nhau. Biết được những nguyên nhân khiến trẻ hay ‘gây hấn’ với nhau, giúp bạn tìm ra giải pháp chặn đứng ‘cuộc chiến’ của con. Vì sao con hay chành chọe? 1. Trẻ em rất ích kỷ Ích kỷ là bản tính tự nhiên của con trẻ. Chúng luôn muốn mình được chú ý nhất và không muốn san sẻ sự quan tâm của cha mẹ với ai. 2. Trẻ có tâm lý ‘độc tôn’ Những đứa trẻ đang là trung tâm của cả gia đình, tự nhiên bị đẩy ra rìa khi có em, khiến trẻ có cảm giác hụt hẫng như bị bỏ rơi. Thế là bao nhiêu tội lỗi trẻ đổ hết cho em, nên thường xuyên ‘gây hấn’ để trút giận. Bạn dễ cáu giận, bực tức khi thấy các con suốt ngày chí chóe và dường như không thể hòa hợp được với nhau. (Ảnh minh họa). 3. Trẻ coi anh/chị/em như ‘đối thủ’ Việc cha mẹ hay so sánh các con với nhau, khen đứa này và chê đứa kia… chính là một phần nguyên nhân khiến ‘cuộc chiến’ giữa các con ngày càng căng thẳng. Trẻ dễ coi anh/chị/em như ‘đối thủ’ cạnh tranh tình yêu thương của cha mẹ. Cách hóa giải 'cuộc chiến' của con 1. Cùng chịu phạt Bất kể ai là kẻ mào đầu ‘cuộc chiến’, nhưng tất cả đều có tham gia, đứa đấm, đứa nhéo, do đó, cha mẹ nên bắt tất cả cùng chịu phạt. Hãy đề ra luật lệ trong nhà rằng nếu xảy ra tranh cãi, bất kể vì lý do gì hay không quan trọng ai có lỗi… Hình phạt được áp dụng như nhau cho người tham gia. 2. Dập tắt tâm lý ‘độc tôn’ Ngay từ những năm đầu đời hãy dạy con cách chia sẻ với mọi người xung quanh. Từ những bài học trong gia đình và nhà trường giúp trẻ biết cách thể hiện lòng vị tha với các thành viên trong gia đình cũng như với người xung quanh. 3. Lời khen công bằng Nếu một trong số các con của bạn hay ghẹn tị với anh/chị/em của mình, thì bạn cố gắng đừng làm lớn chuyện. Thay vào đó hãy nói “Con biết đấy, tất cả chúng ta đôi khi đều thấy ghen tị. Anh con chơi bóng rất giỏi nhưng mẹ thấy con đã hoàn thành bài tập toán rất nhanh và xuất sắc và mẹ biết điều đó không dễ chút nào”. Luôn tìm ra ưu điểm để khen con và để con thấy rằng cha/mẹ đánh giá nỗ lực của con không thua kém gì các anh/chị/em khác. 4. Để con chí chóe 10 phút mỗi ngày Nếu con bạn thường xuyên đấu đá và không chịu nhường nhịn nhau, mỗi tối bạn dành ra khoảng 10 phút, để cho những trẻ hay xích mích ngồi cãi cọ nhau. Bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi thấy tình hình được cải thiện một cách đáng kể, bởi chính trẻ sẽ nhận ra ‘Thật ngớ ngẩn khi phải cố nghĩ cớ đấu đá nhau”. . Sự đố kỵ khiến các con bạn hay chành chọe với nhau. (Ảnh minh họa). 'Kế mọn' cho các mẹ có con hay 'chành chọe' - Bạn dễ cáu giận, bực tức khi thấy các con suốt ngày chí. Luôn tìm ra ưu điểm để khen con và để con thấy rằng cha /mẹ đánh giá nỗ lực của con không thua kém gì các anh/chị/em khác. 4. Để con chí chóe 10 phút mỗi ngày Nếu con bạn thường xuyên đấu đá. chuyện. Thay vào đó hãy nói Con biết đấy, tất cả chúng ta đôi khi đều thấy ghen tị. Anh con chơi bóng rất giỏi nhưng mẹ thấy con đã hoàn thành bài tập toán rất nhanh và xuất sắc và mẹ biết

Ngày đăng: 13/08/2014, 23:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan