1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI GIẢNG: PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA doc

5 2,8K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 87 KB

Nội dung

Trường : ĐHSP ĐÀ NẴNG GVHD : TH.S Đỗ thị trường GSTH : Lê thị Ngoan LỚP : 07SS GIÁO ÁN §36: PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA I. Mục tiêu bài học Sau khi học song bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Trình bày được các nhân tố chi phối sự ra hoa. - Thấy rõ sự ra hoa phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng và bóng tối (quang chu kì) với sự có mặt của một số loại sắc tố enzim (phitôcrom) 2. Kỹ năng: Quan sát, phân tích, suy luận, giải thích và rèn luyện kĩ năng hợp tác. 3. Thái độ: hiểu rõ các nhân tố chi phối chi phối sự ra hoa, làm cơ sở khoa học để vận dụng vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp. II. Trọng tâm bài học. - Hoocmon ra hoa. - Quang chu kì và phitôcrôm: vai trò P 660 và P 730 đến sự ra hoa cảu cây ngày ngắn và ngày dài. - Ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp. III.Phương pháp . - Vấn đáp tìm tòi bộ phận. - Học sinh làm việc độc lập với SGK. - Thảo luận nhóm. IV.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1.Chuẩn bị của giáo viên . - Tranh phóng to hình 36.1/SGK trang 137 và hình 36.2 trang 138. 2.Chuẩn bị của học sinh. Xem trước bài 36 SGK trang 136 để tìm hiểu các nhân tố chi phối sự ra hoa, vận dụng trong sản xuất nông nghiệp. V. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: HS1 - Thế nào là hoocmon thực vật? - Khi dùng các loại hoocmon thực vật cần chú ý những vấn đề gì? 3. Bài mới: Vào bài mới: Ra hoa là dấu hiệu đặc biệt của sự phát triển, sự ra hoa chịu sự chi phối của những nhân tố nào và ứng dụng trong thực tiễn nông nghiệp như thế nào? Nội dung bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu các nhân tố chi phối sự ra hoa. Hoạt động của GV Hoạt động của Tiểu kết ?. Kể tên các nhân tố chi phối sự ra hoa của cây ?. Nêu ví dụ chứng minh tuổi cây có ảnh hưởng đến sự ra hoa ?. Tuổi cây và lượng hoocmon có ảnh hưởng như thế nào đến số lượng hoa đực và cái ?. Nêu các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự ra hoa ?.Những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng như thế nào đến sự phân hoá hoa đực và hoa cái. -Nhận xét, rút ra kết luận giống tiểu kết. -Giới thiệu bản chất florigen - Treo tranh hình 36.1 trang 137 phóng to. -Yêu cầu HS trình bày và giải thích thí nghiệm. ?.Giả sử khi chiếu sáng >12 h cây nào sẽ ra hoa, cây nào không ra hoa ?Tại sao trong thí nghiệm cây chậu B ra hoa ?.Florigen được hình thành ở đâu và tác động như thế nào -GV lắng nghe nhận xét và kết luận giống tiểu kết. ?Cho biết loại cây ra hoa kết quả vào mùa hè và loại cây ra hoa kết quả vào mùa đông -HS trả lời: tuổi cây, điều kiện ngoại cảnh. - HS trả lời: vd SGK -HS trả lời: - HS trả lời: (như tiểu kết) -HS trả lời: … -HS lắng nghe và ghi bài -HS trình bày thí nghiệm : ghép 2 cây, xử lý ra hoa ở cây này thì cây kia cũng ra hoa. -HS trả lời: cây chậu A ra hoa, cây chậu B không ra hoa. - HS trả lời: ………. - HS trả lời: ………. I. Các nhân tố chi phối sự ra hoa. 1. Tuổi cây -Sự ra hoa liên quan với tuổi cây, với lượng hoocmon. 2. Vai trò ngoại cảnh. -Điều kiện ngoại cảnh: ánh sáng, nhiệt độ, CO 2 , độ ẩm, chất khoáng…. -Kết luận: Nhân tố môi trường→Hoocmon thực vật→Bộ máy di truyền(AND)→Giới tính đực cái. 3. Hoocmon ra hoa – Florigen a) Bản chất florigen: là một hợp chất của Gibêrilin (kích thích sự sinh trưởng của đế hoa) và anezin (kích thích sự ra mầm hoa) b) Tác động của Florigen: - Lá là cơ quan sản sinh ra florigen kích thích sự ra hoa. - Tác nhân kích thích nở hoa có thể được truyền qua chỗ ghép. 4. Quang chu kì: ?Tại sao cây ra hoa kết quả vào các mùa khác nhau trong năm? Điều đó có liên quan gì đến ánh sáng? ?. Quang chu kì là gì ?. Quang chu kì tác động đến các quá trình nào Treo tranh hình 36.2/SGK phóng to, yêu cầu HS quan sát. ?.Giải thích cây ra hoa trong điều kiện nào. -Nhận xét và rút ra kết luận ?.Vậy dựa vào quang chu kì, có thể phân thành các loại cây nào -Yêu cầu HS hoàn thành bảng sau: Cây trung tính Cây ngày ngắn Cây ngày dài Thời điểm ra hoa Loài cây ? Phitôcrom là gì? Tồn tại mấy dạng? -GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức: +P 660 hấp thu ánh sáng đỏ, có bước sóng 660, kí hiệu P d . Ánh sáng đỏ kích thích sự ra hoa của cây ngày dài +P 730 hấp thu ánh sáng đỏ xa có -HS trả lời: +cây ra hoa mùa hè: cây hoa phượng…. +cây ra hoa mùa đông: cây cà phê, cây hoa sữa… -HS trả lời: mùa hè ngày dài và mùa đông ngày ngắn thời gian chiếu sáng khác nhau ở hai mùa ảnh hưởng đến việc ra hoa của các loài cây. -HS trả lời:…… -HS trả lời: như tiểu kết. -Quan sát hình và trả lời. -HS khác bổ sung -HS trả lời:… -HS hoàn thành bảng trên -HS trả lời: là sắc tố enzim có ở chồi a.Khái niệm - Quang chu kì là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối (độ dài ngày- đêm) ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây. b.Vai trò -Tác động đến sự ra hoa, rụng lá, tạo củ, di chuyển các hợp chất quang hợp. c.Phân loại cây theo quang chu kì -Cây trung tính: ra hoa ở cả ngày dài và ngày ngắn -Cây ngày ngắn: ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 h -Cây ngày dài: ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 h . và chiếu sáng nhấp nháy. 5.Phitôcrom a.Khái niệm là sắc tố enzim có ở chồi mầm và chóp của lá mầm. b.Đặc điểm. - Phitôcrom có khả năng hấp thụ ánh sáng và tồn tại ở 2 dạng: P 660 và P 730 hai dạng này có thể chuyển bước sóng 730nm, kí hiệu P dx . Ánh sáng đỏ xa kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn ?.Vai trò của Phitôcrôm đối với sự phát triển ở thục vật có hoa như thế nào mầm và chóp của lá mầm Tồn tại ở 2 dạng: P 660 và P 730 hoá lẫn nhau. Sáng, đỏ P 660 P 730 Tối, đỏ xa c.Vai trò +Kích thích sự ra hoa +Tác động chủ yếu đến các vận động cảm ứng, đóng mở khí khổng. +Có đặc tính kích thích, tổng hợp, vận động cảm ứng. Hoạt động 2: Tìm hiểu ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tiểu kết -Đặt vấn đề: nêu những hiểu biết về quang chu kì và hoocmon thực vật trong sản xuất như thế nào? ?.Nêu các ứng dụng về thúc đẩy sự ra hoa của cây trồng trong nông nghiệp ở địa phương em. -Nhận xét đánh giá và bổ sung thông tin: +ngoài ra dùng tia laze( ánh sáng nhân tạo) điều khiển sự ra hoa. Đó là triển vọng của nền nông nghiệp laze ở Việt Nam. +Tạo được quang hợp nhân tạo cho các cây trồng ở các vùng khí hậu khắc nghiệt như miền trung. -Kết luận( tiểu kết) -HS nghiên cứu trả lời: +chiếu sáng để cây ra hoa hay hạn chế cây ra hoa. +nhân giống cây trồng. +sử dụng hoomon kích thích ra hoa +sử dụng phân bón -HS nêu ví dụ: +Bắn pháo sáng vào ban đêm ngăn cản sự ra hoa của mía(trong điều kiện ngày ngắn). +Hoa cúc là cây ngày ngắn, ra hoa vào mùa đông nhưng con người suốt năm có nhu cầu về hoa cúc bàng cách dùng màng đen tạo các đêm nhân tạo, do đó mùa hè cúc vẫn nở hoa. II. Ứng dụng -Để kích thích hay kìm hãm sự ra hoa của các loài cây thường sử dụng một số nhân tố: ánh sáng, giberelin, chất khoáng. -Thực tế trong nông nghiệp, trồng cây dựa vào yêu cầu ánh sáng (chất lượng, độ dài ngày) cho phép nhập nội, chuyển vùng, trồng cây với điều kiện quang hợp nhân tạo. 4. Củng cố. Cho HS nhắc lại kiến thức trong khung và nhấn mạnh: -Cây ra hoa có sự tham ra Florigen và các điều kiện canh tác. -Sự ra hoa của cây trồng phụ thuộc vào quang chu kì. Vai trò của Phitôcrôm rất có ý nghĩa đối với sự ra hoa và có thể chuyển hóa giữa 2 dạng( P 660 và P 730 ), cần cho cây ngày dài và cây ngày ngắn. -Triển vọng của việc áp dụng khoa học kỹ thuật thúc đẩy sự bền vững của nền nông nghiệp có năng suất cao. 5. Bài tập về nhà. -Trả lời các câu hỏi và bài tập SGK trang 139. -Chuẩn bị bài mới-Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật( SGK/140) . GIÁO ÁN §36: PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA I. Mục tiêu bài học Sau khi học song bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Trình bày được các nhân tố chi phối sự ra hoa. - Thấy rõ sự ra hoa phụ thuộc. Thế nào là hoocmon thực vật? - Khi dùng các loại hoocmon thực vật cần chú ý những vấn đề gì? 3. Bài mới: Vào bài mới: Ra hoa là dấu hiệu đặc biệt của sự phát triển, sự ra hoa chịu sự chi phối của. minh tuổi cây có ảnh hưởng đến sự ra hoa ?. Tuổi cây và lượng hoocmon có ảnh hưởng như thế nào đến số lượng hoa đực và cái ?. Nêu các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự ra hoa ?.Những yếu

Ngày đăng: 13/08/2014, 23:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w