1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

BAI_PHAN TICH TC VNM doc

45 111 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA: TCDN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÔNG TY VINAMILK Giảng viên hướng dẫn : …………………………… Nhóm sinh viên thực hiện : 1.Phan Thúc Khánh TCDN12 2.Nguyễn Phúc Lân TCDN12 3.Nguyễn Văn Tùng TCDN12 4.Hà Thị Điệp TCDN12 Khoá : K34 1 HCM, 27 tháng 9 năm 2011NHÂN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 2 MỤC LỤC : 1. Tổng quan ngành sữa thế giới và trong nước 5 1.1. Thị trường sữa thế giới 5 1.2 Thị trường sữa trong nước 6 2. Phân tích công ty Vinamilk 12 2.1 Tổng quan qua trình phát triển 13 a, Tầm nhìn và sứ mệnh công ty 13 b, Lĩnh vực hoạt động 13 c, Lịch sử 14 d, Cấu trúc tổ chức: 14 e, Hoạt động sản xuất kinh doanh 16 2.2 PHÂN TÍCH SWOT CÔNG TY VINAMILK 17 2.3 Phân tích năng lực cạnh tranh 19 Năng lực cạnh tranh: qua mô hình 5 áp lực của Michael Porter 3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 22 3.1: Phân tích cơ cấu 22 a, cơ cấu tài sản 22 b, Cơ cấu nguồn vốn: 26 c, cơ cấu doanh thu: 29 3.2: Phân tích hệ thống các chỉ số 34 a, Tổng quát về tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu: 34 b, Nhóm chỉ số khả năng thanh toán.` 36 c, Nhóm chỉ số đòn bẩy. 39 3 d, Nhóm chỉ số hoạt động kinh doanh 40 e, Các chỉ số tỷ suất sinh lợi 42 TÍNH TOÁN FCF, ROIC: Kết luận 45 4 1. Tổng quan ngành sữa thế giới và trong nước. 1.1. Thị trường sữa thế giới Giá sữa thế giới đã từng giảm xuống chỉ 1.841 USD/tấn vào tháng 7/2009, mức thấp nhất kể từ tháng 1/2004, song sau đó hồi phục mạnh trong những tháng cuối năm do nhu cầu tăng, với sữa bột nguyên kem trở lại mức gần 3.000 USD/tấn. Chỉ trong vòng mấy tháng cuối năm, giá sữa bột nguyên kem đã tăng 54%. Nhu cầu mua mạnh đang cải thiện tình hình trên thị trường sữa thế giới, với mậu dịch hiện cao hơn 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu tiêu thụ sữa tại Châu Á tăng mạnh, đặc biệt là Đông Nam Á và Trung Quốc. Trung Đông và Ấn Độ cũng đang là điểm sáng trên thị trường tiêu thụ sữa thế giới. Nhập khẩu vào Trung Quốc đang tăng mạnh, khiến thị trường này tiếp tục là động lực chính của xu hướng tăng nhu cầu nhập khẩu gần đây. Tâm lý của người tiêu dùng là tin tưởng vào chất lượng các sản phẩm sữa nhập khẩu hơn là sữa nội, sau dịch sữa nội nhiễm melamine hồi năm 2008. Trung Quốc chiếm tới trên 75% tổng mức tăng mậu dịch sữa bột nguyên kem trong quý III/2009. Nhập khẩu vào các thị trường Bắc Phi và Trung Đông cũng tăng, do tiêu thụ tăng khi kinh tế hồi phục. Khách hàng Nga đã trở lại thị trường để mua hàng, trong khi thị trường Nhật Bản có những dấu hiệu ổn định. Về nguồn cung, mặc dù sản lượng trì trệ ở hầu hết các khu vực xuất khẩu sữa chính song không đến mức suy giảm. Brazil là khu vực duy nhất giảm sản lượng sữa. Một số nước khác duy trì ở mức sản lượng như năm trước, trong khi một số khác nữa tăng sản lượng. Chủ tịch Fonterra, Henry van der Heyder, cho biết thời tiết lạnh và ẩm đang hậu thuẫn cho sản xuất sữa tại Niu Dilân. Sản lượng sữa nước này năm vừa qua gần đạt mức kỷ lục cao như năm ngoái. Tại Mỹ, Bộ Nông nghiệp (USDA) ước tính sản lượng sữa năm nay sẽ đạt 188,2 tỷ lb, tăng 600 triệu lb so với dự báo trước đó. Dự báo về sản lượng năm 2010 cũng được điều chỉnh tăng thêm 100 triệu lb lên 186,5 tỷ lb. Giá sữa tại Mỹ quý III/2009 đã tăng khoảng 20 – 30% trong quý III, là lần tăng đầu tiên kể từ khi khủng hoảng, và vẫn tiếp tục tăng, 5 đạt trung bình 12,20 USD/cwt năm 2009, dự báo sẽ tăng lên 15,15 USD/cwt vào năm 2010, trên cơ sở tiêu thụ tăng và cung giảm. Hãng Fonterra Cooperation Group Ltd. của Niu Dilân – hãng xuất khẩu sữa bột, bơ và phomát lớn nhất thế giới, chiếm gần 40% mậu dịch các sản phẩm sữa toàn cầu - dự báo giá sữa thế giới năm 2010 có thể sẽ tiếp tục hồi phục chậm nhưng chắc, được khích lệ bởi nhu cầu tăng ở Châu Á, Trung Đông và Ấn Độ. 1.2. Thị trường sữa trong nước a,Triển vọng ngành: Trong vòng 10 năm trở lại đây, ngành sữa Việt Nam đã có sự phát triển rất mạnh mẽ nhờ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Các doanh nghiệp sản xuất sữa tại Viêt Nam đã không ngừng nghiên cứu phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời cải tiến cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện cho sự gia tăng chung về tính đa dạng, và sản lượng sản phẩm sữa được sản xuất tại Việt Nam. Thị trường sữa Việt Nam cũng đã tiếp nhận sự tràn vào của các công ty đa quốc gia. Theo Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc thì tăng trưởng ngành sữa ở các nước đang phát triển là trên 4% và xu hướng này càng tăng nhanh so với các nước phát triển. Việt Nam cũng là một nước đang phát triển và ngành sữa là một trong những ngành đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành thực phẩm ở Việt Nam, với mức tăng trưởng doanh thu trung bình đạt 18% năm. Trong những năm tới thì nhu cầu tiêu dùng sữa và sản phẩm sữa trong nước sẽ ngày càng cao do dân số tăng, tốc độ đô thị hoá – công nghiệp 6 hoá, thu nhập được cải thiện và nhận thức của người tiêu dùng về giá trị dinh dưỡng của sữa, đặc biệt cho trẻ em. Môi trường nhân khẩu học của nước ta: Kết cấu dân số. (số liệu của cục thống kê lúc0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009) • Tổng dân số: 85.789.573 người • Số nữ giới: 43.307.024 người. • Tỷ số giới tính: 98,1 nam trên 100 nữ • Tỷ lệ tăng dân số: 1,2% (2009) • Số dân sống ở khu vực thành thị: 25.374.262 người (chiếm 29.6% dân số cả nước). Cơ cấu độ tuổi: • 0-14 tuổi: 29,4% (nam 12.524.098; nữ 11.807.763) • 15-64 tuổi: 65% (nam 26.475.156; nữ 27.239.543) • trên 65 tuổi: 5,6% (nam 1.928.568; nữ 2.714.390) Qua cơ cấu dân số cho thấy với hơn 85 triệu dân, tỉ lệ tăng hàng năm vào khoảng 1.2% , mỗi năm có khoảng hơn 1 triệu trẻ em ra đời, trẻ em dưới 14 tuổi chiếm gần 30%, đây là độ tuổi cần dùng đến các sản phẩm nhiều nhất. Theo báo cáo tổng kết thị trường Việt Nam của một công ty sữa đa quốc gia nêu rõ: GDP Việt Nam tăng khoảng 7%/năm và theo Viện Dinh duỡng quốc gia Việt Nam (NIN) đã báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Viêt Nam, dựa trên điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2009-2010 tại 63 tỉnh/ thành phố với hơn 50.000 trẻ từ 2-5 tuổi, cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân còn ở mức 19,62%, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi là 29,05%. Thị trường của các doanh nghiệp sữa nằm ở khả năng mua sắm ngày càng lớn của người tiêu dùng với các khoản ngân sách quốc gia dành cho chiến lược phòng chống, mục tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân xuống dưới 16,8%, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi xuống dưới 28,2%. Như vậy thị trường sữa Việt Nam là một thị trường tiềm năng lớn. Hơn nữa, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người tại Việt Nam chừng 14lít/người/năm, còn ở mức rất thấp so với các nước và vùng lãnh thổ khác trong khu vực và trên thế giới như Thuỵ Sỹ 140 lít/người/năm, Hà Lan 120 lít/người/năm, Úc 110 lít/người/năm, Đài Loan 40 lít/người/năm…. Sữa hiện nay được tiêu thụ chủ yếu tại các thành phố lớn, khu vực thành thị có kinh tế phát triển, còn tại các vùng nông thôn thì rất thấp. Theo số liệu thống kê của Viện Dinh 7 dưỡng thì người dân thành thị sử dụng lượng sữa bình quân hàng năm nhiều gấp 4 lần người dân nông thôn. Các vùng nông thôn càng nghèo, càng xa thì cơ hội được dùng các sản phẩm sữa càng ít. Ngay ở các vùng nông thôn thì mức tiêu thụ sữa của các xã nghèo chỉ bằng một phần năm mức tiêu thụ sữa ở xã không nghèo. Trong tương lai khi mức thu nhập bình quân tăng lên thì mức tiêu thụ sữa cũng sẽ gia tăng cả ở khu vực thành thị và nông thôn. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập người dân ngày càng tăng làm cho mức sống cũng tăng theo, do đó nhưu cầu sử dụng các sản phẩm làm từ sữ ngày càng gia tăng đáng kể. Chính sách về xuất nhập khẩu Sữa: Theo số liệu ngày 01/10/2011 của Tổng cục Thống kê, tổng đàn bò sữa của cả nước tăng 11,31% so với năm 2009, từ 115.518 con lên 128.583 con, tăng thêm 13.065 con. So với năm 2009, tổng sản lượng sữa tươi nguyên liệu sản xuất năm 2010 tăng 10.23%, tăng thêm 28.472 tấn từ 278.190 tấn năm 2009 lên 306.662 năm 2010. Lượng sữa tươi nguyên liệu này chỉ đáp ứng được khoảng 22% nhu cầu tiêu dùng sữa ở Việt Nam, phần còn lại Việt Nam phải nhập khẩu. Theo số liệu của tổng cục hải quan, nhập khẩu sữa bột hàng năm ở mức 300 - 400 triệu USD. Nhìn chung khả năng cạnh tranh của các sản phẩm sữa Việt Nam không cao do phải phụ thuộc chủ yếu vào nguyên liệu và thiết bị nhập khẩu. Tuy nhiên, tùy theo sản phẩm sữa mà tính cạnh tranh khác nhau. Chẳng hạn như sản phẩm sữa đặc có đường, sữa nước và sữa chua được đánh giá là có khả năng cạnh tranh cao do tỷ lệ sữa tươi trong nước sản xuất ngày càng cao (hiện nay đáp ứng 22% nguyên liệu, dự kiến đến năm 2020, nguồn nguyên liệu sữa tươi đáp ứng từ 38- 40% cho sản xuất). Các chính sách chăn nuôi bò đang được đẩy mạnh góp phần tăng cường nguồn nguyên liệu cho các công ty sản xuất sữa trong nước thay vì nhập khẩu, để tăng sức cạnh tranh.Bên cạnh đó, việc Việt Nam gia nhập WTO là một cơ hội lớn cho sữa Việt Nam gia nhập thị trường thế giới và học hỏi kinh nghiệm trong việc chế biến chăn nuôi và quản lý…để hoàn thiện hơn tạo ra những sản phẩm sữa chất lượng tốt và giá cả rẻ hơn.  Qua đó chúng ta cũng thấy được mối đe dọa cho ngành sữa Việt Nam là việc hội nhập tổ chức thương mại thế giới WTO sẽ khiến cho các nhà máy sản xuất sữa nhỏ tại Việt Nam sẽ không có sức cạnh tranh với các tập đoàn sữa lớn mạnh trên thế giới như Mead Johnson, Abbott… Thêm vào đó chúng ta lại chưa có một mô hình chăn nuôi quản lý một cách hiệu quả. Nguồn nguyên liệu của chúng ta còn thiếu rất nhiều buộc chúng ta luôn phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài làm cho giá của các loại sữa tăng cao, chính vì thế ngành sữa Việt Nam cần phải nổ lực rất lớn. 8 Về thị trường nhập khẩu thì 7 tháng đầu năm nay Việt Nam có thêm thị trường đó là Ấn độ với kim ngạch là 828,3 nghìn USD. Niudilan vẫn là thị trường chính cung cấp sữa và sản phẩm cho Việt Nam với kim ngạch trong tháng là 12,9 triệu USD, giảm 50,68% so với tháng liền kề trước đó và giảm 25,78% so với tháng 7/2010. Tính chung 7 tháng đầu năm 2011, Việt Nam đã nhập khẩu 136,3 triệu USD sữa và sản phẩm từ thị trường này, chiếm 28,1% thị phần, tăng 40,38% so với cùng kỳ năm trước. Kế đến là thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch trong tháng 7 này là 22,5 triệu USD, tăng 23,53% so với tháng 6 và tăng 21,32% so với tháng 7/2010. Tính chung 6 tháng đầu năm 2011, Việt Nam đã nhập khẩu 123,9 triệu USD sữa và sản phẩm từ thị trường Hoa Kỳ, tăng 60,46% so với cùng kỳ năm 2010. Đáng chú ý, thị trường Đức tuy kim ngạch trong 7 tháng đầu năm chỉ nhập 13,9 triệu USD, nhưng nếu so với cùng kỳ năm trước thì nhập khẩu sữa và sản phẩm từ thị trường này tăng trưởng vượt lên hơn cả (tăng 174,09%). Dẫn nguồn tin từ TTXVN, sản lượng sữa bột trên toàn quốc tăng hơn 18%. Theo Bộ Công Thương, hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành sữa từ đầu năm đến nay tăng trưởng đều. Cụ thể, tháng Bảy sản lượng sữa bột đạt 5.400 tấn, tăng 23% so với tháng 7/2010; tính chung 7 tháng đạt 35.200 tấn, tăng 18,4% so với cùng kỳ. Hiện nay, trên thị trường có hơn 300 loại sản phẩm sữa với nhiều nhãn mác khác nhau do nhiều tổ chức, cá nhân tham gia quá trình sản xuất, nhập khẩu và phân phối. Do thị trường phát triển nhanh nên Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là sản phẩm sữa bột nhập khẩu vì phần lớn sữa nước trên thị trường là sữa hoàn nguyên (được pha chế từ sữa bột); đồng thời công khai các tiêu chuẩn về sữa tươi, sữa bột hoàn nguyên và sữa tiệt trùng để người tiêu dùng có thể phân biệt, tránh nhầm lẫn. Bảng 1: Thị trường nhập khẩu sữa và sản phẩm 7 tháng năm 2011 (ĐVT: USD) 9 Sữa ngoại đang thao túng thị trường sữa Việt Nam. Sữa ngoại chiếm đến hơn 70% thị phần sữa bột Việt Nam, trong đó đứng đầu là Abbott, Dutch Lady (tức FreislandCampina hiện nay), Dumex, Nestle Cứ hãng này tăng giá, lập tức các nhãn hiệu khác điều chỉnh theo. 4 hãng sữa lớn của nước ngoài là Abbott chiếm 32% thị phần sữa bột, Dutch Lady (16%), Dumex (8%), Nestle (4,2%). Với tỷ lệ này, 4 hãng sữa hoàn toàn có thể dẫn dắt thị trường và quyết định giá bán", Vụ trưởng Vụ công nghiệp nhẹ Bộ Công thương Phan Chí Dũng cho biết tại hội thảo Những cơ hội thách thức với sự phát triển của ngành sữa Việt Nam hôm 29/10 tại TP HCM. Dù nhấn mạnh sữa ngoại chiếm lĩnh thị trường nội địa, Vụ trưởng Dũng vẫn khẳng định: "Việc tăng giá trong thời gian qua chỉ diễn ra ở phân khúc thị trường sữa bột nhưng các thông tin khiến mọi người đều lầm tưởng tất cả sản phẩm sữa đều tăng giá cao. Ngoài ra, sở dĩ giá sữa luôn thất thường là do không có nguồn nguyên liệu ổn định chứ không phải các hãng sữa cấu kết để tăng giá". Điều đặc biệt, theo đại diện Bộ Công thương, giá sữa ngoại dù cao nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn chọn mua vì tâm lý "sính" hàng ngoại, hàng đắt tiền chất lượng mới tốt, ngoài ra chính thương hiệu của các sản phẩm ngoại cũng làm tăng giá bán. Với sản phẩm sữa bột, chúng 10 [...]... phối rộng đòi hỏi một chi phí lớn Hiện nay, VNM đã có lợi thế lớn trong vấn đề này Dù vậy, chi phí chuyển đổi sản phẩm của người tiêu dùng gần như bằng 0 nên VNM vẫn bị áp lực cạnh tranh ở mức độ • trung bình Cạnh tranh nội bộ ngành: VNM cũng bị cạnh tranh cao ở các công ty sữa trong nước như Hanoimilk, công ty nước ngoài như Abbott, Mead Johnson; Nestlé, Dutch Lady Trong tương lai, thị trường sữa Việt... phải chấp nhận Do vậy, VNM có khả năng chuyển những bất lợi từ phía nhà cung cấp bên ngoài sang cho khách hàng • Sản phẩm thay thế: Mặt hàng sữa hiện chưa có sản phẩm thay thế Tuy nhiên, nếu xét rộng ra nhu cầu của người tiêu dùng, sản phẩm sữa có thể cạnh tranh với nhiều mặt hàng chăm sóc sức khoẻ khác như nước giải khát…Do đó, VNM ít chịu rủi ro từ sản phẩm thay thế Hiện nay, VNM đang phát triển ra... sữa nhằm hướng tới một lượng khách hàng rộng lớn Năng lực cạnh tranh: qua mô hình 5 áp lực của Michael Porter • Nhà cung cấp: VNM có lợi thế mặc cả với người chăn nuôi trong việc thu mua nguyên liệu sữa do công ty là nhà thu mua lớn, chiếm 50% sản lượng sữa cả nước Bên cạnh đó, VNM gặp bất lợi vì phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu sữa nhập từ nước ngoài Tuy nhiên qua trao đổi với Vinamilk, tôi được biết,... đổi với Vinamilk, tôi được biết, chi phí để pha chế ra 1 kg sữa nước từ sữa bột nhập khẩu vẫn thấp hơn giá thu mua sữa tươi trong nước Do đó, đây không phải là nhược điểm quá lớn đối với VNM • Khách hàng, nhà phân phối: VNM không chịu áp lực bởi bất cứ nhà phân phối nào Hiện công ty có hai kênh phân phối: (1) kênh truyền thống (138 nhà phân phối và hơn 94,000 điểm bán lẻ), thực hiện phân phối hơn 80%... thời điểm hiện tại VNM là một công ty có tình hình tài chính lành mạnh với tỷ lệ tiền mặt khá dồi dào và hầu hết các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty là tiền gửi ngân hàng và đang được lợi với mức lãi suất cao như hiện tại 74% là vốn CSH, 26% là nợ - Trong nguồn vốn huy động bằng nợ vay thì 96% nợ ngắn hạn: 25 Trong những năm gần đây nợ chỉ chiếm khoảng 25% cơ cấu vốn của VNM, 2/3 trong số... tăng cung cấp một lượng vốn bền vững cho sự đầu tư phát triển cua công ty Chính sách cổ tức của công ty: 2010, VNM đạt 15.752,866 tỷ đồng doanh thu và 3.6161.86 tỷ đồng lợi nhuận, tương ứng tăng 48,9% và 52,2% so với năm 2009 Mức tăng trưởng này bù đắp sự pha loãng cổ phiếu trong năm 2010 của VNM, công ty chi trả cổ tức với tỷ lệ cổ tức bằng tiền mặt là 30%/mệnh giá Trong năm tới công ty vẫn duy trì... tăng sản phẩm phẩn sữa, chủ yếu từ New trưởng nhanh nhất trong ngành thực phẩm Zealand, Hoa Kỳ, Hà Lan và Thái Lan) − Thị trường sữa bột đang bị cạnh tranh ở Việt Nam, với mức tăng trưởng doanh mạnh(Dutch Lady, Nestle, Abbott, Mead Jonhson…), nhất là với tâm lý ưa dung sữa ngoại thu trung bình đạt 18% năm − Nền kinh tế tăng trưởng nhanh của Việt Nam đã có tác động tích cực tới sức mua trong nước, trong... 18 10,23%, tăng thêm 28.472 tấn từ 278.190 tấn năm 2009 lên 306.662 năm 2010 đáp ứng được khoảng 22% nhu cầu tiêu dùng sữa ở Việt Nam 2.3 Phân tích năng lực cạnh tranh Vị thế của công ty trong ngành: VNM là công ty sữa lớn nhất cả nước với thị phần 39% Quy mô nhà máy cũng lớn nhất cả nước với tổng công suất hiện nay là 504 nghìn tấn/năm, đạt hiệu suất 70% Chiến lược phát triển: - Củng cố, xây dựng... nuôi, trồng trọt Dịch vụ sau thu hoạch Xử lý hạt giống ñể nhân giống o o o c, Lịch sử Ngày 29/04/1993: Công ty Sữa Việt Nam (loại hình Doanh Nghiệp Nhà Nước) được thành lập theo Quyết định số 420/CNN/TCLD của Bộ Công Nghiệp Nhẹ Ngày 01/10/2003 : Công ty được cổ phần hoá từ Doanh nghiệp Nhà Nước của Bộ Công Nghiệp theo Quyết định 155/2003/Qđ-BCN Ngày 20/11/2003 : Công ty đăng ký trở thành một Công ty... nợ ngắn hạn chủ yếu là các khoản chiếm dụng chứ không phải đi vay vốn bên ngoài để bổ sung vốn lưu động dành cho hoạt động Nợ dài hạn chỉ chiếm khoảng 3% tổng nguồn vốn cho thấy năng lực tài chính của VNM thực sự vững mạnh Việc không cần sự hỗ trợ nhiều từ nguồn vốn vay giúp cho công ty chủ động hơn trong việc thực hiện các dự án đầu tư của mình và giảm thiểu đáng kể chi phí đi vay sẽ khiến cho lợi . TP.HCM KHOA: TCDN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÔNG TY VINAMILK Giảng viên hướng dẫn : …………………………… Nhóm sinh viên thực hiện : 1 .Phan Thúc Khánh TCDN12 2.Nguyễn Phúc Lân TCDN12 3.Nguyễn Văn Tùng TCDN12 4.Hà. bột, Dutch Lady (16%), Dumex (8%), Nestle (4,2%). Với tỷ lệ này, 4 hãng sữa hoàn toàn có thể dẫn dắt thị trường và quyết định giá bán", Vụ trưởng Vụ công nghiệp nhẹ Bộ Công thương Phan Chí. Porter • Nhà cung cấp: VNM có lợi thế mặc cả với người chăn nuôi trong việc thu mua nguyên liệu sữa do công ty là nhà thu mua lớn, chiếm 50% sản lượng sữa cả nước. Bên cạnh đó, VNM gặp bất lợi vì

Ngày đăng: 13/08/2014, 20:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w