Tình hình tài chính của Vinamilk rất tốt, không chịu áp lực vay nợ, nhất là trong bối cảnh “tiền mặt là vua” như thời điểm hiện tại. VNM là một công ty có tình hình tài chính lành mạnh với tỷ lệ tiền mặt khá dồi dào và hầu hết các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty là tiền gửi ngân hàng và đang được lợi với mức lãi suất cao như hiện tại.
74% là vốn CSH, 26% là nợ
Trong những năm gần đây nợ chỉ chiếm khoảng 25% cơ cấu vốn của VNM, 2/3 trong số đó là nợ ngắn hạn chủ yếu là các khoản chiếm dụng chứ không phải đi vay vốn bên ngoài để bổ sung vốn lưu động dành cho hoạt động. Nợ dài hạn chỉ chiếm khoảng 3% tổng nguồn vốn cho thấy năng lực tài chính của VNM thực sự vững mạnh. Việc không cần sự hỗ trợ nhiều từ nguồn vốn vay giúp cho công ty chủ động hơn trong việc thực hiện các dự án đầu tư của mình và giảm thiểu đáng kể chi phí đi vay sẽ khiến cho lợi nhuận thuộc về các cổ đông trở nên hấp dẫn hơn.
- Nguồn vốn CSH
Nguồn vốn công ty luôn được bổ sung và mở rộng qua các năm, đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển mở rộng. Nguồn vốn bổ sung chính của công ty là thông qua nguồn lợi nhuận giữ lại đựơc bổ sung vào các quỹ hàng năm, kênh phát hành cổ phiếu (2009 phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu từ nguồn lợi nhuận giữ lại, 2011niêm yết bổ sung 14.254.910 cổ phiếu phát hành thêm kể từ ngày 27/6...). Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ròng của VNM ấn tượng trong những năm qua, luôn bù đắp sự pha loãng cổ phiếu.
- Trong năm 2007, Vinamilk đã phát hành tổng cộng 16.275.670 cổ phiếu, trong đó 7.950.000 cổ phiếu phát hành cho một chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam với giá 140.500 đồng một cổ phiếu, 8.325.670 cổ phiếu còn lại được phát hành cho các cổ đông hiện hữu với giá bằng với mệnh giá. Do đó, so với năm 2006, Vốn điều lệ của năm 2007 tăng 16.275 triệu VND, từ 1.590 tỷ VND lên 1.753 tỷ.
- Tuy nhiên sang năm 2008, công ty lại không tiến hành phát hành cổ phiếu nên lượng vốn điều lệ của 2 năm 2008 và 2009 là không đổi.
- Năm 2009, Vinamilk tiến hành phát hành 364.640 cổ phiếu với mệnh giá 10.000 VND cho nhân viên bằng tiền mặt. Đồng thời mua lại 1320 cổ phiếu của các nhân viên đã nghỉ việc. Cũng trong năm này, Vinamilk công bố cổ phiếu thưởng là 1:1, được trích từ thặng dự vốn cổ phần cho tất cả các cổ đông hiện tại của tập đoàn.
- Năm 2010 so với năm 2009 không tăng nhiều.
Vốn điều lệ của công ty đựơc gia tăng cung cấp một lượng vốn bền vững cho sự đầu tư phát triển cua công ty.
Chính sách cổ tức của công ty:
2010, VNM đạt 15.752,866 tỷ đồng doanh thu và 3.6161.86 tỷ đồng lợi nhuận, tương ứng tăng 48,9% và 52,2% so với năm 2009. Mức tăng trưởng này bù đắp sự pha loãng cổ phiếu trong năm 2010 của VNM, công ty chi trả cổ tức với tỷ lệ cổ tức bằng tiền mặt là 30%/mệnh giá. Trong năm tới công ty vẫn duy trì mức cổ tức 30%.
Lợi nhuận tăng thấp nhất là 30%/năm, trong khi tốc độ tăng vốn từ năm 2006—2008 là không đáng kể (trừ năm 2009 thưởng cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 1:1 từ nguồn thặng dư vốn là 1.065 tỉ đồng và lợi nhuận giữ lại gần 691,5 tỉ đồng của năm 2008) nên EPS của VNM tăng trưởng khá ổn định. Mức chi trả cổ tức hàng năm tương xứng với mức độ tăng trưởng của lợi nhuận cho thấy quyền lợi của cổ đông luôn được đảm bảo. Tỷ lệ chi trả trên mệnh giá cũng được xếp vào loại những cổ phiếu có mức cổ tức cao trên thị trường hiện nay.