Bé rất tò mò khi thấy mình trong gương. (Ảnh minh họa). Dạy giao tiếp cho bé khi soi gương - Từ khi phát hiện ra có anh bạn “lạ mặt” trong tấm gương, ngày nào cu Tít cũng muốn bò lại gần, làm đủ các hành động và… sợ khi thấy anh bạn trong gương cũng làm y như mình. Cu Tít được 9 tháng tuổi, mẹ mua cho bé rất nhiều đồ chơi. Thế rồi, có lần quả bóng trong rổ đồ chơi của cu Tít lăn đến trước tấm gương, Tít bò lại gần và phát hiện… có một người bạn ở trong gương. Cu cậu cảm thấy vô cùng thích thú và cứ ngẩn ngơ mãi với anh bạn mới quen ấy. Cần đảm bảo an toàn cho bé khi soi gương. (Ảnh minh họa). Từ khi phát hiện ra có một anh bạn “lạ mặt” trong tấm gương đó, ngày nào cu Tít cũng muốn bò lại gần, làm đủ các hành động và… sợ khi thấy anh bạn trong gương cũng làm y như mình. Dần dần, Tít không sợ nữa mà thích thú cười khanh khách. Mẹ cu Tít thấy vậy liền nghĩ ra cách sẽ “lợi dụng” tấm gương để dậy cu Tít học cách giao tiếp với các bạn cùng lứa. Các chuyên gia về trẻ em cho biết rằng, việc trẻ nhìn thấy mình ở trong gương ban đầu sẽ khiến trẻ cảm thấy rất hứng thú, lạ lẫm. Hàng ngày, trẻ soi gương và bản năng sẽ dạy cho trẻ biết cách phải giao tiếp thế nào. Người lớn có thể thông qua tấm gương và giúp trẻ học cách chào, vẫy tay, cười hay tỏ ra thân thiện với bạn bè. Cha mẹ có thể dạy giao tiếp cho bé khi cho bé soi gương. (Ảnh minh họa). Một số vấn đề khi cho bé soi gương Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia về trẻ em thì ngay từ khi bé được 8 – 9 tuần tuổi, người lớn đã có thể cho bé học giao tiếp thông qua tấm gương. Tuy nhiên, lúc này, vì xương của trẻ còn rất yếu nến không thể cứ bế bé và để trẻ ngọ nguậy đầu, như vậy sẽ không tốt cho xương của trẻ. Tốt nhất là người lớn hãy treo một tấm gương ngay phía trên chiếc giường của trẻ. Lưu ý là phải luôn giữ cho đầu của trẻ được thẳng, khi thấy trẻ nằm lệch thì phải điều chỉnh lại tư thế nằm để trẻ không cảm thấy mỏi vì cứ chăm chú nhìn vào gương. Tốt nhất, gương nên được treo cách giường của bé khoảng 15 cm, không được quá cao cũng không quá thấp, không quá gần và cũng không quá xa. Khi đầu và cổ của bé đã cứng cáp hơn, bé có thể ngồi hoặc bò thì hãy tập cho bé cách trò chuyện bằng ngôn ngữ của đôi tay, của ánh mắt với mọi người. Khi đặt bé trước tấm gương, bạn hãy nói chuyện với bé thông qua tấm gương đó, nhìn vào gương và gọi tên bé, dạy bé cách cười, chào và tạm biệt. Bé sẽ cảm thấy rất thích thú với điều này. Một điều cần chú ý nữa, đó là vì gương rất dễ vỡ, cho nên khi cho bé lại gần tấm gương luôn luôn phải có người lớn ở bên cạnh và quan tâm đặc biệt đến mọi cử chỉ, hành động của trẻ. Tốt nhất là nên sử dụng gương không có cạnh sắc để tránh việc trẻ bị tổn thương. Chiều dài của gương nên từ 10 đến 12 cm là thích hợp nhất. . Bé rất tò mò khi thấy mình trong gương. (Ảnh minh họa). Dạy giao tiếp cho bé khi soi gương - Từ khi phát hiện ra có anh bạn “lạ mặt” trong tấm gương, ngày nào cu Tít. Cha mẹ có thể dạy giao tiếp cho bé khi cho bé soi gương. (Ảnh minh họa). Một số vấn đề khi cho bé soi gương Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia về trẻ em thì ngay từ khi bé được 8 – 9. một người bạn ở trong gương. Cu cậu cảm thấy vô cùng thích thú và cứ ngẩn ngơ mãi với anh bạn mới quen ấy. Cần đảm bảo an toàn cho bé khi soi gương. (Ảnh minh họa). Từ khi phát hiện ra