1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

VĂN HÓA LÀ GÌ? (WHAT IS CULTURE?) docx

6 363 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 140,02 KB

Nội dung

VĂN HÓA LÀ GÌ? (WHAT IS CULTURE?) J. Nehru Đây là bài phát biểu của J. Nehru tại buổi lễ thành lập Uỷ ban liên lạc văn hoá với nước ngoài của ấn Độ CICCR, ngày 09-04-1950 đăng trên tạp chí Thời báo Ấn Độ (The time of India), số đặc biệt về văn hoá 10-1988. Văn hoá, nói một cách chính xác là gì mà người ta bàn về nó nhiều đến vậy? Những năm còn trẻ tôi nhớ có đọc về văn hoá Đức và những ý đồ của người Đức muốn truyền bá nó bằng chinh phạt và bằng những phương tiện khác. Đã có một cuộc chiến tranh lớn để truyền bá thứ văn hoá này và để cưỡng lại nó. Dường như mỗi nước và mõi cá nhân đều có một ý niệm riêng về văn hoá. Khi người ta bàn về các mối quan hệ văn hoá, dù về mặt lý thuyết điều này thật tốt đẹp, thì trong thức tế, cái thường xẩy ra là các ý niệm riêng biệt này đi đến chỗ xung đột nhau, và đáng lẽ dẫn tới tình hữu nghị, nó lại dẫn tới một sự bất hoà lớn hơn. Đây là một vấn đề cơ bản: Văn hoá là gì? chắc chắn tôi không đủ khả năng đưa ra cho bạn một định nghĩa về nó, bởi vì tôi không tìm thấy một định nghĩa nào cả. Người ta có thể thấy mỗi dân tộc và mỗi nền văn minh riêng biệt phát triển nền văn hoá của mình từ những cội nguồn nằm trong các thế hệ sống cách đây hàng trăm và hàng ngàn năm. ở buổi đầu, các dân tộc này được hình thành trong rất mật thiết với nhau. Bởi chính đó là sức đẩy, đưa nền văn minh tiến bước trên con đường dài của nó. Người ta thấy có những tác động qua lại giữa những quan niệm khác nhau, quan niệm này bị ảnh hưởng bởi quan niệm khác. Tôi cho rằng không có nền văn hoá nào trên thế giới lại tuyệt đối cổ xưa, thuần khiết và không bị ảnh hưởng bởi bất cứ nền văn hoá nào khác. Không có chuyện như vậy, cũng như không có ai có thể nói, anh ta một trăm phần trăm thuộc về một chủng tộc riêng biệt. Bởi vì rõ ràng rằng, những sự thay đổi và pha trộn đã xảy ra trong quá trình lịch sử hàng trăm và hàng ngàn năm . Chính vì thế, văn hoá chấp nhận một ít sự pha trộn, dù những nét cơ bản riêng biệt của văn hoá dân tộc vẫn còn thống trị. Nếu như quá trình này diễn ra một cách hoà bình thì chẳng có hại gì. Nhưng nó lại thường dẫn tới xung đột. Có lúc nó dẫn người ta đến sự sợ hãi rằng, nền văn hoá của mình sẽ bị tràn ngập bởi những gì họ coi là bị ảnh hưởng bởi bên ngoài, hoặc khá khác biệt. Do đó, người ta tự co mình vào trong vỏ ốc, tự cô lập mình hoặc ngăn trở những ý niệm của mình hướng ra ngoài. Đó là một tình trạng không lành mạnh, bởi vì trong mọi vấn đề, nhất là những gì có thể đựoc gọi là văn hoá, thì sự ngưng trệ là điều tồi tệ nhất. Quan niệm của riêng tôi về lịch sử ấn Độ là gần như chúng ta có thể đo được sự phát triển và tiến bộ cũng như sự suy thoái của nó bằng cách gắn chúng với những thời kỳ mà ấn Độ mở mang đầu óc với thế giới bên ngoài và những thời kỳ ấn Độ đóng kín nó lại. Nó càng đóng kín bao nhiêu thì nó càng trở nên trì trệ bấy nhiêu. Đời sống bất luận đối với một cá nhân, một nhóm người, một dân tộc hay một xã hội, trong bản chất của nó là không ngừng phát triển, biến đổi và năng động. Tất cả những gì ngăn trở sự phát triển năng động đó đều làm tổn thương và xói mòn các giá trị đời sống. Chúng ta đã có nhiều tôn giáo vĩ đại và chúng đã có một ảnh hưởng lớn lao đến nhân loại. Tuy nhiên, tôi được phép nói với đầy đủ sự kính trọng và không hề ám chỉ điều gì xấu với bất cứ ai, thì cũng chính những tôn giáo đó đã có ảnh hưởng tai hại khi nó làm cho đầu óc trì trệ, giáo điều và tin một cách mù quáng. Những điều nói trong đó có thể là tốt đẹp, nhưng khi người ta cho rằng, Chúa đã phán lời cuối cùng thì xã hội khắc trở nên trì trệ. Một cá nhân con người, một chủng tộc hay một dân tộc, tất yếu phải có một chiều sâu lịch sử nhất định và một cội rễ nhất định. Họ được đánh giá cao bởi có một nguồn gốc trong quá khứ. Quá khứ, trước hết chính là sự tích luỹ những kinh nghiệm và sự khôn ngoan qua các thế hệ. Điều cơ bản là phải có cái đó. Nếu không người ta chỉ là bản sao nhợt nhạt của một cái gì đó không có ý nghĩa tiêu biểu cho một cá nhân hay một nhóm. Mặt khác, người ta không thể sống với một mình cội rễ. Thậm chí cội rễ đó cũng sẽ khô héo đi nếu nó không vươn ra được mặt trời và không khí tự do. Chỉ khi đó cội rễ mới mang dinh dưỡng đến cho anh. Chỉ khi đó cuộc sống mới đâm cành nở hoa. Vậy làm cách nào đây để cân bằng hai yếu tố cơ bản này? Cái đó rất khó. Bởi vì một số người nghĩ đến hoa và lá trên cành mà quên rằng chúng chỉ nảy nở nhờ được cung cấp dinh dưỡng từ một bộ rễ chắc bền. Những người khác lại nghĩ quá nhiều đến gốc rễ, đến mức chẳng còn hoo lá cành nào nữa hết, chỉ còn một thân cây to đứng đó. Vấn đề ở đây là làm thế nào để có được sự cân bằng? Văn hoá, đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không? - tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không? - Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không? Tôi cho là thế. Đó có phải là làm cho người khác hiểu mình không? - Tôi cho là như vậy. Văn hoá nghĩa là tất cả những cái đó. Một người không thể hiểu được quan điểm người khác, tức là trong chừng mực nào đó, anh ta có hạn chế về trí tuệ và văn hoá. Bởi vì trừ một vài bậc siêu nhân không kể, không ai tự mình có một kiến thức, một sự lịch duyệt đầy đủ. Một đảng khác, một nhóm khác có thể cho ta một số gợi ý về trí thức, về sự khôn ngoan về sự thật. Nếu chúng ta đóng kín đầu óc của chúng ta, thì chẳng những không thu được điều bổ ích, mà trái lại chúng ta còn nuôi dưỡng một thái độ, tôi có thể nói là đối lập với người có văn hoá. Một trí tuệ có văn hoá, có cội nguồn từ chính nó, cần phải có những cánh cửa mở rộng. Nó cần có khả năng hiểu được quan điểm của người khác, mặc dù không phải bao giờ cũng đồng ý với quan điểm đó. Vấn đề đồng ý chỉ nảy sinh khi anh đã hiểu được sự việc. Nếu không, đó chỉ là sự cự tuyệt mù quáng, quyết không thể là cách tiếp cận có văn hoá đối với bất cứ vấn đề gì. Tôi muốn dùng một từ khác - khoa học. Như thế nào là một cách tiếp cận khoa học đối với các vấn đề của đời sống? Tôi cho rằng, đó là một cách tiếp cận bằng cách xem xét kỹ mọi vấn đề, tìm hiểu sự thật qua những thử thách, sai lầm và kinh nghiệm; là không bao giờ nói rằng sự thể phải như vậy, mà phải cố gắng hiểu vì sao nó như vậy; là khi được thực tế thuyết phục, người ta giám chấp nhận nó, là khả năng thay đổi các khái niệm của mình vào lúc những bằng chứng khác xuất hiện. Với một trí tuệ và trái tim rộng mở, người ta cố gắng tiếp thu sự thật ở mọi nơi mà nó được tìm thấy. Nếu đó là văn hoá, nó đại diện cho bao nhiêu thế giới ngày nay? Rõ ràng nếu nó được thể hiện nhiều hơn trong hiện tại, thì nhiều vấn đề của chúng ta - dân tộc và quốc tế sẽ được giải quyết dễ dàng hơn. Muốn nói gì thì nói, trong hai đến ba trăm năm lại nay, các dân tộc phương Đông đã nhận được nhiều cú đánh choáng đầu, bị làm nhục, làm mất phẩm giá. Thế là, mặc dù trong ý nghĩ họ cho rằng, mình là ưu việt trên nhiều phương diện, tuy nhiên trong thực tế họ phải thừa nhận rằng, họ có thể bị ngược đãi và bị bóc lột. Trong một chừng mực nhất định, điều này đã mở mắt cho họ. Cũng có một ý đồ trốn chạy khỏi thực tế bằng cách nói rằng, điều đáng buồn là chúng ta không thật tiến bộ về mặt vật chất và kỹ thuật, nhưng những cái đó suy cho cùng là ít có giá trị; chúng ta ưu việt trong những cái cơ bản, trong những mặt tinh thần, trong các giá trị đạo đức Tôi không nghi ngờ rằng những mặt tinh thần và các giá trị đạo đức là những cái xét đến cùng quan trong hơn thứ khác, nhưng thật đáng ngạc nhiên cái lối tự cho mình ưu việt hơn người khác về mặt tinh thần, chẳng qua là chỉ để trốn chạy khỏi thực tế thấp kém về mặt vật chất và khoa học tự nhiên. Đó là điều không thể chấp nhận được theo bất cứ ý nghĩa nào. Đó là sự trốn chạy để khỏi phải đối mặt với những nguyên nhân làm nhục con người. * Chủ nghĩa dân tộc, tât nhiên là một hiện tượng kỳ lạ. ở một giai đoạn nhât định trong lịch sử đất nước, nó mang lại sức sống, sự phát triển, sức mạnh và sự thống nhất. Nhưng đồng thời nó có khuynh hướng hạn chế con người khi khiến họ nghĩ rằng, đất nước của họ là một cái gì khác biệt với phần còn lại của thế giới. Tương lai đã thay đổi còn con ngươoì vẫn tiếp tục nghĩ về cuộc đấu tranh của mình, đạo đức của mình, nững sự thất bại của mình, mà không biết đến những suy nghĩ của người khác. Kết quả là cùng một chủ nghĩa dân tộc ấy, là biểu tượng của sự phát triển của dân tộc, nay lại là biểu tượng của sự trì trệ. Chủ nghĩa dân tộc khi nó dành được thắng lợi, đooi khi lại lan tràn ra một cách hung hãn và trở thành một hiểm hoạ, xét về mặt quốc tế. Bât skể bạ theo cách nghĩ nào, cuối cùng bạn cũng đi đến một kết luận rằng, phải tìm cho được một sự cân bằng. Nếu không, tất cả những gì là tốt đẹp sẽ trở nên tai hại. Văn hoá, cái về bản chất là tốt đẹp, đã trở nên không chỉ là sự ngưng trệ, mà còn là một sự gây hấn, nếu người ta nhìn nó từ một quan điểm sai lệch. Các bạn sẽ tìm được sự cân bằng bằng cách nào, tôi không biết. Ngoài những vấn đề về kinh tế, chính trị của thời đại ra, thì có lẽ đó là vấn đề lớn nhất ngày nay, bởi vì đằng sau nó có những xung đột lớn về tinh thần và những kiếm tìm rầm rộ cho những cái không thể tìm ra. Chúng ta trở lại học thuyết kinh tế, bởi vì nó có một tầm quan trọng không thể nghi ngờ. Thật là điên rồ khi nói về văn hoá, thậm chí về thần thánh trong khi con người đang đói và chết. Trước khi có thể nói về bất cứ điều gì khác, người ta phải cung cấp những thứ cần thiết cho đời sống con người. Đó là lúc kinh tế có mặt. Con người ngày nay không chấp nhận những đau khổ, đói kém và bất bình đẳng khi họ thấy rằng, nỗi thống khổ đó không phải chia đều cho mọi người., gánh nặng đó đè lên vai họ, còn lợi lộc thuộc về người khác. Tôi không chút nghi ngờ về một quy luật cơ bản của đời sống con người, đó là nếu tiếp cận tốt thì kết quả sẽ tốt. Nếu tiếp cận tồi thì nhiều khả năng kết quả sẽ tồi. Nếu chúng ta tiếp cận đồng loại của chúng ta hoặc các nước khác với trí tuệ và trái tim rộng mở, sặn sàng đón nhận những gì tốt đẹp - điều đó không hề có nghĩa là vất bỏ những gì chúng ta coi là những giá trị chủ yếu thuộc về chân lý cũng như những đặc tính riêng biệt của chúng ta - khi đó chúng ta đạt tới sự hiểu biết, không những thế, đó còn là sự hiểu biết đúng đắn. * Đến đây tôi sẽ để các bạn quyết định lấy văn hoá là gì và sự khôn ngoan thật sự là gì. Chúng ta tiến bộ nhờ học tập, nhờ kiến thức và kinh nghiệm. Đến lúc tích luỹ được một lượng khổng lồ các thứ đó, chúng ta lại trở nên không biết được mình đang ở đâu! Chúng ta bị tràn ngập bởi một thứ và không hiểu sao, chúng ta lại có cảm giác rằng, tất cả mọi thứ đó cộng lại chưa hẳn đã nhất thiết đại diện cho sự phát triển của trí khôn con người. Tôi mcó cảm giác rằng, có lẽ, một số người không có những thuận lợi của khoa học và đời sống hiện đại, về thực chất lại khôn ngoan hơn chúng ta. Trong tương lai sắp tới, liệu chúng ta có thể kết hợp được tất cả những sự phát triển của khoa học của trí thức và những sự tiết bộ của con người với trí khôn ngoan thật sự hay không, tôi không biết. Đó là một cuộc chạy đua giữa các lực lượng khác. Tôi nhớ đến một người rất thông thái, một nhà thơ Hi Lạp, đã viết: Sự khôn ngoan là gì/ chính nỗ lực của con người vượt lên sợ hãi/ vượt lên hận thù/ sống tự do/ thở hít không khí trời và biết chờ đợi/ dành trọn tình yêu cho những gì tươi đẹp. . VĂN HÓA LÀ GÌ? (WHAT IS CULTURE?) J. Nehru Đây là bài phát biểu của J. Nehru tại buổi lễ thành lập Uỷ ban liên lạc văn hoá với nước ngoài của ấn Độ CICCR,. không? - Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không? Tôi cho là thế. Đó có phải là làm cho người khác hiểu mình không? - Tôi cho là như vậy. Văn hoá nghĩa là tất cả những. Đó là một tình trạng không lành mạnh, bởi vì trong mọi vấn đề, nhất là những gì có thể đựoc gọi là văn hoá, thì sự ngưng trệ là điều tồi tệ nhất. Quan niệm của riêng tôi về lịch sử ấn Độ là

Ngày đăng: 13/08/2014, 14:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w