TOÀN CẦU HOÁ VĂN HOÁ VÀ ĐA DẠNG VĂN HOÁ pot

16 220 0
TOÀN CẦU HOÁ VĂN HOÁ VÀ ĐA DẠNG VĂN HOÁ pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TOÀN CẦU HOÁ VĂN HOÁ VÀ ĐA DẠNG VĂN HOÁ Nguyễn Văn Dân 1. Có toàn cầu hoá văn hoá và văn hoá toàn cầu không? Ở Việt Nam, trong khi quá trình toàn cầu hoá kinh tế hầu như đã được nhất trí công nhận, thì hiện đang có một câu hỏi đặt ra mà vẫn chưa có câu trả lời nhất trí: Có toàn cầu hoá văn hoá và văn hoá toàn cầu không? Thực ra, trong khi các nhà khoa học trên thế giới khẳng định là có toàn cầu hoá văn hoá và văn hoá toàn cầu, thì cũng có người tuyên bố dứt khoát là không thể có toàn cầu hoá văn hoá. Họ nói: toàn cầu hoá kinh tế thì được, nhưng văn hoá thì không. Chính vì vậy mà tôi coi đây là vấn đề đầu tiên cần phải giải quyết khi chúng ta bàn về quan hệ giữa văn hoá với phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá. Ở đây, sự phủ nhận sự tồn tại của toàn cầu hoá văn hoá cũng có một lý do dễ hiểu: Hiện tại, nền văn hoá đại chúng, mà chủ yếu là văn hoá đại chúng Mỹ, đang chiếm lĩnh một vị trí nổi trội trên toàn cầu, gây cho người ta một ấn tượng rằng văn hoá toàn cầu chính là văn hoá đại chúng. Đây là một vấn đề đáng để cho chúng ta xem xét kỹ lưỡng trước tiên. 1.1 Văn hoá toàn cầu có phải chỉ là văn hoá đại chúng không? Văn hoá đại chúng là gì? Theo TS nghệ thuật học người Nga Kirill Razlogov, “Văn hoá đại chúng thường được định nghĩa như là những sản phẩm văn hoá (theo nghĩa rộng nhất, bao gồm các tác phẩm nghệ thuật, hàng tiêu dùng và nghệ thuật ẩm thực) được các chuyên gia sáng tạo và phổ biến với quan điểm cho rằng trên nền tảng thương mại, đông đảo dân chúng không phân biệt địa vị xã hội, giới tính, tuổi tác, quốc tịch, v.v sẽ sử dụng nó. Văn hoá đại chúng khác với văn hoá dân gian (được dân chúng sáng tạo để tự sử dụng); hội tụ mà không hợp nhất với văn hoá bình dân (thứ văn hoá giành được sự hưởng ứng trong dân chúng ở một quốc gia hay ở một khu vực nào đó); và nó chuẩn bị cho thế giới tiếp nhận một nền văn hoá toàn cầu, tức một nền văn hoá sẽ bao quát toàn cầu ở cấp độ lý tưởng” (1). Như vậy, theo tôi, văn hoá đại chúng có thể phải đáp ứng hai tiêu chí cơ bản: hiệu quả tiêu thụ của sản phẩm văn hoá; thị hiếu của đại chúng toàn cầu. Từ đó, văn hoá đại chúng có hai đặc tính nổi bật: tính thương mại và tính giải trí. Hiện nay, những hiện tượng bề nổi của văn hoá trên toàn cầu như sự thống trị của phim ảnh và truyền hình Hoa Kỳ, nước uống Coca-Cola, đồ ăn nhanh McDonald, nhạc pop, công viên Dysney , đã làm cho nhiều người cho rằng toàn cầu hoá văn hoá chính là Mỹ hoá văn hoá toàn cầu, là sự áp đặt văn hoá Mỹ và lối sống Mỹ, đặc biệt là văn hoá đại chúng Mỹ, cho mọi người ở khắp mọi nơi trên thế giới. Nhưng lại có ý kiến phản đối quan điểm trên đây, như nhà kinh tế học người Anh gốc Pháp Philippe Legrain đã cho rằng toàn cầu hoá văn hoá không phải là Mỹ hoá. Rằng trong quá trình này có sự tham gia của văn hoá nhiều nước (2). Quả thực, toàn cầu hoá văn hoá không chỉ có Coca-Cola, thức ăn nhanh McDonald, nhạc rock, phim hành động của Hoa Kỳ. Toàn cầu hoá văn hoá còn là bánh pizza Italia, là xìgà La Habana của Cuba, là quyền Thái, là thuật yoga ấn Độ, võ karate và judo Nhật Bản, là bóng đá Brasil, bóng đá Anh hoặc bóng đá Italia , nhạc rap của người da đen, món ăn sushi Nhật Bản, các món ăn của người Trung Hoa, rượu whiskey Scotland, rượu vodka Nga Smirnoff, quần áo thời trang Italia hoặc Pháp, giày Adidas của Đức, giày Reebok của Anh và giày Fila của Italia, v.v Người dân của bất cứ nước nào cũng có thể mặc quần bò Levi s của Mỹ, mặc áo phông Gucci của Italia, đi giày Adidas của Đức, vào nhà hàng Pháp, vừa ăn món sushi của Nhật Bản, uống rượu Johnnie Walker của Scotland và hút thuốc xìgà La Habana, vừa xem truyền hình trực tiếp giải bóng đá ngoại hạng Anh, xem đấu quyền Thái hoặc xem biểu diễn nhạc rap. Đó chính là mẫu người phổ biến của lớp trẻ trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay. Trên đây là nói về văn hoá đại chúng. Nhưng liệu có phải toàn cầu hoá văn hoá chỉ là việc phổ biến văn hoá đại chúng hay không? Rõ ràng, nếu văn hoá toàn cầu chỉ là văn hoá đại chúng, thì nó sẽ là một nền văn hoá nông cạn và nghèo nàn. Theo nhiều người, văn hoá đại chúng chỉ là bề nổi của văn hoá toàn cầu. Dứt khoát văn hoá toàn cầu phải là một nền văn hoá phong phú, bao gồm những giá trị chân chính và cao đẹp của loài người. Như thế chúng ta cần phải xác định rõ, bên kia văn hoá đại chúng thì văn hoá toàn cầu thực sự là gì? Theo tôi, để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta phải phân tích các cơ sở và điều kiện của toàn cầu hoá văn hoá và của văn hoá toàn cầu. 1.2 Những cơ sở nhân văn chủ yếu của văn hoá toàn cầu Toàn cầu hoá văn hoá hay văn hoá toàn cầu không chỉ bao hàm văn hoá đại chúng, mà văn hoá toàn cầu là sự biểu hiện ước vọng và ý chí chung của loài người. Lịch sử loài người, kể từ thời câu chuyện huyền thoại về tháp Babel đến nay, luôn có xu hướng hợp nhất toàn cầu. Đó là vì con người đều có những đặc tính chung như sau: - Con người vốn có lòng nhân đạo. - Con người vốn có tình yêu đồng loại. - Con người vốn yêu quý cái đẹp. - Con người vốn yêu thích sáng tạo. - Con người vốn yêu thích thể thao. - Con người vốn yêu thích hoà bình. - Con người vốn có nhu cầu giao lưu. Tất nhiên, nhân loại còn có những đặc tính nhân văn khác nữa, nhưng những đặc tính trên đây có thể được coi là những đặc tính quan trọng nhất của văn hoá thế giới. Chúng làm thành cơ sở thường trực cho sự gặp gỡ giữa các nền văn hoá, và là những cơ sở nhân văn không thể thiếu cho một nền văn hoá thế giới hay văn hoá toàn cầu. Ngoài các cơ sở nhân văn thường trực trên đây, loài người còn cần phải có những điều kiện lịch sử-xã hội của thời đại để làm thành văn hoá toàn cầu. Đó là những điều kiện liên quan chặt chẽ đến hoàn cảnh kinh tế - xã hội của thời đại văn minh toàn cầu hoá ngày nay trên thế giới. Vậy chúng ta hãy xét xem những điều kiện đó là gì. 1.3 Một số điều kiện quan trọng dẫn đến toàn cầu hoá văn hoá 1.3.1 Toàn cầu hoá kinh tế - một điều kiện quan trọng nhất của toàn cầu hoá văn hoá Văn hoá toàn cầu, xét về mặt lịch đại, trước hết thể hiện tinh thần và đặc điểm thời đại của nền văn minh nhân loại. Những nét văn minh đặc trưng nhất của thời đại ngày nay là gì? Trước hết chúng ta phải kể đến quá trình toàn cầu hoá kinh tế với sự ảnh hưởng rộng khắp của nó ra các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Theo Thompson, mô hình kinh tế thế giới theo các định nghĩa vẫn chỉ là mô hình của một “nền kinh tế thế giới được quốc tế hoá”, hay đúng hơn là “được liên quốc gia hoá” (3), có nghĩa là một nền kinh tế thế giới được tổ chức theo chiều hướng “từ dưới lên”, tức là từ các tác nhân quốc gia đến cấp độ hoặc phạm vi quốc tế/ liên quốc gia. Trong quá trình này, yếu tố quốc gia vẫn là tác nhân chủ chốt. Còn trái ngược với nền kinh tế quốc tế hoá này là “nền kinh tế thế giới toàn cầu hoá”, trong đó thực thể chính là bản thân nền kinh tế toàn cầu mới, nó làm thành một cơ cấu quan hệ kinh tế mới mang tính phi lãnh thổ hoá. Đây là một nền kinh tế tồn tại “ở bên trên” và độc lập với các nền kinh tế và tác nhân quốc gia, nó chi phối và áp đặt một hình thức và một tính chất đặc biệt cho chúng. Nó bao bọc chúng trong hoạt động năng động của nó. Có thể nói nó được tổ chức theo một sự vận hành “từ trên xuống”. Những tác nhân tư nhân chủ yếu ở đây sẽ là những công ty xuyên quốc gia. Đây là hình ảnh của một thứ chủ nghĩa tư bản không bị trói buộc đang đi tìm kiếm lợi thế cạnh tranh trên khắp địa cầu (4). CNTB đang chuyển dần từ CNTB nhà nước sang CNTB thị trường toàn cầu. Nó không còn bị phụ thuộc tuyệt đối vào nhà nước của mỗi quốc gia, mà nó tạo ra cơ chế để buộc các quốc gia, về một phương diện nào đó, phải phụ thuộc vào nó. Đây là nhân tố có khả năng ảnh hưởng rất mạnh đến công cuộc toàn cầu hoá trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá. 1.3.2. Sự tiến bộ của khoa học-công nghệ - một điều kiện cơ bản của toàn cầu hoá văn hoá Sau yếu tố “toàn cầu hoá kinh tế”, chúng ta phải kể đến sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, trong đó có công nghệ thông tin. Rõ ràng, công nghệ thông tin đã làm cho con người rút ngắn được khoảng cách không gian và thời gian đến mức choáng ngợp. Người ta cho rằng chỉ trong vòng ba năm nữa, chúng ta sẽ đạt được cái gọi là “sự tiêu vong của khoảng cách”; trong vòng một thập kỷ nữa, 1/3 dân số thế giới “ tức khoảng 2 tỷ người “ sẽ được truy cập internet, chủ yếu thông qua điện thoại; internet sẽ trở thành “đại lộ thông tin” (5). Và ngày nay, người ta đang nói đến một nền “kinh tế thông tin”, và rộng ra là một “xã hội thông tin”. Như vậy, toàn cầu hoá kinh tế và công nghệ thông tin có thể được coi là hai điều hiện cơ bản trực tiếp dẫn đến sự ra đời của toàn cầu hoá văn hoá và văn hoá toàn cầu. Tuy nhiên, chúng ta còn phải xét đến một điều kiện quan trọng nữa của toàn cầu hoá văn hoá, đó là một điều kiện mang tính đặc thù văn hoá: Sự giao lưu văn hoá. 1.3.3 Giao lưu văn hoá - một điều kiện đặc thù của toàn cầu hoá văn hoá Năm 1921, Mahatma Gandhi, lãnh tụ tinh thần của nhân dân ấn Độ, danh nhân văn hoá thế giới, đã tuyên bố: “Tôi không muốn ngôi nhà của tôi bị ngăn cách bốn bề, và tôi không muốn cửa sổ nhà tôi bị bít kín. Tôi muốn các nền văn hoá trên mọi miền đất của thế giới được thoải mái thổi qua căn nhà tôi. Nhưng tôi từ chối không để cho bất cứ cái gì thổi bay tôi đi” (6). Trong lời tuyên bố này, Thánh Gandhi đã bày tỏ một nguyện vọng phổ biến của toàn thể nhân loại là loài người bao giờ cũng muốn giao lưu văn hoá với nhau, nhưng đồng thời mỗi một cá nhân cũng luôn luôn muốn giữ lại những cái gì là chính mình. Tôi xin nói rằng, điều kiện văn hoá trực tiếp của toàn cầu hoá là giao lưu, hay đúng hơn là tự do lưu thông văn hoá đến mức phụ thuộc lẫn nhau. Có thể nói toàn cầu hoá văn hoá là một quá trình lưu thông mà thông qua đó, các nền văn hoá dân tộc đang ngày càng hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau, sự phụ thuộc này được thể chế hoá thành các tổ chức quốc tế của LHQ, thành các luật và công ước quốc tế, như công ước về quyền tác giả chẳng hạn. Trong lịch sử nhân loại, giao lưu là một xu hướng tất yếu trong các hoạt động của đời sống xã hội. Giao lưu văn hoá luôn đi kèm với giao lưu kinh tế và giao lưu chính trị, con người. Tuy nhiên trước đây, hiện tượng giao lưu văn hoá mới chỉ diễn ra ở cấp khu vực. Chỉ đến ngày nay, cùng với quá trình toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra theo hướng nhất thể hoá các hoạt động kinh tế - thương mại, người ta mới cho rằng văn hoá cũng sẽ tiến tới nhất thể hoá ở cấp toàn cầu. Thực ra không phải đến kỷ nguyên toàn cầu hoá ngày nay người ta mới nói đến xu hướng nhất thể hoá văn hoá. Ngay từ thế kỷ XIX, khi chủ nghĩa tư bản đã đạt tới đỉnh cao của nó, thì các nhà hoạt động văn hoá cũng đã nói đến sự lên ngôi của nền văn hoá - văn học toàn thế giới. Năm 1827, đại văn hào Goethe của nước Đức đã tuyên bố: “ở thời đại chúng ta, văn học dân tộc không còn có ý nghĩa gì nhiều; bây giờ là thời đại của văn học thế giới và mỗi chúng ta cần phải góp phần làm cho thời đại đó hình thành càng sớm càng tốt” (7). Còn Karl Marx, cũng đã có ý tưởng tương tự trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản năm 1848: “Thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc. Mà sản xuất vật chất đã như thế, thì sản xuất tinh thần cũng không kém như thế, những thành quả hoạt động tinh thần của một dân tộc trở thành tài sản chung của tất cả các dân tộc. Tính chất hẹp hòi và phiến diện dân tộc ngày càng không thể tồn tại được nữa, và từ những nền văn học dân tộc và địa phương muôn hình muôn vẻ, đang nảy nở một nền văn học toàn thế giới” (8). Ở đây, theo tôi, khác với Goethe là một nhà văn, nhà triết học Mác khi nói đến “văn học toàn thế giới” là muốn ám chỉ đến cả một nền văn hoá toàn thế giới. Tôi cho rằng ý kiến của Goethe và Mác là một ý kiến rất xác đáng và thực tiễn lịch sử có thể cho chúng ta tin chắc rằng đấy không chỉ là ý kiến của riêng hai ông. Ở Việt Nam, trong nhiều cuộc diễn đàn, có nhiều nhà khoa học, nhà văn hoá, tuy công nhận toàn cầu hoá văn hoá là “một xu hướng khách quan, tất yếu, không thể ngăn cản”, nhưng vẫn lo ngại và khuyến cáo một “sự đồng nhất đơn giản, tẻ nhạt và nghèo nàn” (9). Còn có nhiều người khác thì, vì quan niệm theo lôgic của trò chơi “một thắng một thua”, cho nên nếu không phủ nhận công khai thì họ cũng né tránh không muốn công nhận toàn cầu hoá văn hoá, họ chỉ chủ trương phải bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc bằng mọi giá. Họ cho rằng mất bản sắc là mất gốc, mất dân tộc, mất tất cả mãi mãi. Quan điểm né tránh hoặc phủ nhận sự tồn tại khách quan của toàn cầu hoá văn hoá như vậy tỏ ra khá phổ biến và khá dai dẳng. Chẳng hạn như đến tận gần đây, có người ở nước ta vẫn còn tuyên bố một cách rất tự tin rằng: “Khi đã toàn cầu hoá về kinh tế thì tất yếu [nó] cũng sẽ tác động đến mối quan hệ giữa các nền văn hoá. [ ] Nhưng nếu từ đó mà đồng [nhất] hoá kinh tế với văn hoá, coi toàn cầu hoá kinh tế tất sẽ phải toàn cầu hoá văn hoá lại là một sai lầm” (10). Rằng “Cơ chế toàn cầu hoá đúng đắn không thể và cũng không nhằm tới mục đích toàn cầu hoá văn hoá, thủ tiêu bản sắc văn hoá dân tộc” (11). Cũng như nhiều người khác, tôi cho rằng bản sắc không hề là một cái gì cố định, tĩnh tại, bất biến. Chừng nào chủ thể mang bản sắc còn tồn tại, thì bản sắc không bao giờ mất mà chỉ biến đổi theo thời gian. Việc lo sợ đánh mất bản sắc chỉ là một sự biểu hiện của thái độ tự ti. Người ta còn nói đến khả năng của toàn cầu hoá văn hoá đối với việc làm phong phú thêm bản sắc dân tộc của các quốc gia. Nhất là gần đây, UNDP vừa đưa ra một khái niệm mới là “quyền tự do văn hoá” và cho rằng đó là quyền cao nhất của văn hoá. Điều này sẽ làm cho vấn đề bản sắc được nhận thêm một góc nhìn mới: Góc nhìn của tính vô số và tính bổ sung lẫn nhau của các bản sắc. Chính vì vậy, để tránh xu hướng áp đặt bá quyền của một nền văn hoá nào đó và để tránh xung đột giữa các nền văn hoá, toàn cầu hoá vẫn phải tôn trọng bản sắc riêng của mỗi nền văn hoá, và vì thế đa dạng văn hoá là một sự tồn tại tất yếu bên cạnh toàn cầu hoá. 2. Đa dạng văn hoá, một tài sản quý giá của các dân tộc Trước sức cuốn hút của toàn cầu hoá, một câu hỏi đã được đặt ra cho các dân tộc: liệu bản sắc của các dân tộc có tồn tại nữa không? Loài người có còn đa dạng văn hoá nữa hay không, hay là tất cả đều sẽ bị xoá bỏ để nhường chỗ cho một nền văn hoá toàn cầu duy nhất? Đa số ý kiến cho rằng toàn cầu hoá văn hoá là điều tất yếu, nhưng nó không xoá bỏ đa dạng văn hoá. Thậm chí có nhiều ý kiến còn cho rằng: Thế giới càng toàn cầu hoá văn hoá thì văn hoá của các dân tộc lại càng đa dạng hoá. Nghe có vẻ vô lý, nhưng sự thật đúng là như vậy. Toàn cầu hoá, trong khi có xu hướng nhất thể hoá, thì nó lại thúc đẩy giao lưu. Nhờ có toàn cầu hoá, mọi người dân trên thế giới đều có được cơ hội tiếp cận với nhiều nền văn hoá hơn, từ đó họ có được nhiều cơ hội lựa chọn hơn. Vì thế, tính đa dạng văn hoá trong một quốc gia và giữa các quốc gia hiển nhiên sẽ tăng lên. Còn loại ý kiến khác thì cho rằng toàn cầu hoá chỉ có thể thực hiện được trong lĩnh vực kinh tế, còn trong lĩnh vực văn hoá thì nó không thể xảy ra, bởi vì nó đụng chạm đến lĩnh vực tinh thần của các dân tộc. Loại ý kiến này cho rằng, nếu chúng ta cố tình áp đặt quá trình toàn cầu hoá cho văn hoá, thì xung đột tất yếu sẽ xảy ra, như đã xảy ra dưới hình thức chủ nghĩa khủng bố quốc tế mà điển hình là vụ khủng bố ngày 11-9-2001 nhằm vào Hoa Kỳ. Song lại có ý kiến ngược lại cho rằng chính đa dạng văn hoá mới là cái dẫn đến xung đột: mở đầu là bài viết của nhà khoa học người Mỹ Samuel Huntington năm 1993 nhan đề “Sự đụng độ giữa các nền văn minh”. Tư tưởng cơ bản của Huntington là: hạt nhân của mọi nền văn minh - văn hoá là tôn giáo. Từ đó ông đưa ra giả thiết cho rằng cuộc chiến tranh thế giới, nếu có xảy ra, thì sẽ là cuộc chiến tranh giữa các nền văn minh tôn giáo. Bài viết đã gây chấn động dư luận cả thế giới. Vậy sự thực của sự đụng độ là như thế nào? Hiển nhiên có một sự thực là có nhiều cuộc xung đột mang một khía cạnh văn hoá. Tuy nhiên quan điểm của Huntington có cái nhìn sai lầm về sự hình thành, vai trò và khả năng thích ứng của bản sắc. Quan điểm đó cũng đánh lạc hướng sự chú ý để người ta không quan tâm đến các nhân tố quan trọng về kinh tế và chính trị. Những bằng chứng về sự hình thành và thay đổi của bản sắc cho thấy, trong khi một nền văn hoá được thừa kế thì đồng thời nó cũng được bổ sung. Vì thế, như UNDP đã nói, có nhiều người có thể có nhiều bản sắc. Và vì thế sự khác biệt về văn hoá không phải là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến xung đột. Thậm chí trong một số trường hợp, sự đa dạng còn có thể làm giảm nguy cơ xung đột, bởi vì nó sẽ làm cho việc huy động lực lượng của nhóm trở nên khó khăn hơn. Vậy cái gì là nguyên nhân của tình trạng căng thẳng và xung đột? Tôi cho rằng, bên cạnh tư cách là một tín ngưỡng, tôn giáo về thực chất cũng là một loại hệ tư tưởng. Cho nên, với tư cách là hệ tư tưởng, đôi khi nó có dẫn đến mâu thuẫn thì cũng là điều đương nhiên. Nhưng mâu thuẫn tôn giáo chỉ dẫn đến xung đột khi nó bị chính trị và thói hám lợi lợi dụng. Một giáo sư nhân chủng học người Hoa Kỳ tên là John R. Bowen cho rằng bản tính của tộc người không phải là xung đột, tức là mọi tộc người trên thế giới sinh ra không phải là để xung đột nhau; rằng xung đột không phải là do có sự khác nhau về văn hoá; mà xung đột chỉ xảy ra do ý đồ chính trị của các cá nhân(12). Điều này cũng đúng với cả trường hợp tôn giáo. Tôi cho rằng các tôn giáo có thể mâu thuẫn nhau về một số khía cạnh nào đó, nhưng để đi đến xung đột thì phải có một động cơ và một ngọn cờ chính trị hoặc kinh tế. Tám cuộc thập tự chinh ở Trung Đông diễn ra từ 1095 đến 1291 thực chất là một cuộc tranh giành miền đất thánh ở Trung Đông giữa ĐQ Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ với ĐQ Bizantium [hay ĐQ La Mã phương Đông]. Cuộc tàn sát đêm Thánh Barthelemy năm 1572 đàn áp tín đồ đạo Tin Lành ở Pháp chỉ là cái cớ để vua Pháp loại bỏ đô đốc Coligny, người đang ủng hộ cuộc nổi loạn của Hà Lan chống lại ách đô hộ của Tây Ban Nha hồi bấy giờ. Động cơ thực sự của các cuộc tấn công vừa qua của Bin Laden vào nước Mỹ nhân danh thế giới Hồi giáo, theo [...]... khẳng định (14) Có thể nói, tự thân đa dạng văn hoá không hề là nguyên nhân dẫn đến xung đột Thậm chí sự đa dạng văn hoá còn là một vật cản đối với việc huy động và tập hợp lực lượng để tạo ra xung đột Khuyến khích đa dạng văn hoá chỉ có lợi là làm phong phú cho kho tàng văn hoá của nhân loại, làm tăng thêm nguồn lực để phục vụ cho việc xây dựng một nền văn hoá toàn cầu, tăng thêm khả năng lựa chọn để... biểu tổng kết” (Hội thảo tại Hà Nội), trong Văn hoá trong phát triển và toàn cầu hoá, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr 354 (10) Đình Quang, “Bản sắc văn hoá dân tộc và cơ chế toàn cầu hoá , Văn nghệ, số 9, 28-2-2004 (Những từ trong ngoặc ôm là do tôi thêm vào để câu văn đúng ngữ pháp và đúng nghĩa Hiện tượng viết sai ngữ pháp và sai nghĩa cũng là một hiện tượng khá phổ... mô hình kết hợp liên văn hoá, một tiền đề cho việc tạo lập văn hoá toàn cầu Đồng thời đa dạng văn hoá còn đáp ứng một nhu cầu cơ bản thứ hai của con người là quyền được khác biệt, sau nhu cầu thứ nhất là quyền được giống nhau với tư cách là hệ quả của bản tính giống loài Thoả mãn được những nhu cầu này là góp phần giúp cho loài người có thể tránh được xung đột Chính vì đa dạng văn hoá có một ý nghĩa... khắp nơi trên thế giới đều đón mừng như một ngày lễ văn hoá lớn của nhân loại Tất nhiên, sự ảnh hưởng về mặt văn hoá của một tôn giáo còn phụ thuộc vào lợi thế về mặt kinh tế và văn minh đứng đằng sau nền văn hoá đó Chính toàn cầu hoá kinh tế và thế mạnh của văn minh phương Tây đã tạo điều kiện hậu thuẫn cho đạo Cơ Đốc thâm nhập và ảnh hưởng ra khắp toàn cầu Báo cáo của UNDP cũng có nhận xét rằng, trong... trọng của đa dạng sinh học đối với thiên nhiên, nhưng theo tôi, đa dạng văn hoá vẫn không thể có ý nghĩa giống như đa dạng sinh học Đó là vì, trong khi đa dạng sinh học là một sự phát triển tự nhiên, tuân theo quy luật tất yếu của lôgic chọn lọc tự nhiên của thế giới sinh vật, thì đa dạng văn hoá lại là sản phẩm sáng tạo của con người, cho nên nó chịu sự chi phối của quyền tự do lựa chọn văn hoá của... ra được sự kích thích cho công cuộc phát triển và cho óc sáng tạo của con người, thì sự đa dạng đó trở nên vô nghĩa và vô giá trị Vì thế, mặc dù việc bảo vệ sự đa dạng là rất cần thiết và hữu ích, nhưng chúng ta cũng không thể bảo vệ sự đa dạng bằng mọi giá và không thể bảo vệ sự đa dạng vì sự đa dạng Giao lưu văn hoá làm cho người ta có thêm nhiều cơ hội để lựa chọn, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với... “Cultural Globalization Is Not Americanization” [ Toàn cầu hoá văn hoá không phải là Mỹ hoá ], http://chronicle.com, May 9, 2003 (Vol 49, Issue 35) (3) Trong nguyên văn tiếng Anh, Thompson dùng từ “quốc tế” có gạch nối: “inter-national” (4) Xem Grahame Thompson, “Bài nhập môn: xác định vị trí cho toàn cầu hoá , trong Những vấn đề của toàn cầu hoá kinh tế, (Nguyễn Văn Dân chủ biên), Nxb KHXH, Hà Nội, 2001 (5)... của con người Đa dạng văn hoá phải là một di sản tự do và hợp lý của tất cả mọi người Nó không thể là một ý muốn áp đặt của một tầng lớp thống trị hoặc một tầng lớp êlít nào đó trong xã hội Nó chỉ có giá trị và tầm quan trọng khi tỏ ra có ích cho loài người nói chung và cho mỗi quốc gia - dân tộc nói riêng Nếu một sự đa dạng văn hoá không tạo ra được sự kích thích cho công cuộc phát triển và cho óc sáng... nghị toàn thể tại Paris ngày 2-11-2001 để thông qua một bản Tuyên ngôn thế giới của UNESCO về đa dạng văn hoá Mở đầu bản Tuyên ngôn này, tổng giám đốc UNESCO Koichiro Matsuura đã tuyên bố: “Tài sản văn hoá của thế giới, đó chính là sự đa dạng trong đối thoại” Ông nói tiếp: “Đây là dịp để các quốc gia tái khẳng định niềm tin của họ rằng đối thoại liên văn hoá là sự đảm bảo tốt nhất cho hoà bình, và để... sắc tộc toàn cầu ], Journal of Democracy, Oct 1996, Vol 7, No 4 (13) Theo R J Lieber và R E Weisbergy, “Globalization, Culture, and Identities in Crisis” [ Toàn cầu hoá, văn hoá và khủng hoảng bản sắc”], International Journal of Politics, Culture and Society, Vol 16, No 2, Winter 2002, http://www.usembassy./de/events/fachleiter/ (14) Xem Vũ Khiêu và Nguyễn Văn Truy, “Triết lý về bản sắc dân tộc và hiện . sở và điều kiện của toàn cầu hoá văn hoá và của văn hoá toàn cầu. 1.2 Những cơ sở nhân văn chủ yếu của văn hoá toàn cầu Toàn cầu hoá văn hoá hay văn hoá toàn cầu không chỉ bao hàm văn hoá. TOÀN CẦU HOÁ VĂN HOÁ VÀ ĐA DẠNG VĂN HOÁ Nguyễn Văn Dân 1. Có toàn cầu hoá văn hoá và văn hoá toàn cầu không? Ở Việt Nam, trong khi quá trình toàn cầu hoá kinh tế hầu như. là có toàn cầu hoá văn hoá và văn hoá toàn cầu, thì cũng có người tuyên bố dứt khoát là không thể có toàn cầu hoá văn hoá. Họ nói: toàn cầu hoá kinh tế thì được, nhưng văn hoá thì không. Chính

Ngày đăng: 13/08/2014, 14:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan