Văn hóahốilộthờitoàncầu hóa
Văn Cường
Trong thờigian qua, liên tiếp nhiều vụ hốilộ của các công ty toàn
cầu được đưa ra ánh sáng, như các vụ scandal của Siemens, Daimler,
BAE Systems, BHP Billiton với số tiền hốilộ giao động từ vài trăm triệu
đến hàng tỷ USD. Một số nhà quan sát cho rằng hốilộ đang trở thành
một thứ “văn hóa xấu” trong hoạt động kinh doanh của các công ty toàn
cầu.
Kỳ 1: Một phần tất yếu của kinh doanh?
Trong một cuộc khảo sát năm 2009, viện KPMG có trụ sở tại Thụy
Sĩ cho biết có đến 2/3 lãnh đạo các công ty Anh và HoaKỳ hoạt động ở
nước ngoài tin rằng tại một số nước và vùng lãnh thổ họ không thể tiến
hành kinh doanh mà không đưa hối lộ.
Những scandal chấn động
Tháng 5-2007, cả thế giới chấn động trước tin tức tập đoàn Siemens
có trụ sở ở Đức bị nghi ngờ chi tới 1 tỷ EUR cho các hoạt động đút lót
xuyên quốc gia. Điều tra cho biết các lãnh đạo của Siemens từng ra lệnh lập
các quĩ đen phục vụ việc đưa hốilộ từ năm 1999, một tài khoản của Siemens
tại Salzburg (Áo) được rót vào 75 triệu USD mỗi năm chỉ để phục vụ việc
đưa hối lộ. Giám đốc cấp cao của Siemens Michael Kutschenreuter còn khai
rằng công ty đã dùng một loại mật mã để “mã hóa” những khoản tiền hối lộ.
Mật mã này xuất phát từ cụm “make profit” (tạo lợi nhuận) được đánh số
thứ tự là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 cho 10 ký tự trong cụm “make profit”
(M=1, A=2, , P=5, , T=10). Vì thế, khi có một ghi chú “xử lý hồ sơ này
theo dạng APP” có nghĩa rằng mức hốilộ được cho phép là 2,55% doanh số
bán. Scandal hốilộ của Siemens liên quan đến rất nhiều nước như Ai Cập,
Cameroon, Hy Lạp, Indonesia, Kuwait, Saudi Arabia, Kazakhstan và cả Việt
Nam. Năm 2008, Siemens chấp nhận nộp phạt 800 triệu USD về tội hốilộ
các quan chức ở Argentina, Bangladesh, Iraq và Venezuela.
Tháng 4 vừa qua, một tòa án ở Washington (Hoa Kỳ) đã chấp nhận để
hãng xe hơi Daimler, công ty mẹ của Mercedes, nộp phạt 185 triệu USD vì
tội hối lộ. Theo tòa án, Daimler bị nghi ngờ hốilộ để giành được các hợp
đồng bán xe trị giá hàng trăm triệu USD cho chính phủ các nước. Chẳng
hạn, năm 2003, một nhà phân phối Daimler ở Turmenistan đã tặng quà sinh
nhật cho Saparmurat Niyazov, người sau này trở thành tổng thống trọn đời
của Turmenistan, một chiếc Mercedes lắp kính chống đạn trị giá 300.000
EUR (7,7 tỉ VND). Daimler còn bỏ ra 250.000 USD để dịch từ tiếng
Turkmen ra tiếng Đức 10.000 bài diễn văn của ông Niyazov. Tất cả đựng
trong một cái hộp bằng vàng dùng làm quà tặng ông Niyazov. Tại Iraq,
Daimler “lại quả” 10% cho các quan chức chính quyền mỗi lần bán được xe.
Đối với các quan chức Trung Quốc, Daimler tài trợ các chuyến du lịch miễn
phí. Theo các nhà điều tra Hoa Kỳ, Daimler đã thực hiện hốilộ ở Trung
Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary, Hy Lạp, Latvia, Serbia, Montenegro, Ai
Cập, Nigeria
Danh sách các công ty bị tố cáo dính líu đến việc đưa hốilộ còn rất
dài. Chẳng hạn, năm 2009, tập đoàn vũ khí Anh BAE Systems chấp nhập
nộp phạt 450 triệu USD để “hòa giải” các cáo buộc của các nhà chức trách
Hoa Kỳ và Anh. Tháng trước, tập đoàn công nghiệp Đức Ferrostaal bị cáo
buộc hốilộ để thắng các hợp đồng tại nước ngoài, cũng như dàn xếp các vụ
đưa hốilộ cho các công ty khác, với số tiền lại quả lên đến hàng triệu EUR.
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán HoaKỳ (SEC) có văn bản yêu cầu tập đoàn
khoáng sản BHP Billiton giải trình khoản tiền 3,5 triệu USD đã chuyển cho
chính phủ Campuchia hồi năm 2006, mà SEC nghi ngờ là tiền hốilộ
Không thể không hối lộ?
Danh sách dài các công ty dính líu đến hốilộ khiến nhiều người đặt
vấn đề: Liệuhốilộ có phải là điều kiện tất yếu để mở rộng hoạt động toàn
cầu của các công ty ở một số nơi không? Và trong trường hợp đó, việc đưa
hối lộ có nên được “thông cảm”?
Trong số ra ngày 30-3, báo Đức Deutsche Welle (DW) cho rằng việc
gần đây nhiều công ty Đức bị lôi ra tòa với các cáo buộc hốilộ không chứng
tỏ nền công nghiệp Đức có “văn hóahối lộ”, vì nước này được xếp thứ 14 về
độ minh bạch toàncầu (theo khảo sát của Tổ chức minh bạch thế giới - TI),
nhưng vì các công ty này phải làm ăn ở những nơi tình trạng tham nhũng
hoành hành. Chẳng hạn, Trung Quốc – thị trường xuất khẩu lớn thứ 8 của
Đức, chỉ đứng thứ 76 trên bảng xếp hạng. Nga – thị trường xuất khẩu thứ 13
của Đức – đứng tận vị trí 146. DW cho rằng trong khi các nước Tây Âu có
cấu trúc pháp lý và chính trị chống tham nhũng hiệu quả, nhiều nước khác
hoặc thiếu ý chí chính trị trong việc chống tham nhũng, hoặc chấp nhận nó
như một loại phí tổn kinh doanh. Chẳng hạn, sau khi Liên Xô tan rã, tham
nhũng lan tràn tại Nga. Khi còn là tổng thống, ông Vladimir Putin đã thành
công trong việc chống tham nhũng trên diện rộng, và đương kim tổng thống
Dmitry Medvedev hiện cũng nhìn nhận tham nhũng là mối đe dọa lớn cho
quốc gia. Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng vẫn đang hoành hành dữ dội ở
nước này đến nỗi một số công ty quyết định ngưng đầu tư phát triển thị
trường tại Nga. Năm 2009, nhà khổng lồ nội thất Thụy Điển Ikea tuyên bố
sẽ không đầu tư vốn thêm vào Nga vì “những can thiệp không thể dự báo
của chính quyền”. Tháng 2-2010, 2 nhà điều hành của Ikea bị phạt vì đưa
hối lộ cho một nhà thầu Nga. Điều tương tự cũng xảy ra ở Trung Quốc, nổi
bật là vụ 4 nhà điều hành Rio Tinto bị kết tội vì đưa và nhận hốilộhồi tháng
3-2010.
Trong thực tế, Nga, Trung Quốc và Mexico là 3 nước đứng đầu về tệ
nạn nhận hốilộ trong bảng xếp hạng toàncầu của TI năm 2008. Đa số
những người đòi hốilộ là các quan chức chính phủ (38%), công chức nhà
nước (14%), các quan chức ngành cảnh sát, tư pháp và đảng cầm quyền
(33%). Số tiền hốilộ dao động từ 20 USD đến hơn 500.000 USD, phổ biến
nhất từ 100-10.000 USD. Một bài báo của Trung Quốc Nhật Báo vào tháng
8-2008 cho biết gần 30 tỷ phú từng xuất hiện trong danh sách những người
giàu nhất Trung Quốc đã bị phạt vì đưa hốilộ hoặc đang bị điều tra vì hối lộ.
Một bài báo trên New York Times (NYT) ngày 3-9-2009 cho rằng hoạt động
chống tham nhũng tại Trung Quốc đa phần xuất phát từ động cơ tranh đấu
chính trị hơn là quyết tâm bài trừ tham nhũng thật sự.
30 người giàu nhất Trung Quốc đều có liên quan đến hoạt động hối lộ
. Văn hóa hối lộ thời toàn cầu hóa
Văn Cường
Trong thời gian qua, liên tiếp nhiều vụ hối lộ của các công ty toàn
cầu được đưa ra ánh. nghi ngờ là tiền hối lộ
Không thể không hối lộ?
Danh sách dài các công ty dính líu đến hối lộ khiến nhiều người đặt
vấn đề: Liệu hối lộ có phải là điều