1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NHIỆT ĐỚI BUỒN: LỜI CẢNH BÁO VẪN NÓNG SAU NỬA THẾ KỶ NGUYÊN NGỌC pdf

5 718 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 162,51 KB

Nội dung

NHIỆT ĐỚI BUỒN: LỜI CẢNH BÁO VẪN NÓNG SAU NỬA THẾ KỶ NGUYÊN NGỌC Có thể nói không quá đáng, việc xuất bản tác phẩm Nhiệt đới buồn của Claude Lévi-Strauss bằng tiếng Việt là một sự kiện trong đời sống tinh thần của chúng ta. Triết gia trăm tuổi Trước đây cuốn Chủng tộc và lịch sử của ông, viết theo yêu cầu của UNESCO, đã được dịch và in bằng tiếng Việt, cuốn sách rất mỏng, song đã gây ấn tượng mạnh. Lần này là một trong những tác phẩm quan trọng và nổi tiếng nhất của ông, một tác phẩm kinh điển về rất nhiều mặt, và thật kỳ lạ. Claude Lévi–Strauss là một trong những nhà nhân học, dân tộc học, một nhà tư tưởng và nhà văn lớn nhất của thế giới trong nửa cuối thế kỷ 20. Ông sinh năm 1908, cha là hoạ sĩ chân dung, rất thích sưu tầm những đồ vật quý hiếm. Theo gương cha, cậu bé cũng say mê đi tìm những tác phẩm nghệ thuật của các dân tộc xa lạ. Học khoa triết ở đại học Sorbonne, anh thanh niên Claude gặp và quen thân với những trí tuệ lớn nhất của nước Pháp thời bấy giờ: Simone de Beauvoir và Merleau-Ponty. Năm 1934, một cuốn sách đọc được tình cờ, cuốn Xã hội học nguyên thuỷ của Lowie, đã quyết định cả cuộc đời anh: trở thành nhà dân tộc học. Năm 1935, được bổ nhiệm giáo sư ở đại học São Paolo, Brazil, Claude Lévi– Strauss lần đầu tiên có cơ hội tiến hành những chuyến khảo sát dân tộc học ngắn và viết tác phẩm dân tộc học đầu tay Góp phần nghiên cứu tổ chức xã hội của người Bororo. Bị gọi về Pháp để tham gia “cuộc chiến tranh kỳ quặc” vào năm 1939, đến năm 1941 được giải ngũ ông liền sang Mỹ, dạy ở trường New School for Social Research và viện Cao học New York. Ông còn sống và làm việc ở Mỹ cho đến năm 1947 với tư cách tuỳ viên văn hoá sứ quán Pháp. Trở về Pháp sau đó, Claude Lévi–Strauss thực sự lao vào sự nghiệp sáng tác phong phú và đồ sộ của mình. Những tác phẩm quan trọng nhất của ông lần lượt ra đời: Đời sống gia đình của người Anh- điêng Nambikwara, Cấu trúc sơ đẳng của quan hệ họ hàng, Nhiệt đới buồn, Nhân học cấu trúc, Tín ngưỡng tô-tem ngày nay, Tư duy man dã, và bộ sách lớn Huyền thoại học gồm bốn cuốn Cái Sống và cái Chín, Từ Mật ong đến Tro, Về nguồn gốc các lối ăn, Con người trần trụi, tiếp sau là Con đường đi của các Mặt nạ, Bản sắc, Gần và Xa… Nỗi buồn nơi ngã ba đường Nhiệt đới buồn chiếm một vị trí đặc biệt trong toàn bộ sự nghiệp mênh mông của ông. Nó được viết trong năm tháng, từ tháng 12.1954 đến 5.1955, như một thiên tuỳ bút kỳ lạ, được tuôn ra một mạch liền không dứt, và đến nay, sau nửa thế kỷ, dường như được khôi phục tính thời sự một cách kỳ diệu. Thật khó xếp nó vào thể loại nào. Mở đầu bằng một câu gây sốc “Tôi ghét các chuyến viễn du và các nhà thám hiểm”, nhưng nó lại là một cuốn du ký, hết sức gợi tò mò, không thiếu cả những pha phiêu lưu mạo hiểm, đưa chúng ta đến với những nhóm người ở xa xôi nhất trên hành tinh, còn gần nhất với tình trạng nguyên thuỷ, sắp và chắc chắn sẽ biến mất – cách nay nửa thế kỷ, nghĩa là nay đã biến mất hoàn toàn – mà ông là người chứng kiến và được tiếp xúc cuối cùng… Cũng có khi, như trên một “tấm thảm bay” – tên một chương trong tác phẩm – ông đưa ta từ vùng nhiệt đới Nam Mỹ hoang vu, đột ngột đến những thành phố nhân mãn chen chúc của Ấn Độ và Pakistan, mà ông e sẽ là hình ảnh tương lai của châu Âu; hay lên tận những vùng biên giới Myanmar, để gặp các nhà sư phi giới tính và được chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật vừa thô sơ vừa vĩnh cửu, và cũng từ đó suy nghiệm về ý nghĩa sâu xa của văn hoá và đời sống con người… Cũng chính ở mặt này, ta nhận ra ở Claude Lévi–Strauss một nhà văn tài năng. Xin hãy thử đọc lại chương Trên tàu, có lẽ trong toàn bộ các nền văn học ta từng biết, hiếm có những trang mô tả nào tinh tế hơn, tuyệt vời hơn về một buổi hoàng hôn trên đại dương. Cũng có thể nhận ra con mắt soi mói, tinh tế nhiều khi đến khắt khe của một nhà văn không hề dễ tính, ngắm nhìn và so sánh những đền đài, chùa chiền của các nền văn minh lớn từng sinh ra, tồn tại và biến đi, khiến người du khách bỗng như choáng váng khi được đưa qua hàng ngàn vạn năm biến đổi của thế giới và con người, vừa phù du vừa vĩnh hằng… Tuy nhiên, bằng một lối viết vừa phóng khoáng vừa chặt chẽ, đây lại là một công trình khảo sát nhân học, dân tộc học hết sức tỉ mỉ, khoa học, đến mức mẫu mực. Những quan sát sắc sảo, tỉnh táo, đặc biệt những phân tích và so sánh rất nhiều khi đầy tính phát hiện đến bất ngờ, như những phân tích về các hình vẽ trên cơ thể và trên khuôn mặt của người Caduévo so với các con bài trên bộ bài tây, sự phản ánh tinh vi của các hình vẽ ấy về cơ cấu đẳng cấp chặt chẽ đến riết róng trong xã hội này; hoặc những nghiên cứu bất ngờ, thú vị về chế độ đa thê của các thủ lĩnh ở bộ lạc Nambikwara và Tupi-Kawahib, những thiết chế thông minh và hiệu quả khác nhau của các xã hội đó, cả đến những cơ chế kỳ lạ như tục luyến ái đồng tính, để giải quyết những vấn đề nảy sinh do sự cần thiết của quyền lực tập trung cho chính sự tồn tại của nhóm người; và thật thú vị, chương Bài học chữ viết, với phát hiện kỳ lạ: chữ viết chính là công cụ của quyền lực và áp bức! Từ những quan sát chăm chú, khách quan, tinh tế và thông minh, có thể thấy rõ cả hiệu quả của phương pháp phân tích cấu trúc luận nhân học mà ông khởi xướng, Claude Lévi–Strauss đã chạm đến một vấn đề lớn, sâu xa và lâu dài nhất của xã hội con người: sự phát sinh, phát triển, chuyển động và suy thoái của các hình thái quyền lực. Từ đó đi đến những suy tư lịch sử và triết học không xa và hẳn là tất yếu. Ở chương Chợ, Claude Lévi–Strauss nói đến kinh nghiệm của Ấn Độ bốn ngàn năm trước trong việc tìm giải pháp cho vấn đề một số lượng người quá lớn trên một không gian quá nhỏ, để cho mọi người đều có thể sống làm người, vậy thì buộc phải làm người theo những cách khác nhau, tức sáng tạo ra cơ chế đẳng cấp. Và ông nói rằng thất bại này của kinh nghiệm Ấn Độ cách nay bốn thiên niên kỷ là một bi kịch không có lối ra của nhân loại. Khi một số lượng quá đông người phải sống trên một không gian quá hẹp, thì xã hội tất yếu “tiết ra” sự nô lệ – ông viết. Chúng ta biết lời cảnh báo nửa thế kỷ trước ấy của Claude Lévi–Strauss đang hiển hiện nóng bỏng đến chừng nào. Claude Lévi–Strauss nói đến ba tôn giáo lớn của nhân loại trong suốt lịch sử: Phật giáo, Hồi giáo, Cơ đốc giáo, sự nối tiếp và tương tác của những tín ngưỡng lớn ấy, sự hoà hợp đã có thể có giữa phương Đông và phương Tây qua con đường tinh thần này, mà phương Tây đã đánh mất cơ hội. Và thật bất ngờ với nhận định này của ông: “Hồi giáo là phương Tây của phương Đông”, là cái cứng nhắc phương Tây tràn lấn cái mềm mại uyển chuyển phương Đông, chính nó đã dựng bức tường ngăn trở sự hoà hợp đã có thể có giữa hai thế giới. Có thể tranh luận về nhận định này của Claude Lévi–Strauss, nhưng phải công nhận nó vẫn thời sự biết bao. Càng về cuối tác phẩm, giọng nói của tác giả như càng da diết, khẩn thiết. Và ông tự hỏi về sứ mệnh và tương lai của nhân học, dân tộc học, thậm chí qua đó, sứ mệnh của con người. Ông tìm đến Đức Phật. Ông nói đến sự tan biến giữa hữu nghĩa và vô nghĩa của sự vật mà nhà minh triết vĩ đại của phương Đông đã nghiệm ra. Có lẽ có một câu hỏi: Vì sao Claude Lévi–Strauss đặt tên cho tác phẩm của mình là Nhiệt đới buồn? Quả thật cuốn sách kết thúc trên một âm điệu buồn. Và không phải chỉ ở miền nhiệt đới, , cho miền nhiệt đới. Nỗi buồn trầm tư của nhân loại đang đứng trên ngã ba đường, ngoái nhìn lại phía sau, trước một chọn lựa mất còn, và tự hỏi một cách đau đớn, đồng thời lại vui mừng như một phát hiện cơ bản: chúng ta đã đi đến chỗ hơn gì tình trạng ban đầu, xa hơn “nơi ta đã cất bước ra đi”? Cũng có người gọi Nhiệt đới buồn là một thiên tự truyện tinh thần, của một con người muốn tự soi và tự hiểu mình trong đối chiếu với lịch sử toàn nhân loại từ thuở khai sinh. . NHIỆT ĐỚI BUỒN: LỜI CẢNH BÁO VẪN NÓNG SAU NỬA THẾ KỶ NGUYÊN NGỌC Có thể nói không quá đáng, việc xuất bản tác phẩm Nhiệt đới buồn của Claude Lévi-Strauss. đặt tên cho tác phẩm của mình là Nhiệt đới buồn? Quả thật cuốn sách kết thúc trên một âm điệu buồn. Và không phải chỉ ở miền nhiệt đới, , cho miền nhiệt đới. Nỗi buồn trầm tư của nhân loại. tất yếu “tiết ra” sự nô lệ – ông viết. Chúng ta biết lời cảnh báo nửa thế kỷ trước ấy của Claude Lévi–Strauss đang hiển hiện nóng bỏng đến chừng nào. Claude Lévi–Strauss nói đến ba tôn giáo

Ngày đăng: 13/08/2014, 14:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w