1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NHẬN DIỆN VĂN HOÁ HỌC ppsx

12 264 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 277,28 KB

Nội dung

NHẬN DIỆN VĂN HOÁ HỌC GS.VS.TSKH. Trần Ngọc Thêm Bộ môn Văn hóa học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. HCM Vì văn hóa học liên quan đến rất nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn, cho nên tình trạng khá phổ biến hiện nay là cái gì cũng có thể xem là văn hóa học và, ngược lại, có thể quy văn hóa học về mọi thứ. Bởi vậy, việc xác định xem một nội dung nghiên cứu có thuộc văn hoá học hay không là rất quan trọng. Một cách khái quát, một nội dung nghiên cứu sẽ được xem là thuộc về văn hoá học nếu thoả mãn ba điều kiện: (a) Đối tượng nghiên cứu phải thuộc về văn hoá; (b) Phạm vi nghiên cứu không rơi vào các khoa học giáp ranh; và (c) Nội dung nghiên cứu không đi sâu vào các khoa học chuyên ngành. Điều kiện thứ nhất là đương nhiên và đã được chúng tôi bàn đến ở một bài khác, cho nên ở đây chỉ nói về hai điều kiện (b) và (c). 1. Khu biệt văn hóa học với các khoa học giáp ranh Văn hóa học có liên quan đến tất cả các ngành khoa học xã hội và nhân văn, nhưng có quan hệ mật thiết nhất là với các ngành nhân loại học, xã hội học, sử học, địa lý học và khu vực học. a) Văn hóa học với Nhân loại học và Xã hội học Sự gắn bó nhiều nhất giữa văn hóa học với nhân loại học và xã hội học liên quan đến chủ thể là con người. Với Nhân loại học, hiện nay vẫn tồn tại một quan niệm và khuynh hướng khá phổ biến xem văn hóa học như một bộ phận của nhân loại học. Quan niệm này hình thành ở Mỹ và một phần Tây Âu, nơi mà giới nhân loại học có đóng góp khá lớn vào viêc hình thành văn hoá học. Mặc dù vậy, quan niệm này không đúng cả về mặt thực tiễn, lẫn mặt lý luận khoa học. Trên thực tiễn, tuy nhân loại học là khoa học có đóng góp nhiều nhất cho việc hình thành văn hoá học, nhưng không phải mọi lúc, mọi nơi và không phải là duy nhất. Về thời gian, đóng góp của nhân loại học cho việc hình thành văn hoá học chủ yếu là trong giai đoạn nửa đầu tk. XX. Về không gian, khu vực có đóng góp chủ yếu là Tây Âu và Mỹ. Về chủ thể thì ngoài nhân loại học với các tên tuổi như E.B.Tylor, F.Boas, L.White, C. Lévi-Strauss, còn có rất nhiều khoa học khác cũng tham gia vào quá trình này như triết học (trường phái triết học văn hóa ở Đức, Nga), ngôn ngữ học (W. Humboldt, E.Sapir, B.Worf), xã hội học (E.Durkheim, B.Malinowski), tâm lý học (S.Freud), thậm chí cả thư viện học (G.Klemm). Bởi vậy, trên thực tiễn không thể đồng nhất hoặc đơn thuần quy văn hóa học về nhân loại học. Về lý luận, văn hoá học và nhân loại học trước hết khác nhau về đối tượng. Đối tượng của nhân loại học là "con người", "sự sống của con người" (human beings) [Ember C.R., Ember M. 1996: 2; Schultz E.A., Lavenda R.H. 2001: 10-11] như một cộng đồng dân tộc, chủng tộc, nhân loại[1]; còn đối tượng của văn hoá học là văn hóa (cultura). Quan hệ giữa "con người, dân tộc" với "văn hóa" là quan hệ giữa chủ thể và sản phẩm. Văn hoá học và nhân loại học còn khác nhau về mục tiêu. Đối với văn hóa học, nghiên cứu văn hóa là mục đích cuối cùng; còn đối với nhân loại học thì văn hóa chỉ là một trong những phương tiện. Nhân loại học văn hoá (cultural anthropology) như một bộ phận của nhân loại học nghiên cứu hệ thống thân tộc và tổ chức xã hội, đời sống vật chất và kỹ thuật, sản xuất tự cấp và kinh tế, thế giới quan để thông qua đó tìm hiểu về nguồn gốc và sự tiến hóa của con người và sự hình thành các chủng tộc. Văn hoá học và nhân loại học còn khác nhau về cả phương pháp. Phương pháp nghiên cứu của nhân loại học, cũng như dân tộc chí (ethnography), dân tộc học (ethnology), đều coi trọng quan sát tham dự, điều tra thực địa. Còn văn hoá học thì không nhất thiết: văn hóa học làm việc với các tư liệu do tất cả các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác (trong đó có nhân loại học) cung cấp. Văn hoá học và nhân loại học còn khác nhau về tính chất phân loại khoa học: Nhân loại học, dân tộc học là những khoa học xã hội, còn văn hóa học là một khoa học giáp ranh giữa khoa học xã hội và khoa học nhân văn, có phần thiên về nhân văn hơn. Như vậy, tuy rằng văn hóa học có nhiều duyên nợ với nhân loại học, nhưng vẫn là một khoa học độc lập. Phần giáp ranh giữa hai khoa học này là hai môn "nhân loại học văn hóa" và "văn hóa học nhân loại" (hay "nhân loại - văn hóa học"). Nhân loại học văn hóa như cách trình bày chẳng hạn của Anderson R. [1976], Ember C.R. và Ember M. [1996], Schultz E.A. và Lavenda R.H. [2001] là một bộ phận của nhân loại học. Còn văn hóa học nhân loại (hay nhân loại - văn hóa học) mới thuộc về văn hóa học. Văn hóa học với Xã hội học. Xã hội học (sociology), cũng như nhân loại học, cùng có liên quan đến văn hóa vì cùng liên quan đến con người. Nhưng, cũng giống như nhân loại học, xã hội học và văn hoá học khác nhau về đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu và tính chất phân loại khoa học. Trong khi đối tượng nghiên cứu của văn hóa học là văn hóa thì đối tượng của xã hội học là "xã hội với tất cả các liên hệ bên trong và bên ngoài của nó" [Endruweit G., Trommsdorff G. 2002: 581]. Đối tượng này khiến cho xã hội học gần với nhân loại học hơn là văn hóa học. Nhưng ngay cả hai ngành này cũng khu biệt khá rõ: Trong khi xã hội học lấy đối tượng khảo sát là xã hội thì nhân loại học lấy đối tượng khảo sát là con người, dân tộc. C. Lévi-Strauss chỉ ra rằng trên thực tế, nhân loại học và xã hội học ở Mỹ đã phân hoá theo đối tượng quan sát: Một ngành (nhân loại học) quan tâm đến các xã hội cổ truyền (xã hội tiền công nghiệp), còn ngành kia (xã hội học) thì quan tâm đến các xã hội hiện đại. Nhân loại học nhìn đối tượng từ xã hội được quan sát, còn xã hội học nhìn đối tượng từ xã hội của người quan sát [1958: 305-322]. Dù quan niệm như thế nào đi nữa thì đối tượng của văn hóa học cũng đều không trùng với xã hội học và nhân loại học; chúng chỉ giao nhau phần nào, nhờ vậy mà góp phần bổ sung cho nhau. Văn hoá học và xã hội học còn khác nhau về mục tiêu. Trong khi nghiên cứu văn hóa là mục đích cuối cùng của văn hóa học thì đối với xã hội học, văn hóa chỉ là một trong những phương tiện để tìm hiểu xã hội. Văn hoá học và xã hội học khác nhau về cả phương pháp. Trong khi xã hội học được xem là một ngành "khoa học xã hội thực nghiệm" [Endruweit G., Trommsdorff G. 2002: 581], sử dụng các tư liệu thu thập được chủ yếu bằng các phương pháp điều tra, thì văn hoá học là một khoa học lý thuyết, chủ yếu sử dụng các tư liệu có sẵn do các ngành khác cung cấp. Văn hoá học và xã hội học còn khác nhau về tính chất phân loại khoa học: Xã hội học, cũng như nhân loại học, là những khoa học xã hội điển hình, còn văn hóa học là một khoa học giáp ranh giữa khoa học xã hội và khoa học nhân văn, có phần thiên về nhân văn hơn. Như vậy, với xã hội học, sự khác biệt của văn hóa học lại càng rõ nét. Phần giáp ranh giữa hai khoa học này là hai môn "xã hội học văn hóa" và "văn hóa học xã hội" (hay "xã hội - văn hóa học"). Xã hội học văn hóa như cách trình bày chẳng hạn của Đoàn Văn Chúc [1997b] là một bộ phận của xã hội học chứ không phải của văn hóa học như trong "Lời giới thiệu" của sách đã lầm tưởng. Còn văn hóa học xã hội (hay xã hội - văn hóa học) như cách trình bày chẳng hạn của Erasov B.S. [1997] mới thuộc về văn hóa học. b) Văn hóa học với Sử học và Địa lý Hầu như ít có khoa học nào lại không liên quan đến sử học và địa lý học. Đây là trục thời-không gian. Khi xem xét văn hóa trong THỜI GIAN, ta sẽ rơi vào mối quan hệ giữa văn hóa học với sử học, khảo cổ học, huyền thoại học và đứng trước sự hình thành của môn văn hóa học lịch sử (hay sử - văn hóa học). Khi xem xét văn hóa trong KHÔNG GIAN, ta sẽ rơi vào mối quan hệ giữa văn hóa học với địa lý học, khí tượng học, sinh thái học và đứng trước sự hình thành của môn văn hóa học địa lý (hay địa - văn hóa học). Rất phổ biến hiện nay là sự nhầm lẫn, kéo theo sự đồng nhất văn hóa học lịch sử với lịch sử văn hóa học là một bộ phận thuộc khoa học lịch sử có đối tượng khảo sát là văn hóa. Và nhầm lẫn, đồng nhất văn hóa học địa lý với địa lý học văn hóa. Địa lý học văn hóa (cultural geography) như cách trình bày của Carter G.F. [[1968], Norton W. [2000] là một môn thuộc địa lý học chứ không phải văn hóa học. c) Văn hóa học với Khu vực học Khu vực học / Đất nước học nghiên cứu những đặc thù của một khu vực (như Đông phương học, Đông Nam Á học), một đất nước (như Nhật Bản học, Trung Quốc học), mà phần đặc thù quan trọng nhất là ở văn hoá - đó chính là chỗ giao nhau duy nhất của khu vực học / đất nước học với văn hoá học. Hai ngành này có cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau: Khu vực học giới hạn đối tượng nghiên cứu theo chiều ngang (không gian) mà không giới hạn theo chiều dọc (lĩnh vực): Trong phạm vi một khu vực / đất nước, nhà nghiên cứu có trách nhiệm xem xét đồng thời cả các vấn đề văn hóa, văn học, triết học, lịch sử, địa lý, kinh tế, v.v. trong mối quan hệ lẫn nhau của chúng. Văn hoá học thì giới hạn theo chiều dọc (theo lĩnh vực) mà không giới hạn theo chiều ngang (không gian): Giống hệt như trong các ngành sử học, văn học, triết học , nhà văn hóa học có trách nhiệm quan tâm đến cả văn hoá của dân tộc lẫn văn hóa thế giới. Việc nhận diện văn hóa học và khu biệt nó với nhân loại học, xã hội học, sử học, địa lý học được trình bày ở hình 1. d) Văn hóa học với các ngành khoa học khác Với các ngành khoa học khác thì câu hỏi thường đặt ra là: Liệu văn hoá học có nguy cơ bao trùm lên các ngành này hay không? Văn hoá như một đối tượng quả là một khái niệm có ngoại diên rộng, nó bao trùm lên cả văn chương, nghệ thuật, xã hội, tư tưởng, tôn giáo Có thể nói không có cái gì thuộc về con người mà lại không có giá trị và do đó không thuộc về văn hoá và không phải là đối tượng quan tâm của văn hóa học. Nhưng văn hoá học như một khoa học thì hoàn toàn không trùm và không thể "trùm" lên bất cứ một ngành khoa học nào. Văn hoá học xem xét các hiện tượng này trong tính tổng thể của chúng mà không đi sâu vào chi tiết. Giống hệt như khu vực học cũng xem xét cả sử, văn, triết, địa, kinh tế của một đất nước, một khu vực mà không hề "trùm" lên văn học, triết học, địa lý học, kinh tế học 2. Vị trí của văn hóa học Từ những điểm vừa trình bày, ta thấy văn hoá học một mặt giống với văn học, sử học ở chỗ nó là một khoa học chuyên ngành; nhưng đồng thời, mặt khác nó lại giống với khu vực học ở chỗ quan tâm đến đối tượng của nhiều khoa học chuyên ngành khác. Vậy thì vị trí của văn hoá học nằm ở đâu? Văn hoá học là một khoa học chuyên ngành đặc biệt. Cái đặc biệt là ở độ bao quát rộng các sự kiện và tính khái quát cao trong yêu cầu khảo cứu. Trong số các khoa học chuyên ngành, có ba ngành có tính cách đặc biệt như thế - đó là toán học, văn hoá học và triết học. Cả ba đều là những khoa học lý thuyết, chúng không đòi hỏi tư liệu thực nghiệm, điều tra, điền dã , nhưng đều đòi hỏi phải tổng hợp và khái quát hoá ở mức cao. Cả ba đều liên quan đến nhiều khoa học. Toán học là sự tổng hợp và khái quát hoá vạn vật (cả thế giới tự nhiên lẫn con người) về mặt định lượng. Vì vậy, toán học thuộc khối khoa học tự nhiên và liên quan đến mọi ngành khoa học, nhưng có quan hệ với các khoa học Tự nhiên và Kỹ thuật nhiều hơn. Văn hóa học là sự tổng hợp và khái quát hoá thế giới con người về mặt định tính. Vì vậy, không có một ngành khoa học Xã hội và Nhân văn nào không liên quan đến văn hoá. Và cũng chính do vậy mà, như đã nói ở trên, văn hóa học là một ngành khoa học giáp ranh giữa khoa học xã hội và khoa học nhân văn: Văn hóa thường là sản phẩm của một tộc người, một dân tộc - dưới góc độ đó nó là một khoa học xã hội. Nhưng vẫn có thể có văn hóa của một cá nhân, đồng thời "văn hóa" là một phạm trù mang tính nhân văn sâu sắc không kém gì tư tưởng hay tâm lý, văn chương - dưới góc độ này, văn hóa học là một khoa học nhân văn. Triết học là sự tổng hợp và khái quát hoá vạn vật (cả thế giới tự nhiên lẫn con người) về mặt định tính. Với thế giới con người, triết học vừa có quan hệ trực tiếp, vừa gián tiếp thông qua văn hóa học. Vì vậy, triết học thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn và liên quan đến mọi ngành khoa học[2], nhưng có quan hệ với các khoa học xã hội và nhân văn nhiều hơn (x. hình 2). Hình 2: Vị trí của văn hóa học (mũi tên liền - quan hệ định lượng; mũi tên đứt - quan hệ định tính) Bức tranh này không nên hiểu như một cấp hệ của các khoa học. Đây chỉ là kết quả của một sự phân công lao động khoa học. Mỗi ngành khoa học đều có ưu và nhược điểm của nó. Ba ngành khoa học này (triết học, toán học, văn hóa học) tuy có nét đặc thù là có độ bao quát các sự kiện rộng hơn và đòi hỏi tính khái quát cao hơn, nhưng bù lại thì về năng lực chuyên sâu và chi tiết hoá, chúng lại thua xa các khoa học chuyên ngành khác. Bởi vậy, mọi khoa học đều bình đẳng. Quan niệm phổ biến một thời xem triết học là "mẹ các khoa học", hay toán học là "mẹ các khoa học tự nhiên" là một ngộ nhận đầy sai lầm, nếu dùng thì chỉ nên xem như một cách nói tu từ. 3. Kiểm tra tính khái quát của nội dung Từ đây, để nhận diện xem một nội dung nghiên cứu có thuộc về văn hoá học hay không, ngoài việc nó phải có đối tượng nghiên cứu thuộc về văn hoá, có phạm vi nghiên cứu không rơi vào các khoa học giáp ranh, thì còn phải thoả mãn điều kiện thứ ba là nội dung nghiên cứu của nó phải đủ bao quát và khái quát mà không đi sâu vào các khoa học chuyên ngành. Một nghiên cứu văn hoá học có thể chứa tối đa ba loại tri thức: (a) Tri thức chung; (b) Tri thức thuần văn hoá học; và (c) Tri thức khoa học chuyên sâu thuộc một ngành khoa học xã hội hoặc nhân văn. Trong đó loại tri thức (b) - thuần văn hoá học - luôn luôn phải giữ vai trò chủ đạo. Hai loại tri thức còn lại thì tri thức chung dùng để làm nền, tri thức khoa học chuyên sâu thuộc một ngành (nếu có) dùng để bổ sung, minh hoạ. Tính chủ đạo về lượng của tri thức thuần văn hoá học có thể được kiểm tra bằng phương pháp loại trừ. Nếu trong một nghiên cứu văn hoá học không có các tri thức khoa học chuyên sâu thuộc một ngành khoa học xã hội hoặc nhân văn (tức là chỉ có hai loại tri thức [...]...chung và tri thức thuần văn hóa học) thì tỷ lệ tri thức chung phải không vượt quá 40% Nếu trong một nghiên cứu văn hoá học có cả ba loại tri thức thì tỷ lệ tri thức khoa học chuyên sâu phải không vượt quá 30% Tri thức khoa học chuyên sâu cùng với tri thức chung gộp lại phải không vượt quá 50% *** Điều cuối cùng cần nói là khi nhận diện một nghiên cứu có thuộc văn hóa học hay không, chỉ nên căn cứ... Rinehart and Winston, 588 p 3 Đoàn Văn Chúc 1997a: Văn hóa học - H.: NXB Văn hóa - Thông tin, 397 tr 4 Đoàn Văn Chúc 1997b: Xã hội học văn hóa - H.: NXB Văn hóa - Thông tin, 475 tr 5 Ember Carol R., Ember Melvin 1996: Cultural Anthropology (8-th edition) - Prentice Hall, Upper Saddle River, New Jersey, 433 p 6 Endruweit Günter, Trommsdorff Gisela 2002: Từ điển xã hội học (dịch từ tiếng Đức) - H.: NXB... Schultz Emily A., Lavenda Robert H 2001: Nhân học, một quan điểm về tình trạng nhân sinh - H.: NXB Chính trị Quốc gia, 506 tr [1] Không phải ngẫu nhiên mà giới khoa học xã hội ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đều dùng thuật ngữ "nhân loại học" [2] Không phải ngẫu nhiên mà trong số những triết gia lỗi lạc có không ít người xuất thân từ các nhà toán học, vật lý học ... chứ tuyệt nhiên không dựa vào những dấu hiệu bề ngoài như nghề nghiệp của tác giả, tuyên bố của tác giả, tên công trình, v.v Một nhà nhân loại học viết một công trình đặt tên là "nhân loại học" vẫn có thể đáp ứng những tiêu chuẩn của mọ̉t công trình văn hóa học và ngược lại Tài liệu trích dẫn 1 Anderson Robert 1976: The Cultural Context An Introduction to Cultural Anthropology - Minneapolis, Minnesota: . sử học, văn học, triết học , nhà văn hóa học có trách nhiệm quan tâm đến cả văn hoá của dân tộc lẫn văn hóa thế giới. Việc nhận diện văn hóa học và khu biệt nó với nhân loại học, xã hội học, . "trùm" lên văn học, triết học, địa lý học, kinh tế học 2. Vị trí của văn hóa học Từ những điểm vừa trình bày, ta thấy văn hoá học một mặt giống với văn học, sử học ở chỗ nó là một khoa học chuyên. NHẬN DIỆN VĂN HOÁ HỌC GS.VS.TSKH. Trần Ngọc Thêm Bộ môn Văn hóa học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. HCM Vì văn hóa học liên quan đến

Ngày đăng: 13/08/2014, 14:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w