Nghiệp vụ kế toán ngân quỹ pdf

5 1.4K 31
Nghiệp vụ kế toán ngân quỹ pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I-Giới thiệu chung về nghiệp vụ ngân qũy: Ngân quỹ của ngân hàng là những tài sản có độ thanh khoản lớn nhất như tiền mặt, ngoại tệ tại quỹ, tại các máy ATM, tại các chi nhánh ngân hàng trong cùng hệ thống hay tiền gửi thanh toán ở Ngân hàng nhà nước. Ngiệp vụ ngân quỹ của tổ chức tín dụng bao gồm các nghiệp vụ thu, chi và điều chuyển tiền mặt. Mức tồn quỹ tiền mặt tại ngân hàng phụ thuộc vào quy mô hoạt động, vào tính chất thường xuyên hay thời vụ của các khoản thu, chi tiền mặt. Ngân hàng phải luôn căn nhắc để xác định mức tồn quỹ tiền mặt tối ưu vừa để đảm bảo cho nhu cầu thu, chi tiền mặt bất cứ lúc nào, mặt khác không để tồn quỹ quá cao ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng. II-Các tài khoản chủ yếu: A-Các tài khoản phản ánh VND: 1. TK 1011, 1031: “ Tiền mặt tại đơn vị” Tài khoản này có kết cấu như sau: Nợ: Số tiền mặt thu vào quỹ tại trụ sở chính( quỹ nghiệp vụ) Có: Số tiền mặt chi từ quỹ Dư nợ: Số tồn quỹ tiền mặtiền mặt Hạch toán chi tiết: Mở 1 tiểu khoản 2. TK 1012: “ Tiền mặt tại đơn vị hạch toán báo sổ ”, TK này ở trụ sở chính mở tiểu khoản theo từng đơn vị hạch toán báo sổ. Tài khoản này có kết cấu như sau: Nợ: - Số tiền mặt tiếp quỹ cho đơn vị hạch toán báo sổ từ quỹ nghiệp vụ - Các khoản thu tiền mặt ở đơn vị hạch toán báo sổ Có: - Số tiền mặt đơn vị hạch toán báo sổ nộp về quỹ nghiệp vụ - Các khoản chi tiền mặt tại đơn vị hạch toán báo sổ Dư nợ: Tiền mặt ở đơn vị hạch toán báo sổ 3. TK 1013 “Tiền mặt không đủ tiêu chuẩn lưu thông chờ xử lý” Nợ: Tiền mặt không đủ tiêu chuẩn lưu thông chờ xử ly ngân hàng nhận vào Có: Tiền mặt không đủ tiêu chuẩn lưu thông đã được xử ly Dư nợ: Tiền mặt không đủ tiêu chuẩn lưu thông chưa xử ly hiện còn 4. TK 1014 “Tiền mặt tại máy ATM” Tài khoản này dùng để theo dõi số tiền đồng Việt Nam tại các máy ATM của TCTD Nợ: - Số tiền mặt tiếp quỹ cho máy ATM( có 1011) - Các khoản thu tiền mặt trực tiếp từ máy ATM ( có TK 4211 hoặc TK thích hợp) Có: - Số tiền mặt từ máy ATM nộp về quỹ tiền mặt đơn vị ( nợ 1011) - Các khoản chi tiền mặt tại máy ATM ( nợ TK 4211 hoặc TK thích hợp) Dư nợ: Số tiền mặt còn tại máy ATM Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết cho từng máy ATM 5. TK 1019 “ Tiền mặt đang vận chuyển” TK này phản ảnh việc điều chuyển tiền mặt trong hệ thống ngân hàng điều chuyển Nợ: Số tiền xuất quỹ để vân chuyển Có: Số tiền đã vận chuyển đến nơi Dư nợ: Số tiền đang trên đường vân chuyển Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị nhận tiền đến B-Các tài khoản phản ánh ngoại tệ: Kết cấu và nội dung phản ánh tương tự các tài khoản phản ánh VND 1. TK 1031 "Ngoại tệ tại đơn vị" Nợ: Giá trị ngoại tệ nhập quỹ Có: Giá trị ngoại tệ xuất quỹ Dư Nợ: Giá trị ngoại tệ nhập quỹ hiện có 2. TK 1032 "Ngoại tệ tại đơn vị hạch toán báo sổ" Nợ: -Giá trị ngoại tệ tiếp quỹ cho đơn vị hạch toán báo sổ -Giá trị ngoại tệ đơn vị hạch toán báo sổ thu vào Có: -Giá trị ngoại tệ đơn vị hạch toán báo sổ nộp về quỹ nghiệp vụ -Giá trị ngoại tệ đơn vị hạch toán báo sổ chi ra Dư Nợ: Giá trị ngoại tệ đang theo dõi ở đơn vị hạch toán báo sổ 3. TK 1033 "Ngoại tệ gửi đi nhờ tiêu thụ" Nợ: Giá trị ngoại tệ gửi đi nhờ tiêu thụ Có: Giá trị ngoại tệ đã được tiêu thụ Dư Nợ: Giá trị ngoại tệ đang gửi đi nhờ tiêu thụ 4. TK 1039 "Ngoại tệ đang vận chuyển" Nợ: Giá trị ngoại tệ xuất quỹ để vận chuyển Có: Giá trị ngoại tệ đã vận chuyển đến nơi Dư nợ: Giá trị ngoại tệ đang trên đường vận chuyển III-Các nghiệp vụ ngân quỹ 1. Các nghiệp vụ ngân quỹ chủ yếu: 1.1.Thu tiền mặt: Nghiệp vụ thu tiền mặt của ngân hàng thương mại phát sinh khi: -Khách hàng nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi -Khách hàng trả nợ, trả lãi vay, nộp lệ phí cho ngân hàng bằng tiền mặt -Ngân hàng nhận tiền mặt từ các ngân hàng khác điều chuyển đến -Nhận từ Ngân hàng nhà nước thông qua vay Ngân hàng nhà nước hay rút từ tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước. Kế toán thu tiền mặt phải đảm bảo nguyên tắc: thu trước, ghi sổ sau 1.2.Chi tiền mặt Nghiệp vụ chi tiền mặt của các ngân hàng thương mại phát sinh khi: -Chi trả tiền gửi và tiền lãi cho khách hàng bằng tiền mặt -Cho khách hàng vay bằng tiền mặt -Điều chuyển tiền mặt cho các ngân hàng khác cùng hệ thống -Nộp tiền vào Ngân hàng nhà nước -Chi trong nội bộ ngân hàng như chi lương cán bộ, chi khác bằng tiền mặt Kế toán chi tiền mặt phải đảm bảo nguyên tắc: ghi sổ trước, chi sau TK tiền gửi của KH(42) TK tiền mặt (1011) TK cho vay KH xxx xxx xxx TK thoanh toán vốn 1.3.Điều chuyển tiền mặt: Điều chuyển vốn tiền mặt có thể diễn ra giữa các chi nhánh ngân hàng thương mại với Hội sở chính, hoặc các chi nhánh với nhau thuộc nghiệp vụ điều hòa vốn nên chỉ điều chuyển tiền mặt trong phạm vi một hệ thống ngân hàng 2.Xử lý các nghiệp vụ phát sinh: 2.1.Thu, chi tiền mặt (1) (3) (5) (4) (2) TK tiền mặt tại ĐVHTBS(1012) (6) (7) Chú thích: (1): Nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi (2): Chi trả tiền gửi cho KH bằng tiền mặt (3): Cho KH vay bằng tiền mặt (4): KH trả nợ ngân hàng bằng tiền mặt (5): KH nộp tiền mặt để chuyển đi ngân hàng khác. (6): Xuất tiền mặt cho đơn vị hạch toán báo sổ (7): Nhận tiền mặt từ đơn vị hạch toán báo sổ nộp 2.2.Điều chuyển tiền mặt: Có hai cách giao nhận tiền mặt, theo đó có hai cách hạch toán: Cách1: Ngân hàng nhận vốn tiền mặt cử người và phương tiện đến nhận trực tiếp từ ngân hàng điều tiền mặt đi. Trường hợp này không phải hạch toán qua tài khoản 1019 NH điều chuyển vốn tiền mặt đi NH nhận vốn tiền mặt (1’) (3’) (2’) Cách2: Ngân hàng điều tiền mặt đi cử người và phương tiện mang tiền mặt đến giao tại ngân hàng nhận vốn tiền mặt. Trường hợp này ngân hàng điều tiền mặt đi phải hạch toán qua TK 1019 "Tiền mặt đang vận chuyển" Cách 1: TK 1011 TK thanh toán vốn giữa các NH TK t.toán vốn giữa các NH TK 1011 (1) (2) Cách 2: TK 1011 TK 1019 TK tt vốn giữa các NH TK tt vốn giữa các NH TK 1011 Mở rộng: Tiền mặt bằng ngoại tệ được hạch toán như đối với tiền mặt bằng đồng VND. Tuy nhiên phải đảm bảo các nguyên tắc hạch toán các tài khoản ngoại tệ như sau: Thực hiện hạch toán đối ứng giữa các tài khoản ngoại tệ và từng loại ngoại tệ. Đối với các nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ, hạch toán đồng thời các bút toán đối ứng bằng ngoại tệ và bút toán đối ứng bằng đồng Việt Nam. Đối với các khoản thu, trả lãi bằng ngoại tệ được thực hiện thông qua nghiệp vụ mua bán ngoại tệ để chuyển đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thời điểm phát sinh để hạch toán vào thu nhập và chi phí. Gía trị ngoại tệ quy ra đồng Việt Nam để hạch toán các nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ trên các tài khoản có gốc ngoại tệ tính theo giá mua, bán thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Đối với các nghiệp vụ ngoại tệ khác, hạch toán thống nhất theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản ngoại tệ, ghi cả ngoại tệ và đồng Việt Nam. Phần kế toán tổng hợp các tài khoản ngoại tệ chỉ phản ánh bằng đồng Việt Nam. Cuối tháng, tiến hành quy đổi (để lập báo cáo) số dư tất cả các tài khoản thuộc khoản mục tiền tệ theo tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam với đồng Đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước công bố vào cuối tháng, trừ các khoản mục phi tiền tệ (TSCĐ, vật liệu, góp vốn đầu tư, mua cổ phần bằng ngoại tệ ) vẫn theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch (các tài khoản này không được đánh giá lại). Số chênh lệch tăng, giảm số dư cuối tháng (quy ra đồng Việt Nam) của các tài khoản có gốc ngoại tệ được hạch toán bổ sung vào doanh số trong tháng của các tài khoản ngoại tệ và chuyển vào tài khoản 631 Chênh lệch tỷ giá hối đoái. 2.3.Xử lý thừa, thiếu tiền mặt cuối ngày: Theo quy định, hàng ngày kết thúc giờ giao dịch với khách hàng, bộ phận quỹ tiến hành khóa sổ quỹ, bộ phận kế toán khóa sổ nhật kí quỹ, cộng số phát sinh và rút số dư trên sổ kế toán chi tiết tiền mặt rồi đối chiếu số liệu tiền mặt với nhau đảm bảo: -Tổng thu tiền mặt, tổng chi tiền mặt, tồn quỹ tiền mặt trên Sổ quỹ của bộ phận quỹ phải bằng tổng số phát sinh bên Nợ, tổng số phát sinh bên Có và số dư Nợ trên sổ nhật ký quỹ của bộ phận kế toán. -Tồn quỹ tiền mặt trên sổ sách phải bằng tồn quỹ tiền mặt thực tế trong kho, két. Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tiền mặt, có nhiều lý do khác nhau dẫn đến thừa, thiếu tiền mặt. Thừa hay thiếu tiền mặt đều phải được xử lý theo đúng chế độ: TK 7900 "Thu nhập khác" TK 4610 "Thừa quỹ, tài sản thừa chờ xử lý TK 3614 "Tham ô, thiếu, mất tiền chờ xử lý" * Sơ đồ hạch toán tiền thừa, thiếu khi đối chiếu cuối ngày TK 7900 TK 4610 TK 1011 TK 3614 TK tiền lương NV (2) (1) (4) (6) TK tiền gửi KH (5) (3) Chú thích (1) Phát hiện tiền thừa chờ xử lý (2) Tiền thừa không rõ nguyên nhân→ Quyết định nhập quỹ (3) Tiền thừa do khách hàng nộp thừa→ Trả lại khách hàng (4) Phát hiện tiền thiếu chờ xử lý (5) Tiền thiếu đã xác định nguyên nhân: Người chịu trách nhiệm bồi hoàn tiền mặt (6) Trừ lương người chịu trách nhiệm bồi thường . phát sinh nghiệp vụ. Đối với các nghiệp vụ ngoại tệ khác, hạch toán thống nhất theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Trên sổ kế toán chi. trị ngoại tệ xuất quỹ để vận chuyển Có: Giá trị ngoại tệ đã vận chuyển đến nơi Dư nợ: Giá trị ngoại tệ đang trên đường vận chuyển III-Các nghiệp vụ ngân quỹ 1. Các nghiệp vụ ngân quỹ chủ yếu: 1.1.Thu. thống hay tiền gửi thanh toán ở Ngân hàng nhà nước. Ngiệp vụ ngân quỹ của tổ chức tín dụng bao gồm các nghiệp vụ thu, chi và điều chuyển tiền mặt. Mức tồn quỹ tiền mặt tại ngân hàng phụ thuộc vào

Ngày đăng: 13/08/2014, 13:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan