Vì vậy, khi lãi suất sẽ tăng trong tương lai thì tỷ suất lợi nhuận dự tính của trái phiếu dài hạn sẽ giảm ø lượng cầu của trái phiếu sẽ giảm và đường cầu trái phiếu dịch chuyển sang tr
Trang 1BÀI 3.
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN
ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI SUẤT
Trang 2Lãi suất ngắn hạn và dài hạn của trái phiếu chính phủ Mỹ 01/1982 - 09/2002
Trang 3o Lãi suất là yếu tố kinh tế luôn biến động Vậy
những yếu tố nào làm cho lãi suất biến động?
o Lãi suất và giá của trái phiếu tỷ lệ nghịch với
nhau Vậy nếu hiểu vì sao giá trái phiếu thay đổi thì có thể giải thích được tại sao lãi suất thay
đổi
o Dùng phương pháp phân tích cung cầu để giải
thích sự thay đổi của giá trái phiếu sự thay
đổi của lãi suất
Dẫn nhập
Trang 4o Phân tích cung – cầu trái phiếu chiết khấu thời
hạn 1 năm
o Tại sao lại phân tích trái phiếu?
o Tại sao lại là khuôn khổ tiền vay (loanable
funds framework)?
1 Khuôn mẫu tiền vay: cung cầu trên thị trường trái phiếu
Trang 5o Dù các loại lãi suất khác nhau có thể biến động
khác nhau nhưng chúng thường biến động cùng nhau nên để đơn giản hóa, chúng ta có thể giảđịnh trên thị trường chỉ có 1 loại trái phiếu và 1 loại lãi suất
o Trên thị trường tài chính, việc phát hành trái
phiếu ra thị trường tương đương với việc đi vay tiền nên phân tích cung cầu trái phiếu được gọi là phân tích khuôn mẫu tiền vay
1 Khuôn mẫu tiền vay: cung cầu trên thị trường trái phiếu
Trang 61.1 Đường cầu trái phiếu
o Tính lãi suất của trái phiếu chiết khấu thời hạn 1
năm, mệnh giá $1000
Lãi suất Giá ($)
Mệnh giá ($)
Trang 71.1 Đường cầu
o Ta có giá, lãi suất và lượng cung cầu của trái
phiếu này trên thị trường như sau:
750 800 850 900 950
($)
Trang 8o Hãy vận dụng lý thuyết lượng cầu tài sản để
giải thích bảng trên
o Lưu ý: đối với trái phiếu chiết khấu thời hạn 1
năm thì lợi suất đáo hạn bằng tỷ suất lợi nhuận dự kiến và bằng lãi suất
1.1 Đường cầu
Trang 9Đường cầu trái phiếu
Khối lượng trái phiếu, tỷ $
Trang 10Đặc điểm của đường cầu trái phiếu:
tính), nhu cầu về trái phiếu sẽ tăng lên
cầu trái phiếu tăng lên khi giá trái phiếu giảm
o Khi lãi suất tăng lên và giá trái phiếu giảm đi, nhu
cầu cho vay tiền (mua trái phiếu) tăng lên vì vậy lượng cầu trái phiếu tăng lên
1.1 Đường cầu
Trang 111.2 Đường cung trái phiếu
Khối lượng trái phiếu, tỷ $
Trang 12Đặc điểm của đường cung trái phiếu:
lượng cung trái phiếu sẽ tăng lên, làm cho đường cung trái phiếu dốc lên
o Khi lãi suất giảm đi (giá trái phiếu tăng lên), nhu
cầu đi vay tiền (bán trái phiếu) tăng lên, những
người đi vay tiền sẽ muốn bán ra (phát hành) nhiều trái phiếu hơn, vì vậy lượng cung trái phiếu sẽ tăng lên.
1.2 Đường cung trái phiếu
Trang 131.3 Cân bằng thị trường
A
D F
Khối lượng trái phiếu, tỷ $
Trang 14 Trong thị trường trái phiếu, cân bằng thị
trường sẽ xảy ra khi lượng cung và cầu trái phiếu bằng nhau:
Bd=Bs
Tại điểm E cung và cầu trái phiếu cân bằng
ở mức giá $850 và lãi suất là 17,6% Khối lượng trái phiếu có giá trị là 300 tỷ USD Giá và lãi suất ở tại điểm này là giá và lãi suất cân bằng.
1.3 Cân bằng thị trường
Trang 151.3 Cân bằng thị trường
A
D F
Khối lượng trái phiếu, tỷ $
Trang 16 Khái niệm cân bằng thị trường rất có ích bởi vì
thị trường có xu hướng tiến về điểm cân bằng này
Ví dụ: tại điểm G khi giá trái phiếu là $900 thì
lượng cung trái phiếu lớn hơn lượng cầu trái
phiếu (dư cung) Do nhiều người bán hơn người mua nên giá trái phiếu sẽ giảm xuống cho đến khi nào giá đạt đến điểm cân bằng
Tương tự như vậy đối với trường hợp giá trái
phiếu thấp hơn giá cân bằng
1.3 Cân bằng thị trường
Trang 17o Thị trường luôn luôn có xu hướng tiến về trạng
thái cân bằng (liên hệ con lắc dây trong vật lý)
o Khái niệm cân bằng thị trường, dư cung, dư
cầu cho thấy thị trường có thể biến đổi theo
hướng nào và dừng lại ở đâu
1.3 Cân bằng thị trường
Trang 18o Hãy vẽ đồ thị cung cầu trái phiếu với
trục tung là lãi suất và trục hoành là lượng trái phiếu (hay là tiền cho vay)!
1.3 Cân bằng thị trường
Trang 19So sánh giữa cung cầu trái phiếu và cung cầu vốn vay
Trang 20Giá trái phiếu Lãi suất
Lãi suất
Lượng tiền vay
B S
L D
Trang 21o Để phân tích sự thay đổi của lãi suất, ta
sẽ phân tích sự thay đổi của tình hình
cung cầu trái phiếu
o Phân biệt giữa sự dịch chuyển theo
đường cầu (cung) và sự dịch chuyển của đường cầu (cung)
2 Thay đổi lãi suất cân bằng
Trang 22Shifts in the Demand Curve
Figure 4.3 Shifts in the Demand Curve for Bonds
Trang 23o Khi lượng cầu trái phiếu thay đổi do kết quả
của việc thay đổi của giá trái phiếu (hay lãi suất), ta có sự dịch chuyển theo đường cầu
o Khi lượng cầu trái phiếu tại 1 mức giá nhất
định thay đổi do kết quả của việc thay đổi các yếu tố khác không phải là giá (hay lãi suất) , ta có sự dịch chuyển của đường cầu Trong trường hợp này, ta sẽ có điểm cân
bằng mới trên thị trường trái phiếu.
2 Thay đổi lãi suất cân bằng
Trang 24o Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến lượng cầu tài sản:
a. Của cải (Wealth)
b. Tỷ suất lợi nhuận dự tính của trái phiếu
(Expected Return)
c. Rủi ro so với các tài sản khác (Risk)
d. Tính thanh khoản so với các loại tài sản khác
(Liquidity)
=> Hàm cầu trái phiếu:
2.1 Dịch chuyển đường cầu trái phiếu
Trang 25a Của cải
o Trong chu kỳ tăng trưởng kinh tế, của cải của xã hội
tăng lên nhu cầu trái phiếu tăng lên, làm cho đường cầu trái phiếu dịch chuyển sang phải Trên đường cầu mới, tại mỗi mức lãi suất hay mức giá nhất định, lượng cầu trái phiếu tăng so với đường cầu cũ
o Của cải tăng lên khi nền kinh tế đang ở giai đoạn tăng
trưởng hoặc khi tỷ lệ tiết kiệm tăng
o Mức độ dịch chuyển của đường cầu phụ thuộc vào độ co
giản cầu trái phiếu theo của cải
2.1 Dịch chuyển đường cầu trái phiếu
Trang 26b. Tỷ suất lợi nhuận dự tính
o Đối với trái phiếu chiết khấu thời hạn 1 năm,
lãi suất và tỷ suất lợi nhuận dự tính là giống nhau Vì vậy, lãi suất thay đổi sẽ làm cho tỷ suất lợi nhuận dự tính thay đối tương tự
2.1 Dịch chuyển đường cầu trái phiếu
Trang 27b. Tỷ suất lợi nhuận dự tính
o Đối với trái phiếu có thời gian đáo hạn nhiều
hơn 1 năm, lãi suất và tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ nghịch với nhau Vì vậy, khi lãi suất sẽ tăng trong tương lai thì tỷ suất lợi nhuận dự tính của trái phiếu dài hạn sẽ giảm ø lượng cầu của trái phiếu sẽ giảm và đường cầu trái
phiếu dịch chuyển sang trái
2.1 Dịch chuyển đường cầu trái phiếu
Trang 28Tỷ lệ lạm phát dự tính
của trái phiếu và đồng thời làm giảm tỷ suất lợi
nhuận dự kiến lượng cầu trái phiếu giảm và
đường cầu dịch chuyển sang trái
thực (xe, bất động sản) tỷ suất lợi nhuận của các loại tài sản này tăng tương đối so với trái phiếu lượng cầu trái phiếu giảm và đường cầu dịch chuyển sang trái
2.1 Dịch chuyển đường cầu trái phiếu
Trang 29c. Rủi ro
o Nếu rủi ro của trái phiếu tăng lên, trái phiếu trở
nên kém hấp dẫn lượng cầu trái phiếu giảm và đường cầu dịch chuyển sang trái
o Nếu rủi ro của các tài sản thay thế tăng nhu
cầu trái phiếu tăng và đường cầu dịch chuyển sang phải
2.1 Dịch chuyển đường cầu trái phiếu
Trang 30d. Tính thanh khoản
o Khi tính thanh khoản của trái phiếu tăng lên,
lượng cầu trái phiếu tăng và đường cầu trái phiếu dịch chuyển sang phải
o Khi tính thanh khoản của các tài sản thay thế
tăng lên, lượng cầu trái phiếu giảm và đường cầu trái phiếu dịch chuyển sang trái
2.1 Dịch chuyển đường cầu trái phiếu
Trang 31Factors That Shift Demand Curve
Trang 32o Các yếu tố làm ảnh hưởng đến lượng cung trái
phiếu:
a. Khả năng sinh lời dự tính của các cơ hội đầu tư
b. Lạm phát dự tính
c. Các chính sách (hoạt động) của chính phủ
2.2 Dịch chuyển đường cung trái
phiếu
Trang 33a Khả năng sinh lời dự tính của các cơ hội đầu tư
doanh nghiệp sẽ có khuynh hướng vay mượn (phát hành trái phiếu) nhiều hơn để đầu tư cung trái phiếu tăng lên và đường cung trái phiếu sẽ dịch
chuyển sang phải
đầu tư không hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận nhu cầu đầu tư giảm lượng cung trái phiếu giảm
đi đường cung trái phiếu dịch chuyển sang trái
2.2 Dịch chuyển đường cung trái
phiếu
Trang 34b. Lạm phát dự tính
o Khi lạm phát dự tính tăng, lãi suất thực giảm
làm cho chi phí sử dụng vốn vay giảm, các
doanh nghiệp sẽ có khuynh hướng vay mượn
(phát hành trái phiếu) nhiều hơn cung trái
phiếu tăng lên và đường cung trái phiếu sẽ dịch chuyển sang phải
o Giải thích bằng phương trình Fisher?
2.2 Dịch chuyển đường cung trái
phiếu
Trang 35c. Chính sách của chính phủ
o Các chính sách của chính phủ có thể ảnh hưởng
đến lượng cung trái phiếu theo nhiều cách:
phủ vay mượn để bù đắp tham hụt ngân sách bằng cách phát hành trái phiếu lượng cung trái phiếu trên thị trường tăng và đường cung trái
phiếu sẽ dịch chuyển sang phải
2.2 Dịch chuyển đường cung trái
phiếu
Trang 36Shifts in the Supply Curve
1 Profitability
of Investment Opportunities
Business cycle
expansion, investment
opportunities , B s
, Bs shifts out to right
shifts out to right
Figure 4.4 Shift in the Supply Curve for Bonds
Trang 37Factors That Shift Supply Curve
Trang 38a Sự thay đổi của lạm phát dự tính (hiệu ứng Fisher)
dự tính giảm nhu cầu trái phiếu giảm đường cầu dịch chuyển sang trái
giảm, chi phí sử dụng vốn vay giảm nhu cầu vay tăng, cung trái phiếu tăng đường cung trái phiếu dịch chuyển sang phải
2.3 Dịch chuyển đường cung
Trang 392.3 Dịch chuyển đường cung và đường cầu trái phiếu
Trang 40a Sự thay đổi của lạm phát dự tính (hiệu ứng Fisher)
o Thị trường cân bằng tại điểm 2
o Giá trái phiếu P2 < P1 và lãi suất i2 > 11
o Vậy, khi lạm phát dự tính tăng thì lãi suất sẽ tăng
o Tuy nhiên, khối lượng trái phiếu cân bằng của thị
trường có thể tăng hay giảm
o Mối quan hệ giữa lạm phát dự tính và lãi suất gọi
là hiệu ứng Fisher
cầu trái phiếu
Trang 41Figure 4.6 Expected Inflation and Interest Rates (Three-Month Treasury Bills), 1953–2004
Nhìn từ thực tế: hiệu ứng Fisher tại Mỹ giai đoạn 1953-2004
Trang 42b Trong chu kỳ tăng trưởng kinh tế
o Ban đầu thị trường cân bằng tại điểm 1
o Khi nền kinh tế trong giai đoạn tăng trưởng thu
nhập của xã hội tăng, của cải tăng nhu cầu trái phiếu tăng đường cầu dịch chuyển sang phải
o Khi nền kinh tế trong giai đoạn tăng trưởng khả
năng sinh lời của các cơ hội đầu tư tăng và của cải tăng nhu cầu vay tăng, cung trái phiếu tăng đường cung trái phiếu dịch chuyển sang phải
cầu trái phiếu
Trang 43Chu kỳ kinh tế tăng trưởng
Trang 44b. Trong chu kỳ tăng trưởng kinh tế
o Đường cung và đường cầu đều dịch chuyển
sang phải nên điểm cân bằng mới cũng dịch chuyển sang phải với khối lượng trái phiếu cân bằng cao hơn ban đầu
o Tuy nhiên, lãi suất có thể tăng hay giảm và
giá của trái phiếu cũng có thể giảm hay tăng tương ứng
cầu trái phiếu
Trang 45Nhìn từ thực tế: mối liên hệ giữa chu kỳ kinh tế và lãi suất
Figure 4.8 Business Cycle and Interest Rates (Three-Month Treasury Bills), 1951–2004
Trang 46Bài tập: Chu kỳ kinh tế suy thoái?
Trang 47o Thị trường của tiền tệ (Market for money): là
thị trường cho phương tiện của sự trao đổi là
“tiền”
o Thị trường tiền tệ (Money market): là thị
trường tài chính mua bán các công cụ của thị trường tiền tệ (tín phiếu kho bạc, chứng chỉ
tiền gửi, tín phiếu công ty…)
3 Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản:
Trang 48o John Maynard Keynes phát triển mô hình khuôn
mẫu ưa thích tính thanh khoản: lãi suất cân bằng
được xác định theo cung và cầu tiền mặt
3 Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản:
Trang 49o Do chỉ có trái phiếu và tiền mặt tổng của cải trong
nền kinh tế bằng tổng khối lượng trái phiếu cộng tổng tiền mặt, hay là bằng lượng cung trái phiếu cộng tổng lượng tiền mặt cung ứng
o Lượng cung trái phiếu cộng tổng lượng tiền mặt cung
ứng phải bằng lượng cầu trái phiếu và tiền:
B s + M s = B d + M d
Nếu M d – M s = 0 thì B s – B d = 0
cũng tương đương với việc phân tích khuôn mẫu tiền vay
3 Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản:
Trang 50 Tại sao lại sử dụng cả 2 khuôn mẫu?
Khuôn mẫu tiền vay cho chúng ta một
cách phân tích đơn giản hơn khi phân tích tác động của lạm phát dự tính
Khuôn mẫu ưa thích tiền mặt dễ sử
dụng hơn trong phân tích tác động của sự thay đổi của mức thu nhập, mức giá và thay đổi của cung tiền tệ
3 Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản
Trang 51 Giả định:
Tiền mặt không mang lại lợi nhuận
Trái phiếu có tỷ suất lợi nhuận dự tính bằng với lãi suất
Lãi suất tăng, tỷ suất lợi nhuận dự tính của
tiền giảm một cách tương đối so với trái
phiếu và theo lý thuyết lượng cầu tài sản, cầu về tiền sẽ giảm xuống
3 Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản
Trang 52 Cách giải thích khác theo khái niệm “chi
phí cơ hội” :
Chi phí cơ hội là khoản lợi nhuận bị mất
đi do không nắm giữ loại tài sản thay thế khác
Khi lãi suất tăng, chi phi cơ hội của việc nắm giữ tiền tăng lên và tiền trở nên
kém hấp dẫn hơn, nhu cầu về tiền sẽ giảm xuống
3 Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản
Trang 53Cân bằng trên thị trường của tiền tệ
Trang 54o Giả định khi xét ảnh hưởng của một yếu tố kinh
tế nào đó lên đường cung và đường cầu tiền tệthì các yếu tố khác không đổi
4 Thay đổi của lãi suất cân bằng
Trang 55o Hàm cầu tiền như sau: MD = f (Y,P)
Thu nhập:
o Khi của cải tăng lên, mọi người giữ tiền nhiều
hơn
o Khi của cải tăng lên, mọi người sẽ giao dịch
mua sắm nhiều hơn
o Vậy khi thu nhập tăng lên, lượng cầu tiền tăng
và đường cầu dịch chuyển sang phải
4.1 Dịch chuyển của đường cầu tiền tệ
Trang 564.1 Dịch chuyển của đường cầu tiền tệ
M d 1
M d 2
Trang 57Mức giá:
o Khi giá cả tăng lên, mọi người sẽ muốn nắm giữ
số tiền danh nghĩa nhiều hơn để mua một lượng hàng hóa như cũ
o Vậy khi giá tăng lên, lượng cầu tiền tăng và
đường cầu dịch chuyển sang phải
4.1 Dịch chuyển của đường cầu tiền tệ
Trang 58o Lượng cung tiền tệ được giả định rằng do ngân hàng
trung ương kiểm soát hoàn toàn, vì vậy khi ngân
hàng trung ương tăng lượng cung tiền thì đường cung dịch chuyển sang phải
4.2 Dịch chuyển của đường cung tiền tệ
M d
M s 2
M s 1
i
i 1
i 2
M
Trang 59Thu nhập thay đổi
o Thu nhập tăng, lượng cầu tiền tăng, đường cầu
dịch chuyển sang phải i2 > i1
o Vậy lãi suất tăng lên khi thu nhập tăng lên
trong chu kỳ tăng trưởng kinh tế
4.3 Phân tích thay đổi lãi suất cân bằng
Trang 60Thay đổi mức giá
o Khi mức giá tăng lên, giá trị thực của tiền
giảm, nhu cầu tiền tăng lên, đường cầu dịch chuyển sang phải i2 > i1
o Vậy khi mức giá tăng lên thì lãi suất sẽ tăng
lên
4.3 Phân tích thay đổi lãi suất cân bằng
Trang 61Thay đổi trong cung tiền tệ
o Khi lượng cung tiền tăng lên do chính sách mở
rộng tiền tệ của chính phủ, đường cung tiền sẽ dịch chuyển sang phải i2 < ii
o Vậy khi lượng cung tiền tăng lên thì lãi suất sẽ
giảm
o muốn giảm lãi suất để khuyến khích đầu tư
và tiêu dùng thì cần thực hiện chính sách mởrộng tiền tệ
4.3 Phân tích thay đổi lãi suất cân bằng
Trang 62o Thấy gì trong thực tế?
o Quan điểm của Milton Friedman?
4.3 Phân tích thay đổi lãi suất cân bằng
Trang 63o Dựa trên mô hình ưa thích tính thanh khoản cho
thấy: Một sự gia tăng của cung tiền sẽ làm cho lãi suất giảm và điều này sẽ dẫn đến 2 kết quả sau:
1) Một sự gia tăng trên tổng chi tiêu và GDP
2) Giảm tỷ lệ thất nghiệp
đồng tình
Hiệu ứng thanh khoản: hiệu ứng làm giảm lãi suất
khi tăng cung tiền tệ
Keynes
Trang 64o Milton Friedman thừa nhận tính đúng đắn của khuôn
mẫu ưa thích tính thanh khoản, tuy nhiên ông cũng chỉ
ra rằng sự gia tăng cung tiền ngoài việc tác động trực tiếp lên lãi suất còn có những tác động trực tiếp lên các yếu tố khác như: thu nhập, mức giá và tỷ lệ lạm phát dự tính.
Hiệu ứng thanh khoản xảy ra khi các yếu tố khác
không thay đổi nhưng việc tăng cung tiền tệ sẽ thay đổi các yếu tố khác và làm thay đổi lãi suất.
Do vậy tác động của việc gia tăng lượng cung tiền sẽ
tác động trực tiếp và gián tiếp lên lãi suất.
Quan điểm của Milton Friedman
Trang 65o Hiệu ứng thu nhập: hiệu ứng thu nhập của việc tăng
cung tiền tệ là sự tăng lên của lãi suất để phản ứng với một mức thu nhập cao hơn
o Hiệu ứng mức giá: hiệu ứng mức giá của việc tăng
cung tiền tệ là sự tăng lên của lãi suất để phản ứng với việc tăng giá
o Hiệu ứng lạm phát dự tính: hiệu ứng lạm phát dự
tính của việc tăng cung tiền tệ là sự tăng lên của lãi suất để phản ứng với việc tăng lên của lạm phát dự tính
Ảnh hưởng của cung tiền tệ lên các yếu tố
kinh tế: thu nhập, mức giá và lạm phát dự
tính