1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI 2. LÝ THUYẾT LƯỢNG CẦU TÀI SẢN potx

38 785 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 172,07 KB

Nội dung

o Của cải là tất cả các nguồn lực kinh tế mà 1 người có được, trong đó bao gồm tất cả các tài sản o Khi của cải tăng lên thì nhu cầu về tài sản tăng lên o Nhu cầu tài sản tăng lên bao n

Trang 1

BÀI 2 LÝ THUYẾT LƯỢNG CẦU TÀI SẢN

Trang 2

GIỚI THIỆU

 Giả sử bạn bất ngờ có 1 số tiền 10 tỷ đồng, bạn sẽ dự định làm gì, đầu tư vào tài sản nào?

Trang 3

GIỚI THIỆU

 Những chuẩn mực nào để quyết định chọn loạitài sản và liệu bạn chỉ mua một tài sản hay

nhiều tài sản?

 Lý thuyết lượng cầu tài sản là lý thuyết

nghiên cứu những yếu tố và ảnh hưởng của

những yếu tố này tới quyết định đầu tư vào

một loại tài sản nào đó của nhà đầu tư

Trang 4

o Của cải (Wealth)

o Suất sinh lời dự tính (Expected Return)

o Rủi ro (Risk)

o Tính thanh khoản (Liquidity)

o Lưu ý: khi xét 1 yếu tố thì giả định 3 yếu tố

còn lại là không đổi

1 Các yếu tố xác định nhu cầu tài sản

Trang 5

o Của cải là tất cả các nguồn lực kinh tế mà 1

người có được, trong đó bao gồm tất cả các tài sản

o Khi của cải tăng lên thì nhu cầu về tài sản

tăng lên

o Nhu cầu tài sản tăng lên bao nhiêu phụ thuộc

vào độ co dãn cầu của loại tài sản đó

1.1 Của cải (Wealth)

Trang 6

o Tài sản gồm có 2 loại: tài sản cần thiết và tài

sản cao cấp

 Tài sản cần thiết: tài khoản tiền gửi, tài khoản

tiết kiệm

 Tài sản cao cấp: chứng khoán

1.1 Của cải (Wealth)

Trang 7

o Suất sinh lời dự kiến cho biết có thể nhận được

bao nhiêu tiền lời trên số vốn đầu tư vào 1 loại tài sản nào đó trong 1 khoảng thời gian nhất định

o Ví dụ: suất sinh lời dự kiến của cổ phiếu A trong

1 năm là 30% nghĩa là gì?

o Khi tài sản A có suất sinh lời dự kiến cao hơn

hơn tài sản B thì nhu cầu về tài sản A sẽ tăng

lên

1.2 Suất sinh lời dự kiến

Trang 8

o Nhà đầu tư lựa chọn tài sản trên cơ sở so sánh

suất sinh lời dự kiến của loại tài sản này so với loại tài sản khác

o Suất sinh lời dự kiến của A tăng lên so với B

theo 1 trong 3 cách:

 Suất sinh lời dự kiến của A tăng trong khi của B không đổi

 Suất sinh lời dự kiến của A không đổi trong khi của B

giảm

 Suất sinh lời dự kiến của A tăng nhiều hơn của B

1.2 Suất sinh lời dự kiến

Trang 9

o Suất sinh lời dự kiến là bình quân gia quyền

của tất cả các suất sinh lời có thể xảy ra trong tương lai (Ri ) với trọng số là xác suất để mỗi suất sinh lời có thể xảy ra (pi ):

Re =  pi x Ri

1.2 Suất sinh lời dự kiến

Trang 10

o Ví dụ: lãi suất thị trường hiện nay là 9%, 1 trái

phiếu công ty A có thể đem lại những suất sinh lời trong năm tới như sau:

 Trường hợp lạc quan là 25%, xác suất xảy ra là 30%

 Trường hợp bi quan là 2%, xác suất xảy ra là 30%

 Trường hợp bình thường là 10%, xác suất xảy ra là

Trang 11

o Tình huống: bạn có 2 lựa chọn dưới đây và

bạn sẽ chọn cái nào?

 Chấp nhận chơi xấp ngửa: nếu ngửa nhận $100,

nếu xấp thì không nhận được gì cả

 Nhận $50

 Rủi ro = nguy cơ + cơ hội

o Rủi ro là mức độ không chắc chắn của suất

sinh lời dự kiến.

1.3 Rủi ro

Trang 12

o Ví dụ: bạn sẽ chọn đầu tư vào loại tài sản

nào sau đây:

 Trái phiếu A vừa nêu trên

 Trái phiếu kho bạc nhà nước thời hạn 1 năm cho

lợi suất đáo hạn chắc chắn là 12,10%

1.3 Rủi ro

Trang 13

o Với các yếu tố khác không đổi, nếu rủi ro

của 1 tài sản giảm xuống so với các tài sản khác thì nhu cầu về tài sản này sẽ tăng lên.

o Để đo lường rủi ro, chúng ta dùng độ lệch

chuẩn của suất sinh lời cho 1 khoảng thời gian

1.3 Rủi ro

Trang 14

1.3 Ruûi ro

Trang 15

 Trong trường hợp chúng ta không biết xác suất

xảy ra của từng tình huống, mà chúng ta có tập hợp mẫu n quan sát các mức lợi nhuận của một tài sản đã xảy ra trong quá khứ, thì chúng ta cóthể tính độ lệch chuẩn theo công thức sau:

1.3 Rủi ro

Trang 16

 Trở lại với ví dụ 1, nếu biết: r1 = 0.10, r2 =

0.20, r3 = 0.10, r4 = 0.10, r5 = 0.20

 Lợi nhuận trung bình của tài sản là 0.14

 Sử dụng công thức trên tính được phương sai

của TS là s2 = 0.003, độ lệch chuẩn là s= 0.055

 Phương sai và độ lệch chuẩn này gần với giá

trị là 0.0025 và 0.05 Với nhiều mẫu quan sát hơn thì chúng ta càng có kết quả chính xác

1.3 Rủi ro

Trang 17

Đặt vấn đề:

o Chúng ta đều biết là mọi người đều e ngại rủi

ro, tức là họ không ưa mạo hiểm Vậy tại sao lại có người vẫn nắm giữ nhiều tài sản rủi ro mà không phải là một?

o Việc nắm giữ nhiều tài sản rủi ro này có làm

tăng độ rủi ro không?

ÍCH LỢI CỦA VIỆC ĐA DẠNG HOÁ

(DIVERSIFICATION)

Trang 18

ÍCH LỢI CỦA VIỆC ĐA DẠNG HOÁ (DIVERSIFICATION)

Trả lời:

o Một trong những nguyên tắc tài chính: “Không cho tất

cả trứng vào cùng một rổ”

o Việc nắm giữ nhiều tài sản rủi ro (tức đa dạng hóa) sẽ

làm giảm bớt tổng rủi ro

500100

Công ty sản xuất

áo tắm

100100100

Công ty ghép

50E(R)

100Trời nắng

0Trời mưa

Công ty sản xuất áo mưa

Trang 19

Ngược lại khi đầu tư vào các tài sản có lợi nhuận di chuyển

cùng chiều với nhau thì không loại trừ được rủi ro.

Trang 20

o Rủi ro đa dạng hoá được hay rủi ro không hệ thống là

một phần rủi ro của tài sản có thể loại trừ bằng cách

đa dạng hoá.

o Ví dụ: Bạn quyết định đầu tư tất cả tiền của mình để

mua cổ phiếu của Kinh đô Nếu làm như vậy thì khoản đầu tư của bạn rất dễ nhạy cảm với hoạt động của

Kinh đô Tuy nhiên bạn có thể làm giảm thiểu rủi ro bằng cách mua thêm cổ phiếu của Bibica chẳng hạn Tuy nhiên đây không phải là một danh mục đa dạng tốt bởi vì bạn đầu tư vào các công ty cùng hoạt động trong một ngành Do vậy bạn sẽ vẫn bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi trong ngành công nghiệp thực phẩm => đầu tư vào các công ty khác ngành.

Rủi ro đa dạng hóa được

(Diversifiable risk)

Trang 21

o Rủi ro không đa dạng hoá được hay rủi ro hệ

thống - rủi ro thị trường, là phần rủi ro của một tài sản mà không thể loại trừ bằng việc đa

dạng hoá

của các ngành trong nền kinh tế Sự thay đổi của bất kỳ một ngành nào cũng ít hoặc hoàn toàn không ảnh hưởng đến tiền của bạn Tuy nhiên, nếu chính phủ tuyên bố quốc hữu hóa các công ty tư nhân thì bạn mất hết tài sản,

hoặc trường hợp xảy ra khủng bố

Rủi ro không đa dạng hóa được diversifiable risk)

Trang 22

(Non-o Kết quả là: rủi ro không đa dạng hoá được của

một tài sản quan trọng hơn rủi ro có thể đa

dạng hoá của tài sản đó Tại sao lại như vậy? Khi một cá nhân nắm giữ một danh mục đã đa dạng hoá hoàn toàn thì rủi ro duy nhất của

danh mục này là rủi ro không đa dạng hoá

được Trong trường hợp này, cá nhân này sẽ được đền bù dưới dạng lợi nhuân cho rủi ro

danh mục không đa dạng hoá được

Rủi ro không đa dạng hóa được diversifiable risk)

Trang 23

(Non- Giữa rủi ro không đa dạng hoá được và lợi

nhuận của một tài sản có các mối liên hệ sau: (1) Rủi ro không đa dạng hoá được càng cao thì lợi

nhuận càng cao

(2) Với một mức lợi nhuận xác định, rủi ro ko đa

dạng hoá được càng cao thì cầu tài sản này

càng thấp

(3) Với một mức rủi ro ko đa dạng hoá được xác

định, lợi nhuận càng cao thì cầu về tài sản này càng cao

Rủi ro không đa dạng hóa được diversifiable risk)

Trang 24

(Non-0.05 0.15

riLuxury Toys

0.15 0.05

ri

Liquidation R US

0.5 Suy thoái

0.5 Bùng nổ

Xác suất Tình trạng

Ví dụ: một nhà đầu tư đang xem xét đầu tư mua ½ số CP của Luxury Toys, Inc và ½ số CP của Liquidations R

US Ta có bảng sau:

Phương sai và độ lệch chuẩn của 2 công ty tính tương tựnhư sau:

Trang 25

Lợi nhuận của danh mục tài sản trong mỗi tìnhhuống của nền kinh tế là 0.1 Chúng ta có bảngtính phương sai và độ lệch chuẩn của danh mục tài sản này như sau:

00

0.5 x 0.05 + 0.5 x 0.15

= 0.10.5

Suy

thoái

00

0.5 x 0.15 + 0.5 x 0.05

= 0.1

0.5Bùng nổ

(ri - Er)2

ri - ErLợi nhuận danh mục ri

XácsuấtTình

trạng

Trang 26

 Trong ví dụ này chúng ta thấy được lợi ích từ việc đa

dạng hoá là do lợi nhuận của 2 công ty di chuyển ngược

với nhau Có nghĩa là 2 chứng khoán này có một tương

quan ngược hoàn toàn (trên thực tế thì rất khó mà tìm được các tài sản có mối tương quan ngược hoàn toàn) Điều tốt nhất mà chúng ta hy vọng là có tìm được các tài sản có lợi nhuận độc lâp lẫn nhau Nghĩa là khi 1 tài sản có lợi nhuận thấp thì tài sản khác trong danh mục sẽ có lợi nhuận cao Trong trường hợp này chúng ta sẽ vẫn

đa dạng hoá được

Trang 27

 Quay trở lại ví dụ trên, lợi nhuận của các công ty vẫn là 0,05 và 0,15 trong mỗi phân nữa thời gian E(R) của mỗi chứng khoán vẫn là 0,1 Chỉ có một khác biệt là 2 chứng khoán này có ơợi nhuận độc lập nhau

 Trong trường hợp này giả sử nhà đầu tư nắm giữ 50% lượng cổ phiếu mỗi công ty Chúng ta có bản sau:

Trang 28

0 0

0.10 0.50

3 r LT # r LRU

0.0025 0.05

0.15 0.25

2 rLT = rLRU = 0.05

0.0025 -0.05

0.05 0.25

1 r LT = r LRU = 0.05

(ri - Er) 2

ri - Er

Lợi nhuận danh mục

Xác suất Tình huống

Áp dụng công thức tính phương sai của danh mục là 0.00125Độ lệch chuẩn sẽ là: 0.0354

Trang 29

 Chúng ta thấy rằng độ lệch chuẩn của danh

mục các chứng khoán có lợi nhuận độc lập

nhau thì cao hơn so với độ lệch chuẩn của các chứng khoán có tương quan ngược hoàn toàn Tuy nhiên, độ lệch chuẩn của danh mục này vẫn thấp hơn khi so sánh với từng chứng khoán riêng lẻ Do vậy chúng ta vẫn có lợi từ việc đa dạng hoá cho dù các chứng khoán không có

mối tương quan ngược hoàn toàn, mà chỉ cần chúng có lợi nhuận độc lập với nhau

Kết luận

Trang 30

o Bạn sẽ chọn phương án nào để đầu tư:

a Mua 100 cây vàng 9999 SJC với giá 17.2 triệu

đồng / lượng

b Mua 1 căn nhà trị giá 1720 triệu đồng

Biết rằng cả hai đều có cùng khả năng cho lợi nhuận 10%.

o Tính thanh khoản là khả năng nhanh chóng

chuyển tài sản thành tiền mà không phải chịu chi phí cao

1.4 Tính thanh khoản

Trang 31

o Một tài sản gọi là thanh khoản khi mà thị

trường của tài sản đó là “thick” – có nhiều người mua và bán tài sản đó Một tài sản có tính thanh khoản kém khi mà thị trường của tài sản này “thin” – ít người mua và bán TS này.

o Ví dụ: trái phiếu và căn nhà cố định, tài sản

nào có tính thanh khoản cao hơn?

1.4 Tính thanh khoản

Trang 32

o Thông thường điều kiện để 1 loại tài sản có

tính thanh khoản cao là phải có 1 thị trường tập trung cho loại tài sản này để có thể tăng số lượng người mua và người bán

o Với tất cả các yếu tố khác là như nhau, nếu

tính thanh khoản của 1 loại tài sản cao hơn loại tài sản khác thì nhu cầu loại tài sản này sẽ tăng lên.

1.4 Tính thanh khoản

Trang 33

Lý thuyết về lượng cầu tài sản

Theory of asset demand Theory of porfolio choice

2 Lý thuyết về lượng cầu tài sản

Trang 34

o Công cụ dùng để phân tích về động thái hoạt

động của các chủ thể tham gia thị trường tài

chính: chính phủ, NHTW, nhà đầu tư…

o Để giải thích về nhu cầu đối với 1 loại tài sản,

về quá trình cung cầu tiền tệ…

o Giúp chúng ta hiểu được nguyên nhân biến động

của những yếu tố làm ảnh hưởng đến biến động của lãi suất

2 Lý thuyết về lượng cầu tài sản

Trang 35

o Nếu các yếu tố khác là như nhau và không thay

đổi thì:

a. Lượng cầu của 1 tài sản tỷ lệ thuận với lượng

của cải do nhà đầu tư nắm giữ và mức độ tương quan lớn hơn với những tài sản cao cấp, nhỏ hơn đối với các tài sản cần thiết

b. Lượng cầu của 1 tài sản tỷ lệ thuận với suất sinh

lời dự kiến của loại tài sản đó so với các tài sản khác

2 Lý thuyết về lượng cầu tài sản

Trang 36

c. Lượng cầu của 1 tài sản tỷ lệ nghịch với mức

độ rủi ro của loại tài sản đó so với các loại tài sản thay thế khác

d. Lượng cầu của 1 tài sản tỷ lệ thuận với tính

thanh khoản của loại tài sản đó so với các

loại tài sản thay thế khác.

2 Lý thuyết lượng cầu tài sản

Trang 37

PHẢN ỨNG CỦA LƯỢNG CẦU TÀI SẢN ĐỐI VỚI THAY ĐỔI CỦA CÁC YẾU TỐ

Tính thanh khoản tương đối (so với

các tài sản khác)

CẦU

THAY ĐỔI CỦA YẾU TỐ YẾU TỐ

Trang 38

a. Tuần qua, tỷ giá đồng Việt Nam / đô la Mỹ

rớt mạnh do có nhiều nguồn vốn lớn của các nhà đầu tư nước ngoài bơm vào Việt Nam

b. Chỉ thị 03 của ngân hàng nhà nước về hạn

chế cho vay cầm cố chứng khoán đã ảnh

hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam Các nhà đầu tư đã giảm hẳn việc mua bán chứng khoán.

Bài tập

Ngày đăng: 13/08/2014, 10:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w