Sự Thăng Giáng của Giá Dầu, An Ninh Năng Lượng và Tranh Chấp Biển Đông (bản thảo) o0o Sự Thăng Giáng Của Giá Dầu Năm 1997, Fallout được Black Isle Studios lần đầu tiên giới thiệu ra công chúng và nhanh chóng trò chơi nhập vai (role-playing games) hay nhất mọi thời đại. Thế giới giả tưởng trong Fallout là một thế giới hoang tàn vì bị bom nguyên tử trải thảm. Loài người gần như bị diệt chủng ngoại trừ một số sống sót do trú ẩn trong các hầm ngầm kiên cố dưới lòng đất. Nguyên nhân của cuộc chiến giả tưởng này được khơi nguồn từ sự tranh giành quy ền kiểm soát các nguồn tài nguyên, trong đó Trung Quốc và Mỹ là hai đối thủ chính. Cũng trong năm 1997, Humphrey Hawksley và Simon Holberton cho ra đời tiểu thuyết “Dragon Strikes” (Đòn Rồng). Cuốn sách nói về một cuộc chiến trong tương lai ở vùng Châu Á – Thái Bình Dương mà khởi điểm là chiến tranh trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cuộc chiến nhanh chóng lan rộng ra quy mô toàn cầu với sự tham gia của Pháp, Anh, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và nhiều nước khác. Đòn Rồng kết thúc bằng một thăng bằng mong manh dựa vào đe dọa hạt nhân từ phía Trung Quốc. Nguyên nhân cuộc chiến trong Đòn Rồng c ũng bắt nguồn từ vấn đề tài nguyên. Fallout và Dragon Strikes là hai trong nhiều tác phẩm giả tưởng của Phương Tây dựa trên mối đe dọa được cảm nhận từ Trung Quốc. Chúng cũng dựa trên một vấn đề có thật là tranh chấp tài nguyên đã, đang và sẽ tiếp tục là nguyên nhân số một trong các xung đột quốc tế. Đã có một thời gian sau thập kỷ 80s nhiều người tin rằng sự phát triển của khoa học kỹ thuật có thể giúp giải quy ết vấn đề tài nguyên one-and-for-all. Trên thực tế thì thế giới cũng có khoảng gần 20 năm tương đối bình ổn. Giá dầu thấp ổn định đưa đến một ảo tưởng rằng sự ổn định sẽ kéo dài mãi. Ấy thế nhưng trong khoảng vài năm trở lại đây thì vấn đề khủng hoảng năng lượng lại quay trở lại ám ảnh nhân loại. Sự xụp đổ của 2 tòa nhà World Trade Center ở New York là mốc khởi điểm cho một cơn bão giá năng lượng mới. Tính theo đô la của năm 2007 thì giá dầu thô đã tăng từ mức xấp xỉ 23 USD năm 2001 lên mức trên 130 USD vào tháng 7 năm 2008, gấp khoảng 6 lần mức giá năm 2001 (xem Hình 1). Hình 1: Biểu đồ giá dầu thô thế giới tính theo đồng Đô La năm 2007 Gốc rễ của cuộc khủng hoảng năng lượng mới Có nhiều lý do dẫn tới cuộc khủng hoảng năng lượng lần này. Thí dụ như sự vươn lên của Trung Quốc với tư cách là một nước nhập siêu dầu lửa, các cuộc đình công của công nhân tập đoàn PDVSA ở Venezuela, đồng USD yếu, cuộc chiến không có hồi kết ở Iraq, căng thẳng chính trị với Iran hay là sự thao túng của khối OPEC. Đứng dưới góc độ kinh tế học thì mọi th ứ đều phải được xem xét dưới góc độ cung – cầu về năng lượng trên thế giới. Lượng cầu về dầu lửa của thế giới năm 2001 là 76.4 triệu thùng mỗi ngày. Tới năm 2008 con số ước lượng đã lên tới khoảng 87 triệu thùng mỗi ngày, trung bình tăng khoảng xấp xỉ 1.5% mỗi năm. Hình 2 thống kê sự tăng trưởng về lượng cầu về năng l ượng theo khu vực từ năm 1965 trở lại đây. Lượng tiêu thụ của thế giới đã tăng từ mức tương đương dưới 4 tỉ tấn dầu năm 1965 lên mức trên 11 tỉ tấn năm 2005. Sức tiêu thụ năng lượng tăng lên này đến chủ yếu từ các nước đang phát triển, điển hình nhất là từ Châu Á. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2000 tới 2005, nhu cầu tiêu dùng năng l ượng của Châu Á tăng tới 33,6%, cao nhất thế giới. Trung Quốc là nước đóng góp chính vào sự tăng vọt của nhu cầu tiêu dùng năng lượng ở khu vực Châu Á. Từ 1993, Trung Quốc đã trở thành nước nhập siêu về dầu lửa. Nhu cầu tiêu dùng dầu lửa của nước này đã tăng từ khoảng 4 triệu thùng mỗi ngày hồi cuối thập kỷ 90 lên tới 6.9 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2005, t ương đương 177 triệu tấn. Hai tập đoàn sản xuất dầu chính của TQ là Sinopec và PetroChina hiện đang Hình 2: Tăng trưởng về nhu cầu tiêu dùng năng lượng thế giới chia theo khu vực Bảng 1: Nhu cầu tiêu dùng dầu trên thế giới, giai đoạn 2006 – 2008 (triệu thùng mỗi ngày) hoạt động với công xuất 100% và hầu như không có khả năng tăng sản lượng trong trung hạn (xem Hình 3). Trong khi đó thì từ phía các nhà sản xuất, công xuất hoạt động của ngành khai thác dầu khí thế giới đã lên tới xấp xỉ 98% (số liệu của EIA, 2006). Có nghĩa là cho dù có chạy hết công xuất thì sản lượng phụ thêm cũng chỉ khoảng 2% lượng cung ứng hiện thời. Việc tăng cường th ăm dò khai thác cũng không còn thuận lợi như trước. Các dự án trong tương lai sẽ phải tập trung vào các vùng địa bàn khó khăn như Artic, HPHT (High Pressure- High Temperature, áp xuất cao, nhiệt độ cao), những nguồn dầu thô có hydrogen sulfide (H2S), những vùng nước sâu ngoài đại dương và các vùng bất ổn về chính trị. Theo Douglas-Westwood , sản lượng khai thác của các giếng khoan ở thềm lục địa (offshore shallow water production) đều đang đi theo chiều hướng suy giảm với tốc độ tương đối nhanh. Các nguồn đầu tư mới vào thăm dò và khai thác trên biển hiện nay chủ yếu tập trung vào các vùng nước sâu. Các dự án này thường kéo dài, có nhiều rủi ro và cần nhiều vốn đầu tư. Báo cáo “Lượng cung ứng dầu lửa thế giới” - cũng của Douglas-Westwood - đưa ra một kịch bản theo đó sản lượng dầu lửa thế giới sẽ đạt đến đỉnh điểm vào năm 2020 sau đó giảm rất nhanh. Với việc nhu cầu tiêu dùng năng lượng liên tục tăng lên trong khi các giếng dầu đã gần như hoạt động hết công suất, kèm theo triển vọng khai thác ngày càng khó khăn thì không có lý do gì giá dầu không tăng. Mặc dù giá dầu tăng sẽ kích thích việc nghiên cứ u và áp dụng các nguồn năng lượng có khả năng tái sinh, năng lượng sạch tuy nhiên việc sử dụng các nguồn năng lượng này trên quy mô lớn vẫn còn là một câu chuyện xa vời. Có nhiều dự đoán cho rằng loài người cũng cần ít nhất 20 năm nữa để tìm ra những nguồn năng lượng thực sự có khả năng thay thế vai trò của dầu lửa trong sản xuất và sinh hoạt. Hình 3: Sản xuất và tiêu dùng dầu lửa ở Trung Quốc: quá khứ và ước lượng trong tương lai Như vậy, triển vọng dài hạn của thị trường dầu lửa thế giới không có một nét khả quan nào. Khác với cuộc khủng hoảng dầu mỏ thập kỷ 70 trước đây vốn do các sai lầm về chính sách của Mỹ và cuộc chiến Iran/Iraq, cuộc khủng hoảng lần này chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng dầu lửa thế giới tăng quá nhanh, trong khi khả năng sản xuất dầ u lửa của thế giới đang có dấu hiệu chững lại và suy thoái dần. Điều đó cũng có nghĩa sẽ không có một quick fix nào cho cuộc khủng hoảng lần này. Thế giới sẽ phải làm quen với giá năng lượng cao, và tìm cách thích nghi với nó. Các nước phát triển sẽ tập trung nhiều hơn vào các nguồn năng lượng thay thế, trong khi các nước nghèo sẽ buộc phải triệt để tiết kiệm sử dụng năng lượng. An Ninh Năng Lượng của Việt Nam Theo số liệu thu thập vào tháng 6, 2007 thì hiện Việt Nam sản xuất khoảng 362 ngàn thùng dầu thô mỗi ngày, một con số rất khiêm tốn so với các nước trong khu vực (xem Hình 5). Sản lượng dầu mỏ do Trung Quốc sản xuất gấp 10, 6 lần, do Indonesia sản xuất gấp 3 lần, do Ấn Độ sản xuất gấp 2,3 lần, do Malaysia sản xuất gấ p 2 lần. Trong số các nước ASEAN có biển, VN đứng gần với Thái, chỉ trên Brunei và Singapore. Hình 4: Dự báo sản lượng dầu lửa thế giới tới năm 2050 Hình 5: Các nước sản xuất dầu mỏ chính trong vùng Châu Á – Thái Bình Dương Con số 362 ngàn tấn trên một ngày dễ gây ra nhầm lẫn. Theo nhiều nguồn tin, việc khai thác dầu lửa của Việt Nam chỉ dựa trên mục tiêu khai thác được càng nhiều càng tốt chứ hầu như không có một kế hoạch dài hạn nào. Bắt đầu từ khoảng 2004, sản lượng khai thác được đã bắt đầu đi theo đà suy giảm rõ rệt. Năm 2004 được 20.35 triệu tấn, năm 2005 giảm xuống còn 18.84 triệu tấ n, năm 2006 còn 17.25 triệu tấn và năm 2007 ước lượng chỉ có 16.12 triệu tấn (xem Hình 6). Nếu không tìm được các nguồn dầu lửa mới, và nếu không tính các nguồn dầu khai thác ở nước ngoài, thì sản lượng dầu mỏ khai thác được của Việt Nam được dự báo sẽ liên tục suy giảm và chỉ còn khoảng 3 triệu tấn/năm vào năm 2025. Dự báo của PetroVietnam và Bộ CN đánh cá cược vào khả năng tìm ra các nguồn dầu mới ở Việt Nam và tại các dự án đầu tư thăm dò ở nước ngoài. Cứ cho là các nguồn dự báo này chính xác thì sản lượng dầu mỏ sản xuất được của Việt Nam cũng không thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng dầu lửa ngày càng tăng của nền kinh tế. Theo dự báo thì đến khoảng năm 2011, nhu cầu tiêu dùng dầu lửa sẽ vượt qua sản lượng và Việt Nam sẽ trở thành nước nhậ p khẩu ròng về dầu lửa. Nếu dự báo về cầu là chính xác, và nếu Việt Nam không tìm ra các nguồn dầu lửa mới trong ngắn hạn thì khả năng Việt Nam trở thành nước nhập siêu về dầu lửa còn sớm hơn nữa. Trái lại, nếu bất ổn kinh tế hiện nay tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu đi thì dự báo về tiêu dùng dầu mỏ có thể phải đượ c điều chỉnh xuống mức thấp hơn. Việc trở thành nước nhập siêu về dầu lửa không nhất thiết là một hiểm họa. Trên thực tế thì Việt Nam vẫn chưa có khả năng lọc dầu do đó nhu cầu tiêu dùng dầu lửa vẫn hoàn toàn do nhập khẩu đáp ứng. Tuy nhiên, về dài hạn thì việc nhập siêu đòi hỏi Việt Nam phải có chiến lược an ninh n ăng lượng tốt, bao gồm việc thiết lập các quan hệ đối tác bền vững với các nhà xuất khẩu, bảo đảm các tuyến đường vận chuyển an toàn, xây dựng năng lực dự trữ dầu mỏ và khí đốt đủ để chống được các cú shocks ngắn hạn (hiện nay khả năng dự trữ của các bể chứa của nhà nước tối đa chỉ đủ cho 6 ngày, trong khi các bể c ủa tư nhân có thể tích chữ đủ cho 24 ngày), và tập trung đầu tư vào các dự án thăm dò – khai thác ở nước ngoài. Hình 6: Sản xuất dầu lửa và khí đốt của Việt Nam Việt Nam đã có một chiến lược tổng thế (master plan) cho trung và dài hạn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều vấn đề chưa giải quyết được đe dọa đến khả năng thực hiện chiến lược này: 1. Petro Việt Nam là tập đoàn kinh doanh độc quyền và không được giám sát thích đáng. Cũng giống như tình trạng của các tập đoàn khác thí dụ như EVN, Vinashin, Vinacomin, việc độc quyền và thiếu giám sát thích hợ p khiến vấn đề hiệu quả kinh doanh của Petro Vietnam đáng được xem xét lại. Một trong những hiện tượng đáng chú ý gần đây được giới phân tích cũng như báo chí nói đến nhiều là việc đa dạng hóa kinh doanh, lấy ngắn nuôi dài. Petro Việt Nam cũng đi theo xu thế này, thí dụ từ cuối 2007, nó đã quyết định đầu tư 500 - 800 triệu USD cho các dự án bất động sản và khu du lịch lớn ở Hà Nộ i và Ninh Bình 1 . 2. Việc thăm dò và khai thác dầu khí ở các vùng nước sâu gần quần đảo Trường Sa thường xuyên bị Trung Quốc phản đối và tìm cách phá hoại 2 . Tính khả thi và bền vững của các dự án này tới đâu phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của Trung Quốc và các chính sách đối ngoại thích hợp của Việt Nam (xem phần 3 để biết rõ hơn). 3. Về thăm dò và khai thác dầu khí trên lãnh thổ Việt Nam, báo cáo của Innovation Norway cũng nêu rõ những thách thức lớn trước mắt: a. Các nguồn dầu chưa được tìm thấy phân bổ chủ yếu ở các vùng nướ c sâu xa bờ, không thuận tiện về logistics. b. Vấn đề HPHT (áp xuất cao, nhiệt độ cao) ở vùng Nam Côn Sơn. c. Các vùng thăm dò – khai thác ở miền Bắc thường có tỉ lệ CO2 rất cao (70-90%) gây ra thách thức lớn về mặt mặt kỹ thuật và môi trường. d. Có một số vùng có trữ lượng dầu đủ lớn để có ý nghĩa về thương mại, nhưng lại phân bố dưới nền đá granite. Với những vùng này, việc thăm dò và khai thác là đặc biệt phức tạp. 4. Một số dự án đầu tư vào thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam ở nước ngoài tập trung vào các quốc gia đang có bất ổn về chính trị hoặc có tương lai chính trị không rõ ràng, thí dụ Iraq và Cuba. Tranh Chấp Trên Biển Đông (to be added) 1 http://vietnamnet.vn/kinhte/2007/12/758292/ 2 http://www.tradingmarkets.com/.site/news/Stock%20News/1769593/ Hình 7: Dự báo sản xuất và tiêu dùng dầu lửa của Việt Nam Đọc thêm Bài viết này sử dụng số liệu và dữ kiện trong các nghiên cứu/báo cáo sau. Bạn đọc quan tâm đến chủ đề này có thể tìm đọc bằng cách search trên google: 1. China Energy Security and Its Grand Strategy 2. China fuels Oil Cold War 3. China Global Quest for Energy 4. China Oil and Gas Import Strategy 5. China Oil Import Strategies 6. China Oversea Investment in Oil and Gas Production 7. China Russia Oil Cooperation 8. China Strategy for Securing Oil Supply 9. Chinese Energy Security Demands and East China Sea Conflicts 10. Chinese in Burma_Oil and Gas Investment. 11. Crude Oil Forecast, Market and Pipeline Expansions 12. Global Offshore Prospect 13. IEA Oil Market Report 14. Oil and Conflict in Sino America Relation 15. OPEC Oil Market Report, June 2008 16. Testimony of Jeffrey Logan on Energy Outlook for China 17. Toward Oil and Gas Cooperation in Notheast Asia 18. US China Economic and Security Review Commission Report 19. Vietnam Oil and Gas Subsea Dự Trần, Ph.D. ERS Group, Inc. 2100 M.Street NW, Suite 810 Washington, DC 20037 202-328-1515 (Ext. 510) 202-462-0594 (Fax) dtran@ersgroup.com . Sự Thăng Giáng của Giá Dầu, An Ninh Năng Lượng và Tranh Chấp Biển Đông (bản thảo) o0o Sự Thăng Giáng Của Giá Dầu Năm 1997, Fallout được Black Isle. tìm ra những nguồn năng lượng thực sự có khả năng thay thế vai trò của dầu lửa trong sản xuất và sinh hoạt. Hình 3: Sản xuất và tiêu dùng dầu lửa ở Trung Quốc: quá khứ và ước lượng trong tương. Báo cáo Lượng cung ứng dầu lửa thế giới” - cũng của Douglas-Westwood - đưa ra một kịch bản theo đó sản lượng dầu lửa thế giới sẽ đạt đến đỉnh điểm vào năm 2020 sau đó giảm rất nhanh. Với