Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 128 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
128
Dung lượng
12,43 MB
Nội dung
800 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÝ 10 (DÙNG CHO CHƯƠNG TRÌNH PHÂN BAN) 5/2006 1 LỜI NÓI ĐẦU Kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan có rất nhiều ưu điểm vì thế đã được sử dụng từ lâu và rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên ở nước ta phương pháp kiểm tra này chưa được áp dụng nhiều, nhất là trong nhà trường phổ thông. Có nhiều nguyên nhân nhưng theo chúng tôi do các nguyên nhân chủ yếu sau đây: Trước hết là do phần lớn giáo viên không quen với việc ra đề trắc nghiệm khách quan (vì không được hướng dẫn, phổ biến, yêu cầu thực hiện) Thứ hai, ra một đề kiểm tra theo phương pháp trắc nghiệm khách quan rất tốn thời gian, công sức. Việc tổ chức kiểm tra cũng rất khó khăn, tốn kém. Nếu không đảm bảo một số yêu cầu nhất định thì chất lượng kiểm tra không cao, không đánh giá đúng thực chất chất lượng học tập của học sinh. Mặt khác làm một đáp án, biểu điểm để chấm bài cho nhanh theo phương pháp này cũng tốn khá nhiều thời gian. Cuối cùng có lẽ do chúng ta lâu nay đã quen với cách ra đề theo phương pháp tự luận. Chưa có một văn bản nào của các cấp có thẩm quyền hướng dẫn, khuyến khích thực hiện kiểm tra theo phương pháp mới này. Để giúp các em học sinh có thể tự đánh giá kết quả học tập của mình một cách chính xác cũng như giúp các thầy cô giáo đỡ tốn nhiều công sức, thời gian trong việc ra các đề kiểm tra cho học sinh trong năm học, chúng tôi đã biên soạn tập sách “800 câu hỏi trắc nghiệm địa lý lớp 10” này. Quyển sách dùng cho chương trình phân ban, sử dụng được cho cả 3 ban . Trong 800 câu hỏi chúng tôi chia làm 4 dạng: các câu hỏi chọn lựa với 4 phương án trả lời, câu hỏi ghép đôi, câu hỏi điền thêm vào và câu hỏi đúng sai. Quyển sách này nếu kết hợp với một đĩa CD có thể xem là "một ngân hàng đề thi" nho nhỏ giúp các thầy cô giáo thực hiện các đề kiểm tra một cách nhanh chóng, dễ dàng và đảm bảo được một số yêu cầu nhất định trong việc kiểm tra theo phương pháp trắc nghiệm khách quan. Trong sách chúng tôi cũng dành một phần phụ lục bao gồm: 1) Hướng dẫn cho học sinh cách làm các bài thực hành đặc biệt là cách chọn và vẽ các biểu đồ, đồ thị vì trong chương trình, sách giáo khoa chỉ yêu cầu các em thực hiện chứ chưa dành một tiết riêng để hướng dẫn các em thực hiện. Thực trạng ở các trường phổ thông hiện nay kỹ năng thực hành địa lý của các em còn rất yếu. 1 2) Một số bài đọc thêm giúp các em hứng thú học tập cũng như bổ sung kiến thức cần thiết mà trong sách giáo khoa do điều kiện về thời gian và tính logic của bài học không thể đưa vào được. Dù rất cố gắng nhưng do năng lực và các điều kiện còn hạn chế nên chắc chắn quyển sách không thể tránh được những thiếu sót. Rất mong sự góp ý bổ sung, điều chỉnh của quý đồng nghiệp và các em học sinh. Mong rằng quyển sách này sẽ góp một phần nhỏ bé vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập - một chủ trương lớn của ngành Giáo dục hiện nay. 1 CHƯƠNG I: BẢN ĐỒ 1) Bản đồ địa lý là : a) Hệ thống kinh vĩ tuyến được xây dựng để chuyển hình ảnh Trái Đất từ mặt cầu sang mặt phẳng. b) Hình vẽ thu nhỏ các hiện tượng của bề mặt Trái Đất để dễ sử dụng . c) Hình vẽ thu nhỏ môt khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất trên một mặt phẳng. d) Hình ảnh Trái Đất đã được thu nhỏ theo một tỷ lệ nhất định . 2) Phép chiếu đồ là: a) Việc đo đạc tính toán để xây dựng mạng lưới kinh vĩ tuyến. b) Cách biểu diễn mặt cong của Trái Đất lên một mặt phẳng một cách tương đối chính xác c) Phương pháp hình học nhằm thu nhỏ Trái Đất. d) Phương pháp thực hiện một bản đồ địa lý. 3)Trong phép chiếu phương vị đứng mặt phẳng của giấy vẽ sẽ tiếp xúc với địa cầu ở: a)Nam cực . c) Bắc cực. b) Xích đạo . d) Cực. 4) Trong phép chiếu phương vị mặt phẳng của giấy vẽ có thể tiếp xúc với mặt cầu ở: a) Xích đạo . c) Chí tuyến. b) Cực . d) Bất cứ vị trí nào. 5) Trong phép chiếu phương vị đứng các kinh tuyến sẽ là: a) Các vòng tròn đồng tâm . b) Các đường thẳng hoặc đường cong. c) Các đoạn thẳng đồng quy. d)Các đoạn thẳng song song. 6) Phép chiếu phương vị là phép chiếu mà giấy vẽ là: a) Một mặt phẳng . c) Một hình nón. b) Một hình trụ. d) Có thể là một trong 3 loại. 7) Trong phép chiếu phương vị ngang mặt phẳng của giấy vẽ tiếp xúc với địa cầu ở: a) Cực Bắc. c) Xích đạo. b) Cực Nam. d) Chí tuyến. 8) Khi mặt phẳng của giấy vẽ tiếp xúc với địa cầu ở Chí tuyến Bắc ta có phép chiếu: a) Phương vị đứng. c) Phương vị nghiêng. b) Phương vị ngang . d) Hình nón. 9) Khi mặt phẳng của giấy vẽ tiếp xúc với địa cầu ở cực Bắc thì các kinh tuyến từ tâm đồng quy sẽ tỏa ra theo hướng: 1 a) Bắc . b) Nam. c) Cả 4 hướng Bắc, Nam, Đông, Tây. d) Mọi hướng. 10) Trong phép chiếu phương vị đứng những vùng không thể vẽ được là: a) Hai cực . c) Những vùng nằm cách xa hai cực. b) Xích đạo. d) Tất cả các vùng đều vẽ được. 11) Trong phép chiếu phương vị thẳng các vĩ tuyến là: a) Các vòng tròn đồng tâm. b) Các đường thẳng đồng quy. c) Các đường cong về hai phía cực. d) Các đường thẳng ngang thẳng góc với các kinh tuyến. 12) Khi mặt phẳng của giấy vẽ tiếp xúc với địa cầu ở xích đạo ta có phép chiếu: a) Phương vị đứng. c) Phương vị nghiêng. b) Phương vị ngang. d) Hình trụ. 13) Khi giấy vẽ tiếp xúc với địa cầu ở xích đạo ta có phép chiếu đồ: a)Hình trụ. c) Phương vị nghiêng. b)Phương vị ngang. d) Có thể là a hoặc b. 14) Xích đạo và kinh tuyến trung tâm là đường thẳng, các kinh tuyến còn lại là những đường cong chụm lại ở 2 cực, các vĩ tuyến còn lại là những đường cong về 2 phía cực. Đó là hệ thống kinh vĩ tuyến trong phép chiếu: a)Hình nón. c) Phương vị đứng. b)Hình trụ. d) Phương vị ngang. 15) Trong phép chiếu phương vị ngang độ chính xác sẽ : a) Thay đổi theo độ vĩ . b) Thay đổi theo độ kinh. c) Độ vĩ càng cao độ chính xác càng giảm. d) Độ vĩ càng cao độ chính xác càng tăng. 16) Trong phép chiếu phương vị đứng những vùng trên bản đồ tương đối chính xác là: a) Ở 2 cực. c) Ở chí tuyến. b) Ở xích đạo. d) Có độ vĩ thấp. 17) Trong phép chiếu nào sau đây chỉ có xích đạo và kinh tuyến trung tâm mới trở thành những đường thẳng, thẳng góc nhau ? a) Phương vị đứng. c) Phương vị nghiêng. b) Phương vị ngang . d) Hình trụ đứng. 1 18) Các kinh tuyến là những đường thẳng song song, các vĩ tuyến là những đường ngang song song. Đó là kết quả của phép chiếu: a) Hình trụ đứng. c) Phương vị đứng. b) Hình trụ . d) Phương vị ngang. 19) Trong phép chiếu nào sau đây tất cả các điểm trên xích đạo đều tiếp xúc với giấy vẽ? a) Hình nón đứng . c) Phương vị ngang. b) Hình trụ đứng. d) Phương vị nghiêng. 20) Để vẽ tương đối chính xác một quốc gia ở vùng ven vĩ tuyến 30 0 người ta dùng phép chiếu đồ: a) Phương vị thẳng . c) Hình trụ đứng . b) Phương vị ngang. d) Hình nón đứng. 21) Trong phép chiếu hình nón đứng độ chính xác sẽ thay đổi theo: a) Độ vĩ càng lớn thì độ chính xác càng giảm. b) Độ vĩ càng nhỏ thì độ chính xác càng giảm. c) Độ chính xác càng giảm theo cả hai chiều kể từ vĩ tuyến tiếp xúc. d) Độ chính xác càng tăng theo cả hai chiều kể từ vĩ tuyến tiếp xúc. 22) Trong phép chiếu hình nón đứng : a) Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm, kinh tuyến là các đường thẳng đồng quy. b) Vĩ tuyến là những nửa vòng tròn đồng tâm, kinh tuyến là những đường thẳng song song, c) Vĩ tuyến và kinh tuyến là những đường thẳng, thẳng góc với nhau. d) Vĩ tuyến là những nửa vòng tròn đồng tâm, kinh tuyến là những nữa đường thẳng đồng quy. 23) Để vẽ tương đối chính xác các quốc gia ở ven xích đạo người ta dùng phép chiếu đồ: a) Hình nón. c) Hình trụ. b) Phương vị ngang. d) Phối hợp nhiều phép chiếu. 24) Ưu thế của phép chiếu hình trụ đứng là: a) Vẽ được tất cả các quốc gia trên thế giới. b) Vẽ được nhiều quốc gia trên thế giới. c) Vẽ được các quốc gia tương đối chính xác. d) Vẽ được tương đối chính xác nhiều quốc gia trên thế giới. 25) Phương pháp chiếu đồ hình nón đứng thường được dùng để vẽ nhiều quốc gia ở vùng: a) Xích đạo . c) Cực Bắc. b) Chí tuyến. d) Cực Nam. 1 26) Để vẽ một quốc gia có diện tích nhỏ và lãnh thổ cân đối. Phép chiếu đồ phù hợp nhất là: a) Hình nón. c) Phương vị nghiêng. b) Hình trụ . d) Phương vị ngang. 27) Phép chiếu phương vị đứng và phép chiếu hình nón có chung một đặc điểm là: a) Có thể vẽ tương đối chính xác các vùng có độ vĩ trung bình. b) Có hệ thống kinh tuyến là các đường thẳng đồng quy. c) Có hệ thống vĩ tuyến là các vòng tròn đồng tâm . d) Có thể vẽ tương đối chính xác các vùng có độ vĩ cao. 28) Với phép chiếu đồ nào sau đây các vùng ở 2 cực không thể vẽ được ? a) Hình nón. c) Phương vị thẳng. b) Phương vị nghiêng. d) Hình trụ đứng. 29) Bản đồ biểu đồ là: a) Bản đồ có vẽ nhiều biểu đồ. b) Bản đồ sử dụng biểu đồ để làm ký hiệu. c) Dùng biểu đồ thay thế cho bản đồ. d) Bản đồ địa lý kinh tế có sử dụng nhiều số liệu thống kê. 30) Kích thước của một ký hiệu biểu hiện vị trí thường được dùng để diễn tả: a) Đặc điểm của vị trí . c) Các thành phần tạo nên vị trí. b) Quy mô của vị trí . d) Chất lượng của các vị trí. 31) Phương pháp chấm điểm nhằm mục đích: a) Phân biệt các vùng khác nhau trên bản đồ. b) Biểu hiện sự phân bố không đều của các đối tượng địa lý trên bản đồ. c) Biểu diễn sự di chuyển của các đối tượng địa lý. d) Biểu diễn quy mô và phân bố của các hiện tượng địa lý. 32 Bản đồ khoáng sản thường được biểu diễn bằng: a) Ký hiệu chử . c) Ký hiệu tượng hình. b) Ký hiệu hình học. d) Ký hiệu chấm điểm. 33) Để biểu diễn độ cao, khí áp người ta thường dùng phương pháp: a) Biểu đồ . c) Đường đẳng trị. b) Chấm điểm. d) Đường chuyển động. 34) Phương pháp đường đẳng trị dùng để biểu diễn các hiện tượng về : a) Độ cao. c) Độ sâu. b) Khí áp. d) Cả 3. 35) Một ký hiệu biểu đồ trên bản đồ có thể thể hiện: 1 a) Vị trí của hiện tượng. c) Cơ cấu của hiện tượng. b) Quy mô của hiện tượng. d) Cả 3. 36) Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về phép chiếu phương vị ngang? a) Kinh tuyến và vĩ tuyến gốc thẳng góc với nhau. b) Mặt phẳng của giấy vẽ tiếp xúc với địa cầu ở xích đạo. c) Các kinh tuyến chụm lại ở hai cực. d) Các vĩ tuyến song song với nhau. 37) Dựa vào yếu tố nào sau đây để phân biệt ba phép chiếu phương vị ? a a) Cách thức tiếp xúc giữa giấy vẽ và quả cầu. b) Vị trí tiếp xúc giữa giấy vẽ và quả cầu . c) Hình dạng của giấy vẽ khi tiếp xúc với quả cầu. d) Hệ thống kinh vĩ tuyến trên bản đồ . 38) Dựa vào yếu tố nào sau đây để phân biệt các phép chiếu đồ cơ bản? a) Cách thức tiếp xúc giữa giấy vẽ và địa cầu. b) Vị trí tiếp xúc giữa giấy vẽ và địa cầu . c) Hình dạng của giấy vẽ khi tiếp xúc với địa cầu . d) Hệ thống kinh vĩ tuyến trên bản đồ . Dựa vào mạng lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ theo các phép chiếu trên đây, hãy trả lời các câu hỏi sau: 39)Hình vẽ nào thể hiện lưới kinh vĩ tuyến của phép chiếu hình nón? a) Hình 1 . b) Hình 2 . c) Hình 3 . d) Hình 4 40)Phép chiếu phương vị ngang sẽ có lưới kinh vĩ tuyến thể hiện ở hình vẽ : a) Hình 1. b) Hình 2. c) Hình 3. d) Hình 4. 41)Điểm hội tụ của các đường thẳng trong hình 1 là: a) Bắc cực. b) Nam cực . 1 c) Xích đạo. d) Có thể là Bắc hoặc Nam cực. 42)Hình số 3 thể hiện mạng lưới kinh vĩ tuyến của phép chiếu: a) Phương vị thẳng . b) Phương vị ngang . c) Phương vị nghiêng. d) Hình nón. 43) Hướng của mũi tên trong hình 1 là hướng Bắc thì đây là kết quả của phép chiếu a) Hình nón chụp trên cầu Bắc. b) Hình nón chụp trên cầu Nam. c) Phương vị đứng tiếp xúc ở cực Bắc. d) Phương vị đứng tiếp xúc ở cực Nam. 44) Các đường thẳng, thẳng góc trong hình 2 là: a) Các kinh tuyến và vĩ tuyến. b) Các kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc. c) Kinh tuyến 0 0 và đường đổi ngày. d) Xích đạo và vĩ tuyến gốc. 45) Hình vẽ nào thể hiện một nữa cầu nằm nghiêng ? a) Hình 1. b) Hình 2. c) Hình 3. d) Hình 4 CÁC LOẠI CÂU HỎI KHÁC I) CÂU HỎI ĐIỀN THÊM VÀO. 46) Trong phép chiếu phương vị đứng, mặt phẳng của giấy vẽ tiếp xúc với địa cầu ở (a) ,các kinh tuyến là (b) , các vĩ tuyến là (c) 47) Trong phép chiếu hình trụ đứng, những vùng gần xích đạo (a) càng ra xa xích đạo độ chính xác sẽ càng (b) 48) Trong phép chiếu đồ hình nón các đường kinh tuyến sẽ là (a) , còn các đường vĩ tuyến sẽ là (b) , khu vực chính xác là (c) , khu vực kém chính xác là (d) 49) Phép chiếu (a) thường được dùng để vẽ bản đồ các nước có độ vĩ trung bình. Trong phép chiếu này các vĩ tuyến là (b) , còn các kinh tuyến là (c) 50) Để biểu hiện độ lớn hoặc cơ cấu của một hiện tượng địa lý nào đó trên bản đồ người ta thường dùng (a) Loại bản đồ này được goi là (b) II)CÂU HỎI GHÉP ĐÔI 51) Ghép các phép chiếu đồ và các đặc điểm tương ứng . CÁC PHÉP CHIẾU ĐỒ ĐẶC ĐIỂM 1) Hình nón đứng. a) Vĩ tuyến là nữa vòng tròn đồng tâm 2) Hình trụ đứng . b) Mặt phẳng tiếp xúc với quả cầu ở xích đạo. 1 3) Phương vị đứng. c) Vĩ tuyến và kinh tuyến là các đường thẳng góc. 4) Phương vị ngang . d) Không thể vẽ được những vùng ở xích đạo. e)Mặt phẳng giấy vẽ không tiếp xúc với quả cầu ở xích đạo và cực . 52) Ghép các phép chiếu đồ với các nhược điểm tương ứng. PHÉP CHIẾU ĐỒ NHƯỢC ĐIỂM 1) Hình trụ đứng . a) Không vẽ được phần ở bán cầu đối diện. 2) Hình nón đứng. b) Không vẽ được 2 cực. 3) Phương vị đứng. c) Không vẽ được vùng xích đạo. 4) Phương vị nghiêng. d) Càng xa vĩ tuyến tiếp xúc càng sai lệch. e) Không vẽ được kinh tuyến đối diện. 53) Ghép các phép chiếu đồ với các vĩ tuyến của bản đồ tương ứng. PHÉP CHIẾU VĨ TUYẾN 1) Hình trụ đứng. a) Vòng tròn đồng tâm. 2) Hình nón đứng. b) Nửa vòng tròn đồng tâm. 3) Phương vị đứng. c) Những đường thẳng song song. 4) Phương vị ngang . d) Đường thẳng hoặc đường cong. e) Những đường thẳng nằm dọc . 54) Ghép các phương pháp biểu hiện với các hiện tượng tương ứng. PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN. HIỆN TƯỢNG. 1)Phương pháp ký hiệu. a) Sự di chuyển. 2) Phương pháp đường chuyển động. b) Sự phân bố không đều. 3) Phương pháp chấm điểm. c) Độ cao, khí áp. 4) Phương pháp đường đẳng trị. d) Khoáng sản. e) Cơ cấu . 55) Ghép các phương pháp ký hiệu với các loại hiện tượng thường được sử dụng. KÝ HIỆU. HIỆN TƯỢNG. 1) Hình học . a) Khoáng sản. 2) Chữ. b) Cây công nghiệp. 3) Tượng hình. c) Chăn nuôi. 56) Dựa vào hình vẽ ở trang 8 hãy ghép các hình với các phép chiếu tương ứng (bằng dấu mũi tên) Hình Phép chiếu bản đồ a) Hình 1 1) Phương vị đứng 1 [...]... II) CÂU HỎI GHÉP ĐÔI 33) Ghép các địa hình vào các hiện tượng phát sinh ra nó bằng dấu mũi tên: Hiện tượng Địa hình 1) Uốn nếp a) Lục địa 2) Đứt gãy b) Hải Dương 3) Biển tiến c) Địa lũy 4) Biến thoái d) Núi, đồi e) Địa hào 34) Ghép vào các lớp cấu tạo của Trái Đất với các bề dày tương ứng LỚP BỀ DÀY 1) Vỏ trái đất (5-70) a) 5 km 2) Bao trái đất (2830) b) 70 km 3) Nhân Trái đất (3470) c) 3470 km d) 5100 ... tượng: a) Xô vào nhau của hai mảng lục địa b) Tách rời nhau của hai mảng lục địa c) Đứt gãy của mảng lục địa và đại dương d) Trượt lên nhau của các mảng 10) Cơ sở để hình thành thuyết “ Kiến tạo mảng” là: a) Thuyết lục địa trôi b) Học thuyết của Octô_Xmit c) Học thuyết Căng- LaPlat d) Không dựa trên cả 3 học thuyết này 11) Lục địa Châu Mỹ gồm: a) Một mảng tách ra từ lục địa Châu Phi b) Hai mảng độc lập tách... không phù hợp với quy luật vật lý d) Tất cả các đặc điểm trên 2) Để đi đến kết luận Trái Đất được cấu tạo gồm nhiều lớp người ta dựa vào: a) Sự thay đổi của sóng địa chấn khi lan truyền trong Trái Đất b) Kết quả các mũi khoan thăm dò c) Viễn thám và hệ thống thông tin địa lý d) Cả 3 phương pháp trên 3)Lớp vỏ lục địa và vỏ đại dương khác nhau chủ yếu ở: a) Lớp vỏ lục địa dày hơn vỏ đại dương b) Vỏ đại... Cứ lên 100 m thì nhiệt độ sẽ (c) là (d) 51) Từ mặt đất đến hết tầng (a) tập trung 99,5% khối lượng của khí quyển Tầng này nằm ở độ cao từ (b) 52) Khối khí (a) có đặc điểm là nóng ẩm nằm ở 2 bên xích đạo phía dưới của frông (b) , frông này còn gọi là (c) II) CÂU HỎI GHÉP ĐÔI 53) Ghép các độ cao với nhiệt độ tương ứng: Độ cao Nhiệt độ 1) 6m 2) 100 m b) 29,80 3) 500m c) 210 4) 1800m 3... 12)b 13) d 23) a 14) b 24) b 3) b 15) d 25) d 4) b 16) c 26) a) Sóng địa chấn b) Trầm tích c) Nhân 5) D 17) A 27) a) Càng tăng b) Quánh dẻo c) Rắn 6) D 18) D 28) a) Các dãy núi b) Động đất , núi lửa 7) A 8) A 19) B 29) a) Địa lũy b) Địa hào 10) A 20) B 30) a) Khe rãnh b) Thung Lũng sông 31) a) Đối nghịch b) Hình thành 9)A 32) a) Vật lý 33) 1- d c) Phá hủy b) Sinh vật 2- a 3- b 4- c 1 35) 1- a,b 2- c,... c) 3 d) 4 c) 3 d) 4 46)Biểu đồ nào thể hiện kiểu khí hậu gió mùa? a) 1 b) 2 47)Kiểu khí hậu có lượng mưa lớn nhất là kiểu: a) Nhiệt đới gió mùa c) Xích đạo b) Ôn đới hải dương d) Địa trung hải 1 CÁC DẠNG CÂU HỎI KHÁC I) CÂU HỎI ĐIỀN THÊM VÀO 48) Gió mùa là gió (a) tùy theo mùa Vào mùa Đông ở nửa cầu Bắc gió thổi theo hướng (b) , Gió này thường (c) và (d) 49)Loại gió thổi thường xuyên từ áp... Uốn nếp d) Bồi tụ CÁC DẠNG CÂU HỎI KHÁC I) CÂU HỎI ĐIỀN THÊM VÀO: 26) Dựa vào sự thay đổi của (a) , người ta cho rằng Trái Đất được cấu tạo bởi nhiều lớp Ngoài cùng là lớp (b) và trong cùng là lớp ( c) 27) Càng vào sâu trong lòng Trái Đất nhiệt độ của áp suất ( a) , nên trạng thái vật chất có sự thay đổi ở trên thì (b) , còn ở dưới thì (c) 28) Khi 2 mảng lục địa xô vào nhau, ở ven bờ... chuyển của vật chất c) Tác động của gió d) Tác động của nước 18) Phong hóa vật lý và phong hóa hóa học khác nhau chủ yếu ở: a) Phong hóa hóa học là tác động bồi tụ còn phong hóa vật lý là tác động phá hủy đá b) Phong hóa vật lý làm thay đổi hình thức còn phong hoá hóa học làm thay đổi cả hình thức lẫn tính chất c) Phong hóa vật lý diễn ra trên mặt đất, phong hóa hóa học diễn ra ở dưới mặt sâu d) Tất cả... 1) Hà Nội 210B a) 25/3 2) Singapore 10B b) 15/5 3) Riode Gia ne ro 230N c) 30/6 d) 23/9 e) 20/12 g) 23/12 62) Khi ở London là 0h00 thì vị trí của các nơi khác trên thế giới sẽ lệch giờ nhau Hãy ghép các vị trí vào thời điểm trong ngày tương ứng : VỊ TRÍ GIỜ TRONG NGÀY 1) Paris : 50 Đ a) 7h 00 2) Hà Nội : 105 0 Đ b) 1h 3) Tokyo : 1450 Đ c) 9h 4) Los Angeles : 1200 T d) 20h ngày hôm trước e) 10 h 63) Ghép... trước e) 10 h 63) Ghép thời gian được chiếu sáng ở các vĩ tuyến thích hợp vào ngày 22/ 6 VĨ TUYẾN THỜI GIAN 1) 66033’B a) Ngày 24h 2) 66033’N b) Ngày 13h, 56’ 3) 300B c) Ngày 10h04’ 4) 300N d) Đêm 24h,00 e) Ngày 10 h 30’ III) CÂU HỎI ĐÚNG SAI 64) Từ 2 vòng cực lên cực có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24h càng gần cực số ngày, đêm càng tăng Riêng ở 2 cực có 6 tháng ngày, 6 tháng đêm a) Đúng b) Sai . soạn tập sách 800 câu hỏi trắc nghiệm địa lý lớp 10 này. Quyển sách dùng cho chương trình phân ban, sử dụng được cho cả 3 ban . Trong 800 câu hỏi chúng tôi chia làm 4 dạng: các câu hỏi chọn lựa. 800 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÝ 10 (DÙNG CHO CHƯƠNG TRÌNH PHÂN BAN) 5/2006 1 LỜI NÓI ĐẦU Kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan có rất nhiều ưu điểm. hỏi chúng tôi chia làm 4 dạng: các câu hỏi chọn lựa với 4 phương án trả lời, câu hỏi ghép đôi, câu hỏi điền thêm vào và câu hỏi đúng sai. Quyển sách này nếu kết hợp với một đĩa CD có thể xem là "một