90 Kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Thủ Đô - CACC thực hiện
Trang 1HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN THỦ ĐÔ (CACC) THỰC HIỆN
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.Trong xu thế phát triển của thời đại mới, một nền kinh tế phát triển phải được thểhiện bằng sự phát triển vượt trội của các ngành dịch vụ nhằm thỏa mãn một cáchtối đa được các nhu cầu của con người Một trong số những nhu cầu quan trọngcủa con người đó là sự thỏa mãn được mối quan tâm về sự thành bại của các doanhnghiệp Các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, tổ chức tài chính tín dụng, kháchhàng, người lao động… tuy họ quan tâm đến những khía cạnh khác nhau của mộtdoanh nghiệp nhưng quy tụ lại đều ở một điểm là những thông tin về doanh nghiệpmột cách trung thực chính xác và kịp thời nhất để đưa ra được những quyết địnhđúng đắn Trong tiến trình đó, kiểm toán Việt Nam ra đời với vai trò của một tổchức trung gian khách quan, độc lập nhất, trợ giúp các đối tượng quan tâm cónhững quyết định sáng suốt bằng việc thực hiện chức năng kiểm toán của mình
Một trong các vấn đề của doanh nghiệp mà Kiểm toán viên quan tâm đó làTài sản cố định của doanh nghiệp Là việc quản lí và sử dụng tài sản cố định củadoanh nghiệp có tuân thủ theo đúng các quy định và chế độ của pháp luật ViệtNam hay không TSCĐ cũng là một chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến nhiều chỉ tiêukhác trên báo cáo tài chính Việc phát hiện ra các sai phạm liên quan đến TSCĐ,cùng những bất cập trong quản lý và sử dụng TSCĐ sẽ giúp KTV đưa ra được ýkiến chính xác cung cấp tới các đối tượng có liên quan
Với mong muốn đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu thực tế kiểm toán TSCĐ, em
đã chọn đề tài “Kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do
Trang 2Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Thủ Đô -CACC thực hiện” cho chuyên đề của
Chương 2: Thực tế kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo
tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Thủ Đô -CACC thực hiện
Chương 3: Một số ý kiến nhận xét và đề xuất về thực hiện kiểm toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Thủ Đô -CACC
Trong thời gian thực tập và viết chuyên đề tốt nghiệp, em đã nhận được sự
chỉ bảo tận tình của thầy giáo, Thạc sĩ Đậu Ngọc Châu và các anh chị kiểm toán
viên trong Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Thủ Đô-CACC Tuy nhiên do nhữnghạn chế về mặt kiến thức và những nhận định chủ quan nên chắc chắn nội dung củachuyên đề sẽ còn những thiếu sót Em rất mong được sự đóng góp của các thầy cô
và bạn bè để chuyên đề được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 27/04/2010
Sinh viên Nguyễn Minh Hùng
Trang 3CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.Tài sản cố định và những vấn đề ảnh hưởng đến kiểm toán tài sản cố định 1.1 Khái niệm, đặc điểm của tài sản cố định
Khái niệm và đặc điểm
TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài
Theo quy định chung, một tài sản được ghi nhận là TSCĐ khi nó thỏa mãnđồng thời các điều kiện sau:
+ Doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai từ việc sử dụngtài sản đó;
+ Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách đáng tin cậy;
+ Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên;
+ Có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên
Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, TSCĐ vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu nhưng giá trị của nó
bị giảm dần sau mỗi chu kì sản xuất kinh doanh Quá trình giảm dần giá trị đóđược gọi là quá trình hao mòn của TSCĐ, giá trị hao mòn được chuyển dịch dầnvào chi phí hoạt động kinh doanh Giá trị đó được thu hồi khi doanh nghiệp bánsản phẩm đầu ra
TSCĐ là cơ sở vật chất kĩ thuật của đơn vị, phản ánh năng lực hiện có vàtrình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào hoạt động của đơn vị
TSCĐ là yếu tố quan trọng tạo khả năng tăng trưởng bền vững, tăng năngsuất lao động, giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm dịch vụ
Việc quản lí và sử dụng TSCĐ nếu được thực hiện tốt thì sẽ là nền tảng cơbản cho doanh nghiệp có một hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo, tạo khả năng phát
Trang 4triển sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm, hạ giá thành, tăng vòng quay của vốn và đổimới trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường
1.2 Kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định
Từ yêu cầu về quản lí TSCĐ, đơn vị cần xây dựng một hệ thống kiểm soátnội bộ hoạt động có hiệu lực nhằm sử dụng TSCĐ đạt hiệu quả nhất TSCĐ làkhoản mục trọng yếu trên Bảng cân đối kế toán, liên quan trực tiếp đến kết quảhoạt động kinh doanh qua chi phí khấu hao Do đó mà việc kiểm soát tốt TSCĐ cóvai trò vô cùng quan trọng
Các doanh nghiệp có thể xây dựng các thủ tục kiểm soát với khoản mụcTSCĐ như sau:
- Áp dụng nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong đó:
+ Tách biệt công việc bảo quản với công việc ghi chép các nghiệp vụ, theo
đó người quản lí TSCĐ sẽ không đồng thời là người ghi chép TSCĐ;
+ Quy định rõ thẩm quyền của từng cấp quản lí đối với việc phê chuẩn cácnghiệp vụ kinh tế có liên quan tới TSCĐ như mua mới, điều chuyển, thanh líTSCĐ;
+ Cách li quyền phê chuẩn với việc bảo quản TSCĐ, tránh tình trạng ngườiphê chuẩn cũng đồng thời là người quyết định việc mua bán, thuyên chuyển TSCĐ
dễ dẫn tới rủi ro do lạm quyền tự mua bán, thuyên chuyển TSCĐ
+ Xây dựng hệ thống bảo quản TSCĐ như kho bãi, hàng rào bảo vệ, phânđịnh trách nhiệm bảo vệ tài sản, quy định thủ tục chặt chẽ việc đưa TSCĐ ra khỏidoanh nghiệp
- Lập kế hoạch và dự toán về TSCĐ:
TSCĐ là loại tài sản có giá trị lớn, mang lại nguồn lợi lâu dài cho doanhnghiệp Do đó mà các doanh nghiệp thường có dự toán cho ngân sách đầu tư vàoTSCĐ Đây cũng có thể coi là một công cụ hữu hiệu kiểm soát TSCĐ Nhờ việc
Trang 5lập kế hoạch và dự toán mà doanh nghiệp có thể đối chiếu, rà soát lại tình trạng sửdụng TSCĐ để thấy được sự bất hợp lí nếu có Đồng thời doanh nghiệp còn có thểcân đối được các phương án khác nhau trong quyết định đầu tư vào TSCĐ.
- Các công cụ kiểm soát khác:
+ Hệ thống sổ chi tiết TSCĐ: Các đơn vị cần phải mở sổ chi tiết cho từng
loại TSCĐ bao gồm sổ chi tiết, thẻ chi tiết, hồ sơ chi tiết gồm đầy đủ các chứng từ
có liên quan đến quá trình mua bán, sử chữa, thanh lí TSCĐ
+ Xây dựng quy định chi tiết về các thủ tục mua sắm, thanh lí, nhượng bánTSCĐ và đầu tư xây dựng cơ bản nhằm đảm bảo việc đầu tư vào TSCĐ đạt hiệuquả cao
+ Các quy định về phân biệt giữa các khoản chi được tính vào nguyên giáhay tính vào chi phí của niên độ Doanh nghiệp nên thiết lập tiêu chuẩn để xác định
về hai khoản này dựa trên chế độ kế toán hiện hành và trên cơ sở thực tiễn tại đơnvị
+ Các quy định về kiểm kê định kì bảo vệ vật chất TSCĐ;
+ Các quy định về tính khấu hao: thời gian khấu hao phải được Ban giámđốc phê chuẩn trên cơ sở khung thời gian trong quyết định 206
2 Kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán kiểm toán báo cáo tài chính
2.1 Mục tiêu của kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính
Mục tiêu trung gian
Để đạt được mục tiêu cuối cùng, trong quá trình kiểm toán, KTV phải khảosát và đánh giá lại hiệu lực trên thực tế của hoạt động KSNB đối với TSCĐ để làm
cơ sở thiết kế và thực hiện khảo sát cơ bản nhằm đánh giá các thông tin tài chínhliên quan đến TSCĐ
Mục tiêu cuối cùng
Trang 6Phù hợp với mục tiêu chung của kiểm toán BCTC là xác nhận về mức độ tincậy của BCTC được kiểm toán, mục tiêu cụ thể của kiểm toán khoản mục TSCĐ làthu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp, từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ tincậy của các thông tin tài chính có liên quan đến TSCĐ trên Bảng cân đối kế toán
và Báo cáo kết quả kinh doanh Đồng thời cũng cung cấp những thông tin, tài liệu
có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các chu kỳ có liên quan
Trên cơ sở xác định mục tiêu kiểm toán TSCĐ như trên ta có thể xác địnhmục tiêu kiểm toán cụ thể TSCĐ như sau:
Mục tiêu đánh giá kiểm soát nội bộ TSCĐ
- Mục tiêu hiện hữu: các quy chế kiểm soát, các bước kiểm soát TSCĐ đã được
- Sự phát sinh: Tất cả các nghiệp vụ TSCĐ được ghi sổ trong kỳ là phát sinh
thực tế, không có nghiệp vụ ghi khống
- Tính toán, đánh giá: Đảm bảo các nghiệp vụ TSCĐ được xác định theo đúng
nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành và được tính đúng đắn không có sai sót
- Đầy đủ: các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh trong kỳ được phản ánh, theo dõi đầy
đủ trên sổ kế toán
Trang 7- Đúng đắn: các nghiệp vụ TSCĐ trong kỳ đều được phân loại đúng đắn theo
quy định của các chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan và quy định đặc thù củadoanh nghiệp Các nghiệp vụ này được hạch toán đúng trình tự và phương pháp
kế toán
- Đúng kỳ: các nghiệp vụ TSCĐ được hạch toán đúng kỳ phát sinh theo nguyên
tắc kế toán dồn tích
Mục tiêu về số dư TSCĐ
- Sự hiện hữu: tất cả TSCĐ được doanh nghiệp trình bày trên BCTC là phải tồn
tại thực tế tại thời điểm báo cáo Số liệu trên báo cáo phải khớp đúng với số liệukiểm kê thực tế của doanh nghiệp
- Quyền và nghĩa vụ: toàn bộ TSCĐ được báo cáo phải thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp, đối với TSCĐ thuê tài chính phải thuộc quyền kiểm soát lâu dàicủa doanh nghiệp trên cơ sở hợp đồng thuê đã ký
- Đánh giá: số dư tài khoản TSCĐ được đánh giá theo đúng quy định chuẩn
mực, chế độ kế toán và quy định cụ thể của doanh nghiệp
- Tính toán: việc xác định số dư TSCĐ là đúng đắn không có sai sót.
- Đầy đủ: toàn bộ TSCĐ được trình bày đầy đủ trên BCTC (không bị thiếu hoặc
sót)
- Đúng đắn: TSCĐ được phân loại đúng đắn để trình bày trên BCTC
- Cộng dồn: số liệu lũy kế tính dồn trên các sổ chi tiết TSCĐ được xác định đúng
đắn Việc kết chuyển số liệu từ các sổ kế toán chi tiết sang các sổ kế toán tổnghợp và Sổ cái không có sai sót
Trang 8- Báo cáo: các chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ trên BCTC được xác định đúng theo
các quy định của Chuẩn mực, chế độ kế toán, không có sai sót
2.2 Căn cứ kiểm toán TSCĐ
Trong kiểm toán BCTC, căn cứ để kiểm toán hoàn toàn khác với căn cứ đểghi sổ kế toán Căn cứ để ghi sổ kế toán mới chỉ là căn cứ để kiểm tra tại phòng kếtoán Ngoài những căn cứ này, căn cứ để kiểm toán TSCĐ còn bao gồm những tàiliệu để kiểm soát và chứng minh cho các nghiệp vụ phát sinh một cách khách quan
ở các bộ phận có liên quan, cụ thể:
Căn cứ đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ TSCĐ
Các văn bản quy định về KSNB như: quy định về chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của bộ phận hay cá nhân quyết định mua sắm TSCĐ, thanh lý, nhượngbán TSCĐ Quy định về trình tự thủ tục trong việc mua sắm, tiếp nhận TSCĐ,quản lý, bảo quản, thanh lý nhượng bán
Căn cứ kiểm toán nghiệp vụ về TSCĐ
- Bảng cân đối kế toán, Thuyết minh BCTC
- Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết các tài khoản có liên quan: Sổ chi tiết TK211,212,213,214,241 Sổ cái và sổ tổng hợp các tài khoản có liên quan : TK111,331,…
- Các báo cáo kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản có liên quan như:Báo cáo tăng giảm TSCĐ, báo cáo sửa chữa, báo cáo quyết toán xây dựng cơ bảnhoàn thành,…
- Các tài liệu là căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ như: Hợpđồng kinh tế, các bản thanh lý hợp đồng, Bảng đăng ký khấu hao,…
Trang 9- Các chứng từ phát sinh liên quan đến TSCĐ như : Biên bản kiểm kê TSCĐ,Hóa đơn mua, các chứng từ liên quan đến quá trình vận chuyển, lắp đặt, sửa chữaTSCĐ, các chứng từ thanh toán có liên quan như: phiếu chi, giấy báo nợ,…
- Các hồ sơ tài liệu khác liên quan đến TSCĐ: Kế hoạch mua sắm TSCĐ, kếhoạch sửa chữa TSCĐ,…
2.3 Các bước công việc kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC
Kiểm toán TSCĐ là một phần hành trong kiểm toán BCTC Do đó KTV thựchiện kiểm toán TSCĐ dựa trên những bước cơ bản sau:
2.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán TSCĐ
Sau khi tìm hiểu, đánh giá những thông tin về khách hàng, nhận định khảnăng kiểm toán, đơn vị kiểm toán chấp nhận kiểm toán và kí kết hợp đồng kiểmtoán Bước tiếp theo, KTV tiến hành tìm hiểu những thông tin cơ sở về kháchhàng Việc tìm hiểu những thông tin cơ sở giúp KTV có thể nắm được một cáchkhái quát về hoạt động kinh doanh của khách hàng; những thông tin ban đầu vềtính hiệu lực của hệ thống KSNB và có thể đưa ra được những đánh giá ban đầu vềrủi ro và mức trọng yếu
Phân tích tổng quan tình hình TSCĐ của doanh nghiệp: Khi đã thu thập
được các thông tin cơ sở, KTV sẽ tiến hành phân tích ban đầu trên những thông tin
đó Đối với khoản mục TSCĐ, KTV đối chiếu tổng TSCĐ năm nay so với nămtrước xem có tình hình biến động lớn hay không, những biến động ấy có phù hợpvới kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không Tỉ suất TSCĐ trêntổng tài sản có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh hiện tại hay không Bên cạnh đó,KTV cần phỏng vấn khách hàng về các thủ tục kiểm soát, các quy định về kế toán
Trang 10liên quan đến việc quản lí, kiểm soát và hạch toán TSCĐ trong doanh nghiệp nhằmlàm cơ sở cho việc đánh giá rủi ro kiểm soát
- Đánh giá trọng yếu cho khoản mục TSCĐ: KTV đưa ra mức trọng yếu cho
toàn bộ báo cáo tài chính của doanh nghiệp trên cơ sở những thông tin đã có và sựxét đoán nghề nghiệp của KTV Mức trọng yếu này sẽ giúp KTV lập kế hoạch cụthể trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán Mức trọng yếu này sẽ được điềuchỉnh để phù hợp với từng tình huống cụ thể trong quá trình kiểm toán Trong kiểmtoán BCTC, KTV có thể tham khảo các giới hạn về mức trọng yếu như sau:
Bảng 1.2: Mức trọng yếu trên báo cáo tài chính
Mức độ
Báo cáo
Không trọngyếu Có thể trọng yếu Chắc chắn trọng yếu
- Đánh giá rủi ro liên quan đến khoản mục TSCĐ: Căn cứ vào mức trọng
yếu phân bổ cho khoản mục TSCĐ, KTV tiến hành đánh giá khả năng sai sót trongquá trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trên cơ sở đánh giá 3 loại rủi ro:
+ Rủi ro tiềm tàng: Đối với TSCĐ, rủi ro tiềm tàng chủ yếu được đánh giádựa trên các yếu tố về đặc điểm kinh doanh của khách hàng, về kết quả kiểm toánnăm trước, về chính sách quản lí, kế toán của khách hàng đối với khoản mục
Trang 11TSCĐ Ví dụ như việc mua sắm, thanh lí TSCĐ xảy ra thường xuyên cũng chứađựng nhiều rủi ro sai phạm.
+ Rủi ro kiểm soát: Việc đánh giá rủi ro kiểm soát chủ yếu dựa trên nhữngthông tin tìm hiểu được về tính hiệu lực, qua sự nghiên cứu về hệ thống KSNB chủyếu ban đầu dựa vào phỏng vấn khách hàng và quan sát thực tế Môi trường kiểmsoát yếu thì việc ngăn chặn, phát hiện sai phạm là rất khó, do vậy mà rủi ro cao vàngược lại Các thủ tục kiểm soát đối với việc quản lí và sử dụng TSCĐ được thiết
kế chặt chẽ, khoa học thì rủi ro kiểm soát sẽ được KTV đánh giá thấp hơn
+ Rủi ro kiểm toán: KTV cần đánh giá cả khả năng bản thân KTV khôngphát hiện được sai phạm có liên quan đến khoản mục TSCĐ Do đó KTV cần tỉnhtáo để tránh được những tình huống dẫn đến không phát hiện được sai phạm như:phát hiện ra bằng chứng nhưng không nhận thấy được sai sót; thực hiện không đầy
đủ các thủ tục kiểm toán cần thiết nên đã bỏ sót sai phạm…
- Thiết kế chương trình kiểm toán: Chương trình kiểm toán được thiết kế sau
quá trình tìm hiểu về khách hàng, đánh giá tổng quan về tính hiệu lực của hệ thốngKSNB và đánh giá rủi ro, trọng yếu Chương trình kiểm toán TSCĐ gồm có thửnghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản trong đó thử nghiệm kiểm soát là thủ tụcgiữ vai trò quan trọng nhất
2.3.2 Thực hiện kiểm toán TSCĐ
Thực hiện khảo sát về KSNB đối với TSCĐ
Thông thường để có cơ sở xác định phạm vi triển khai các thử nghiệm cơ bản,KTV cần thực hiện khảo sát đối với KSNB TSCĐ
Mục tiêu của khảo sát này là thu thập được những bằng chứng kiểm toán về
sự tồn tại và hoạt động của những quy chế và thủ tục kiểm soát đối với khoản mục
Trang 12TSCĐ Qua đó, KTV đánh giá mức rủi ro kiểm soát để xác định phạm vi kiểm toán
và thiết kế các khảo sát cơ bản thích hợp Đối với khoản mục TSCĐ thì thủ tụckhảo sát kiểm soát được thực hiện bao gồm:
Tìm hiểu, đánh giá về các chính sách kiểm soát, các quy định về KSNB
Để có được hiểu biết về các chính sách quy định của đơn vị về KSNB đối vớiTSCĐ, KTV cần yêu cầu các nhà quản lý đơn vị cung cấp các văn bản có liênquan, như: quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận cá nhân trongviệc phê duyệt mua sắm, thanh lý nhượng bán TSCĐ, chính sách đánh giá của đơn
vị với TSCĐ, chính sách phân loại TSCĐ, quy định về trình tự ghi sổ các nghiệp
vụ liên quan đên TSCĐ Khi nghiên cứu các văn bản trên KTV cần chú ý đến cáckhía cạnh cơ bản sau:
- Sự đầy đủ của các quy định cho kiểm soát đối với các bước công việc liên quantới TSCĐ
- Tính chặt chẽ và phù hợp của quy chế KSNB đối với hoạt động liên quan tớiTSCĐ
Khảo sát về sự vận hành của các quy chế KSNB:
Mục tiêu của các khảo sát này là thu thập các bằng chứng về tính hữu hiệutrong vận hành của các quy chế KSNB, cụ thể là tính hiện hữu và tính thườngxuyên, liên tục trong vận hành của các quy chế kiểm soát, các bước kiểm soát.KTV có thể phỏng vấn các nhân viên có liên quan trong đơn vị về cách ghinhận TSCĐ trong từng trường hợp cụ thể, cách tính khấu hao; có thể quan sát trựctiếp công việc của nhân viên thực hiện kiểm soát hồ sơ, tài liệu, nhân viên ghi sổTSCĐ khi có đầy đủ căn cứ ghi nhận; có thể kiểm tra các dấu hiệu của KSNB lưulại trên các hồ sơ tài liệu như lời phê duyệt và chữ ký của người có thẩm quyền
Trang 13trên quyết định mua TSCĐ, hợp đồng mua, dấu hiệu của hoàn thiện chứng từ kếtoán.
Việc thực hiện khảo sát về KSNB đối với TSCĐ thường được tiến hành đồngthời với kiểm tra chi tiết TCSĐ
Thực hiện các thử nghiệm cơ bản
Thủ tục phân tích
KTV dựa vào Bảng cân đối kê toán và các tài liệu khác lấy số liệu cho việc sosánh, rồi so sánh, chỉ ra các biến động của thông tin và đưa ra định hướng cho cáckiểm tra chi tiết tiếp theo Kỹ thuật phân tích gồm:
Kỹ thuật phân tích ngang:
- So sánh nguyên giá các loại TSCĐ hiện có của đơn vị với các kỳ trước
- So sánh giá trị hao mòn lũy kế của các loại TSCĐ với các kỳ trước
- So sánh giá trị còn lại của các loại TSCĐ với các kỳ trước
- So sánh tổng chi phí khấu hao TSCĐ với các kỳ trước
- Lập các bảng kê tăng, giảm từng loại TSCĐ so với các kỳ trước…
Kỹ thuật phân tích dọc:
- So sánh tỷ lệ khấu hao bình quân của kỳ này với các kỳ trước
- So sánh hệ số hao mòn bình quân của toàn bộ TSCĐ và từng loại TSCĐ vớicác kỳ trước
- So sánh tỷ suất giữa Tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ với Tổng nguyên giáTSCĐ
Trang 14Khi tiến hành so sánh, KTV cần phải xem xét ảnh hưởng của chính sách khấuhao, việc tăng giảm TSCĐ trong kỳ,… đến các số liệu so sánh để có kết luận chophù hợp
Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết TSCĐ
Kiểm tra chi tiết TSCĐ chủ yếu là kiểm tra các nghiệp vụ đã được ghi nhậntrên sổ hạch toán TSCĐ, khấu hao TSCĐ có đảm bảo các cơ sở dẫn liệu cụ thểhay không Các cơ sở dẫn liệu đó cũng chính là mục tiêu mà kiểm toán viên cótrách nhiệm thu nhận các bằng chứng thích hợp để xác nhận sự đảm bảo
a> Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ
Việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ có ý nghĩa quan trọng đốivới quá trình kiểm toán TSCĐ Việc phản ánh đúng đắn các nghiệp vụ này có tácđộng và ảnh hưởng lâu dài đến các BCTC của đơn vị Các sai phạm trong việc ghichép nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ không những ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trênbảng cân đối kế toán mà còn ảnh hưởng trọng yếu đến các BCTC khác như : Báocáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báocáo tài chính
Các mục tiêu kiểm toán cụ thề và các thủ tục kiểm toán chủ yếu, phổ biến ápdụng khi kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ:
Kiểm tra về cơ sở dẫn liệu sự phát sinh :
Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến thường được sử dụng:
- Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ liên quan đến nghiệp
vụ tăng, giảm TSCĐ( hóa đơn mua, biên bản giao nhận TSCĐ, tài liệu quyết toánvốn đầu tư,…) Có thể kêt hợp kiểm tra chứng từ tài liệu với kiểm tra vật chấtTSCĐ
Trang 15- Kiểm tra quá trình mua sắm, các chứng từ tài liệu liên quan đến việc mua sắmTSCĐ, các chi phí vận chuyển, lắp đặt chạy thử…
- Kiểm tra hồ sơ phê chuẩn cho nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ, người phê chuẩn cóđúng thẩm quyền hay không, trình tự phê chuẩn có phù hợp với quy định vềKSNB, phê chuẩn có đúng với hợp đồng, hóa đơn, biên bản bàn giao hay không?
Kiểm tra về cơ sở dẫn liệu tính toán đánh giá:
Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến thường được sử dụng:
- Kiểm tra tính đúng đắn, phù hợp và nhất quán của các chính sách xác địnhnguyên giá TSCĐ mà doanh nghiệp áp dụng
- So sánh số liệu tương ứng trên Hóa đơn với số liệu trên Hợp đồng và cácchứng từ liên quan như chứng từ vận chuyển, lắp đặt,…
- Kiểm tra việc sử dụng tỷ giá ngoại tệ để quy đổi đối với các nghiệp vụ phátsinh bằng ngoại tệ
- Tính toán lại nguyên giá trên cơ sở các chứng từ đã kiểm tra: hóa đơn, cácchứng từ vận chuyển, lắp đặt, biên bản giao nhận,…
Kiểm tra về cơ sở dẫn liệu đầy đủ
Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến thường được sử dụng:
- Đối chiếu các chứng từ tăng, giảm TSCĐ (hóa đơn, biên bản giao nhận,…) vớicác sổ kế toán chi tiết TSCĐ nhằm đảm bảo việc hạch toán không bị bỏ sót
- Kiểm tra các khoản chi phí sửa chữa lớn TSCĐ để phát hiện các trường hợpquên ghi sổ TSCĐ, hoặc ghi nhận thành những khoản khác như: chi phí trả trước,chi phí xây dựng cơ bản,…
Trang 16 Kiểm tra cơ sở dẫn liệu phân loại và hạch toán đúng đắn
Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến thường được sử dụng:
- Kiểm tra chính sách phân loại và sơ đồ hạch toán TSCĐ của doanh nghiệp,đảm bảo sự hợp lý và phù hợp với các quy định hiện hành
- Đối chiếu số liệu trên các chứng từ pháp lý liên quan đến tăng giảm TSCĐ (hóađơn, hợp đồng thuê TSCĐ, các chứng từ vận chuyển, biên bản giao nhận,…)
Kiểm tra cơ sở dẫn liệu “đúng kỳ”:
Thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến thường được sử dụng: Kiểm tra đốichiếu ngày tháng các chứng từ tăng, giảm TSCĐ với ngày tháng ghi sổ các nghiệp
vụ này (đặc biệt đối với các nghiệp vụ phát sinh cuối các niên độ kế toán và đầuniên độ sau)
Kiểm tra cơ sở dẫn liệu “cộng dồn và báo cáo”
Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến thường được sử dụng:
- Cộng tổng các bảng kê tăng giảm TSCĐ trong kỳ
- Đối chiếu số liệu giữa các sổ chi tiết, sổ tổng hợp, các bảng kê với nhau và với
sổ cái tổng hợp
- Đối chiếu số liệu sổ kế toán TSCĐ và kết quả kiểm kê thực tế TSCĐ
- Kiểm tra việc trình bày TSCĐ trên BCTC xem có phù hợp với chế độ quy địnhđồng thời đối chiếu số liệu TSCĐ trên BCTC với số liệu trên sổ kế toán TSCĐ.Việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ thường được kết hợp vớiquá trình kiểm tra chi tiết số dư các khoản TSCĐ
b> Kiểm tra số dư tài khoản TSCĐ
Trang 17Việc kiểm toán số dư đầu kỳ của tài khoản TSCĐ được thực hiện trên cơ sởkiểm toán số dư đầu kỳ và kết quả kiểm toán các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ trongkỳ.
Với số dư đầu kỳ : Việc xem xét số dư đầu kỳ về TSCĐ được tiến hành tùythuộc vào doanh nghiệp được kiểm toán lần đầu hay lần thứ hai trở đi
+ Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi chính công ty kiểm toánđang thực hiện kiểm toán BCTC năm nay và số dư đầu kỳ đã được xác định làđúng thì không cần thiết phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung Nếu việckiểm toán năm trước được thực hiện bởi công ty kiểm toán khác, KTV phải xemxét Báo cáo kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán năm trước, đặc biệt là các vấn
đề liên quan đến TSCĐ, nếu có thể tin cậy được thì KTV cũng có thể chấp nhậnkết quả kiểm toán năm trước mà không cần thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán
bố sung Trong các trường hợp này, KTV chỉ cần xem xét để đảm bảo số dư cuốinăm tài chính được kết chuyển chính xác hoặc được phân loại một cách phù hợptrên BCTC năm nay
+ Nếu BCTC chưa được kiểm toán năm trước (kiểm toán lần đầu) hoặc việckiểm toán năm trước được thực hiện bởi công ty kiểm toán khác và KTV không tintưởng vào kết quả kiểm toán năm trước hoặc Báo cáo kiểm toán năm trước khôngchấp nhận toàn phần đối với số dư TSCĐ thì KTV phải xem xét đến các nguyênnhân không chấp nhận toàn phần của KTV năm trước Trong các trường hợp này,KTV phải áp dụng các thủ tục kiểm toán bổ sung, như: kiểm tra các chứng từchứng minh cho số dư đầu năm, chọn mẫu các TSCĐ để kiểm tra sự tồn tại thực tếcủa tài sản, xem xét kết quả kiểm kê TSCĐ của doanh nghiệp, kiểm tra tình trạngthế chấp TSCĐ (đặc biệt là tình trạng thế chấp các giấy tờ sở hữu TSCĐ)…
Với số dư cuối kỳ: được xác nhận trên cơ sở kết quả kiểm toán số dư đầu kỳ
và các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ trong kỳ
Trang 18c> Kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ:
Các công việc chủ yếu trong quá trình này thường bao gồm:
+ Xem xét đăng ký trích khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp trong có xét duyệtcủa các cấp có thẩm quyền;
+ Đối chiếu việc trích khấu hao thực tế đăng ký trên;
+ Xem xét việc phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho các bộ phận sử dụng trongdoanh nghiệp;
+ Kiểm tra việc hạch toán khấu hao TSCĐ theo quy định và việc ghi chépchúng trên các số chi tiết;
+ Đối với các trường hợp nâng cấp TSCĐ dẫn tới thay đổi mức tính khấu hao,cần đi sâu xem xét thay đổi tương ứng của mức trừ khấu hao;
Tương tự, trong mọi trường hợp thay đổi mức khấu hao của doanh nghiệpphải được xem xét cụ thể việc xin duyệt khấu hao mới
* Kiểm tra tài khoản hao mòn TSCĐ:
KTV cần tập trung kiểm tra số khấu hao lũy kế bằng cách phân tích số dư TK
214 thành các bộ phận chi tiết của từng loại tài sản Với số tổng hợp, KTV cần xemxét tính chính xác của số dư cuối kì
d> Kiểm tra chi phí sửa chữa lớn TSCĐ:
Quá trình này thường bao gồm các công việc chủ yếu sau:
+ Kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của việc tập hợp chi phí sửa chữa lớntrong đó chú ý đến việc phát sinh chi phí sửa chữa lớn “khống”
+ Xem xét theo nguồn chi phí sửa chữa theo kế hoạch và ngoài kế hoạchKhi tiến hành sửa chữa lớn theo kế họach, các doanh nghiệp thường tiếnhành trích trước chi phí sửa chữa này KTV cần xem xét mức trích trước này cóphù hợp hay không, có được phê duyệt đầy đủ hay không
Trang 19Đối với sửa chữa lớn ngoài kế hoạch, doanh nghiệp phải tiến hành phân bổchi phí đã chi ra cho sửa chữa lớn vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ KTVphải xem xét tính hợp lý của mức phân bổ và ảnh hưởng của nó tới kết quả sảnxuất kinh doanh trong kỳ.
+ Xem xét việc quyết toán chi phí sửa chữa lớn theo chế độ quy định, kiểmtra việc hạch toán chi phí sửa chữa lớn đơn thuần và chi phí sửa chữa nâng cấpTSCĐ
2.3.3 Kết thúc kiểm toán
Trong giai đoạn này, KTV tiến hành tổng hợp lại các bằng chứng đã thu thậpđược làm căn cứ đưa ra kết luận cho báo cáo tài chính Đồng thời, những bút toánđiều chỉnh và phân loại lại cũng được KTV tập hợp để thảo luận lần cuối với kháchhàng nhằm đi đến thống nhất cho báo cáo kiểm toán
Trang 20CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
TƯ VẤN THỦ ĐÔ (CACC) THỰC HIỆN.
1 Khái quát chung về công ty TNHH Kiểm toán tư vấn Thủ Đô (CACC)
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
- Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Thủ Đô được Bộ Tài Chính(BTC) và sở kếhoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp phép đăng ký kinh doanh lần đầu năm 2006theo giấy chứng nhận đăng ký KD số 0102026476 vào ngày 22 tháng 5
- Tên viết tắt :CACC
- CACC tên hiệu capital auditing-CACC được cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp vănbằng bảo hộ cho ngành nghề kiểm toán,tư vấn Tài Chính,Kế Toán,Thuế
- Trụ sở chính tại: 19/477 Nguyễn Trãi-Thanh Xuân- Hà Nội,có các chi nhánh tại
- Hàng năm phù hợp với chuẩn mực Kế Toán Việt Nam hiện hành ,CACC được bộ
TC cấp chứng nhận công ty kiểm toán đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán vàcác dịch vụ tư vấn chuyên nghành
- CACC bằng việc cộng tác với các pháp nhân chuyên ngành Tài chính-Kế Kiểm Toán trong nước,quốc tế và các cộng tác viên đang làm việc trong cácbộ,ngành,doanh nghiệp lớn đã góp phần đa dạng hóa dịch vụ cung cấp tới kháchhàng với chuẩn mực về chất lượng đã được thừa nhận tại Việt Nam
Toán CACC đưa ra mức phí phù hợp với chất lượng dịch vụ cao.Ưu thế của chúng tôi
là cung cấp cho quý công ty làm tăng giá trị cam kết,nhờ vào sự chủ động trong
Trang 21việc đưa ra các ý kiến tư vấn.Mức phí của chúng tôi được tiến hành một cách hiệuquả và xứng đáng trong việc đưa ra các ý kiến tư vấn.
- Mức phí của chúng tôi được xác định trên cơ sở thời gian Kiểm Toán và trìnhđộ,kinh nghiệm của kiểm toán viên (KTV).Về mặt này,chúng tôi cam kết sẽ sắpxếp một đội ngũ KTV được tổ chức làm việc khoa học và hiệu quả nhất
- Mức phí sẽ phản ánh sự mong muốn quý công ty trở thành khách hàng quan trọngcủa chúng tôi
Mức phí thường được xây dựng trên cơ sở một hoặc liên kết các yếu tố sau:
+ Thời gian dự kiến của cuộc kiểm toán,nhân sự tham gia,doanh số công ty
+ Quy mô tổ chức,loại hình doanh nghiệp
+ Mức độ đa dạng của sản phẩm hoặc mức độ đa dạng của thị trường sản phẩm.Không cố gắng giảm phí dịch vụ mà thay vào đó chúng tôi nỗ lực đem lại chokhách hàng thêm nhiều lợi ích có được từ việc chi trả
Trang 22- Cơ sở lập Báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính của Công ty được lập bằng VNĐ
theo nguyên tắc giá gốc (giá phí, giá thực tế) và phù hợp với các quy định hiệnhành của Chế độ kế toán Việt Nam
- Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam
1.2 Tổ chức bộ máy quản lý
*BAN GIÁM ĐỐC : là người điều hành mọi hoạt động của công ty, chịu trách
nhiệm quản lý và điều hành công ty, giao dịch quan hệ với các đối tác ký kết hợpđồng đề ra chiến lược kinh doanh xây dựng kế hoạch kinh doanh Cụ thể:
+PHÓ GIÁM ĐỐC 1: có nhiệm vụ quyết định về công tác tổ chức của công
ty, tổ chức nhân sự, công tác đào tạo, bảo vệ tài sản và cung cấp hậu cần cho công
ty, quản lý công văn đến và đi…
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC 2
PHÓ GIÁM ĐỐC 1
PHÒNG XÂY DỰNG
CƠ BẢN
PHÒNG NGHIỆP VỤ BỐN
PHÒNG NGHIỆP VỤ BA
PHÒNG NGHIỆP
VỤ HAI
Trang 23+PHÓ GIÁM ĐÔC 2: Có nhiệm vụ trợ giúp Ban giám đốc trong việc điều
hành, quản lý công ty, theo dõi và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cungcấp các báo cáo kế toán, thanh toán lương, tạm ứng cho các cán bộ công nhânviên…
*Công ty có bốn phòng nghiệp vụ, với chức năng cung cấp các dịch vụ về
chuyên môn, đảm bảo thực hiện theo kế hoạch và những mục tiêu chung của toàncông ty Cụ thể:
+ Phòng XDCB: có nhiệm vụ triển khai các hoạt động của công ty,các thao tác
nhiệm vụ đảm nhiệm liên quan đến tìm hiểu khách hàng,cung cấp dịch vụ chuyênnghiệp về lĩnh vực xây dựng cơ bản
+ Phòng nghiệp vụ một,hai,ba,bốn: có nhiệm vụ triển khai các hoạt động của
công ty,các thao tác nhiệm vụ đảm nhiệm liên quan đến tìm hiểu khách hàng,cungcấp dịch vụ chuyên nghiệp về kến toán,kiểm toán,thuế
Kiểm toán hoạt động
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Báo cáo thẩm định số liệu theo mục
Trang 24Tư vấn quản lý tiết kiệm chi phícủa doanh nghiệp
Tư vấn quản lý tiền lương vànhân sự
Tư vấn lập dự án khả thi chocác doanh nghiệp trong giaiđoạn đầu, Tư vấn đầu tư, lựachọn phương án kinh doanh chodoanh nghiệp
Tư vấn thành lập doanh nghiệp,
tư vấn cổ phần hóa doanhnghiệp, tư vấn đối với cácdoanh nghiệp tham gia thịtrường chứng khoán
Tuyển dụng chuyên viên
Trang 25Đào tạo kiểm toán nội bộ
Điều tra gian lận theo chủ điểm
1.4 Quy trình chung kiểm toán báo cáo tài chính của công ty
Ngay từ tôn chỉ nghề nghiệp của CACC “Khách hàng hài lòng nhận được lợi ích
hiệu quả tiêu chuẩn chất lượng cao từ dịch vụ chuyên nghiệp với mức phí hợp lý “
đã nêu lên phương pháp luận kiểm toán và mục tiêu hướng tới của việc cung cấp
dịch vụ Kiểm toán của CACC;
Có thể xắp xếp quy hoạch tổng hợp trình tự cuộc kiểm toán thông thường do
CACC thực hiện như sau;
Ban giám đốc Quá trình ký kết hợp đồng, thỏa thuận dịch vụkiểm toán
(1)Ban giám đốc
& Chủ nhiệm KT Tổng hợp xây dựng kế hoạch kiểm toán
(2)Chủ nhiệm KT
Nhân viên chuyên
nghiệp
Cuộc kiểm toán tại đơn vị
(3)Chủ nhiệm KT
Ban cố vấn Tổng hợp và xử lý kết quả kiểm toán
(4)Ban giám đốc
& Chủ nhiệm KT Phát hành dự thảo Báo cáo kiểm toán
Trang 26(5)Ban giám đốc
&Chủ nhiệm KT Tổng hợp xử lý các vấn đề số liệu sau kiểmtoán
(6)Ban giám đốc
& Chủ nhiệm KT Phát hành Báo cáo kiểm toán
(7)Ban giám đốc
& Chủ nhiệm KT Xử lý sau phát hành Báo cáo Kiểm toán, hậuhợp đồng
(8)
2 Quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại Công ty CACC
Kiểm toán TSCĐ là một trong những phần hành cơ bản trong kiểm toán BCTCnên quá trình thực hiện cũng phải tuân thủ chặt chẽ quy trình kiểm toán chung Đốivới mọi khách hàng khác nhau, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau,loại hình sở hữu khác nhau… KTV thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ đềuphải tuân thủ chương trình kiểm toán mẫu này, đồng thời có sự linh hoạt trongcách áp dụng cho phù hợp với đặc thù của từng khách hàng Để tìm hiểu thực tếchương trình kiểm toán mẫu khoản mục TSCĐ được các KTV CACC áp dụng vàthực hiện như thế nào, báo cáo mô tả công việc thực tế qua việc sử dụng kháchhàng cụ thể đã được CACC kiểm toán BCTC năm 2009 làm ví dụ minh hoạ
CACC hoạt động với tiêu chí là luôn hợp tác và phát triển cùng với khách hàng
từ đó không ngừng nâng cao lợi ích hợp pháp cổ đông, tăng tích luỹ phát triển kinhdoanh dịch vụ của Công ty, góp phần làm trong sạch nền tài chính quốc gia, thựchiện nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước đúng đủ theo quy định, đảm bảo chất lượngdịch vụ và thu hút thêm nhiều khách hàng
Trang 27Tiếp cận khách hàng được CACC tiến hành đối với từng khách hàng Hàng nămCông ty đều gửi thư chào hàng đến những khách hàng mà Công ty dự kiến sẽ cungcấp dịch vụ và những khách hàng mới Thông qua thư chào hàng Công ty sẽ giớithiệu về mình, về uy tín và chất lượng các loại dịch vụ sẽ cung cấp Nếu kháchhàng chấp nhận sẽ phát Thư mời kiểm toán, CACC xúc tiến gặp gỡ Ban giám đốckhách hàng để đi tới thoả thuận ký kết hợp đồng kiểm toán Còn nếu là khách hàngthường xuyên hoặc đã được kiểm toán nhiều năm thì Công ty có thể liên lạc trựctiếp với khách hàng hoặc khách hàng có thể liên hệ với Công ty khi có nhu cầukiểm toán thông qua thư mời kiểm toán.
2.1 Tiếp cận khách hàng
* Khách hàng A
Công ty TNHH A là Công ty 100% vốn nước ngoài được thành lập tại ViệtNam theo Giấy phép Đầu tư số */GP-HT ngày 9 tháng 12 năm 2005 do Ủy bannhân dân tỉnh Hà Tây cấp Địa chỉ tại Cụm công nghiệp X, xã Y, huyện Hoài Đức,tỉnh Hà Tây
Ngày 4 tháng 6 năm 2007, công ty nhận giấy chứng nhận đầu tư số *** do
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây cấp, thay thế Giấy phép Đầu tư trên, cho phépchuyển đổi hình thức pháp lý thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang lĩnh vực tư vấn về kinh doanh vàcông nghệ trong lĩnh vực in và đóng gói
Ngày 31 tháng 8 năm 2007, công ty nhận được giấy chứng nhận đầu tư sửađổi do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà tây cấp cho phép công ty tăng vốn đầu tư và vốnđiều lệ, đồng thời mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang lĩnh vực in ấn cácloại sản phẩm không phải là xuất bản phẩm
Trang 28Thời hạn hoạt động của Công ty là 30 năm kể từ ngày được cấp Giấy phépĐầu tư đầu tiên.
Hoạt động chính của công ty là gia công tài liệu kỹ thuật các loại (không baogồm hoạt động in ấn); gia công thùng carton đóng gói; tư vấn về kinh doanh vàcông nghệ trong lĩnh vực in và đóng gói; nhập khẩu bán thành phẩm phục vụ choquá trình sản xuất; và in ấn các loại sản phẩm không phải là xuất bản phẩm
Tổng số vốn đầu tư và vốn pháp định được phê duyệt của Công ty trong giấyphép đầu tư lần lượt là 30 tỷ đồng và 12.50 tỷ đồng
Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và trên các báo cáo tài chính làđồng Việt Nam(VNĐ)
Công ty TNHH A là khách hàng kiểm toán năm thứ 2 của CACC
Theo đánh giá từ cuộc kiểm toán năm trước và những thông tin đã thu thậpnăm nay thì khách hàng A là một Công ty tuy có quy mô tương đối lớn nhưng hoạtđộng kinh doanh ổn định, tuân thủ nghiêm túc các quy định của nhà nước và cácchế độ tài chính kế toán hiện hành Trong năm nay có mở rộng hoạt động kinhdoanh nhưng không có biến động gì lớn và phức tạp
Đơn vị chấp nhận thực hiện kiểm toán khách hàng A
Đối với các khách hàng cũ như công ty A thì CACC có thể giản lược tối đacác công việc trong khâu tiếp cận khách hàng Đại diện hai bên sẽ tiến hành gặp gỡ
để trao đổi và đề xuất yêu cầu của mình đối với cuộc kiểm toán lần này, việc thoảthuận các điều khoản trong Hợp đồng cũng được bỏ qua trừ khi có thêm yêu cầukhác đối với cuộc kiểm toán
Trang 29Nhân sự bố trí cho cuộc kiểm toán gồm 4 người bao gồm một trưởng nhómkiểm toán và 3 trợ lí kiểm toán trong đó có 3 thành viên là những người đã thamgia kiểm toán khách hàng A năm trước Tùy theo trình độ và kinh nghiệm của từngngười mà trưởng nhóm sẽ phân công công việc một cách phù hợp.
Về phía lãnh đạo CACC, ông Nguyễn Anh Tuấn – Giám đốc phụ tráchkiểm toán BCTC là người trực tiếp chỉ đạo, giám sát và kiểm tra cũng như chấtlượng toàn cuộc kiểm toán
Ông Nguyễn Anh Tuấn Trưởng nhóm kiểm toán-KTV
Trưởng nhóm kiểm toán có nhiệm vụ tổng hợp kết quả của các phần hànhkiểm toán, trên cơ sở đó đưa ra ý kiến Công ty về toàn cuộc kiểm toán thể hiện trênbáo cáo kiểm toán Đồng thời, trưởng nhóm kiểm toán phải chịu trách nhiệm trướcBan Giám đốc và Ban Giám đốc Công ty khách hàng về kết quả và chất lượngcuộc kiểm toán
2.2 Thiết kế chương trình kiểm toán Tài sản cố định
Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết các công việc cần thựchiện theo các phần hành cụ thể trên cơ sở những nội dung của kế hoạch chiến lược
đã được xác định ở trên Đối với phần hành TSCĐ, chương trình kiểm toán tổngthể gồm công việc sau:
2.2.1 Mục tiêu kiểm toán và phân tích sơ bộ về phần hành TSCĐ
Sau khi nghiên cứu đầy đủ về khách hàng, KTV đưa ra các mục tiêu kiểm toánTSCĐ như sau:
Trang 301.Tính hiện
hữu
TSCĐ hữu hình và TSCĐ khác có thực sự tồn tại
2.Sở hữu TSCĐ có thuộc về doanh nghiệp, doanh nghiệp sử
dụng TSCĐ trong hoạt động của mình hay không?
3.Tính đầy
đủ
- Các yếu tố được tính vào TSCĐ phải có đủ các tiêuchuẩn đáp ứng là TSCĐ; việc bán và xuất, các khoản lợiích thu được hay thất thu mà hoạt động này mang lạiđược hạch toán đầy đủ
- Việc xác định khấu hao và ghi chép vào sổ kế toánphải đầy đủ cho tất cả tài sản theo quy định
Trang 312.2.2 Đánh giá rủi ro kiểm toán trên toàn bộ BCTC
Trong bước này, KTV sẽ tiến hành đánh giá mức trọng yếu và tính toán mức saisót có thể chấp nhận được nhằm làm cơ sở cho những bước kiểm toán sau trongviệc đánh giá sai sót có thể bỏ qua hay không hoặc có phải điều chỉnh hay không.Thông thường, mức trọng yếu sẽ được thiết lập tùy thuộc vào từng khách hàng
và từng khoản mục nhưng phần lớn là chủ yếu dựa trên lợi nhuận sau thuế Tuynhiên, nếu khách hàng là những doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, lợi nhuận sauthuế vẫn âm, KTV sẽ chọn những chỉ tiêu khác như tổng tài sản, tổng doanh thuhay tổng vốn chủ sở hữu để xây dựng mức trọng yếu
Chỉ tiêu được KTV lựa chọn là tổng tài sản Mức trọng yếu cho khoản mụcnày nằm trong khoảng từ 0,25% đến 0,5% Khách hàng A có quy mô tương đối lớnnhưng đây là khách hàng truyền thống của CACC , hoạt động kinh doanh khôngphức tạp nên KTV lựa chọn mức độ trọng yếu là 5% trên tổng tài sản
Mức độ trọng yếu
Trên cơ sở đó, KTV đề xuất bút toán điều chỉnh và phân loại lại đối với từngkhoản mục trên các báo cáo tài chính Giới hạn mà KTV sẽ đưa ra bút toán điều
Trang 32chỉnh hoặc phân loại lại chính là mức sai sót có thể chấp nhận đuợc Mức sai sót cóthể chấp nhận được do KTV tính toán dựa trên những đánh giá về khả năng vàmức độ rủi ro do sai phạm có khả năng xảy ra trong cuộc kiểm toán, nó được tínhbằng 5% đến 10% trên mức trọng yếu Theo kết quả kiểm toán năm vừa qua vàđánh giá sơ bộ năm nay, KTV lựa chọn mức 10%.
Giá trị mà KTV đề xuất bút toán điều chỉnh là
Như vậy, với những sai sót được phát hiện mà chênh lệch ở mức 32.528.900
Đ trở lên thì KTV sẽ đưa ra các bút toán điều chỉnh hoặc phân loại lại Nhữngchênh lệch nhỏ hơn sẽ được xem xét trong từng trường hợp cụ thể
2.2.3 Đánh giá rủi ro liên quan đến khoản mục TSCĐ
Việc đánh giá ban đầu về rủi ro cho phép KTV lập kế hoạch cho toàn bộcuộc kiểm toán Đây là việc đánh giá sơ bộ của KTV về khả năng tồn tại các rủi rotrong hoạt động kinh doanh của khách hàng
Những thông tin ban đầu do KTV thu thập được từ việc phỏng vấn kế toánphụ trách quản lí TSCĐ của các khách hàng như sau :
- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ:
Tài sản cố định hữu hình được phản ánh theo nguyên giá trừ đi giá trị haomòn lũy kế Khi tài sản được bán hay không thể sử dụng được nữa, nguyên giá vàgiá trị hao mòn lũy kế của tài sản được loại khỏi tài khoản và lãi, lỗ phát sinh từviệc thanh lý tài sản được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Nguyên giá ban đầu của tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua của tàisản, thuế nhập khẩu, các khoản thuế không được hoàn lại và các chi phí liên quantrực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái và vị trí sẵn sàng sử dụng Các chi phíphát sinh sau khi tài sản cố định hữu hình đã được đưa vào sử dụng như chi phí sửa
Trang 33chữa, bảo dưỡng và đại tu, được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh trong kỳ phát sinh chi phí Trong trường hợp có thể chứng minh rõ ràng làcác chi phí này làm tăng lợi ích kinh tế tương lai ước tính thu được từ việc sử dụngtài sản cố định hữu hình so với trạng thái tiêu chuẩn ban đầu của tài sản đó, thì cácchi phí này được vốn hóa làm tăng nguyên giá của tài sản cố định hữu hình.
- Phương pháp khấu hao:
Với TSCĐ hữu hình, giá trị hao mòn được trích lập theo phương pháp khấuhao đường thẳng Thời gian khấu hao được ước tính dựa trên các quy định tạiQuyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính vềChế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ như sau:
NămNhà cửa vật kiến trúc 5 – 10
Với TSCĐ vô hình, cụ thể đối với Công ty chỉ có một phần mềm máy vi tính
sử dụng cho công tác kế toán của Công ty Giá mua của phần mềm vi tính mà phầnmềm vi tính này không là một bộ phận không thể tách rời với phần cứng có liên
Trang 34quan thì được vốn hóa và hạch toán là tài sản cố định vô hình Phần mềm vi tínhđược phân bổ theo phương pháp đường thẳng trong vòng năm (5) năm.
Chi phí khấu hao TSCĐ được phân bổ theo bộ phận sử dụng
- Quản lí TSCĐ :
Công ty sử dụng sổ cái TSCĐ để ghi nhận TSCĐ tăng, giảm trong kì
Việc theo dõi chung về thời gian mua, nguyên giá, thời gian bắt đầu khấuhao, thời gian khấu hao, số đã khấu hao Công ty sử dụng sổ đăng kí TSCĐ MỗiTSCĐ có một mã số riêng để thuận tiện cho việc ghi chép
Công ty mở các sổ chi tiết để theo dõi khấu hao theo từng loại tài sản, theo
bộ phận sử dụng nhằm dễ dàng, tiện lợi cho việc theo dõi
Công ty không tiến hành kiểm kê TSCĐ định kì
Khấu hao TSCĐ được phân bổ vào chi phí theo mục đích sử dụng
Theo đánh giá sơ bộ, khách hàng tuân thủ theo đúng chế độ kế toán vềTSCĐ Tuy nhiên về thời gian bắt đầu trích khấu hao thì chưa theo đúng với điều 9
Quyết định 206 của Bộ tài chính về thời gian trích khấu hao ‘‘Việc trích hoặc thôi trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà tài sản cố định tăng, giảm, hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh’’.
Sổ sách của khách hàng theo dõi cũng khá chi tiết, đầy đủ, thuận lợi cho
công tác kiểm toán
Do vậy rủi ro ban đầu được đánh giá là trung bình
2.2.4 Thiết kế chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ
Từ những thông tin ban đầu trong giai đoạn tìm hiểu hoạt động kinh doanhcủa khách hàng và giai đoạn đánh giá rủi ro, KTV thiết lập chương trình kiểm toáncho khoản mục TSCĐ
Trang 35Đối với Công ty TNHH A, là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực sảnxuất, do vậy TSCĐ có quy mô tương đối lớn, đặc biệt theo như quá trình tìm hiểuban đầu, đến cuối năm 2009.Do vậy mà chương trình kiểm toán được CACC đặt ranhư sau:
3 Kiểm tra chi tiết khấu hao TSCĐ
4 Kiểm tra việc trình bày TSCĐ
5 Kiểm tra việc đánh giá lại tài sản
II Xây dựng cơ bản dở dang
-Thủ tục kiểm toán chi tiết:
Thủ tục kiểm toán chi tiết
Ngườithựchiện
Thamchiếu
I Tài sản cố định
1 Kiểm tra số dư TSCĐ
A Thu thập bảng tổng hợp TSCĐ (có các chỉ
tiêu số đầu kỳ, phát sinh tăng/giảm, số cuối kỳ
của nguyên giá, khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại,
lãi/lỗ do thanh lý (nếu có) của từng loại TSCĐ
theo đúng phân loại
1 Kiểm tra các số tổng hợp
2 Đối chiếu tổng nguyên giá , khấu hao luỹ kế
với Bảng cân đối số phát sinh, sổ Cái và sổ chi
Trang 36tiết TSCĐ Đối chiếu số lãi (lỗ) do thanh lý TSCĐ
với sổ Cái
B Chọn một số tài sản năm trước và phát sinh
tăng năm nay từ bảng tổng hợp và thực hiện
những bước sau:
1 Kiểm tra tính hiện hữu (tồn tại) của tài sản,
khẳng định tính sở hữu của các TS đó là thuộc
Công ty và giá trị còn lại của các TS này là phù
hợp với điều kiện hiện tại của chúng
2 - Đối chiếu các tài sản này với kế hoạch mua
sắm tài sản của đơn vị đã được cấp thẩm quyền
3 Xác định xem số phát sinh tăng TSCĐ trong
kỳ có bao gồm các khoản như là chi phí trích
trước dài hạn không
4 Nếu có tài sản tăng là do thay thế TS cũ, cần
xác định nghiệp vụ thanh lý TS cũ đó (và lãi/lỗ
thanh lý nếu có)
C Nếu trong số những TS được chọn ở trên có
cả TS đã thanh lý trong kỳ thì cần kiểm tra các
thủ tục thanh lý có được thực hiện theo quy định
hiện hành không
1 Kiểm tra các văn bản phê chuẩn cho việc
Trang 37thanh lý TS và các chứng từ thu do thanh lý có
liên quan
2 Tính toán lại lãi (lỗ) do thanh lý
D Soát xét những thay đổi trọng yếu đối với
tình hình tăng giảm TS, xem xét những nguyên
nhân dẫn đến sự biến động đó như: đầu tư đổi mới
công nghệ- tăng năng suất lao động, thay đổi kế
hoạch kinh doanh
E Đánh giá về thủ tục kiểm kê TSCĐ cuối
năm, thực hiện các thủ tục này và kết quả kiểm
kê Thừa thiếu trong kiểm kê có được nêu trong
biên bản kiểm kê và biện pháp xử lý có được thực
hiện đúng, kịp thời trong niên độ kế toán không?
F Kiểm tra những tài sản không đủ tiêu chuẩn
ghi nhận là TSCĐ hữu hình theo Chuẩn mực kế
toán 03, kiểm tra việc xử lý những tài sản này
G Đánh giá kết quả kiểm tra
Thủ tục kiểm tra chi tiết
Ngườithựchiện
Thamchiếu
Trang 38khấu hao TSCĐ
2 So sánh tỷ lệ khấu hao Công ty đang áp dụng
với tỷ lệ khấu hao của QĐ206/2003/QĐ-BTC
ngày 12/12/2003 Nếu tỷ lệ khấu hao không phù
hợp với quyết định trên thì tính toán để điều chỉnh
cho phù hợp
B Thực hiện các thủ tục phân tích sau để kiểm
tra số dư TSCĐ
1 Xét xem các số liệu sau để xây dựng nên số
ước tính kiểm toán đối với khấu hao TSCĐ: Số dư
TSCĐ phát sinh tăng và giảm trong năm, số khấu
hao năm trước, tỷ lệ khấu hao theo quy định của
BTC
2 Nếu cần thiết, phân tách các số liệu sử dụng
để xây dựng số ước tính kiểm toán và số chi phí
khấu hao đã hạch toán ở mức độ chi tiết để trợ
giúp KTV đạt được độ tin cậy mong muốn Xem
xét các số phân tách chi tiết sau: theo phân loại
của TSCĐ, theo kỳ kế toán theo phương pháp
khấu hao
3 Xác định số chênh lệch có thể chấp nhận
được để tìm ra những chênh lệch trọng yếu giữa
số ước tính kiểm toán và số báo cáo
4 So sánh số ước tính kiểm toán với số báo
cáo Nếu số chênh lệch thực tế lớn có thể chấp
nhận được thì phải tìm ra sự giải thích hợp lý cho
số chênh lệch đó thông qua việc kiểm tra các
chứng từ liên quan
Trang 39C Đánh giá kết quả kiểm tra của tất cả các
bước trên
3 Kiểm tra chi tiết khấu hao TSCĐ
(tuỳ chọn bước 2 hoặc 3)
A Xét xem các chính sách và thủ tục kế toán
cho việc tính toán và ghi chép khấu hao TSCĐ có
được áp dụng hợp lý, có tuân thủ các quy định của
BTC và có nhất quán không?
B Chọn một số TS từ bảng tổng hợp TSCĐ
(xem thủ tục tổng hợp 1) để kiểm tra chi tiết khấu
hao TSCĐ như sau:
1 Tính toán lại chi phí khấu hao và so với số
phát sinh do khách hàng tính trong kỳ
2 Đôi chiếu tổng chi phí khấu hao và khấu hao
luỹ kế với sổ Cái
3 Xem xét những bút toán khấu hao lớn trong
kỳ và đối chiếu với chi phí và sổ Cái liên quan,
kiểm tra các chứng từ có liên quan nếu cần thiết
C Đánh giá kết quả kiểm tra
Thủ tục kiểm toán chi tiết
Ngườithựchiện
Thamchiếu
4 Kiểm tra việc trình này TSCĐ
A Xét xem các tài khoản TSCĐ được trình bày
hợp lý theo các quy định của chế độ kế toán Việt
nam không?
1 Phân loại tài sản phù hợp theo quy định của
chế độ kế toán Việt nam
Trang 402 Phương pháp tính khấu hao phù hợp với chế
độ kế toán Việt nam
3 Việc tính và trích khấu hao TSCĐ phù hợp với
5 Kiểm tra việc đánh giá lại TSCĐ
A Thu thập bảng tổng hợp các tài sản được đánh
giá lại cuối kỳ và thực hiện các bước sau:
1 Xét xem tổ chức (cá nhân) thực hiện việc đánh
giá lại TSCĐ có độc lập với đơn vị và đủ năng lực
thực hiện việc đánh giá lại hay không?
2 Copy báo cáo đánh giá lại TSCĐ và bảo đảm
rằng những ý kiến đưa ra trong báo cáo phục vụ cho
việc đánh giá lại TSCĐ
3 Đối chiếu phần chênh lệch tăng/giảm TS tới
TK chênh lệch đánh giá lại tài sản
II Xây dựng cơ bản dở dang
A Đầu tư XDCB
1 Thu thập danh mục các công trình đầu tư
XDCB dở dang Đối chiếu với sổ Cái và BCTC
2 Liệt kê các danh mục TSCĐ tạm tăng
3 Kiểm tra chọn mẫu việc ghi chép các công
trình đầu tư xây dựng được duyệt quyết toán trong
kỳ Đảm bảo rằng chúng được ghi chép đúng kỳ và
theo đúng quy định