BÀI TẬP MÔN THỊ TRƯỜNG & GIÁ CẢ Bài 1: Các yếu tố sau đây ảnh hưởng tới cầu và giá của sản phẩm B như thế nào?. 1 Sản phẩm B được ưa chuộng hơn 2 Giá sản phẩm C giảm, khi sản phẩm C là s
Trang 1BÀI TẬP MÔN THỊ TRƯỜNG & GIÁ CẢ
Bài 1: Các yếu tố sau đây ảnh hưởng tới cầu và giá của sản phẩm B như thế nào ?
1) Sản phẩm B được ưa chuộng hơn
2) Giá sản phẩm C giảm, khi sản phẩm C là sản phẩm thay thế sản phẩm B 3) Người tiêu dùng dự báo giá giảm và thu nhập giảm
4) Dân cư đột ngột tăng lên do phát triển du lịch
Bài 2: Các yếu tố sau đây ảnh hưởng đến cung và giá sản phẩm B như thế nào ?
1) Tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất sản phẩm B
2) Số người sản xuất giảm
3) Tăng giá nguồn lực sản xuất ra sản phẩm B
4) Hy vọng rằng giá thị trường (giá cân bằng) ở tương lai sẽ thấp hơn so với hiện nay
5) Giá sản phẩm A giảm, đây là sản phẩm mà cùng sử dụng kỹ thuật và công nghệ để sản xuất sản phẩm B
6) Tăng thuế tiêu thụ sản phẩm B
7) Trợ cấp 500 đồng cho 1 đơn vị sản phẩm B sản xuất ra
Bài 3: Trong mỗi trường hợp sau đây giá cần bằng và lượng cần bằng thay đổi như thế nào trong thị trường cạnh tranh ?
1) Cung giảm và cầu không đổi
2) Cầu giảm và cung không đổi
3) Cung tăng và cầu không đổi
4) Cung tăng và cầu tăng
5) Cầu tăng và cung không đổi
6) Cung tăng và cầu giảm
7) Cầu tăng và cung giảm
8) Cầu giảm và cung tăng
Bài 4: Doanh thu thay đổi như thế nào khi giá sản phẩm thay đổi ?
1) Giá giảm, cầu không co giãn
2) Giá tăng, cầu co giãn
3) Giá tăng, cung co giãn
4) Giá tăng, cung không co giãn
5) Giá tăng và cầu không co giãn
6) Giá giảm và cầu co giãn
7) Giá giảm và cầu co giãn đơn vị
Trang 2Bài 5: Từ bảng số liệu sau đây, hãng sẽ chọn sản xuất như thế nào để tối đa hóa lợi
nhuận nếu giá của sản phẩm giảm từ 40 USD xuống 35 USD
Sản
lượng
(đơn vị)
Giá cả (USD)
Doanh thu (USD)
Tổng chi phí (USD)
Lợi nhuận (USD)
Chi phí biên (USD)
Doanh thu biên (USD)
Bài 6: Giả sử anh (chị) là người quản lý một hãng sản xuất đồng hồ hoạt động
trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo Chi phí sản xuất của hãng là TC = 10.000 +
Q2, trong đó Q là mức sản lượng và TC là tổng chi phí (ngàn đồng)
1) Nếu giá đồng hồ là 600 ngàn đồng, để tối đa hóa lợi nhuận, anh (chị) nên sản xuất bao nhiêu đồng hồ ?
2) Mức lợi nhuận sẽ là bao nhiêu ?
Bài 7: Một hãng có đường doanh thu trung bình (AR) như sau: P = 100 – 0,01Q,
trong đó Q là sản lượng và P là giá cả (đồng/đơn vị) Hàm chi phí sản xuất của hãng là: TC = 50Q + 30.000 Giả sử hãng đang tối đa hóa lợi nhuận
1) Mức sản xuất, giá cả và tổng lợi nhuận của hãng là bao nhiêu ?
2) Chính phủ quyết định đánh thuế 10 ngàn đồng/sản phẩm Sản lượng, giá cả và lợi nhuận sẽ như thế nào ?
Bài 8: Bảng dưới đây cho biết đường cầu của một nhà độc quyền, sản xuất ở mức chi phí biên (MC) không đổi là 10
27
0
Trang 324 2
21
4
9
12
1) Doanh thu biên (MR) của hãng ?
2) Cho biết sản lượng và giá cả để tối đa hóa lợi nhuận ? Cho biết lợ
i nhuận của hãng ?
Bài 9: Một nhà độc quyền bán đang đứng trước đường cầu là P = 11 – Q, trong đó
P được tính bằng ngàn đồng/đơn vị và Q được tính bằng ngàn đơn vị Nhà độc
quyền này có chi phí trung bình không đổi là 6 ngàn đồng
a Xác định giá cả và sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận ? Lợi nhuận của nhà độc
quyền ra sao ?
b Một cơ quan quản lý của Chính phủ ấn định giá cả tối đa là 7 ngàn đồng/đơn vị
Số lượng nào sẽ được sản xuất và lợi nhuận của hãng là bao nhiêu ? Điều gì xảy ra
đối với thế lực độc quyền ?
Bài 10: Một nhà độc quyền đứng trước đường cầu là: Q = 144/P2, trong đó Q là số
lượng được yêu cầu và P là giá cả Chi phí biến đổi trung bình của hãng là AVC =
Q1/2 và chi phí cố định của hãng là 5
a Xác định giá và sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của hãng ? Lợi nhuận là bao
nhiêu ?
b Giả sử Chính phủ điều tiết giá không lớn hơn 4 đơn vị Nhà độc quyền bán phải
sản xuất bao nhiêu và lợi nhuận là bao nhiêu ?
c Giả sử Chính phủ muốn ấn định một mức giá tối đa để kích thích nhà độc quyền
sản xuất lượng sản phẩm càng nhiều càng tốt Giá đó phải là bao nhiêu ?
http://vntim.blogspot.com/2011/03/huongdancaiwindows7odiacunghddao.html