1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

52 Sự phát triển của kiểm toán nội bộ Việt Nam và những yêu cầu đối với KTNB chuyên nghiệp

22 2K 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 139 KB

Nội dung

52 Sự phát triển của kiểm toán nội bộ Việt Nam và những yêu cầu đối với KTNB chuyên nghiệp

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ 2

1 Lịch sử hình thành và phát triển của KTNB 2

2 Bản chất và ý nghĩa của KTNB 3

3 Vai trò, chức năng của KTNB hiện đại 5

4 Sơ lược về một quy trình kiểm toán 8

5 Những yêu cầu đối với KTNB 9

PHẦN II: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KTNB VIỆT NAM 13

1 Vai trò của KTNB ở Việt Nam hiện nay 13

2 Tình hình của hoạt động KTNB ở Việt Nam: 14

3 Những yêu cầu đối với KTNB Việt Nam: 16

KẾT LUẬN 19 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Khi hoạt động của các tổ chức ngày càng tăng về mặt quy mô và mức độphức tạp, các nhà quản lý phải có những cách thức mới để điều hành hiệu quảhơn Họ cần đến những kiểm soát chi tiết cho từng phòng ban, khu vực hoạtđộng và kiểm soát chung đối với cả tổ chức mà chi phí tăng thêm tương đối ít

Và Kiểm toán nội bộ ra đời để thực hiện vai trò trợ giúp cho nhà quản lý đạtđược những mục tiêu đó

Ở Việt Nam, làn sóng đầu tư ngày càng mạnh mẽ và đầu tư chưa từng cókhi bước vào kỷ nguyên tăng trưởng, Theo đó, nhu cầu kiểm soát tại cácdoanh nghiệp cũng ngày càng gia tăng Điều này buộc các doanh nghiệp cần

có những kiểm toán viên nội bộ để giảm thiểu các rủi ro Kiểm toán viên nội

bộ có khả năng ngăn chặn, phát hiện và chỉnh sửa các vấn đề tiêu cực phátsinh cao nhất trong nội bộ doanh nghiệp, đóng vai trò như một người bảo vệgiá trị của doanh nghiệp Kiểm toán nội bộ ra đời sau Kiểm toán độc lập, cònkhá xa lạ với nhiều nhà quản lý, và cũng chỉ đang hoạt động phần lớn trongmột số ngân hàng và doanh nghiệp Vì thế cần tăng cường hiểu biết để tổchức bộ phận này sao cho mang lại lợi ích thực sự cho nhà quản lý

Trong chương trình làm đề án của sinh viên tại trường ĐH, em chọn đề

tài: “Sự phát triển của KTNBVN và những yêu cầu đối với KTNB chuyên nghiệp” để nâng cao hiểu biết và đưa ra một số ý kiến của bản thân về vấn đề

này Kết cấu đề án bao gồm 3 phần chính như sau:

Phần I: Tổng quan về KTNB

Phần II: Sự phát triển của KTNBVN

Trang 4

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Để bắt đầu nói về KTNB, cần phải biết về sự ra đời và phát triển củaKTNB, sau đó mới có thể hình dung được KTNB có bản chất như thế nào, vaitrò, ý nghĩa là gì…? Đây là các nội dung trong phần I này

1 Lịch sử hình thành và phát triển của KTNB

Đối với các doanh nghiệp, số lượng nghiệp vụ là khá nhiều và phức tạpnên không hề dễ dàng cho người chủ sở hữu hay người quản lý cấp cao tiếpxúc để kiểm tra một cách vừa ý Mặc dù người ta có thể xây dựng một hệthống kiểm tra, kiểm soát và kỳ vọng rằng sẽ bao quát được hệ thống đó mộtcách hiệu quả, thì vẫn khó khi muốn xác định: các quy tắc đã định ra có đượctuân thủ và có hiệu lực trong thời điểm thực tế hay không? Tài sản của doanhnghiệp có được đảm bảo an toàn không? Nhân viên làm việc có hiệu năngkhông? Vì những nhu cầu đó, người chủ cần có sự trợ giúp của một hoặcmột số người trực tiếp kiểm tra và báo cáo theo các câu hỏi trên Đó là lí dodẫn đến sự ra đời của KTNB Theo các tài liệu tham khảo được về KTNB vàcác thông tin thu thập được trên các website có thể nhận thấy mầm mống củahoạt động KTNB đã xuất hiện rất sớm Từ thời kỳ Pharaoh, những hoạt độngkiểm soát nội bộ, kiểm toán đầu tiên đã được hình thành ở Bộ phận tài chínhtrung tâm Tuy nhiên trong thế kỷ 19, hoạt động KTNB chủ yếu là phát hiệnnhững gian lận

Khi các doanh nghiệp mở rộng phạm vi và lĩnh vực hoạt động, cùng sự

ra đời của những chuẩn mực đạo đức trong quản lý, sự phát triển thêm trongĐạo luật năm 1977 của Mỹ về Những hành vi hối lộ bên ngoài, với các quyđịnh về áp dụng Đạo luật đó của UB Chứng khoán và Giao dịch,và Đạo luậtTổng thanh tra, tạo ra sức ép quản lý đối với người điều hành thì KTNB càngtrở nên quan trọng, Lúc này, vai trò của KTNB được mở rộng hơn trong cả kế

Trang 5

toán, kiểm soát kế toán, các lĩnh vực tài chính và phi tài chính, phục vụ choHội đồng giám đốc và Ủy ban Kiểm toán.

KTNB hoạt động có hệ thống hơn khi Viện Kiểm toán nội bộ ( viết tắt làIIA- Insitute of Internal Auditors) được thành lập năm 1941với 25 hội viên.Đầu năm 1970, IIA bắt đầu việc đào tạo và cấp chứng chỉ Kiểm toán viên nội

bộ Và đến năm 1978, IIA ban hành chuẩn mực thực hành cho KTNB đánhdấu bước phát triển quan trọng trong KTNB Một minh chứng khẳng định vịtrí vững vàng và sự lớn mạnh của nghề KTNB là hiện nay, IIA có trên 150000hội viên tại 165 quốc gia, trong đó có khoảng 65000 hội viên có chứng chỉKTVNB

Không thể không nhắc đến các vụ gian lận tài chính ở Công tyWorldcom và Enron (Mỹ) những năm 2000-2001 và đặc biệt là khi LuậtSarbanes-Oxley của Mỹ ra đời năm 2002 ( Luật này quy định các công tyniêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ phải báo cáo về hiệu quả của hệthống kiểm soát nội bộ công ty) đã thúc đẩy KTNB càng phát triển nhanh, cácKTVNB cũng có những kĩ năng nghề nghiệp cần thiết để giúp các doanhnghiệp hoạt động hiệu quả

2 Bản chất và ý nghĩa của KTNB

Qua mỗi thời kỳ phát triển lại có thêm nhiều quan điểm về hoạt độngKTNB, nhưng ở đây xin đưa ra hai định nghĩa tiêu biểu như sau:Định nghĩa thứ nhất, theo Viện Kiểm toán Nội bộ ( IIA ): “Kiểm toán nội bộ

là hoạt động đánh giá và tư vấn độc lập trong nội bộ tổ chức, được thiết kếnhằm cải tiến và làm tăng giá trị cho các hoạt động của tổ chức đó Giúp tổchức đạt được các mục tiêu bằng việc đánh giá và cải tiến một cách hệ thống

và chuẩn tắc tính hiệu lực của quy trình quản trị, kiểm soát và quản lý rủi ro”.( web: kiemtoan.com.vn)

Trang 6

Thứ hai, trong Các chuẩn mực Hành nghề KTNB ban hành năm 1978, “KTNB là một chức năng thẩm định độc lập được thiết lập bên trong một tổchức để xem xét và đánh giá các hoạt động của tổ chức đó, với tư cách là một

sự trợ giúp đối với tổ chức đó” ( Kiểm toán nội bộ hiện đại – đánh giá cáchoạt động và hệ thống kiểm soát- NXB Tài chính 2000)

Theo tôi, cách diễn đạt đầu tiên bao hàm đầy đủ hơn cả về phạm vi, tínhđộc lập, nội dung, vai trò, và phương thức hoạt động của KTNB

+ Về phạm vi, được chỉ ra rõ ràng ở cả hai khái niệm, công việc KTNB

do tổ chức và nhân viên trong tổ chức tiến hành

+ Về Tính độc lập của KTNB thể hiện trong cụm từ “ độc lập” nói lênrằng công việc KTNB không bị những ràng buộc có thể làm hạn chế đáng kểphạm vi và hiệu quả của việc thẩm tra, hoặc làm chậm trễ việc báo cáo nhữngphát hiện và kết luận trong việc đánh giá các hoạt động của Ban Giám đốc vànhân viên

+ Nội dung : đánh giá và tư vấn cho nhà quản lý Điều này sẽ phản ánhđúng và đầy đủ hơn định nghĩa thứ hai đưa ra : là một chức năng thẩm định,chỉ thẩm định thôi thì chưa phản ánh rằng sau khi đã đánh giá, KTNB sẽ đưa

ra những kiến nghị cho người điều hành, và những kiến nghị đó mới thực sựphản ánh chất lượng của hoạt động KTNB

+ Định nghĩa thứ hai cũng không thể hiện được vai trò cải tiến và làmtăng giá trị cho hoạt động của tổ chức, không chỉ ra cách thức cụ thể đểKTNB thực hiện vai trò ấy là: đánh giá và cải tiến một cách hệ thống, chuẩntắc tính hiệu lực của quy trình quản trị, kiểm soát và quản lý rủi ro mà chỉ thểhiện rất chung chung vai trò đó là: một sự trợ giúp

Từ hai định nghĩa đã đưa ra, có thể thừa nhận rằng KTNB là một hoạtđộng kiểm soát có tổ chức mà chức năng là đo lường và đánh giá hiệu quả củanhững kiểm soát khác, kết quả là nêu ra căn cứ cải tiến và các kiến nghị cải

Trang 7

tiến cho những người có trách nhiệm KTNB là một dạng đặc biệt của nghềkiểm toán (bên cạnh kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước), mà “kháchhàng” duy nhất là chính công ty mình đang làm việc.

3 Vai trò, chức năng của KTNB hiện đại

Theo quan điểm trước đây, KTNB chịu trách nhiệm kiểm toán báo cáotài chính và tập trung vào công tác kiểm tra kế toán, thông tin tài chính củacông ty Tuy nhiên vai trò của KTNB hiện đại được mở rộng, bao gồm côngtác kiểm toán tính hiệu quả và tính tuân thủ của mọi hoạt động cũng như tưvấn hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

Vai trò trong kiểm soát nội bộ:

Hướng đi chủ yếu của KTNB là cải thiện hoạt động của hệ thống Kiểmsoát nội bộ CICA ( Viện kế toán viên công chứng Canada ) định nghĩa về hệthống KSNB theo quan điểm của kiểm toán quản lý như sau: “ Kiểm soát nội

bộ bao gồm kế hoạch của tổ chức và tất cả các hệ thống phối hợp do nhà quản

lý của doanh nghiệp xây dựng để nhằm trợ giúp đạt được các mục tiêu quản

lý cho tới việc thực hành, tính tuân thủ và hiệu quả của hoạt động kinh doanh,bao gồm cả đảm bảo an toàn cho tài sản, tính trung thực của những ghi chép

kế toán, tính đúng kỳ và sự trung thực của thông tin tài chính…” Như vậy,KSNB được nhận diện chung như một quy trình, hiệu quả hoạt động củaBGĐ, nhà quản lý, và nhân viên khác của một tổ chức, các thiết kế để đưa ranhững bảo đảm hợp lý cho các mục tiêu đạt được trong các loại KSNB sau:

- Tính hiệu quả, hiệu năng của các hoạt động

- Tính trung thực của các BCTC

- Tính tuân thủ luật pháp và quy định

Ban quản lý chịu trách nhiệm về KSNB Nhà quản lý thiết lập nên nhữngquy tắc và quy trình nhằm giúp tổ chức đạt được các mục tiêu cụ thể trong hệthống mục tiêu chung KTVNB tiến hành Kiểm toán để đánh giá xem những

Trang 8

quy tắc, quy trình được thiết kế và thực hiện có hiệu quả hay không và đưa ranhững kiến nghị để cải thiện chúng.

Vai trò trong quản lý rủi ro:

Những tiêu chuẩn KTNB chuyên nghiệp quy định chức năng điều hành

và đánh giá hiệu quả quy trình quản lý rủi ro của tổ chức Quản lý rủi ro mô tảcách thức một tổ chức thiết lập các mục tiêu, sau đó nhận dạng, phân tích, vàđối phó lại với những rủi ro có ảnh hưởng tiềm tàng đối với khả năng đạtđược mục tiêu của quản lý: Những rủi ro thuộc về các chiến dịch, hoạt động,báo cáo tài chính và hệ thống luật hoặc quy định Nhà quản lý thực hiện cáchoạt động đánh giá rủi ro như một phần trong tiến trình bình thường của hoạtđộng kinh doanh trong mỗi loại đó Các ví dụ bao gồm: kế hoạch chiến lược,

kế hoạch marketing, kế hoạch đầu tư, ngân quỹ, hoạt động vay nợ LuậtSanbanes-Oxley cũng yêu cầu mở rộng quy trình đánh giá rủi ro của BCTC.Hướng dẫn pháp luật thống nhất thường đặt ra những đánh giá toàn diện vềchiều hướng và khả năng mâu thuẫn tiềm tàng trong các mặt của một công ty.Các KTVNB có thể đánh giá mỗi hoạt động hoặc tập trung vào các quá trình

mà nhà quản lý sử dụng để tường thuật và giám sát các rủi ro nhận biết được.Chẳng hạn các KTVNB có thể đưa ra lời khuyên cho nhà quản lý về việc báocáo những phương pháp hoạt động tiên tiến cho Hội đồng

Trong các công ty lớn hơn, những giải pháp mang tính chiến lược lớnđược thi hành để đạt các mục tiêu và tạo ra những thay đổi Là một thành viêncủa Ban quản trị cấp cao, Trưởng ban kiểm toán (CAE) có thể tham gia vàonhững vị trí mới trong các giải pháp ấy Điều đó đặt Trưởng Ban kiểm toánvào vị trí phải báo cáo những mặt tổ chức rủi ro chủ yếu cho UBKT hoặc đảmbảo rằng những thông tin của nhà quản trị là có hiệu quả cho mục tiêu đó

Vai trò trong sự quản lý của tổng công ty

Hoạt động KTNB gắn liền với sự quản lý của liên hiệp công ty một cáchgần gũi và trọn vẹn chủ yếu thông qua việc tham gia vào các cuộc họp và thảo

Trang 9

luận của BGĐ Sự quản lý của tổng công ty là sự kết hợp của các quy trình và

cơ cấu tổ chức được thi hành bởi BGĐ để thông tin, hướng dẫn, quản lý vàgiám sát các nguồn lực, các chiến lược, các chính sách nhằm đạt được mụctiêu của tổ chức KTVNB thường được xem là một trong bốn trụ cột trong sựquản lý của tổng công ty, các trụ cột khác là BGĐ và các KTV bên ngoài.Phạm vi trọng tâm chủ yếu của KTNB khi nó gắn với sự quản lý của liênhiệp công ty là giúp UBKT của BGĐ thể hiện những trách nhiệm của nó mộtcách hiệu quả Điều này bao gồm việc báo cáo những vấn đề kiểm soát nội bộthen chốt, thông tin một cách kín đáo cho UB về năng lực của những nhàquản lý chính, đề xuất những vấn đề và chủ đề cho các cuộc họp bàn củaUBKT, kết hợp cẩn thận với KTV bên ngoài và nhà quản lý để đảm bảo rằng

UB nhận được những thông tin hiệu quả

Chức năng của hoạt động KTNB

Vậy cụ thể là KTNB xem xét,đánh giá những gì ? Trích dẫn trong cácChuẩn mực hành nghề KTNB (SPPIA) số 300, phạm vi công việc là “xem xéttính đầy đủ và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức và chấtlượng thực thi trách nhiệm được giao” Như vậy mục đích của KTNB là xácđịnh sự tồn tại và có hiệu lực của hệ thống KSNB đồng thời xác định việcthực hiện các mục tiêu của tổ chức, từ đó hỗ trợ Ban Giám đốc đạt được mụctiêu kinh tế, hiệu quả và hiệu năng trong sản xuất- kinh doanh Hoạt độngđánh giá hệ thống KSNB sẽ dựa theo các mục tiêu của hệ thống này mà tiếnhành Các mục tiêu đó là : tính trung thực và đầy đủ của các thông tin tàichính, tính trung thực của những ghi chép kế toán; tính tuân thủ, tính kinh tế

và hiệu quả của hoạt động kinh doanh; bảo vệ tài sản vì thế KTNB hiện đạithực hiện hai chức năng chính như sau:

+ Chức năng kiểm tra, xác minh các thông tin tài chính: là xác định rằngcác sổ sách, BCTC có chính xác, đáng tin cậy, kịp thời, hoàn chỉnh và hữu ích

Trang 10

không ; việc kiểm soát sổ sách ghi chép và báo cáo có đầy đủ và có hiệu lựckhông.

+ Chức năng kiểm tra hiệu quả, hiệu năng của các hoạt động: chức năngnày hướng vào thẩm tra tính tuân thủ các chính sách, kế hoạch, thủ tục, phápluật, quy định ;đánh giá tính tiết kiệm ( thể hiện bằng kết quả đạt được vớinguồn lực sử dụng ít nhất ), tính hiệu quả ( sử dụng nguồn lực một cách tốiưu), tính hiệu năng ( có đạt được mục tiêu, mục đích đặt ra không ) của cácchương trình, hoạt động

Trong đó chức năng thứ hai là chủ yếu Việc đánh giá phải dựa vào đặcđiểm riêng của từng hoạt động Kiểm toán không kết thúc với báo cáo cácphát hiện kiểm toán mà mở rộng đưa ra các kiến nghị cho các cá nhân, tổchức yêu cầu kiểm toán

4 Sơ lược về một quy trình kiểm toán

Dựa trên đánh giá rủi ro của tổ chức, các KTVNB, nhà quản lý, các bangiám sát quyết định tập trung các nỗ lực KTNB vào đâu Hoạt động KTNBthường được tiến hành như một hoặc nhiều kế hoạch Một quy trình KTNBđiển hình gồm các bước sau:

- Thiết lập và thông tin kế hoạch và những mục tiêu KT tới nhà quản lýthích hợp

- Trình bày những hiểu biết về phần kinh doanh dưới sự giám sát Baogồm các mục tiêu, những khuôn khổ, và các loại nghiệp vụ then chốt Nó đòihỏi phải rà soát lại tài liệu và phỏng vấn Có thể tạo ra các biểu đồ tiến độ haycác bảng tường thuật nếu cần thiết

- Nhận biết các thủ tục kiểm soát để đảm bảo mỗi nghiệp vụ then chốtđược kiểm soát và giám sát đúng đắn

Trang 11

- Triển khai và thực hiện việc chọn mẫu rủi ro và phương pháp nghiêncứu để xác định các kiểm soát quan trọng nhất có đang được thi hành nhưmong đợi hay không.

- Báo cáo các vấn đề được nhận biết và thảo luận, dàn xếp với ban quản

lý để xác định nguyên nhân, tiếp tục tìm hiểu gián tiếp trong những phạm vithích hợp Các ban KTNB duy trì những cơ sở dữ liệu tiếp theo cho mục tiêunày

Độ dài của kế hoạch phụ thuộc vào sự phức tạp của hoạt động được kiểmtoán và nguồn lực sẵn có của KTNB Nhiều bước trong số các bước trên bịlặp lại và có thể tất cả không xuất hiện theo một tiến trình đã được chỉ ra.Thêm vào quá trình đánh giá hoạt động kinh doanh, có những chuyên gia( được gọi là các Kiểm Toán công nghệ thông tin ) rà soát các kiểm soát côngnghệ thông tin

5 Những yêu cầu đối với KTNB

Trong giới hạn phạm vi đề tài, ở đây tôi chỉ đưa ra một số ý kiến về cáccông việc mà KTVNB thực hiện và tiêu chuẩn chung dành cho một KTVNB

Do được tiếp cận với tất cả các lĩnh vực hoạt động của tổ chức để thực hiệnchức năng kiểm tra, phân tích, đánh giá và tư vấn, vô hình trung, KTVNB cóđược vị thế mà nhân viên ở những bộ phận khác trong tổ chức không có được

Vì thế, khi hoạt động KTNB ngày càng hoàn thiện và phát triển thì phòngKTNB chính là một môi trường thực hành lý tưởng để đào tạo các giám đốccông ty trong tương lai Thực tế chứng minh, nhiều tập đoàn đa quốc gia trênthế giới đã sử dụng phòng KTNB như là nơi ươm mầm và rèn luyện các tàinăng lãnh đạo của mình

KTVNB là một nghề đòi hỏi kỹ năng và đạo đức rất cao Vì thế chỉ khingười làm KTNB có đủ tính chuyên nghiệp và chứng nhận đào tạo bài bản, cóthâm niên thực tế thì năng lực và danh hiệu mới được công nhận

Ngày đăng: 23/03/2013, 17:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w