KHIÊN NGƯU TỬ -Xuất Xứ: Danh Y Biệt Lục. -Tên Khác: Bạch Khiên Ngưu, Bạch Sửu, Bồn Tăng Thảo, Cẩu Nhĩ Thảo, Giả Quân Tử, Hắc Ngưu, Hắc Sửu, Nhị Sửu, Tam Bạch Thảo, Thảo Kim Linh, Thiên Gìa (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Bìm Bìm Biếc (Việt Nam), Lạt Bát Hoa Tử. -Tên Khoa Học: Semen Pharbitidis. -Họ Khoa Học: Họ Bìm Bìm (Convolvulaceae). -Mô Tả: Dây leo bằng thân quấn, thân mảnh, có lông. Lá 3 thùy nhẵn và xanh ở mặt trên, xanh nhạt và có lông ở mặt dưới, dài 14cm, rộng 12cm, cuống dài 5-9cm. Hoa màu hồng tím hoặc lam nhạt. Quả nang, hình cầu nhẵn, có 3 ngăn, 2-4 hạt, 3 cạnh lưng khum, 2 bên dẹt nhẵn nhưng ở tễ hơi có lông, màu đen hoặc trắng tùy loại. -Địa Lý: Mọc hoang. -Thu Hái, Sơ Chế: Thu hái vào các tháng 7-10. Hái quả chín về, đập lấy hạt phơi khô làm thuốc. -Bộ Phận Dùng: Hạt. Có 2 loại: màu trắng gọi là Bạch sửu, màu đen hoặc màu vàng nhạt gọi là Hắc sửu. Hạt đó là được dùng nhiều hơn. Hạt đen có 3 cạnh to bằng hạt đậu xanh, vỏ cứng đen, chắc, nhân có màu vàng nhạt, không mọt mốc là tốt. Thứ hạt nhỏ ít dùng hơn. -Bào Chế: +Chọn bỏ tạp chất,sao to lửa cho đến khi hạt thuốc phồng lên là được, để nguội dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). +Dùng sống: Phơi khô, khi bốc thuốc thang thì gĩa dập hoặc tán nhuyễn làm hoàn tán (tác dụng xổ mạnh). .Dùng chín: Sao vàng cho thơm [xổ yếu hơn] (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược). -Bảo Quản: Để nơi khô, thoáng gió. -Thành Phần Hóa Học: +Trong Khiên ngưu tử có Pharbitin (Pharbitic acid và vài Purolic acid) là chất Glocosid có khoảng 2%, Nilic acid, Gallic acid, Lysergol, Chanoclavine, Penniclavine, Isopenniclavine, Elymoclavine (Trung Dược Học). -Tác Dụng Dược Lý: +Tác Dụng Tẩy Xổ: chất Pharbitin có tác dụng tẩy xổ mạnh tương tự chất Jalapin. Khi chất Pharbitin vào ruột gặp mật và dịch ruột sẽ thủy phân thành Khiên ngưu tử tố kích thích ruột làm tăng nhu động gây ra tẩy xổ. Nước hoặc cồn chiết xuất Khiên ngưu đều có tác dụng gây tiêu chảy ở chuột nhắt nhưng nước sắc thì không có tác dụng đó. +Tác Dụng Lên Thận: Khiên ngưu tử làm tăng độ lọc Inulin của Thận. +Tác Dụng Diệt Giun: Khiên ngưu tử, in vitro có tác dụng ức chế giun đũa (Trung Dược Học). -Độc Tính: Độc tính của thuốc đối với chuột, liều LD50 là 37,5/kg. Ở người, có triệu chứng muốn nôn, nôn do thuốc kích thích trực tiếp lên đường tiêu hóa. Liều cao có thể ảnh hưởng đến Thận, dẫn đến tiểu ra máu cũng như các triệu chứng thần kinh(Trung Dược Học). -Tính Vị: +Vị đắng, tính hàn, có độc (Danh Y Biệt Lục). +Vị cay, tính nhiệt, có độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). +Vị đắng cay, tính hàn, có độc (Trung Dược Học). +Vị đắng, tính lạnh (Đông Dược Học Thiết Yếu). -Quy Kinh: +Vào phần khí, thông Tam tiêu, đến Mệnh môn bên phải (Bản Thảo Cương Mục). +Vào kinh Phế, Đại trường, Tiểu trường (Bản Thảo Thông Huyền). +Vào kinh Phế, Thận, Đại trường, Tiểu trường (Trung Dược Học). +Vào kinh Phế, Đại trường (Đông Dược Học Thiết Yếu). -Tác Dụng: +Trục thủy, trục đờm ẩm, diệt giun, tiêu tích, thông trệ (Trung Dược Học). +Lợi đại tiểu tiện, trục thủy, tiêu đờm (Đông Dược Học Thiết Yếu). -Chủ Trị: -Liều Dùng:6-12g trong thuốc sắc. 2-4g khi dùng đơn vị thuốc tán. -Kiêng Kỵ: +Có thai: không dùng ; Người Vị suy, khí hư: cẩn thận khi dùng (Trung Dược Học). -Đơn Thuốc Kinh Nghiệm: +Trị hàn thấp thủy sán, âm nang sưng, đại tiểu tiện không thông: Hắc sửu, Bạch sửu, Tiểu hồi. Thêm đường . tất cả tán bột. Ngày uống 4g lúc sáng sớm (Vũ Công Tán - Nho Môn Sự Thân). +Trị giun đũa, giun kim: Khiên ngưu tử, Binh lang, Đại hoàng. Lượng bằng nhau, tán bột. Uống vào sáng sớm và tối, lúc đói bụng, mỗi lần 2-3g với nước sôi ấm (Ngưu Lang Hoàn - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). +Trị giun kim: Khiên ngưu tử 10g, Lôi hoàn 10g, Sinh địa 3g. Tán bột, chia làm 2 lần uống với nước sôi ấm (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). +Trị Thận viêm, phù thũng: Khiên ngưu tử 36g (tán bột), Đại táo 60g (nấu chín, bỏ hột, gĩa nhuyễn), Sinh khương 500g (bỏ vỏ, gĩa lấy nước). Cho Khiên ngưu vào nước Gừng, trộn đều với Táo, bỏ lên bếp, chưng30 phút. Chia làm 8 phần . mỗi ngày uống vào sáng, trưa, chiều, tối, lúc bụng đói. Uống liên tục 4-5 ngày cho hết (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). +Trị gan xơ, bụng nước hoặc Thận viêm mạn: Khiên ngưu tử 120g, Hồi hương 30g. Tán bột mịn. Mỗi lần uống 6-8g lúc bụng đói với nước sôi nóng. Ngày 1 lần, liên tục trong 2-3 ngày (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). +Trị phù thũng: Khiên ngưu tử 10g, Xa tiền tử 8g, Gừng 2g, nước 300ml. Sắc còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày. Nếu tiểu nhiều được thì tốt (Dược Liệu Việt Nam). +Trị tinh thần phân liệt: Đại hoàng 12g, Hùng hoàng 12g, Hắc sửu 24g, Bạch sửu 24g, Mạch nha 16g. Tán bột, làm viên 2g. Ngày uống 4 viên. 1 đợt 15 ngày, nghỉ 7 ngày rồi lại tiếp tục (Y Học Thực Hành 1968, 154: 27-29). +Trị động kinh: Khoa thần kinh bệnh viện thủ đô Bắc Kinh thuộc Viện khoa học y học Trung Quốc dùng chiết xuất của Khiên ngưu làm được viên hoặc hoàn trị 115 cas động kinh trong 3 tháng. Tỉ lệ: có kết quả56,7%. Hiệu quả trị bệnh của thuốc viên và hoàn như nhau. Đối với tất cả các thể bệnh đều có kết quả (Nội Khoa Trung Hoa Tạp Chí 1977, 6:323) -Tham Khảo: “Ông Đông Viên nói rằng: sách ‘Danh Y Tập Chú’ ghi là vị Khiên ngưu vị đắng, tính hàn là lầm. Khiên ngưu dùng ít thì thông đại tiện, dùng nhiều thì gây ra tiêu lỏng. Vì nó là thuốc bổ khí, vị cay, nhấm vào miệng lâu lâu thấy cay cay, hăng mạnh, nào có vị đắng, tính hàn đâu? Trong sách thuốc nói thấp là tên riêng của thủy, tức là vật hữu hình. Những người Phế trước đây bị thấp, khí ẩm không thể biến hóa, đến nỗi đại tiểu tiện không thông, rất nên dùng nó. Vì Khiên ngưu có thể khơi tháo Phế khí, khí ẩm hết thì phần khí sẽ được chu lưu. Nếu không xét bệnh có thấp khí hay không, hễ thấy có thương thực hoặc có nhiệt chứng, đều dùng Khiên ngưu, như vậy không lầm sao? Huống gì Khiên ngưu chỉ có thể tả được thấp nhiệt ở phần huyết. Nếu thấp khí ở hạ tiêu, tức là thấp khí ở trong huyết, nên dùng vị đắng, hàn mà trị mới đúng, trái lại, nếu dùng Khiên ngưu, là vị thuốc có vị cay, tính nhiệt mà tả thấp khí ở thượng tiêu, đó là bệnh ở huyết mà lại tả khí, tất nhiên khí huyết đều sẽ bị hao tổn vậy” (Trung Quốc Dược Học đại từ Điển). “Khiên ngưu dùng chung với Mộc hương, Can khương thì tác dụng càng mạnh. Vương Hiếu Cổ nói rằng: Khiên Ngưu dùng chung với khí dược thì vào phần khí, dùng chung với Đại hoàng thì vào phần huyết” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). “Khiên ngưu chuyên về hành thủy, là thuốc tẩy xổ mạnh, liều lượng ít thì có tác dụng nhuận trường, liều lượng nhiều thì xổ mạnh. Khiên ngưu lại chia ra 2 loại đen, trắng. Sức thông lợi bài tiết của Hắc sửu nhanh còn Bạch sửu thì chậm hơn. Đối với loại thuốc tẩy xổ, Hắc Bạch sửu và Thương lục là thuốc trục thủy, Cam toại, Đại kích, Nguyên hoa là thuốc công thủy. Tất cả đều làm tổn thương chính khí. Thông thảo, Xa tiền tử là thuốc lợi thủy; Ngũ gia bì, Đông qua bì là thuốc hành thủy, các vị này không làm tổn thương chính khí” (Đông Dược Học Thiết Yếu). . KHIÊN NGƯU TỬ -Xuất Xứ: Danh Y Biệt Lục. -Tên Khác: Bạch Khiên Ngưu, Bạch Sửu, Bồn Tăng Thảo, Cẩu Nhĩ Thảo, Giả Quân Tử, Hắc Ngưu, Hắc Sửu, Nhị Sửu, Tam Bạch. tác dụng đó. +Tác Dụng Lên Thận: Khiên ngưu tử làm tăng độ lọc Inulin của Thận. +Tác Dụng Diệt Giun: Khiên ngưu tử, in vitro có tác dụng ức chế giun đũa (Trung Dược Học). -Độc Tính: Độc tính. +Trị giun kim: Khiên ngưu tử 10g, Lôi hoàn 10g, Sinh địa 3g. Tán bột, chia làm 2 lần uống với nước sôi ấm (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược) . +Trị Thận viêm, phù thũng: Khiên ngưu tử 36g (tán bột),