AN TỨC HƯƠNG Xuất Xứ: Đường Bản Thảo. Tên Khác: An tức hương chi, Bồ đề, Cánh kiến trắng, Mệnh môn lục sự, Thiên kim mộc chi, Thoán hương, Tịch tà, Tiện khiên ngưu (Hòa Hán Dược Khảo), Chuyết bối la hương (Phạn Thư). Tên Khoa Học: Styrax Tonkinensis (Pier.) Craib. Thuộc họ Styracaceae. Mô Tả: Cây nhỏ, cao chừng 15~20cm. Búp non phủ lông mịn, mầu vàng nhạt. Lá mọc so le, có cuống, dài khoảng 6~15cm rộng 22,5cm. Phiến lá nguyên hình trứng, tròn ở phía dưới, nhọn dài ở đầu, mặt trên mầu xanh nhạt,mặt dưới mầu trắng nhạt do có nhiều lông mịn. Hoa nhỏ, trắng, thơm, mọc thành chùm, ít phân nhánh, mang ít hoa.Quả hình cầu, đường kính 10~16mm, phía dưới mang đài còn sót lại, mặt ngoài quả có lông hình sao. Địa Lý: Có ở Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, Sơn La, Lai Châu, Hà Sơn Bình, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh. Thu Hoạch: Vào giữa tháng 6~7, chọn cây từ 5~10 tuổi, rạch vào thân hoặc cành để lấy nhựa. Đem về chia thành 2 loại: . Loại tốt: mầu vàng nhạt, mùi thơm vani. . Loại kém: mầu đỏ, mùi kém hơn, lẫn nhiều tạp chất (vỏ cây, đất cát. ). -Phần Dùng Làm Thuốc: Dùng nhựa của cây (Benzoinum). Thường là khối nhựa mầu vàng nhạt hoặc nâu, đỏ nhạt, mặt bẻ ngang có mầu trắng sữa nhưng xen kẽ mầu nâu bóng mượt, cứng nhưng gặp nóng thì hóa mềm, có mùi thơm. Bào Chế: Lấy nhựa ngâm vào rượu rồi nấu sôi 2~3 lần cho đến khi nhựa chìm xuống, lấy ra, thả vào nước, khi nhựa cứng là được. Phơi cho khô. Thành Phần Hóa Học: + An Tức Hương của Trung quốc chủ yếu gồm Acid Sumaresinolic, Coniferyl Cinnamate, Lubanyl Cinnamate, Phenylpropyl Cinnamate 23%, Vanillin 1%, Cimanyl Cinnamate 1%, Styracin, Styrene, Benzaldebyde, Acid Benjoic, tinh dầu quế 10~30%, chất keo 10~20%. + An Tức Hương của Việt Nam có chất keo 70~80%, Acid Siaresinolic, Coniferyl Benzoate, Lubanyl Benzoate 11,7%, Cinnamyl Benzoate, Vanillin 0,3%, Phenylpropyl Cinnamate 2,3%. Tính Vị: + Vị cay, đắng, tính bình, không độc(Đường Bản Thảo). + Vị cay, đắng, hơi ngọt, tính bình, không độc (Bản Kinh Phùng Nguyên). +Vị cay, đắng, tính ấm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Vị cay, đắng, tính ấm (Trung Dược Đại Từ Điển). Quy Kinh: + Vào thủ Thiếu âm Tâm kinh (Bản Thảo Kinh Sơ). +Vào thủ Thái âm Phế, túc Quyết âm Can kinh (Ngọc Quyết Dược Giải). +Vào kinh Tâm và Tỳ (Bản Thảo Tiện Độc). + Vào kinh Tâm, và Tỳ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). +Vào kinh Tâm, Can, Tỳ (Trung Dược Học). Tác Dụng: + Hành khí huyết, trừ tà, khai khiếu, an thần (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Tuyên hành khí huyết, phá phục, hành huyết, hạ khí, an thần (Bản Thảo Tùng Tân). + Khai khiếu, thanh thần, hành khí, hoạt huyết, chỉ thống (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển). + Làm ấm Thận, trừ ác khí (Hải Dược Bản Thảo). Chủ Trị: + Trị ngực và bụng bị ác khí(Đường Bản Thảo). + Tri di tinh (Hải Dược Bản Thảo). + Trị huyết tà, hoắc loạn, đau nhức do phong, sinh xong bị huyết vận (Nhật Hoa Tử Bản Thảo) + Trị trúng phong, phong thấp, phong giản, hạc tất phong, lưng đau, tai ù (Bản Thảo Thuật). + Trị tim thình lình đau, ói nghịch (Bản Thảo Phùng Nguyên). + Trị trẻ nhỏ bị động kinh, kinh phong (Trung Dược Tài Thủ Sách). + Trị thình lình bị trúng ác khí, hôn quyết, ngực và bụng đau, sinh xong bị chứng huyết vận, trẻ nhỏ bị kinh phong, động kinh, phong thấp, lưng đau (Trung Dược Đại Từ Điển). + Trị trúng phong, đờm quyết, khí uất, hôn quyết, trúng ác khí bất tỉnh, ngực bụng đau, sản hậu bị huyết vận, trẻ nhỏ bị kinh phong (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển). Liều Dùng: . Dùng uống: 2g 4g. . Dùng ngoài: Tùy theo vùng bệnh mà dùng. Kiêng Kỵ: + Khí hư, ăn ít, âm hư hỏa vượng không dùng(Bản Thảo Phùng Nguyên). + Bệnh không liên hệ đến ác khí, không dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Âm hư hỏa vượng không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển). Đơn Thuốc Kinh Nghiệm: + Trị phong thấp, các khớp xương đau nhức: Lấy thịt heo nạc 160g, thái ra, trộn với 80g An tức hương, cho vào ống hoặc bình để lên lò, đốt lửa lớn nhưng phải để 1 miếng đồng để An tức hương cháy ở phía trên, để bánh có lỗ hướng về phía đau mà xông ( Thánh Huệ Phương). + Trị trúng phong, trúng ác khí: An tức hương 4g, Quỷ cửu 8g, Tê giác 3,2g, Ngưu hoàng 2g, Đơn sa 4,8g, Nhũ hương 4,8g, Hùng hoàng 4,8g. Tán bột. Dùng Thạch xương bồ và Sinh khương đều 4g, sắc lấy nước uống thuốc (Phương Mạch Chính Tông). + Trị tim bỗng nhiên đau, tim đập nhanh kinh niên: An tức hương, tán bột. Mỗi lần uống 2g với nước sôi (Thế Y Đắc Hiệu Phương). + Trị hàn thấp, lãnh khí, hoắc loạn thể âm: An tức hương 4g, Nhân sâm 8g, Phụ tử 8g. Sắc uống (Bản Thảo Hối Ngôn). + Trị phụ nữ sinh xong bị huyết vận, huyết trướng, cấm khẩu: An tức hương 4g, Ngũ linh chi ( thủy phi) 20g. Tán bột, trộn đều. Mỗi lần uống 4g với nước Gừng sao (Bản Thảo Hối Ngôn). + Trị trẻ nhỏ bụng đau, chân co rút, la khóc: An tức hương chưng với rượu thành cao. Đinh hương, Hoắc hương, Mộc hương, Trầm hương, Bát giác hồi hương đều 12g, Hương phụ tử, Súc sa nhân, Cam thảo (chích) đều 20g. Tán nhuyễn, trộn với cao An tức hương và mật làm hoàn. Ngày uống 8g với nước sắc lá Tía tô (An Tức Hương Hoàn - Toàn Ấu Tâm Giám). + Trị trẻ nhỏ bị kinh phong do tà: An tức hương to bằng hạt đậu, đốt xông cho đứa trẻ (Kỳ Hiệu Lương Phương). + Trị vú bị nứt nẻ: An tức hương 20g, ngâm với 100g cồn 80o trong 10 ngày, thỉnh thoảng lắc cho đều thuốc. Dùng cồn này hòa thêm nước bôi lên cho nứt nẻ (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). Tham Khảo: + “Diệp Đình Khuê, trong tác phẩm ‘Hương Phổ’ ghi: “Nhựa cây này có hình dạng và mầu sắc giống như trái Hồ đào, không nên đốt, nó có thể phát mùi thơm. Uông Cơ viết: Hoặc nói rằng khi đốt lên có khả năng quy tụ chuột lại là thứ tốt” (Y Học Cương Mục). + “An tức hương mầu nâu (đỏ đen), hơi vàng, giống như Mã não, đập ra có sắc trắng là thứ tốt. Loại mầu đen bên trong lẫn cát, đất là loại xấu, do cặn bã kết lại. Dù là vụn hoặc thành khối cũng là thứ xấu, vì sợ là có mùi hương và tạp chất khác. Khi chế biến lại, rất kỵ lửa” (Bản Thảo Phùng Nguyên). + Theo Tây Dương Tạp Trở của ĐoạnThànhThức nói rằng: cây An tức hương xuất xứ từ nước Inran được gọi là cây trừ tà, cao khoảng 6,5 9,5m, vỏ mầu vàng đen, lá có 4 gốc, chịu lạnh không bị héo, tháng 2 hoa nở, mầu vàng, nhụy hoa hơi xanh biếc, không kết trái, đõe khoét vỏ cây thì có chất keo chảy ra như kẹo mạch nha, gọi là An tức hương. Tháng 67 keo đông cứng lại thì lấy dùng . Đốt nó có công hiệu thông thần, trừ các mùi hôi thối (ChưởngVũTích). Sách TQYHĐT.Điển chỉ có 1 bài mang tên An Tức Hoàn. Sách TTP.Thang giới thiệu 1 bài mang tên An Tức Hương Hoàn. . Tía tô (An Tức Hương Hoàn - Toàn Ấu Tâm Giám). + Trị trẻ nhỏ bị kinh phong do tà: An tức hương to bằng hạt đậu, đốt xông cho đứa trẻ (Kỳ Hiệu Lương Phương). + Trị vú bị nứt nẻ: An tức hương. thành cao. Đinh hương, Hoắc hương, Mộc hương, Trầm hương, Bát giác hồi hương đều 12g, Hương phụ tử, Súc sa nhân, Cam thảo (chích) đều 20g. Tán nhuyễn, trộn với cao An tức hương và mật làm. AN TỨC HƯƠNG Xuất Xứ: Đường Bản Thảo. Tên Khác: An tức hương chi, Bồ đề, Cánh kiến trắng, Mệnh môn lục sự, Thiên kim mộc chi, Thoán hương, Tịch tà, Tiện khiên ngưu (Hòa Hán Dược Khảo),