ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN HOÁ HỌC Câu 1: Kim loại nào sau đây được dùng nhiều nhất để đóng gói thực phẩm? A. Zn B. Fe C. Sn D. Al Câu 2: Một tấm kim loại bằng vàng bị bám một lớp sắt ở bề mặt ta có thể dùng dung dịch nào sau đây để laọi tạp chất ra khỏi tấm kim loại vàng? A. Dung dịch CuSO 4 dư B. Dung dịch FeSO 4 dư C. Dung dịch Fe 2 (SO 4 ) 3 dư D. Dung dịch ZnSO 4 dư Câu 3: Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là: A. Thực hiện quá trình khử ion kim loại B. Thực hiện quá trình oxi hoá các ion kim loại C. Thực hiện khử các kim loại D. Thực hiện quá trình oxi hoá kim loại Câu 4: Ngâm Cu dư vào dung dịch AgNO 3 thu được dung dịch A. Sau đó ngâm Fe dư vào dung dịch A thu được dung dịch B, dung dịch B gồm: A. Fe(NO 3 ) 2 B. Fe(NO 3 ) 3 C. Fe(NO 3 ) 2 , Cu(NO 3 ) 2 D. Fe(NO 3 ) 2 , Cu(NO 3 ) 2 , AgNO 3 Câu 5: Cho 4 kim loại Al, Fe, Mn, Cu và 4 dung dịch muối ZnSO4, AgNO 3 , CuCl 2 , MgSO 4 . Kim loại nào tác dụng với cả bốn dung dịch muối? A. Al B. Fe C. Mn D. Không có kim loại nào cả Câu 6: Cho hỗn hợp X gồm 3 kim loại Fe, Cu, Ag. Để tách nhanh Ag ra khỏi X mà không làm thay đổi khối lượng có thể dùng chất nào sau đây: A. Dung dịch AgNO 3 B. Dung dịch HCl, khí O 2 C. Dung dịch FeCl 3 D. Dung dịch AgNO 3 Câu 7: Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép người ta thường dùng phương pháp nào sau đây? A. Cách ly kim loại với môi trường B. Dùng hợp kim chống gỉ C. Dùng chất ức chế sự ăn mòn D. Dùng phương pháp điện hoá Câu 8: Ngâm một đinh sắt sạch trong 200ml dung dịch CuSO 4 phản ứng xong, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, thấy khối lượng đinh sắt tăng 0.8g nồngđộ mol/l của dung dịch CuSO 4 ban đầu là: A. 0.05M B. 0.5M C. 1.5M D. Kết quả khác Câu 9: Hoà tan 9.14g hỗn hợp Cu, Mg, Al bằng dung dịch HCl dư, thu được 7.84l khí A (đktc) 2.54g chất rắn B và dung dịch C. Tính khối lượng muối có trong dung dịch C. A. 3.99g B. 33.25g C. 31.45g D. kết quả khác Câu 10: Có 5 dung dịch đựng trong 5 bình mất nhãn: CaCl 2 , MgCl 2 , FeCl 2 , FeCl 3 , NH 4 Cl dùng kim loại nào để phân biết được 5 dung dịch trên? A. Na B. Mg C. Al D. Cu Câu 11:Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn hoá học: A. Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm B. Ngâm Zn trong dung dịch H 2 SO 4 lãng có vài giọt dung dịch CuSO 4 C. Thiết bị bằng thép của nhà máy sản xuất NaOH, Cl 2 , tiếp xúc với Cl 2 D. Tôn lợp nhà xây sát, tiếp xúc với không khí ẩm. Câu 12: Để điều chế 1.08g Ag cần điện phân dung dịch AgNO 3 trong thời gian bao lâu với cường độ I = 5.36A A. 20 phút B. 30 phút C. 60 phút D. Kết quả khác Câu 13: Cho 16.2g kim loại M (hoá trị n không đổi) tác dụng với 0.15mol O 2 . Hoà tan chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch HCl dư thấy bay ra 13.44l H 2 (đktc). Xác định kim loại M (PƯ xảy ra hoàn toàn) A. Cu B. Mg C. Al D. Fe Câu 14:Kim loại nào sau đây chỉ có thể điều chế bằng phương pháp điện phân: A. Cu B. Mg C. Ag D. Fe Câu 15: Để chuyển FeCl 3 thành FeCl 2 người ta cho dung dịch FeCl 3 tác dụng với kim loại nào sau đây: A. Fe B. Cu C. Ag D. A và B đều được Câu 16:Chất nào sau đây có thể oxi hoá Zn thành Zn 2+ A. Fe B. Ag + C. Al + D. Ca 2+ Câu 17: Kiểu mạng tinh thể nào thường có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất? A. Mạng tinh thể phân tử B. Mạng tinh thể ion C. Mạng tinh thể nguyên tử D. Mạng tinh thể kim loại Câu 18: Khẳng định nào sau đây là không chính xác? A. Tỷ khối của kim loại chỉ phụ thuộc vào nguyên tử khối của kim loại mà không phụ thuộc vào cấu trúc mạng tinh thể B. Nhờ có tính dẻo mà kim loại dễ dát mỏng, kéo sợi C. Kim loại dẫn điện tốt vì các electron tự do trong tinh thể kim loại chuyển động từ hỗn loạn sang có hướng khi thiết lập 1 hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn D. Đồng có màuđỏ vì nó hấp thụ các bức xạ màu xanh (màu phụ của màu đỏ) và phản xạ mạnh những bức xạ màu đỏ. Câu 19: Cho 28g Fe tác dụng với 400ml dung dịch HNO 3 loãng 1M. Kết thúc phản ứng thu được mg chất rắn A và V lit khí NO duy nhất (đktc). Giá trị m và V lần lượt là: A. 9.8g và 1.12 lít B. 22.4g và 1.12 lít C. 19.6g và 1.12 lít D. Kết quả khác Câu 20: Sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng hóa học của các chất trong môi trường xong quanh được gọi là: A. Sự ăn mòn kim loại B. Sự ăn mòn hoá học C. Sự ăn mòn điện hoá D. Sự ăn khử kim loại Câu 21: Sự phá huỷ kim loại hoặc họp kim do kim loại phản ứng trực tiếp với các chất Oxi hoá trong môi trường gọi là: A. Sự ăn mòn điện hoá B. Sự ăn mòn hoá học C. Sự khử kim loại D. Sự khử ion kim loại Câu 22: Những kim loại nào sau đây có thể điều chế được từ Oxit bằng phương pháp nhiệt luyện nhờ chất khử CO: A. Fe, Al, Cu B. Mg, Zn, Fe C. Fe, Mn, Ni D. Cu, Cr, Ca Câu 23: Độ dẫn điện của kim loại thay đổi như thế nào khi tăng nhiệt độ? A. Tăng B. Giảm C. Không thay đổi D. Tăng giảm không theo quy luật Câu 24: Thổi một luồng khí CO qua ống sứ đựng mg hỗn hợp Al 2 O 3 , MgO, FeO,CuO nung nóng. Khí thoát ra được sục vào nước vôi trong dư, thu được 15g kết tủa trắng, sau phản ứng chất rắn trong ống sứ có khối lượng 200g. Tính m? A. 202.4g B. 217.4g C. 219,8g D. Kết quả khác Câu 25: Cho 12.9g hỗn hợp A gồm Al và Mg phản ứng với 100ml dung dịch hỗn hợp hai axit HNO 3 4M và H 2 SO 4 7M (đậm đặc), đun nóng thu được 0.1mol mỗi khí SO 2 , NO, N 2 O tính số mol từng kim loại trong hỗn hợp đầu. A. 0.2 mol Al và 0.3 mol Mg B. 0.2 mol Mg và 0.3 mol Ag C. 0.2 mol Al và 0.3 mol Mg D. 0.2 mol Al và 0.1 mol Mg Câu 26: Nhúng một thanh Al nặng 50g vào 400ml dung dịch CuSO 4 0.5M. Sau một thời gian, lấy thanh Al ra cân nặng 51.38g. Tính khối lượng Cu đã giải phóng. (Giả sử tất cả Cu sinh ra bám trên thanh Al). A. 0.81g B. 1.62g C. 1.92g D. Kết quả khác Câu 27: Cho 0.8 mol Mg vào dung dịch chứa 0.4 mol CuSO 4 và 0.6 mol FeSO 4 phản ứng xong. Hãy tính khối lượng chất rắn thu được. A. 24 B. 48 C. 4.8 D. Kết quả khác Câu 28: Kim loại nào sau đây tan tốt trong dung dịch HCl ở điều kiện thường: A. Cu B. Pb C. Fe D. Kết quả khác Câu 29: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hợp kim: A. Hợp kim có tính chất hoá học tương tự tính các chất trong hỗn hợp ban đầu B. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt của hợp kimkém hơn các loại trong hỗn hợp ban đầu C. Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim thường cao hơn nhiệt nóng chảy của kim loại trong hỗn hợp ban đầu. D. Hợp kim thường cứng và giòn hơn các chất trong hỗn hợp kim loại ban đầu Câu 30: Trong phản ứng: Cu + 4HNO 3 Cu(NO 3 ) 2 + 2NO 2 + 2H 2 O chất bị oxi hoá là: A. Cu B. Cu 2+ C. NO 3 - D. H + . ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN HOÁ HỌC Câu 1: Kim loại nào sau đây được dùng nhiều nhất để đóng gói thực phẩm? A loại hoặc hợp kim do tác dụng hóa học của các chất trong môi trường xong quanh được gọi là: A. Sự ăn mòn kim loại B. Sự ăn mòn hoá học C. Sự ăn mòn điện hoá D. Sự ăn khử kim loại Câu 21:. hoặc họp kim do kim loại phản ứng trực tiếp với các chất Oxi hoá trong môi trường gọi là: A. Sự ăn mòn điện hoá B. Sự ăn mòn hoá học C. Sự khử kim loại D. Sự khử ion kim loại Câu 22: Những