Phân tích bài thơ doc

5 313 0
Phân tích bài thơ doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Công ty Cổ phầ n Đầ u tư Công nghệ Giáo dụ c IDJ Biên tậ p viên: Trầ n Hả i Tú http://www.hoc360.vn P CẢ M NHẬ N VỀ BÀI THƠ TRÀNG GI ANG Đờ i ngư ờ i không khỏ i có nhữ ng lúc bư ớ c chân lang thang đư a ta đế n nhữ ng sông hồ , bờ bãi, biể n cồ n, núi cao, đèo dố c … nhữ ng không gian trờ i nư ớ c mênh mông. Nghĩa là ta sẽ phả i đố i diệ n vớ i cái vô cùng, vô tậ n củ a không gian, cái vô thuỷ vô chung củ a thờ i gian. Khi ấ y, ngay cả nhữ ng ngư ờ i vô tâm nhấ t cũng không tránh kh ỏ i cả m giác cô đ ơ n. Bở i ngư ờ i ta thấ y rõ hơ n bao giờ hế t rằ ng con ngư ờ i thấ t là nhỏ nhoi, kiế p ngư ờ i chỉ là thoáng chố c. Đờ i ngư ờ i sao quá phù du! Ta bỗ ng thấ y mình như đang bơ vơ lư u lạ c giữ a cái mênh mông củ a đấ t trờ i, trôi nổ i trong cái xa vắ ng rợ n ngợ p củ a d òng thờ i gian. Ta bỗ ng thấ y chơ i vơ i giữ a thế gian này ! Ấ y là lúc có thể đọ c thơ Huy Cậ n. Cái thế giớ i đang mở ra trư ớ c mắ t ta kia chính là thế giớ i thơ Huy Cậ n, thế giớ i củ a Lử a thiêng, thế giớ i củ a Tràng giang. Thi sĩ đã cấ t lên giùm ta cái cả m xúc, cái nỗ i niề m nhân thế đó. Ngày trư ớ c, để bênh vự c cho bài Tràng giang (cũng là bênh vự c cho Thơ mớ i!) ngư ờ i ta đã phả i việ n ra cái kỉ niệ m củ a mộ t chiế n sĩ nào đó mà rằ ng: mộ t ngư ờ i cách mạ ng như thế cũng rấ t yêu hai câu đầ u củ a bài Tràng giang, vậ y bà i thơ này là lành mạ nh, nỗ i buồ n ở đấ y là trong sáng, chứ không có hạ i gì! Rồ i ngay cả Xuân Diệ u cũng phả i lậ p cả mộ t h àng rào che quanh để bênh vự c cho lòng yêu thiên nhiên củ a bài thơ . Không, lòng yêu thiên nhiên tạ o vậ t tự nó là mộ t giá trị , ngang hàng vớ i nhữ ng tình yêu khác. Lòng yêu thiên nhiên là mộ t cả m xúc thuộ c về nhân tính. Tự nó không cầ n bả o vệ ! “Tràng giang” không nhấ t thiế t phả i là sông Hồ ng, sông Cử u Long, đó có thể là Hoàng Hà, Hằ ng Hà, Vonga, Dư ơ ng Tử … cũng đư ợ c chứ sao. Tràng giang là mộ t tạ o vậ t thiên nhiên. Nó có thể đư ợ c gợ i ý, gợ i tứ từ sông Hồ ng, từ mộ t chỗ đứ ng xác đị nh là bế n Chèm. Như ng khi đã thành hình tư ợ ng Tràng giang thì nó đã khư ớ c từ mọ i đị a danh, đị a chỉ cụ thể để trở th ành mộ t tạ o vậ t thiên nhiên phổ quát rồ i. Lòng yêu củ a thi sĩ trong đó là mộ t lòng yêu dành cho thiên nhiên tạ o vậ t, mộ t lòng yêu có ở hế t thả y con ngư ờ i! Và đó chính là tầ m vóc đáng có củ a bài thơ này ! Cả m hứ ng củ a bài thơ quả là cả m hứ ng không gian. Không gian đ ư ợ c trả i ra từ mặ t sông lên tậ n chót vót đỉ nh trờ i. Không gian đ ư ợ c mở ra từ thẳ m sâu vũ trụ vào tậ n thăm thẳ m tâm linh con ngư ờ i. Ấ y là mộ t thế giờ i vừ a đư ợ c nhìn bằ ng sự chiêm nghiệ m cổ điể n, vừ a đư ợ c cả m nhậ n bằ ng tâm thế cô đ ơ n củ a mộ t cái Tôi hiệ n đạ i, rấ t đặ c trư ng cho Thơ mớ i. Có lẽ vì thế chăng mà Tràng giang hiệ n ra như mộ t bứ c tranh tạ o vậ t trư ờ ng cử u, lớ n lao, vừ a hoang sơ , vừ a cổ kính. Trong đó thi sĩ hiệ n ra như mộ t lữ t hứ đơ n độ c, lạ c loài. Tràng giang là mộ t không gian mênh mông vô biên. Ngay cái tên bài thơ đã như mộ t cử a ngõ dẫ n vào vô biên rồ i (Xuân Diệ u đã rấ t tinh khi so sánh chữ “trư ờ ng” và “tràng” để thấ y: “trư ờ ng” chỉ có nghĩa là dài, còn “tràng” do “a ng” là mộ t âm mở rộ ng nên đư ợ c cả dài lẫ n Công ty Cổphần Đầu tư Công nghệGiáo dục IDJ Biên tậ p viên: Trầ n Hả i Tú http://www.hoc360.vn Q rộng. Thế nghĩa là lớn, ứng với hình tượng một con sông lớn ). Tràng giang gợi ra hình tượng một con sông chảy miên man giữa trời đất. Và đọc câu đề từ người đọc như thêm một lần nữa vén lên bức rèm, bước qua ngưỡng cửa để đi theo một hành lang mở thông vào vô biên: “ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. Nhưng dầu sao những hình ảnh sống động của thế giới ấy có thể cảm nhận hoàn toàn trực quan chỉ thực sự mở ra với những câu đầu: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song. Có lẽ cái chất thơ của sông nước đã nhập vào những câu như thế này để phô bày vẻ đẹp của nó. Câu thứ nhất tả sóng, câu thứ hai tả những dòng nước trôi, những luồng nước trên mặt sông. Nếu câu thứ nhất gợi được những vòng sóng đang loang ra, lan xa, gối lên nhau, xô đuổi nhau đến tận chân trời, thì câu thứ hai lại vẽ ra những luồng nước cứ song song, rong ruổi mãi về cuối trời. Không gian vừa mở ra bề rộng, vừa vươn theo chiều dài. Đúng là nó có thấp thoáng âm hưởng của hai câu thơ cũng tảsông nước trong bài Đăng cao nổi tiếng của Đỗ Phủ: Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ Bất tận trường giang cổn cổn lai. (Ngàn cây bát ngát lá rụng xào xạc Dòng sông dằng dặc nước cuộn cuộn trôi) Cũng là đối xứng, nhưng Đỗ Phủ viết theo lối đối chọi, còn Huy Cận có cải biên, chỉ dùng tương xứng thôi. Cũng dùng những từ láy nguyên để gợi tả, trong khi tác giả Đăng cao đặt ở giữa câu, thì tác giả Tràng giang lại đẩy xuống cuối câu. Nhờ thế mà hai từ láy nguyên “điệp điệp” và “song song” tạo ra được dư ba. Nghĩa là lời thơ đã ngừng mà ý hướng và âm hưởng vẫn còn vang vọng như dội mãi vào vô biên. Dòng sông lớn mang trong lòng nỗi buồn lớn ! Suốt dọc bài thơ, Huy Cận còn dày công khắc hoạ vẻ mênh mông vô biên bằng biết bao chi tiết giàu tính nghệ thuật nữa. Vừa dùng cái lớn lao để gợi sự mênh mông, vừa dùng cái hữu hạn để gợi sự vô cùng. Ấy là hàng trăm ngã sông, những cồn đất, những bờ xanh, bãi vàng, lớp lớp mây cao đùn núi bạc, ấy là một cành củi khô, một bóng chim nhỏ … Nhưng có lẽ bức tranh vô biên của Tràng giang đã đạt đến tận cùng là ở hai câu này: Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài trời rộng bến cô liêu. Câu trên là sự vô biên được mở về chiều cao. Câu dưới là sự vô biên về cả bề rộng và chiều dài. Có một khoảng không gian đang gi ãn nở ra trong cụm từ “nắng xuống trời lên”. Hai Công ty Cổphần Đầu tư Công nghệGiáo dục IDJ Biên tậ p viên: Trầ n Hả i Tú http://www.hoc360.vn R động từ ngược hướng “lên” và “xuống” đem lại một cảm giác chuyển động rất r õ rệt. Nắng xuống đến đâu, trời lên đến đó. Và nó được hoàn tất bởi cụm từ “sâu chót vót”. Có cái gì như phi lý! Có lẽ không chịu được sự phi lý mà có nhiều người đã cố tình in và viết thành “sầu chót vót” để dễ hình dung hơn. Tiếc rằng, chính “sâu” mới là sự xuất thần của hồn thơ. Đấy không phài là sự lạ hoá ngôn từ. Nếu có thì trước hết là sự lạ hoá trong cách nhìn, trong cảm giác. Ánh mắt tác giả không dừng lại ở đỉnh trời một cách th ường tình để nhận biết về chiều cao. Mà nó như xuyên vào đáy vũ trụ để cảm nhận về chiều sâu. Song , dầu sao, đây vẫn là chiều sâu của cái nhìn lên. Cho nên, mới là “sâu chót vót”. Chót vót vốn là một từ láy độc quyền của chiều cao, ở đây bỗng phát huy một hiệu quả không ngờ. Nó còn gợi sắc thái chưa hoàn tất. Dường như cái nhìn của thi sĩ vươn tới đâu thì trời sẽ sâu tới đó, mỗi lúc một chót vót hơn. Vừa tương xứng, vừa hô ứng với câu trên, câu thứ hai mở ra bát ngát, tít tắp. Câu thơ được viết giản dị, không chữ nào lạ, ngỡ như chỉ là sự sắp xếp các chiều kích của Tràng giang, thế thôi ! Vậy mà thấy động. Các trạng thái tĩnh, các tĩnh từ dường như “cựa quậy” đòi động từ hoá. Trong áp lực của cái nhìn xa hút, “sông dài (ra) trời rộng (thêm) bến cô liêu (đi)” vậy! Thế mới lạ, không có chữ nào lạ hoá, mà vẫn mới lạ. Thế mới biết chính cảm xúc mới lạ mới l àm nên cái mới lạ chân chính cho nghệ thuật. Là một người thuộc lớp Tây học, nhưng tâm hồn tác giả Lửa thiêng lại thấm đẫm Đường thi. Nên không gian Tràng giang cứ lãng đãng thơ Đường. Thơ cổ Trung Hoa thật tinh diệu trong việc diễn tả các trạng thái “tĩnh” của thế giới . Có lẽ vì Triết học nơi đây đã quan niệm “tĩnh” là gốc của “động”, “tĩnh” là cội nguồn của thế giới. Cùng với nó, “tĩnh tại” và “thanh vắng” cũng trở thành tiêu chuẩn mỹ học phổ biến của cái đẹp trong thi ên nhiên và nghệ thuật về thiên nhiên. Tái tạo cái “tĩnh vắng mênh mông” trong nghệ thuật được xem là tái tạo hư không - một hư không chứa đầy âm nhạc, chứ không phải hư không trống rỗng. Huy Cận cũng tái tạo như thế, nhưng thi sĩ muốn đi xa hơn. Cái thanh vắng của thơ xưa được cảm nhận bằng sự an nhiên tự tại. Còn sự trống vắng của Tràng giang được cảm nhận bằng nỗi cô đơn, bơ vơ. Có lẽ vì thế mà Tràng giang còn là một thế giới quạnh hiu, cơ hồ tuyệt đối hoang vắng. Đối diện với không gian vô biên, trống trải, cái tôi ấy đi tìm kiếm sự cảm thông. Nhưng con người hoàn toàn vắng bóng. Đúng ra, con người có thoáng hiện ra trong hình bóng chiếc thuyền ở đầu bài thơ. Một con thuyền “xuôi mái”, thụ động buông trôi trên dòng nước luân lạc. Và nó cũng chỉ hiện ra thoáng chốc. Rồi sau đó nép mình vào bờ bãi nào mà mất hút trên sông nước, trả lại không gian cho sự ngự trị của muôn ngả sông, nghìn luồng sóng: Thuyền về nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng Công ty Cổphần Đầu tư Công nghệGiáo dục IDJ Biên tậ p viên: Trầ n Hả i Tú http://www.hoc360.vn S Cố tìm kiếm âm thanh cuộc sống, chỉ tìm âm thanh xoàng xĩnh thôi, dường như cũng không thấy, hoặc quá ư xa mờ, vô nghĩa: Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều! Chữ “đâu” ở vị trí này có thể hiểu theo hai cách: vừa là phủ định từ với nghĩa là “đâu có”, vừa là từ chỉ nơi chốn với nghĩa là “đâu đó”. Theo nghĩa thứ nhất thì khớp với cách phủ định hoàn toàn sự có mặt của con người ở những câu sau. Còn theo nghĩa thứ hai thì có “tiếng làng xa…” và đó là âm thanh của cuộc sống đang tan rã, lịm tắt, mờ nhạt, thê lương. Một đằng đã vắng bóng, một đằng đang vắng bóng. Và đằng nào thì cũng quạnh quẽ, cô liêu. Những phương tiện giao lưu chứng tỏ sự có mặt của con người cũng không hề có: Mênh mông không một chuyến đò ngang Không cầu gợi chút niềm thân mật. Và sự phủ định cuối cùng “không khói hoàng hôn…”. Vậy là ở đây không còn là cái thanh vắng cổ điển của “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén. Ngày vắng xem hoa bợ cây” ( Nguyễn Trãi), “Lác đác bên sông chợ mấy nhà” ( Bà huyện Thanh Quan ), hay “ Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” ( Nguyễn Khuyến) nữa. Tràng giang hiện ra như một thế giới hoang sơ. Có lẽ từ thuở khai thiên lập địa đến giờ vẫn thế! Thi sĩ như một kẻ lữ thứ lạc vào giữa một hoang đảo. Trơ trọi cô đơn đến tuyệt đối. Và nỗi nhớ nhà dâng lên như một tiếng gọi tự nhiên. Đứng trước cảnh thế này, hơn nghìn năm trước, Thôi Hiệu cũng chạnh lòng nhớ quê: Nhật mộ hương quan hà xứ thị Yên ba giang thượng sử nhân sầu (Quê hương khuất bóng hoàng hôn Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai ) Có lẽ đó chỉ là nỗi hoài hương của lòng sầu xứ. Và nó cần có khói sóng để làm duyên cớ. Nỗi nhớ của Huy Cận là thường trực, có cần đến thứ khói n ào để làm duyên cớ đâu ! Nhớ nhà như là để vượt thoát, để trốn chạy khỏi nỗi cô đơn cổ hữu mà thôi: Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Dòng sông chảy mênh mang giữa trời đất đến đây như bỗng dội lên những tiếng sóng khác: tiếng sóng của lòng quê! Hay chính lòng quê cũng đang xao xuyến dâng lên để thành một dòng tràng giang của tâm hồn mà nhập vào tràng giang của trời đất? Đứng trước dòng sông lớn, ta có cảm tưởng như đang đối diện với sự trường tồn, trường cửu. Nghìn năm trước khi chưa có ta nó vẫn chảy thế này. Nghìn năm sau, khi ta đã tan biến khỏi mặt đất này, nó Công ty Cổphần Đầu tư Công nghệGiáo dục IDJ Biên tậ p viên: Trầ n Hả i Tú http://www.hoc360.vn T vẫn chảy thế kia. Tràng giang vẫn điềm nhiên, dửng dưng không thèm biết đến sự có mặt của con người. Sự lặng lẽ của Tràng giang là miên viễn. Và hình như trong bài thơ, Huy Cận đã thâu tóm được nhịp chảy trôi miên viễn ấy rồi thể hiện một cách tinh vi trong âm h ưởng chảy trôi thao thiết của ngôn từ. Những từ láy nằm rải trong chiều dài bài thơ, nhất là láy nguyên: điệp điệp, song song, lớp lớp, dợn dợn … không chỉ gợi được sự đường bệ, mà còn gợi được nhịp triền miên. Những cặp câu tương xứng như trùng lặp, nối tiếp, đuổi nhau không ngừng nghỉ: “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp // Con thuyền xuôi mái n ước song song”. Các vế câu vừa cắt rời, vừa kết nối liên tiếp như một chuỗi dài tạo ra nhịp chảy trôi, rong ruổi, miên man: “Nắng xuống / trời lên / sâu chót vót. Sông dài / trời rộng / bến cô liêu”. Rồi những từ, cụm từ chỉ sự trùng điệp, nối tiếp ở cuối các câu: “hàng nối hàng”, “lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng” … - tất cảnhững yếu tố ngôn từ ấy như những bè khác nhau, kết lại với nhau, phụ hoạ lẫn nhau, tạo thành một âm hưởng trôi xuôi vô tận miên viễn cứ ngầm chảy trong lòng bài thơ này khiến cho ta có một cảm tưởng thật rõ rệt: có một dòngTràng giang thầm chảy trong âm điệu. Và ta như nghe thấy dòng Tràng giang không chỉ chảy trong không gian, mà còn chảy trong thời gian - từ thuở khai thiên lập địa, chảy miết qua các thời đại mà về đây! Phải chăng đây là chiều thứ tư đầy mơ hồ và hư ảo của không gian Tràng giang? Tôi đọc bài thơ bao nhiêu lần và không sao xoá được khỏi lòng mình cái cảm giác bâng quơ này: mình là cái cành củi khô luân lạc trên dòng Tràng giang kia hay mình là cánh chim nhỏ lạc lõng dưới lớp lớp mây cao đùn núi bạc đó? Nó là cảm tưởng của một đứa trẻ? Mà dường như cũng là của một người già? Bởi vì Tràng giang là dòng sông mà cũng là dòng đời chăng? Tài liệ u sư u tầ m . mộ t lòng yêu có ở hế t thả y con ngư ờ i! Và đó chính là tầ m vóc đáng có củ a bài thơ này ! Cả m hứ ng củ a bài thơ quả là cả m hứ ng không gian. Không gian đ ư ợ c trả i ra từ mặ t sông lên. trong bài thơ, Huy Cận đã thâu tóm được nhịp chảy trôi miên viễn ấy rồi thể hiện một cách tinh vi trong âm h ưởng chảy trôi thao thiết của ngôn từ. Những từ láy nằm rải trong chiều dài bài thơ, . ra được dư ba. Nghĩa là lời thơ đã ngừng mà ý hướng và âm hưởng vẫn còn vang vọng như dội mãi vào vô biên. Dòng sông lớn mang trong lòng nỗi buồn lớn ! Suốt dọc bài thơ, Huy Cận còn dày công khắc

Ngày đăng: 12/08/2014, 23:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan