Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 44 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
44
Dung lượng
1,01 MB
Nội dung
Trận Austerlitz Trận Austerlitz Một phần của Chiến tranh của Liên minh thứ ba Napoléon tại trận Austerlitz, tranh của François Gérard. . Thời gian ngày 2 tháng 12 năm 1805 Địa điểm Austerlitz, ngày nay là Slavkov u Brna thuộc Cộng hoà Séc Kết quả Chiến thắng lớn của quân Pháp, Liên minh chống Pháp thứ ba tan vỡ Hoàng đế Franz II thoái vị, Đế quốc La Mã Thần thánh cáo chung Thành lập Liên minh sông Rhine Tham chiến Đế chế Pháp Đế quốc Nga Đế quốc Áo Chỉ huy Napoléon I Joachim Murat Jean-de-Dieu Soult Louis Nicolas Davout Jean-Baptiste Bessières Aleksandr I Mikhail Illarionovich Kutuzov Konstantin Pavlovich Friedrich Wilhelm von Jean Lannes Jean-Baptiste Bernadotte Nicolas Jean de Dieu Soult Buxhowden Franz I/II Franz von Weyrother Johann I xứ Liechtenstein Lực lượng Nguồn 1: 72 nghìn quân sĩ [1] Nguồn 2: 73 nghìn binh sĩ [2] Nguồn 3: 66800 nghìn binh sĩ và 139 khẩu đại pháo (chưa kể Binh đoàn Davout) [1] 75 nghìn binh sĩ (Có cả Binh đoàn Davout) [3] Nguồn 1: 85 nghìn quân sĩ [4] Nguồn 2: 86 nghìn binh sĩ [2] Nguồn 3: 89 nghìn binh sĩ [1] Tổn thất Nguồn 1: 1305 tử sĩ, 6940 thương binh, Nguồn 2: 15 nghìn tử sĩ và thương binh 573 tù binh, 1 cờ hiệu bị mất [5] Nguồn 2: 9 nghìn binh sĩ [2] Nguồn 4: Ít nhất là 8 nghìn binh sĩ [6] (11 nghìn tử sĩ Nga và 4 nghìn tử sĩ Áo [5] ), 12 nghìn tù binh, 180 khẩu pháo bị phá hủy hoặc bị tịch thu, 50 cờ hiệu bị mất [5] Nguồn 2 : 16 nghìn - 25 nghìn binh sĩ [2] Nguồn 4: 19454 tử s ĩ và binh sĩ mất tích, còn số bị thương có nhẽ còn cao hơn [6] Trong thương vong có Đại tướng Kutuzov (bị thương) và con rể là Ferdinand Tiesenhausen (tử trận) [7] . [hiện] x • t • s Liên minh thứ ba Trận Austerlitz (phát âm tiếng Việt: Ao-xtéc-lích) còn được gọi là Trận Ba Hoàng đế hay Trận Tam Hoàng (mặc dù Hoàng đế nước Áo thực ra không trực tiếp tham chiến [8] ) là một trận đánh nổi tiếng trong cuộc Chiến tranh Liên minh thứ ba (một phần của những cuộc chiến tranh của Napoléon. Trận chiến này diễn ra vào ngày 2 tháng 12 năm 1805 tại một địa điểm gần thành phố Austerlitz (lúc đó thuộc Áo, ngày nay là Slavkov u Brna thuộc Cộng hoà Séc), quân Pháp do đích thân Hoàng đế Napoléon I cùng với những tướng soái như Louis Nicolas Davout và Jean Lannes thống lĩnh [9] đã đánh tan tác liên quân Nga-Áo dưới quyền Hoàng đế Franz I và Sa hoàng Aleksandr I. Sau khi Napoléon I đập tan tác quân Áo trong trận Ulm, phần còn lại của quân Áo hội binh với quân Nga, [10] và Aleksandr I, dựa theo kế hoạch của Tham mưu trưởng quân Áo Franz Weyrother, đã quyết định tấn công quân Pháp thêm một lần nữa, bất chấp sự không đồng tình của vị Đại tướng nước Nga M. I. Kutuzov. [2][11] Chiến thắng tại Austerlitz có ý nghĩa quyết định về cả mặt quân sự và chính trị. [12] Trận đánh này được coi là chiến thắng vĩ đại nhất của Đội quân vĩ đại của Napoléon I, và là chiến thắng mẫu mực trong những cuộc chiến tranh của ông. [13] Nó thể hiện thiên tài quân sự siêu việt của ông cùng với sự thiện chiến của Đội quân vĩ đại hùng mạnh. [6] Napoléon I đã cố tình phơi trần cánh trái có vẻ yếu ớt của quân ông, thậm chí còn từ bỏ cao điểm Pratzen, nhử cho liên quân tấn công để mở rộng quá trớn mặt trận của họ. Sau đó, quân ông công kích vào giữ tuyến liên quân, trong khi quân cánh trái của ông đánh thốc vào sườn và đội hậu quân của liên quân. [14] Trận chiến này diễn ra ác liệt. [15] Gần như trong suốt trận đánh, Napoléon I gần như liên tiếp nắm quyền chủ động. [2] Lúc "Mặt trời Austerlitz" bắt đầu lặn cũng là lúc quân Nga bị đại bại sau suốt một ngày giao chiến, phải rút lui trong hỗn loạn. [9] Mặc dầu nhiều lực lượng của họ đã chiến đấu rất kiên cường, anh dũng, liên quân Nga - Áo phải hứng chịu tổn thất nặng nề. [16][6] Chiến thắng vẻ vang của quân Pháp tại Austerlitz như là một cú đấm vào mặt Liên minh thứ ba, khiến Liên minh này tan rã. Tinh thần của họ đã rã rời. [14] Sau chiến thắng oanh liệt, Hoàng đế Napoléon I đã đọc bản Tuyên cáo thứ 30 để tuyên dương ba quân. [8] Vào ngày 26 tháng 12 năm 1805, Pháp và Áo ngồi vào bàn đàm phán với Hiệp ước Pressburg, qua đó nước Áo rút khỏi chiến tranh, củng cố lại các Hiệp ước Campo Formio và Lunéville trước đó, buộc Áo buông bỏ quyền kiểm soát một số vùng ở Đức cho các đồng minh của Napoléon I, và buộc vương triều Habsburg phải giao nộp 40 triệu quan Pháp chiến phí, chấm dứt uy thế của người Áo trên đất Đức [17] . Quân đội Nga được phép quay trở về quê nhà. Chiến thắng cũng đã đưa đến việc thành lập Liên minh sông Rhine, bao gồm các quốc gia của Đức có nhiệm vụ làm tấm đệm giữa Pháp và Trung Âu. Vào năm 1806, Đế quốc La Mã thần thánh buộc phải chấm dứt khi Hoàng đế của Đế chế là Franz II từ bỏ ngôi vị và chỉ còn giữ lại danh hiệu Franz I của Áo. Mặc dù vậy nhưng hòa bình không kéo dài khi mà nước Phổ nhanh chóng tham chiến trong Liên minh thứ tư vào năm 1806. Mục lục [ẩn] 1 Bối cảnh o 1.1 Liên minh thứ ba o 1.2 Đội quân vĩ đại (La Grande Armée) o 1.3 Quân đội Nga o 1.4 Quân đội Áo 2 Chiến dịch của Napoléon 3 Bố trí đội hình o 3.1 Chiến trường o 3.2 Bố trí của liên quân o 3.3 Bố trí của quân Pháp 4 Trận đánh o 4.1 Bắt đầu trận chiến o 4.2 "Một đòn chí mạng và trận chiến chấm dứt" o 4.3 Tàn cuộc 5 Kết cục của trận chiến o 5.1 Những kết quả quân sự và chính trị o 5.2 Những sự khen thưởng o 5.3 Những quan điểm về trận chiến 6 Trận chiến trong văn hóa đại chúng o 6.1 Các truyền thuyết và chuyện kể o 6.2 Tiểu thuyết Chiến tranh và Hòa bình 7 Tài liệu tham khảo 8 Chú thích 9 Liên kết ngoài [ ] Bối cảnh Châu Âu đã ở vào tình trạng rối loạn kể từ cuộc chiến tranh Cách mạng Pháp năm 1792. Năm 1797, năm năm sau khi cuộc chiến nổ ra, quân Cộng hòa Pháp đánh bại Liên minh thứ nhất. Một Liên minh thứ hai chống Pháp được thành lập năm 1798 nhưng cũng đại bại và tan rã trong năm 1801, khiến Anh Quốc trở thành đối thủ duy nhất của nước Pháp Cách mạng. Giữa cuộc chiến tranh này có cuộc đảo chính tại Pháp vào năm 1799, đưa Napoléon Bonaparte lên làm Đệ nhất Tổng tài. Các vua chúa phong kiến châu Âu bắt đầu lo lắng theo dõi người chính khách - chiến binh trẻ tuổi này, do ông dần dầng mang lại thịnh vượng cho nước Pháp. [18] Trong tháng 3 năm 1802, Pháp và Anh Quốc đã đồng ý chấm dứt chiến tranh theo Hiệp ước Amiens. Lần đầu tiên trong mười năm, toàn bộ châu Âu trở lại hòa bình. Tuy nhiên, nhiều vấn đề đã nảy sinh giữa hai bên, khiến việc tuân thủ đúng theo hiệp ước ngày càng trở nên khó khăn. Chính phủ Anh Quốc phẫn nộ khi phải chuyển giao nhiều thuộc địa mà họ đã chinh phục từ năm 1793 trở đi. Napoléon thì tức giận về việc quân đội Anh không rời khỏi đảo Malta. [19] Tình hình căng thẳng càng trở nên tồi tệ khi Napoléon đã gửi một lực lượng viễn chinh để dập tắt phong trào Cách mạng Haiti. [20] Tháng 5 năm 1803, Anh Quốc tuyên chiến với Pháp. [ ] Liên minh thứ ba Tháng 12 năm 1804, một thỏa thuận Anh Quốc - Thụy Điển đã dẫn đến việc thành lập Liên minh thứ ba. Thủ tướng Anh Quốc là William Pitt Trẻ đã dành hai năm 1804 và 1805 cho một loạt các hoạt động ngoại giao hướng tới việc hình thành một liên minh mới chống lại Pháp, và tới tháng 4 năm 1805, Anh Quốc và Nga đã ký kết để trở thành đồng minh. [21] Từng bị đánh bại hai lần trong những cuộc giao tranh gần đây với Pháp, và đang quyết tâm trả thù, Đế quốc Áo gia nhập liên minh sau đó vài tháng. [22] Vốn Napoléon Bonaparte đã tự tôn làm Hoàng đế nước Pháp (Đế hiệu là Napoléon I) vào tháng 5 năm 1804 - điều này thúc giục các quốc gia phong kiến Nga, Áo lo sợ để mà khẩn thiết liên minh. Napoléon I còn giáng thêm một đòn nữa vào nước Áo khi ông xưng vương nước Ý. [18] [ ] Đội quân vĩ đại (La Grande Armée) Trước khi Liên minh thứ ba được thành lập, Hoàng đế Napoléon I đã tập hợp một lực lượng quân đội được gọi là Đội quân nước Anh, gồm sáu trại lính ở Boulogne thuộc miền bắc Pháp. Ông định dùng lực lượng quân chinh phạt này để tiến đánh Anh Quốc, và quá tự tin vào chiến thắng đến mức chuẩn bị sẵn cả huân chương để ăn mừng. [23] Mặc dù đội quân này không bao giờ đặt chân lên đất Anh nhưng họ được huấn luyện rất cẩn thận và tiêu tốn nhiều tiền bạc, để sẵn sàng cho các chiến dịch quân sự. Sự buồn chán đôi khi xuất hiện trong hàng ngũ, nhưng Napoléon đã tới thăm họ nhiều lần và tổ chức nhiều cuộc duyệt binh để nâng cao sĩ khí. [24] Những binh sĩ ở Boulogne đã trở thành hạt nhân của một đội quân mà Napoléon gọi là La Grande Armée (tạm dịch là "Đội quân vĩ đại" hay "Đại quân"). Lúc đầu, quân Pháp có 200.000 quân chia thành bảy quân đoàn. Mỗi quân đoàn là một đơn vị chiến đấu trên chiến trường lớn, có từ 26 đến 40 súng đại bác và có khả năng chiến đấu độc lập cho tới khi các quân đoàn khác tới giải cứu. [22] Một quân đoàn đơn lẻ nếu được đặt vào vị trí phòng thủ vững chắc có thể trụ lại được ít nhất là một ngày mà không có sự hỗ trợ nào, điếu này khiến Đội quân vĩ đại có rất nhiều lựa chọn về mặt chiến thuật và chiến lược trong mọi chiến dịch. Ngoài lực lượng trên thì Nalopéon cũng xây dựng lực lượng Kỵ binh dự bị gồm 22.000 quân, chia làm hai đơn vị Thiết Kỵ binh, bốn đơn vị Long Kỵ binh, một đơn vị Kỵ binh đánh bộ và một đơn vị Khinh Kỵ binh, được yểm trợ bởi 24 khẩu pháo. [22] Tới năm 1805 thì Đội quân vĩ đại đã có tổng cộng 350.000 binh sĩ đều được trang bị và huấn luyện tốt, cũng như là được chỉ huy bởi các sĩ quan tài giỏi. [22] [ ] Quân đội Nga Quân đội Nga vào năm 1805 có nhiều nét của Quân đội Pháp trong chế độ cũ. Họ không có tổ chức cao hơn mức Trung đoàn, các sĩ quan cấp cao thường là từ giới quý tộc và chức tước được mua bán thay vì dựa vào tài năng. Những người lính Nga thì hay bị đánh đập và trừng phạt để tuân lệnh, theo kiểu thế kỷ 18. Ngoài ra thì nhiều Sĩ quan cấp thấp của Nga được huấn luyện kém cỏi và gặp khó khăn trong việc chỉ đạo binh sĩ của mình thực hiện những chiến thuật phức tạp trên chiến trường. Mặc dù vậy thì các chiến binh Nga luôn chiến đấu rất dũng cả, vả lại quân Nga còn có đội Pháo binh hùng hậu, với số lượng đại pháo dồi dào, và được điều khiển bởi các binh sĩ thường xuyên chiến đấu khốc liệt để ngăn pháo của mình lọt vào tay đối thủ. [25] Hệ thống hậu cần của quân Nga chủ yếu dựa vào dân cư địa phương và các đồng minh Áo của Nga, với 70% quân nhu của Nga được cung cấp bởi Áo. Phải tiến hành tiếp vận quá dàn trải mà không có một hệ thống hậu cần vững chắc và được tổ chức tốt, quân Nga gặp khó khăn trong việc duy trì sức khỏe và sự tập trung trong chiến đấu. [ ] Quân đội Áo Đại Công tước Karl, em trai của Hoàng đế nước Áo, đã bắt đầu công cuộc cải cách lực lượng Quân đội Áo từ năm 1801 với việc loại bỏ tầm ảnh hưởng của Hội đồng Hofkriegsrat trong quân đội. [26] Karl là vị tướng lĩnh tài giỏi nhất của nước Áo, [27] nhưng ông đã bị thất sủng sau khi lời khuyên của ông rằng đừng tuyên chiến với [...]... biết bao trận đánh của Hoàng đế Napoléon thì không có trận nào mang lại thay đổi sâu rộng đến tình hình châu Âu bằng trận Austerlitz. [72] Chiếc cột của Quảng trường Vendôme tại thủ đô Paris được làm từ một khẩu đại pháo - chiến lợi phẩm của quân Pháp trong trận Austerlitz Dù gọi là Trận Tam Hoàng nhưng thực chất chỉ có hai Hoàng đế là Napoléon I và Aleksandr I thân chinh lâm trận Trong suốt trận chiến,... Nga - Áo cùng với các binh sĩ Nga - Áo đang chạy tháo thân [44] [ ] Kết cục của trận chiến Có quan điểm xem trận Austerlitz là "trận chiến vĩ đại đầu tiên trong lịch sử cận đại" Đồng thời, nó cũng là trận đánh có tầm vóc to lớn đầu tiên trong sự nghiệp quân sự cuả Hoàng đế Napoléon I Mặc dù trận thủy chiến Trafalgar đã đập vỡ tan tành uy thế của Napoléon I trên biển, một chiến thắng huy hoàng ở trên... thắng hiển hách của thủy binh Anh trong trận thủy chiến Trafalgar vẫn thể hiện rằng Anh Quốc sẽ mãi mãi giữ mối hằn thù với Pháp Suốt thời gian qua trong khi Napoléon đã đại thắng các trận đánh trên đất liền như Ulm và Austerlitz thì ông vẫn không thể đụng chạm gì đến nước Anh.[80] Ngay cả trong Tuyên cáo thứ 30 nổi tiếng của ông sau đại thắng vẻ vang trong trận chiến Austerlitz, Napoléon vẫn không thể... oanh liệt tại Austerlitz, Napoléon giữ lại phần lớn Đội quân vĩ đại của ông tại Đức, giờ đây ông nhanh chóng rời khỏi kinh đô Paris mà thân chinh thống lĩnh ba quân xâm lược nước Phổ.[9] Trong khi ấy, sau chiến bại thê thảm tại Austerlitz, thì Hoàng đế Franz I quyết tâm rửa hận Do đó, ông tổ chức cải cách, thay thế những lực lượng và vũ khí bị huỷ diệt cùng với những chiến mã chết trong trận Austerlitz. .. Carolina xứ Napoli - một kình địch từng gọi Napoléon là "tên Jacobin đội Vương miện", khi hay tin ông đại thắng trận Austerlitz, đã phải gửi thư xin vị "Hoàng đế của châu Âu" thứ lỗi cho Tuy nhiên, Napoléon vẫn khăng khăng dã tâm xâm lăng xứ Napoli của mình.[9] Kể từ sau hai trận đánh ở Trafalgar và Austerlitz, nước Anh phải dựa dẫm vào địa thế biển đảo và đế quốc thực dân của mình để phòng vệ khỏi sự xâm... lại để dự phòng, còn quân đoàn V dưới trướng Thống chế Lannes sẽ bảo vệ cánh trái của quân Pháp (tức vùng phía bắc của chiến trường), nơi tuyến tiếp vận mới của Pháp tọa lạc.[7] [ ] Trận đánh [ ] Bắt đầu trận chiến Trận Austerlitz diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm một năm ngày Napoléon đăng ngôi Hoàng đế nước Pháp.[16] Vào 5 giờ sáng cái ngày định mệnh ấy, lúc Mặt Trời còn chưa mọc lên, Napoléon đã thức... này thì ông ta đã đánh bại nước Áo lần thứ ba[30] Trận Austerlitz và các chiến dịch trước đó đã thay đổi rõ rệt tình hình chính trị của châu Âu Trong vòng ba tháng, quân Pháp đã đánh chiếm kinh kỳ Viên, tiêu diệt hai đội quân hùng hậu, và hạ nhục Đế quốc Áo Những sự kiện này đã đi ngược lại cấu trúc cân bằng quyền lực cứng nhắc ở châu Âu vào thế kỷ 18 Austerlitz đã mở màn cho gần một thập kỷ thống trị... nữa Tôi không biết làm gì nữa ngoài việc rút lui —Trung tướng Przhebishevsky[65] ” Lúc này liên quân đã bị chia cắt nhiều Napoléon cho đánh vào cánh trái để kết thúc trận chiến Ở mặt trận phía bắc, sau khi đã kéo đến vị trí đúng đắn trên trận tiền, lực lượng Thiết Kỵ Binh của Vương công Johann I Joseph xứ Liechtenstein tấn công đội Khinh Kỵ Binh của tướng Kellerman bên phía Pháp Khi nhận thấy quân Nga... nữa (1 Sư đoàn dưới quyền của d'Hautpoul và Sư đoàn kia thì do Nansouty chỉ huy) vào trận tuyến nhằm sớm "xử đẹp" lực lượng Kỵ binh Nga Cuộc giao tranh diễn ra khốc liệt và lâu dài, nhưng cuối cùng quân Pháp đã thắng trận Tướng Lannes sau đó dẫn Binh đoàn thứ V của ông tiến đánh quân Nga của Tướng Bagration, và sau một trận giao tranh kịch liệt thì vị thống soái Nga tài năng này đã bị đánh lui khỏi bãi... ông đã thiết lập được khoảng cách chừng 60 cây số giữa các chiến sĩ của ông và trận địa [5] Thây tử sĩ Nga chất đầy trận địa, Hoàng đế Aleksandr I ngồi giữa đống xác người mà khóc rốc lên trước thất bại thảm hại của ông.[8] Sau chiến thắng lừng lẫy của Hoàng đế Napoléon I, một cơn mưa tuyết đổ vào cả quân ông lẫn kẻ thù bại trận, khiến cho người Pháp không thể nào truy kích thêm Lúc này là 4 giờ chiều . Trận Austerlitz Trận Austerlitz Một phần của Chiến tranh của Liên minh thứ ba Napoléon tại trận Austerlitz, tranh của François Gérard. . Thời. Ferdinand Tiesenhausen (tử trận) [7] . [hiện] x • t • s Liên minh thứ ba Trận Austerlitz (phát âm tiếng Việt: Ao-xtéc-lích) còn được gọi là Trận Ba Hoàng đế hay Trận Tam Hoàng (mặc dù. o 3.3 Bố trí của quân Pháp 4 Trận đánh o 4.1 Bắt đầu trận chiến o 4.2 "Một đòn chí mạng và trận chiến chấm dứt" o 4.3 Tàn cuộc 5 Kết cục của trận chiến o 5.1 Những kết quả