1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Hò giã gạo - Nét sinh hoạt văn hóa dân gian đậm chất ppsx

11 686 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 229,22 KB

Nội dung

Sức hút của hò giã gạo, một phần lớn đến từ sự gắn bó, giao lưu giữa người hò và người nghe, hay nói cho đúng, toàn thể những ai tham gia cuộc hò đều là người diễn xướng.. Do tình hình c

Trang 1

Hò giã gạo - Nét sinh hoạt văn hóa dân gian

đậm chất Huế

Thừa Thiên Huế vốn là vùng đất miền Trung nổi tiếng về hò Ngày trước, hò khá phổ biến trên mọi miền đất nước, nhưng đặc biệt ở miền Trung, hò là một đóng góp quan trọng về thể loại dân ca Việt Nam

Hò giã gạo là một hình thức sinh hoạt dân ca phổ rất biến ở nông thôn Thừa Thiên Huế Đây là loại hình dân ca được trình bày với bối cảnh công chúng đông đảo, có tiết tấu sôi nổi, cuốn hút, rất hấp dẫn với người diễn cũng như người nghe Trên một sân gạch rộng, quanh vài ba cây cối gạo, những nghệ nhân (có thể trực tiếp cầm chày giã gạo hoặc không) hò theo nhịp chày Phần họ hò gọi là phần “xướng”, như:

Khoan khoan mời khoan lại hò lờ

Hò hô hố hô

Trang 2

Em nghe anh đau đầu chưa khá

Em băng đồng chỉ sá, kiếm ngọn lá nọ về cho anh xông

Công chúng xung quanh hò theo, phần hò theo gọi là hò “xô”

Hò hô hố hô hò

Hò hô hô hò

Nghệ nhân hò tiếp phần “xướng”:

Ở làm ri đây cho phải đạo vợ chồng

Đổ mồ hôi ra em chặm, ngọn gió lồng em che

Công chúng hò “xô” tiếp:

Hò hô hố hô hò

Hò hô

Sức hút của hò giã gạo, một phần lớn đến từ sự gắn bó, giao lưu giữa người

hò và người nghe, hay nói cho đúng, toàn thể những ai tham gia cuộc hò đều

là người diễn xướng Mở đầu là một làn điệu dân ca nhằm phục vụ một sinh hoạt lao động nhất định (giã gạo) điệu hò đã dần thoát ly mục đích ban đầu của nó để trở thành một hình thức sinh hoạt văn nghệ thuần tuý Nhiều lúc ở quê, đến lúc giã hết gạo mà vẫn còn mê hò, người ta bỏ trấu vào cối giã, cốt

có tiếng chày để làm nhịp

Hò giã gạo - Loại hình văn nghệ đậm chất sân khấu

Trang 3

Hò giã gạo không chỉ dừng lại trong ý nghĩa lao động và sinh hoạt giải trí ở nông thôn mà còn bao hàm nhiều ý nghĩa thâm sâu Trước hết đó là một sinh hoạt văn nghệ dân gian truyền thống hàm chứa các khía cạnh âm nhạc, văn chương, nghệ thuật trình diễn, một kịch bản có tính thẩm mĩ không đơn điệu

mà vừa trữ tình sâu lắng vừa hứng thú sôi nổi Hò giã gạo cũng còn là một biểu hiện của nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước; nó ghi lại những dấu ấn lịch sử văn hoá của quá khứ; nó phản ánh tính hợp quần của dân tộc trong lao động cũng như trong những mối quan hệ xã hội khác Dưới cái nhìn văn hoá học, một buổi hò giã gạo hoàn chỉnh có tính chất sân khấu cũng còn thể hiện một khía cạnh của quy luật phát triển văn học - nghệ thuật của cộng đồng dân tộc

Trong thời hiện đại, nghề nông cũng như nhiều nghề thủ công khác hầu như

đã cơ giới hoá, từ đó dẫn đến một số hình thức văn nghệ liên quan với lao động như trôi vào dĩ vãng Do vậy, các nhà nghiên cứu cũng như mọi tầng lớp nhân dân không những có ý thức bảo tồn mà còn phát triển những di sản văn hoá dân tộc khi còn chưa quá muộn

Hò giã gạo có thể ra đời khá lâu, muộn nhất là vào thời văn hoá Đông Sơn

mà dấu vết là hình người chèo thuyền, giã gạo, thổi kèn được khắc hoạ trên mặt trống đồng Hò gắn với việc giã gạo bằng chày tay hoặc chày vồ nhưng

ít nghe giọng hò câu hát gắn với chày tay nhất là ở đồng bằng bởi loại chày dài, động tác giã khó khăn, nhọc nhằn Trái lại, giã gạo bằng chày vồ thì thoải mái và tương đối nhẹ nhàng, thuận lợi cho việc hò hát Vì vậy, cũng ở trong thang âm ngũ cung, hò, xư, sang, xê, công của âm nhạc truyền thống dân tộc, nhưng làn điệu của giọng hò câu hát chắc khoẻ, tươi mát, dồn dập chan hoà với nhịp điệu của tiếng chày râm ran, phổ biến nhiều địa phương ở

Trang 4

miệt đồng bằng mà Thừa Thiên - Huế là một trong những địa chỉ điển hình

Do tình hình công nghiệp hoá, những thập niên của cuối thế kỉ XX, hò giã gạo gần như tách rời khỏi môi trường sinh ra nó và đang trên đà trở thành một loại hình dân ca sân khấu dân gian trong những dịp lễ hội ở nông thôn

và đô thị

Hầu hết các làng xã ở Thừa Thiên Huế gọi tắt là Huế, cũng như các tỉnh Bắc Trung Bộ, hò giã gạo thường đi đôi với công việc giã gạo diễn ra ở các điền chủ hoặc ở những nhà của người bán hàng xáo Cũng có những trường hợp đến khi gạo hết, nhưng cuộc hò còn nhiều hứng thú, người ta cho trú (trấu) vào cối thay thế gạo để cuộc hò được tiếp diễn đôi khi kéo dài đến thâu đêm

Do cái sôi nổi, hào hứng của làn điệu và diễn xướng, do tính thẩm mĩ vừa trữ tình vừa hài hước của lời hò, từ hò giã gạo gắn với lao động trong làng,

xã đã dẫn đến công diễn hò giã gạo ở huyện, tỉnh và đô thị Huế nhiều thập niên với tư cách là một loại hình văn nghệ có tính chất sân khấu

Hò giã gạo miền Trung, đặc biệt ở Huế đã hình thành nhiều thế kỉ và có thể phát triển vào đầu thế kỉ XX cho nên có tính ổn định và phổ biến về làn điệu, thể thức diễn xướng và kết cấu Vì vậy, ngoại trừ một số trường hợp trình diễn sân khấu có tính tổ chức, hầu hết hò giã gạo diễn ra trong lao động và thực tiễn đời sống xã hội cho nên có tính tuỳ tiện Trước hết, về thời điểm tuy thường hò giã gạo lúc về đêm, nhưng không quy định về giờ, ngày, tháng như các loại hình nghệ thuật sân khấu hoặc như hát quan họ, “đến hẹn lại lên”, như các hình thức hát trong lễ hội mùa xuân ở miền Bắc, “Nhớ ngày mồng 7 tháng ba, trở về hội Láng trở ra hội Thầy” Về địa điểm cũng vậy, có thể trong nhà, ngoài cươi (sân), nơi sân đình, ở góc chợ

Trang 5

Hò giã gạo là một loại hình văn nghệ không chuyên nên không có ông bầu hay đạo diễn mà diễn viên là những nông phu, nông phụ, trai gái trong làng

tự nguyện làm thành viên cối hò lúc giã gạo cũng như lúc rảnh rỗi nghỉ ngơi

Đó là những người có năng khiếu văn nghệ, có giọng hò, câu hát, có tài ứng đối điêu luyện mà trong mỗi làng, mỗi xã chỉ có chừng năm, ba người Họ trở thành danh ca dân gian không thông qua trường lớp mà do trường đời đào tạo Khán thính giả là những người cùng lao động, những người trong xóm, trong làng tụ tập xung quanh cối hò ở dưới mái hiên, nơi bờ dậu, cạnh hàng cau, khóm chuối và xa hơn nữa là dưới luỹ tre làng

Hò giã gạo: Những đặc trưng về kết cấu

Hò giã gạo là điệu hò đối đáp Mỗi cối gạo có 2, 4 hoặc 6 người Mỗi buổi

hò giã gạo có ba phần: hò chào hỏi, hò vào cuộc, hò chia tay Hò vào cuộc là phần chính, linh hoạt, vui vẻ; những câu hò đối đáp khi thì ân cần, vồn vã, khi thì hài hước, tinh nghịch, khi thì trữ tình thống thiết Đặc biệt của hò giã gạo là các nông dân tham dự sinh hoạt có tài xuất khẩu thành chướng: xướng họa, đối đáp tự nhiên, hầu như không suy nghĩ

Dù diễn ra ở môi trường nào, một buổi hò giã gạo hoàn chỉnh ở Huế vận động theo một kết cấu ổn định và chặt chẽ về tổ chức diễn xướng cũng như

về thể thức trình diễn

Về tổ chức diễn xướng: Một cối hò thường có 4 nghệ nhân (2 nam và 2 nữ)

hình thành hai đôi hò khác giới tính: một đôi nam nữ hò ân tình, một đôi nam nữ hò đâm bắt Đôi hò ân tình xoay quanh chủ đề trữ tình, họ như là một đôi trai gái thổ lộ tình cảm, niềm thương nỗi nhớ trong quan hệ lứa đôi,

vợ chồng Đôi hò đâm bắt, ở Nam Bộ gọi là quăng bắt thể hiện tiếng nói trêu

Trang 6

ghẹo, khiêu khích, châm chọc lẫn nhau trong quan hệ tình cảm lứa đôi Lời thơ hò giã gạo thường là những bài thơ dân gian (ca dao dân ca) truyền

thống hay ứng tác hoặc có thể phỏng theo các truyện Phạm Công Cúc Hoa, Lâm Sanh Xuân Nương, Kiều, Lục Vân Tiên để hò hát Mỗi đôi hò đối đáp với nhau trong phạm vi chủ đề của mình không trực tiếp mà luân phiên xen

kẽ nhau theo công thức: Ân tình - Đâm bắt - Ân tình - Đâm bắt

Về thể thức và trình tự diễn xướng: Làn điệu hò giã gạo ở trong hệ thống

thang âm điệu thức âm nhạc truyền thống dân tộc Trong quá trình diễn xướng không có âm nhạc phụ hoạ chỉ có những tiếng trống khen tặng, những câu hò đối ứng hấp dẫn, lí thú Loại hò này trình diễn theo hình thức đồng diễn đa xướng gồm hai vế xướng và xô Vế xướng do một cá nhân đảm trách nhưng không cố định hoá mà những thành viên trong cối hò luân phiên tham gia diễn xướng theo thể thức đối đáp từng đôi một Vế xô cho tập thể đáp ứng bằng những tiếng đệm “hồ hô hô hồ”, nét đặc trưng về âm điệu của hò giã gạo Trình tự một buổi hò giã gạo hoàn chỉnh diễn tiến theo ba chặng liên quan với nhau là hò mời chào, hò vào cuộc, hò từ tạ

Trang 7

Hò mời chào: Hò mời chào cũng có thể gọi là phần hò mở đầu, lời hò hàm

chứa nội dung mời gọi và chào hỏi khán thính giả Chặng hò này có tính chất nghi thức thay cho lời thưa gởi, khai mở buổi hò cho nên lời hò mở đầu thường dành cho người lớn tuổi hay nghệ nhân đã có danh tiếng trong giới

hò Lời hò giã gạo trong đó có hò chào hỏi ít hoa mĩ, chải chuốt mà nôm na, mộc mạc nhưng vẫn hào hứng, tươi mát, trữ tình bởi đó là tiếng lòng của cộng đồng làng xóm, họ hàng ở nông thôn

Hò vào cuộc: Sau hò chào hỏi thì kế tục là chặng hò chính thức, trọng tâm

của buổi hò Mỗi thành viên của cối hò theo chủ đề của mình luân phiên diễn xướng đối đáp với nhau mà các nghệ nhân đã quy ước, trong đó có: Đôi hò

ân tình và Đôi hò đâm bắt

Đôi hò ân tình hò đối đáp với nhau trong quan hệ tình cảm tương hợp, trong nhịp lòng đồng điệu, hoà quyện vào nhau mà không xung khắc, đối chọi Đó

là những tâm trạng bâng khuâng, vui buồn, những niềm thương nỗi nhớ trao gởi cho nhau để cùng nhau san sẻ Nội dung đối đáp như một chuyện tình lứa đôi trong đời thường được thi vị hoá như một kịch bản ở dạng lời ca giọng hò

Cũng trong chủ đề ân tình, nghệ nhân có thể chuyển qua hò tuồng, hò

truyện Trong trường hợp này, đôi hò ân tình đóng vai các nhân vật trong truyện để đối đáp tình cảm với nhau

Đôi hò đâm bắt xen kẽ với đôi hò ân tình, diễn xướng đối đáp nhau trong quan hệ tương khắc Nội dung lời hò hàm chứa ý nghĩa khiêu khích, châm biếm, thách đố lẫn nhau qua các hình thức đối đáp, đố đáp Đôi hò này như thể hiện cái hài bên cạnh cái “bi” (tạm gọi) của chuyện tình lứa đôi

Trang 8

Hò từ tạ: Sự gặp gỡ nào rồi cũng phải chia tay, buổi hò giã gạo cũng vậy,

nhưng lúc chia tay bao giờ cũng dùng dằng, lưu luyến Hò từ tạ vừa phản ánh tâm trạng ấy, vừa hi vọng ngày tái ngộ trong những buổi sinh hoạt hò hát và trên những nẻo đường đời

Một cuộc hò giã gạo thường được tổ chức theo trình tự sau:

Hò mời, hò chào: Đây là phần hò lúc mở cuộc Người trong sân mời gọi những người còn ngập ngừng bên ngoài Lời mời có khi bộc trực, bông đùa:

Vô đây, mời bạn vô đây

Vô đây bàn đặt ghế xây sẳn sàng

Tội chi đứng xá ngồi đàng

Sương sa muỗi cắn, cảm thương hàn ai nuôi?

Có khi tình tứ nhẳn gởi:

Ngó vô trong cối gạo này

Cả trai lực sĩ, cả gái thuyền quyên

Chắc tui nho nhỏ vô duyên

Không ai vô cầm chày giã gạo để kết nguyền trăm năm?

Khi đã tề tựu đông đủ, người ta chào, thắt chặt tình thân trước khi vào cuộc Nếu là nữ thì lời chào thường nhỏ nhẹ, ý tứ:

Em mở lời chào, chào nam, chào bắc, chưa chắc chào ai

Trang 9

Chào người cân lứa, chào kẻ vừa vai

Ai có ân thâm nghĩa trọng thì lắng tai nghe chào

Lời chào bên nam thường nghịch ngợm hơn:

Tôi tới đây xin mở lời chào anh em trai quân tử

Chào chị em gái thục nữ thuyền quyên

Chào rồi lại hỏi thăm riêng

Em ham vui tới nhởi, hay băng miền tìm ai?

Sau phần chào mời, hỏi han, đến phần thứ hai của buổi hò: hò đố, hò đối Đây là phần thử thách trí tuệ Lúc này bên cối giã gạo đã hình thành hai

“phe”: bên nam và bên nữ Họ bắt đầu đố nhau, thông thường bên nữ giữ vai trò chủ khảo, bên nam là thí sinh, và phần thưởng của cuộc thi được hứa hẹn thật hấp dẫn:

Em đố anh một trăm cái hố, cái hố chi không nước

Một trăm cái thước, cái thước chi không cây

Một trăm cái cây, cây chi không trái

Một trăm con gái, gái chi không chồng

Trai nam nhi giải đặng, gái má hồng xin dâng

-Em ơi em một trăm cái hố, cái hố khoan không nước

Trang 10

Một trăm cái thước, thước thợ mã không cây

Một trăm cái cây, cây đờn không trái

Một trăm gái, gái tố nữ không chồng

Trai nam nhi giải được má hồng em đâu?

……

Phần cuối cùng, và cũng là phần hấp dẫn nhất, cuốn hút nhất của đêm hò giã gạo là hò nhân ngãi (còn gọi là hò ân tình) Tính chất giao duên của hò giã gạo đậm nét nhất là ở phần này Đây cũng là lúc gạo đã lần giã hết, trăng lên viên mãn giữa đỉnh trời, trai gái bây giờ đã biết tài nhau và đã quen hơi bén tiếng Lời hò nhân ngãi thường trữ tình và lãng mạn, bộc bạch được mơ ước tình yêu của thanh niên nam nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa

-Hỏi em có nhớ hay không

Anh thương em từ thuở mẹ bồng trên tay

-Hỏi anh có nhớ hay quên

Thương anh từ thuở vịn phên đi lần

-Em thương anh vô giá quá chừng

Trèo non quên mệt, ngậm gừng quên cay

-Anh thương em tự nón đến quai

Thương trong lớp lá, thương ngoài đường may

Trang 11

Hai ta ơn trượng nghĩa dày

Dù xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngày mới xa

Nếu ở phần hò đâm bắt, hai bên nam nữ đùa cợt có lúc suồng sã, tìm cách hạ nhau, dìm nhau để gây cười, thì đến phần hò ân tình, họ lại dành cho nhau những lời lẽ trân trọng nhất, thăng hoa nhất Có lẽ đó mới là những tình cảm sâu sắc nhất trong lòng họ, những chàng trai, cô gái lãng mạn, đa tài, đã góp phần không nhỏ vào việc sáng tác hàng trăm ngàn câu ca dao tuyệt vời về tình yêu đôi lứa thông qua làn điệu hò giã gạo

Trong hò ân tình, người ta có thể hiện hò nhiều lối, ví dụ: lối Kim Kiều (bên nam đóng vai Kim Trọng, bên nữ đóng vai Thuý Kiều), lối xa cách (hai bên nam nữ thủ vai đôi tình nhân xa nhau hát về nỗi buồn khi xa cách), lối đi Tây (thủ vai người chồng đi mộ phu cho Tây và người vợ ở nhà),

Hò giã gạo là một điệu hò vui tươi, linh hoạt.Cũng như các thể loại khác, hò giã gạo ở Thừa Thiên Huế sẽ có những bước thăng trầm, phát triển, chuyển đổi chức năng sinh hoạt như nó đã từng trải qua những năm tháng trước đây Khi Huế được công nhận là di sản văn hóa của nhân loại, khi lòng người Thừa Thiên Huế vẫn yêu thích văn nghệ truyền thống thì chúng ta có

cơ sở và điều kiện để hy vọng dù thời gian có thay đổi, các làn điệu hò đầy dân tộc tính còn có cơ hội để phục sinh

Ngày đăng: 12/08/2014, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w