1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: HẠ QUAN pps

5 297 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 519,48 KB

Nội dung

HẠ QUAN Tên Huyệt: Quan = cơ quan; Huyệt ở phía dưới xương gò má, tương ứng với thượng quan, vì vậy gọi là Hạ Quan (Trung Y Cương Mục). Xuất Xứ: Thiên ‘Ba?n Du’ (LKhu.2) Đặc Tính: + Huyệt thứ 7 của kinh Vị. + Huyệt giao hội với kinh Túc Thiếu Dương. Vị Trí: Khi ngậm miệng lại, huyệt ở chỗ lõm phía trước tai, dưới xương gò má, nơi góc phía trước của mo?m tiếp xương thái dương và lồi cầu xương hàm dưới. Giải Phẫu: Dưới da là tuyến mang tai, chỗ bám của bờ sau cơ nhai, ở sâu có cơ chân bướm ngoài. Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh sọ não số V. Da vùng huyệt chi phối bởi thần kinh sọ não số V. Tác Dụng: Sơ phong, hoạt lạc. Chủ Trị: Trị răng đau, liệt mặt, thần kinh tam thoa đau, khớp hàm dưới viêm. Phối Huyệt: 1. Phối Dịch Môn (Ttu.2) + Dương Cốc (Ttr.5) + Dương Khê (Đtr.5) + Quan Xung (Ttu.1) trị tai ù, điếc (Giáp Ất Kinh). 2. Phối Đại Nghênh (Vi.5) + Ế Phong (Ttu.17) + Uyển Cốt (Ttr.4) trị răng sưng đau (Thiên Kim Phương). 3. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Dương + Tình Minh (Bq.1) trị thần kinh tam thoa (sinh ba) đau (Châm Cứu Học Thượng Hải). 4. Phối Hợp Cốc (Đtr.4) trị khớp hàm dưới viêm, đau (Châm Cứu Học Thượng Hải). 5. Phối Giáp Xa (Vi.6) + Ế Phong (Ttu.17) trị cơ nhai co rút (Châm Cứu Học Thượng Hải). 6. Phối Ế Phong (Ttu.17) + Nhĩ Môn (Ttu.21) + Trung Chư? (Ttu.3) trị câm điếc (Châm Cứu Học Thượng Hải).Phối Giáp Xa (Vi.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Ngoại Quan (Ttu.5) trị hàm cứng (Châm Cứu Học Thủ Sách). 7. Phối Ế Phong (Ttu.17) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Nhĩ Môn (Ttu.21) + Thính Cung (Ttr.19) trị tai ù, điếc, tai giữa viêm [tai chảy mu?] (Châm Cứu Học Thủ Sách). Châm Cứu: Châm thẳng 0, 5 - 1 thốn, Ôn cứu 5 - 10 phút. + Trị dây thần kinh tam thoa đau: hướng mũi kim xuống dưới. + Trị khớp hàm viêm: châm xiên, hướng mũi kim ra phía trước hoặc sau. + Trị răng đau: châm dọc theo xương hàm hướng về phía răng đau. + Trị tai giữa viêm: châm luồn kim hướng về bên phải cho có ca?m giác lan đến tai. + Trị cơ nhai co rút: châm xiên dưới da. ĐẦU DUY Tên Huyệt: Duy = mép tóc; 2 bên góc trán - đầu tạo thành mép tóc, vì vậy gọi là Đầu Duy (Trung Y Cương Mục). Tên Khác: Tả ng Đại. Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh. Đặc Tính: + Huyệt thứ 8 của kinh Vị. + Huyệt giao hội với kinh Túc Thiếu Dương Đởm. Vị Trí: Nơi góc trán, cách bờ chân tóc 0, 5 thốn, trên đường khớp đỉnh trán, từ huyệt Thần Đình (Đc.24) đo ra 4 thốn. * Giải Phẫu:Dưới da là chỗ cơ thái dương dính vào cân sọ, dưới cân sọ là xương sọ. Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh sọ não số V. Da vùng huyệt chi phối bởi thần kinh sọ não số V. Tác Dụng: Khu phong, tiết ho?a, trấn thống. Chủ Trị: Trị nư?a đầu đau (Migraine), thần kinh trước trán đau, mí mắt rung giật. Phối Huyệt: 1. Phối Đại Lăng (Tb.4) trị đầu đau như vỡ ra, mắt đau dữ dội (Thiên Kim Phương) 2. Phối Toàn Trúc (Bq.2) trị nhãn cầu rung giật (Châm Cứu Đại Thành) 3. Phối Lâm Khấp (Đc.15) + Phong Trì (Đ.20) + Tinh Minh (Bq.1) trị chảy nước mắt khi ra gió (Châm Cứu Đại Thành) 4. Phối (Túc) Lâm Khấp (Đ.41) trị chảy nước mắt sống (Bách Chứng Phú) 5. Phối Khúc Tân (Đ.7) + Liệt Khuyết (P.7) + Phong Phu? (Đc.16) trị nư?a đầu đau (Trung Hoa Châm Cứu Học). 6. Phối Bá Hội [Đc.20] (xuất huyết) trị đầu đau (Châm Cứu Học Thượng Hải). 7. Phối Liệt khuyết (P.7) trị nư?a đầu đau (Châm Cứu Học Thượng Hải). 8. Phối Thiên Trụ (Bq.10) + Toàn Trúc (Bq.2) trị chóng mặt (Châm Cứu Học Thượng Hải). 9. Phối Đồng Tư? Liêu (Đ.1) + Ế Phong (Ttu.17) trị chảy nước mắt khi gặp gió (Châm Cứu Học Thượng Hải). 10. Phối Bá Hội (Đc.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) thấu Hậu Khê (Ttr.3) + Thái Dương + Thái Xung (C.3) thấu Dũng Tuyền (Th.1) trị tâm thần phân liệt. (Châm Cứu Học Thượng Hải). 11. Phối Dương Bạch (Đ.14) + Địa Thương (Vi.4) + Ế Phong (Ttr.17) + Nghinh Hương (Đtr.20) trị thần kinh liệt mặt (Châm Cứu Học Thượng Hải). Châm Cứu: Châm xiên dưới da 0, 5 - 1 thốn - Không cứu (Giáp Ất Kinh). . HẠ QUAN Tên Huyệt: Quan = cơ quan; Huyệt ở phía dưới xương gò má, tương ứng với thượng quan, vì vậy gọi là Hạ Quan (Trung Y Cương Mục). Xuất Xứ: Thiên ‘Ba?n Du’ (LKhu.2) Đặc Tính: + Huyệt. của kinh Vị. + Huyệt giao hội với kinh Túc Thiếu Dương. Vị Trí: Khi ngậm miệng lại, huyệt ở chỗ lõm phía trước tai, dưới xương gò má, nơi góc phía trước của mo?m tiếp xương thái dương và lồi. ngoài. Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh sọ não số V. Da vùng huyệt chi phối bởi thần kinh sọ não số V. Tác Dụng: Sơ phong, hoạt lạc. Chủ Trị: Trị răng đau, liệt mặt, thần kinh tam thoa

Ngày đăng: 12/08/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN