TRƯ ỜNG C Ư ỜNG Tên Huyệt: Huyệt là Lạc của mạch Đốc, ở giáp cột sống, đi lên đầu, tản ra ở vùng đầu, đường phân bố vừa dài (trường) vừa cường, vì vậy gọi là Trường Cường (Trung Y C ương Mục). Tên Khác: Cùng cốt, Hà Xa Lộ, Khí Chi Âm Khích, Mao Cốt Hạ Không, Mao Lư, Mao Thúy Cốt, Quy Mao, Quyết Cốt, Tam Phân Lư, Tào Khê Lộ, Thượng Thiên Thê, Triêu Thiên Sầm, Vĩ Lư. Xuất Xứ: Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10). Đặc Tính: + Huyệt thứ 1 của mạch Đốc. + Huyệt Lạc nối với mạch Nhâm (qua huyệt Hội Âm). + Hội của mạch Đốc với kinh Thận và Đởm . + Là 1 trong nhóm huyệt ‘Tuỷ Không’ (Phong Phủ - Đc.16), Ngân Giao (Đc. 28), Á Môn (Đc.15), Não Hộ (Đc. 17) và Trường Cường (Đc. 1) là nh ững huyệt của tuỷ xương (thiên ‘Cốt Không Luận’, (TVấn.60). Vị Trí: Ở chỗ l õm sau h ậu mô n và trư ớc đầu x ương c ụt 0, 3 thốn. Giải Phẫu: Huyệt ở trên đường thớ hậu môn - xương cụt, có cơ thắt ngoài hậu môn v à cơ nâng hậu môn (phần thắt) bám vào đường thớ này. Vào sâu là khoang dưới phúc mạc. Thần kinh vận động cơ do nhánh đáy chậu của dây thần kinh thẹn trong. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S5. Tác Dụng: Thông mạch Nhâm, Đốc, điều trường phủ. Chủ Trị:Trị trực tràng sa, trĩ, tiêu ra máu, cột sống đau, tiểu đục, tiểu khó, điên cuồng. Phối Huyệt: 1. Phối Tiểu Trường Du (Bq.27) trị táo bón, tiểu khó, tiểu buốt, tiểu bí (Thiên Kim Phương). 2. Phối Bàng Quang Du (Bq.28) + Cư Liêu (Đ.29) + Hạ Liêu (Bq, 34) + Khí Xung (Vi.30) + Thượng Liêu (Bq.31) + Yêu Du (Đc.2) trị lưng đau (Thiên Kim Phương). 3. Phối Thân Trụ (Đc.13) trị động kinh (Tư Sinh Kinh). 4. Phối Thừa Sơn (Bq.57) trị trĩ, tiêu ra máu (Bách Chứng Phú). 5. Phối Thừa Sơn (Bq.57) + Tinh Cung (Chí Thất – Bq.52) + Tỳ Du (Vi.20) trị tạng độc hạ huyết [tiêu ra máu do tạng bị độc] (Châm Cứu Đại Thành). 6. Ph ối Bá Hội (Đc.20) + Nhị Bạch + Tinh Cung (Chí Th ất – Bq.52) tr ị thoát giang, trĩ lâu ngày (Châm Cứu Đại Thành). 7. Phối Thừa Sơn (Bq.57) trị trường phong hạ huyết (Bách Chứng Phú ). 8. Phối Bá Hội (Đc.20) trị thoát giang (Bách Chứng Phú). 9. Phối Cách Du (Bq.17) + Can Du (Bq.18) + Nội Quan (Tb.6) + Thừa Sơn (Bq.57) trị tiêu ra máu, tạng độc sưng đau, tiêu ra máu không ccầm (Châm Cứu Đại Toàn). 10. Phối Ẩn Bạch (Ty.1) + Hạ Liêu (Bq.34) + Hội Dương (Bq.35) + Lao Cung (Tb.8) + Phục Lưu (Th.7) + Thái Bạch (Ty.3) + Thái Xung (C.3) + Thừa Sơn (Bq.57) trị đại tiện ra máu (Thần Cứu Kinh Luân). 11. Cứu Trường Cường (Đc.1) 3 tráng + cứu Thủy Phân (Nh.9) 100 tráng trị thoát giang do khí huyết hư mà hạ hãm (Thần Cứu Kinh Luân). 12. Phối Nhị Bạch + Thừa Sơn (Bq.57) trị trĩ lâu ngày (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca). 13. Phối Bá Hội (Đc.20) trị thoát giang (Trung Hoa Châm Cứu Học). 14. Phối Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) có tác dụng thúc đẻ [thôi sinh] (Châm Cứu Học Thượng Hải). 15. Phối Bá Hội (Đc.20) + Đại Trường Du (Bq.26) + Thừa Sơn (Bq.57) trị trực tràng sa (Châm Cứu Học Thượng Hải). 16. Phối Hội Dương (Bq.35) trị đại tiện ra máu (Châm Cứu Học Thượng Hải). 17. Phối Bá Hội (Đc.20) + Khí Hải (Nh.6) + Thừa Sơn (Bq.57) trị trực tràng sa (Châm C ứu Học Th ư ợng Hải). 18. Phối Bạch Hoàn Du (Bq.28) + Hội Dương (Bq.35) trị trực tràng lở loét (Châm Cứu Học Thượng Hải). 19. Dùng kim tam lăng chích 4 chung quanh huyệt Trường Cường (Đc.1), sâu 0, 5 - 1 thốn, nặn ra máu, phối hợp với huyệt Yêu Kỳ + Điên Kh ốn trị động kinh (Châm Cứu Học Thượng Hải). Châm Cứu: Châm thẳng vào bờ giữa xương cụt và trực tràng, sâu 0, 3 - 1 thốn. Cứu 10 - 30 phút. Ghi Chú: Tránh châm thấu qua thành sau trực tràng. *Tham Khảo: (“Trẻ nhỏ bị kinh giản, co giật, xương sống cứng: Trường Cường chủ trị” (Giáp Ất Kinh). (“Ttrị trẻ nhỏ thoát giang cấp: cứu huyệt Vĩ Thúy 3 tráng khỏi ngay” (Ngoại Đ ài Bí Yếu). (“Phương pháp cứu trĩ: Bệnh trĩ nếu còn chưa nặng, cứu 1 huyệt dưới xương cụt gần hậu môn 7 tráng, xứng đáng là huyệt kinh nghiệm” (Châm Cứu Tư Sinh Kinh). (“Chín loại rò tổn thương người, ắt châm Thừa Sơn (Bq.57) hiệu như thần. Còn có 1 huyệt là Trường Cường, chữa rên rỉ cùng đớn đau” (Ngọc Long Ca). (“Châm cứu trị trĩ Thứ đến luận về Đốc mạch mà không thấy phép chọn của nó. Sách ‘N ội Kinh’ viết: Đốc Mạch sinh bệnh, lung trĩ, bởi thế ng ư ời đời sau chọn huyệt Trường Cường” (Đan Khê Tâm Pháp). (“Trường Cường chủ trị các chứng cổ trĩ” (Thập Tứ Kinh Yếu Huyệt Chủ Trị Ca). (“Trĩ bệnh, trường phong, Trường Cường chớ khinh thường” (Thắng Ngọc Ca). . Thiên Kinh Mạch (LKhu.10). Đặc Tính: + Huyệt thứ 1 của mạch Đốc. + Huyệt Lạc nối với mạch Nhâm (qua huyệt Hội Âm). + Hội của mạch Đốc với kinh Thận và Đởm . + Là 1 trong nhóm huyệt ‘Tuỷ. ng ư ời đời sau chọn huyệt Trường Cường (Đan Khê Tâm Pháp). ( Trường Cường chủ trị các chứng cổ trĩ” (Thập Tứ Kinh Yếu Huyệt Chủ Trị Ca). (“Trĩ bệnh, trường phong, Trường Cường chớ khinh thường”. quanh huyệt Trường Cường (Đc.1), sâu 0, 5 - 1 thốn, nặn ra máu, phối hợp với huyệt Yêu Kỳ + Điên Kh ốn trị động kinh (Châm Cứu Học Thượng Hải). Châm Cứu: Châm thẳng vào bờ giữa xương cụt và