Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: HỘI ÂM ppsx

6 460 0
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: HỘI ÂM ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HỘI ÂM Tên Huyệt: Hội = họp lại. Âm ý chỉ bộ phận sinh dục ngoài vàhậu môn. Huyệt nằm ở giữa bộ phận sinh dục ngoài và hậu môn, được coi là phần âm của cơ thể và cũng là nơi khởi đầu của mạch Xung, Nhâm và Đốc. Huyệt cũng là nơi hội của các kinh âm, vì vậy, gọi là Hội Âm (Trung Y Cương Mục). Tên Khác: Bình Ế, Hạ Âm Biệt, Hạ Cực, Hải Để. Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh. Đặc Tính: + Huyệt thứ 1 của mạch Nhâm. + Huyệt Hội của 3 mạch Nhâm, Xung và Đốc. + Huyệt Hội của các kinh Âm. Vị Trí: Giữa tiền âm và hậu âm (Giáp Ất) hoặc ở giữa bìu dái và hậu môn (đàn ông) hoặc ở đường sau của âm thần và hậu môn (phụ nữ), huyệt ở giữa nút đáy chậu (chỗ tụ hội của các nếp da chạy từ hậu môn, phần sinh dục ngoài và 2 bên háng tới). Giải Phẫu: Huyệt ở giữa nút xơ đáy chậu, nút được tạo nên bởi sự đan chéo nhau của các thớ cơ: ngang nông đáy chậu, thắt vân hậu môn, thắt vân niệu đạo, cơ âm đạo-trực tràng, cơ trực tràng-niệu đạo, cơ ngang sâu đáy chậu và bó trước hậu môn của cơ nâng hậu môn. Thần kinh vận động cơ do 2 nhánh đáy chậu của thần kinh thẹn trong. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S5. Chủ Trị: Trị các bệnh của hệ sinh dục ngoài, bệnh của hậu môn, niệu đạo (niệu đạo viêm, tiền liệt tuyến viêm), kinh nguyệt không đều, di tinh, điên cuồng, chết đuối, thượng mã phong. Phối Huyệt: 1. Cứu Hội Âm (Nh.1) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị sinh xong bỗng nhiên té ngã bất tỉnh (Châm Cứu Tập Thành). 2. Phối châm Nhân Trung (Đc.26) làm thay đổi hô hấp (Châm Cứu Học Thượng Hải ) Châm Cứu: Châm thẳng sâu 0, 3 - 1, 5 thốn. Cứu 10 phút. Ghi Chú: Vùng huyệt rất dễ bị nhiễm trùng, cần thận trọng khi châm. KHÚC CỐT Tên Huyệt: Huyệt ở xương (cốt) mu, có hình dạng cong (khúc), vì vậy gọi là Khúc Cốt. Tên Khác: Hồi Cốt, Khuất Cốt, Niệu Bao. Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh. Đặc Tính: + Huyệt thứ 2 của mạch Nhâm. + Huyệt Hội của mạch Nhâm và kinh Túc Quyết Âm Can. + Huyệt Hội của kinh Túc Quyết Âm Can và mạch Âm Kiều. + Huyệt Hội của các kinh cân - cơ của 3 kinh âm ở chân. Vị Trí: Ở trên xương mu, dưới huyệt Trung cực 1 thốn hoặc chỗ lõm ngay chính giữa bờ trên xương mu. Giải Phẫu: Huyệt ở trên đường trắng giữa bụng, giữa nền và trụ của đường trắng. Sau đường trắng là mạc ngang và phúc mạc. Vào sâu là ổ bụng dưới, có đáy bàng quang khi rỗng, đáy của tử cung khi không có thai. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L1. Chủ Trị: Trị bàng quang viêm, dịch hoàn viêm, rử cung sa, kinh nguyệt không đều, tiểu khó, tiểu bí. Phối Huyệt: 1. Phối Phục Lưu (Th.7) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Xung (C.3) + Thiên Xu (Vi.25) trị xích bạch đới (Châm Cứu Tập Thành). 2. Phối Chiếu Hải (Th.6) + Lãi Câu (C.5) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thiếu Phủ (Tm.8) trị âm hành đột nhiên cương lên khác thường (Châm Cứu Học Thủ Sách) Châm Cứu: Châm thẳng sâu 0, 3 - 1, 5 thốn. Cứu 10 - 45 phút. Ghi Chú: (Trước khi châm, bảo người bệnh đi tiểu để tránh châm vào bàng quang. (Bí tiểu không châm sâu. (Có thai không châm sâu. . Giáp Ất Kinh. Đặc Tính: + Huyệt thứ 2 của mạch Nhâm. + Huyệt Hội của mạch Nhâm và kinh Túc Quyết Âm Can. + Huyệt Hội của kinh Túc Quyết Âm Can và mạch Âm Kiều. + Huyệt Hội của các kinh cân. Đặc Tính: + Huyệt thứ 1 của mạch Nhâm. + Huyệt Hội của 3 mạch Nhâm, Xung và Đốc. + Huyệt Hội của các kinh Âm. Vị Trí: Giữa tiền âm và hậu âm (Giáp Ất) hoặc ở giữa bìu dái và hậu môn (đàn. đầu của mạch Xung, Nhâm và Đốc. Huyệt cũng là nơi hội của các kinh âm, vì vậy, gọi là Hội Âm (Trung Y Cương Mục). Tên Khác: Bình Ế, Hạ Âm Biệt, Hạ Cực, Hải Để. Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.

Ngày đăng: 12/08/2014, 21:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan