Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
15,98 MB
Nội dung
Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV. Thái Thị Bích Vân CHƯƠNG I GIỐNG VẬT NUÔI I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ VẬT NUÔI 1.1. Sự thuần dưỡng vật nuôi Tất cả những loại gia súc gia cầm ngày nay đều có nguồn gốc từ động vật hoang dã và được thuần dưỡng do bàn tay và trí óc của con người. Trước khi trở thành những vật nuôi như hiện nay, những động vật hoang dã ấy phải trải qua một quá trình chọc lọc, huấn luyện và cải tiến nuôi dưỡng lâu dài. Sự thuần dưỡng đó không phải là một sự ngẫu nhiên. Lúc đầu chỉ là một việc không có ý thức rõ rệt, dần dần trở thành một công việc hoàn toàn có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp, có kỹ thuật. Trải qua một quá trình thuần dưỡng lâu dài đó, vật nuôi đã có những thay đổi sau: - Thay đổi về khả năng sản xuất: đây là một sự thay đổi quan trọng và có ích nhất đối với đời sống con người. Ví dụ: Lợn rừng thì lớn chậm, đẻ ít; còn lợn nhà thường tăng trọng nhanh, đẻ nhiều. - Sức sản xuất vật nuôi tiến theo hướng nhất định: không những sức sản xuất của vật nuôi so với động vật hoang dã được thay đổi, được nâng cao rõ rệt mà còn đi vào những hướng nhất định theo nhu cầu đời sống của con người. So với thời kỳ mới bắt đầu thuần dưỡng thì chủ yếu chỉ để ăn thịt, sau đó để cày kéo và lấy sữa thì hiện nay vật nuôi đã chia theo phẩm giống, mỗi phẩm giống có những đặc tính sản xuất và hướng sản xuất riêng. Ngoài ra vật nuôi còn có những thay đổi về ngoại hình, tính tình và chức năng của các bộ phận. Một số đặc tính mới ở gia súc là tính thành thục sớm, mức độ vỗ béo nhanh, khả năng sử dụng và tiêu hóa các chất dinh dưỡng tăng, thời kỳ có chữa ngắn, tuy nhiên tính miễn dịch thì kém hơn so với động vật hoang dã. * Một số yếu tố dẫn đến sự thay đổi từ động vật hoang dã thành vật nuôi hiện nay: 1 Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV. Thái Thị Bích Vân - Con người tác động vào điều kiện sống của vật nuôi, đã làm thay đổi về ngoại hình lẫn thể chất và thích nghi với hoàn cảnh đó. - Do quá trình chọn lọc, nhân giống, bồi dưỡng những đặc tính có lợi, củng cố, nâng cao những đặc tính đó, đồng thời đào thải giống vật nuôi của con người nhằm đáp ứng nhu cầu của con người, nên vật nuôi hiện nay có những ngoại hình và đặc tính khác nhau rõ rệt. - Do con người dùng vật nuôi để sản xuất nên ngoại hình, chức năng của một số bộ phận cơ thể đã thay đổi dần dần khác xa thủy tổ của chúng, đáp ứng được nhu cầu của đời sống con người. 1.2. Khái niệm về vật nuôi chủ yếu Các vật nuôi ngày nay đều có nguồn gốc từ các động vật hoang dã. Quá trình biến các động vật hoang dã thành vật nuôi được gọi là quá trình thuần hóa, quá trình này được thực hiện bởi con người. Theo Isaac (1970), những động vật được gọi là vật nuôi khi chúng có đủ 5 điều kiện sau đây: - Có giá trị kinh tế nhất định, được con người nuôi với mục đích rõ ràng; - Trong phạm vi kiểm soát của con người; - Không thể tồn tại được nếu không có sự can thiệp của con người; - Tập tính đã thay đổi khác với khi còn là con vật hoang dã; - Hình thái đã thay đổi khác với khi còn là động vật hoang dã. 1.3. Khái niệm về giống, dòng vật nuôi 1.3.1. Giống vật nuôi Giống vật nuôi là một tập hợp các vật nuôi có chung một nguồn gốc, được hình thành do quá trình chọn lọc và nhân giống của con người. Các vật nuôi trong cùng một giống có các đặc điểm về ngoại hình, sinh lý, sinh hóa, lợi ích kinh tế giống nhau, các đặc điểm này di truyền được cho đời sau. Giống vật nuôi được xem là một giống cần có những điều kiện sau: - Có nguồn gốc, lịch sử hình thành rõ ràng; - Có một số lượng nhất định: số lượng đực cái sinh sản khoảng vài trăm con đối với trâu, bò, ngựa; vài nghìn con đối với lợn; vài chục nghìn con đối với gà, vịt; 2 Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV. Thái Thị Bích Vân - Có các đặc điểm riêng biệt của giống, các đặc điểm này khác biệt với các giống khác và được di truyền một cách tương đối ổn định cho đời sau; - Được hội đồng giống vật nuôi quốc gia công nhận là một giống. 1.3.2. Dòng vật nuôi Dòng là một nhóm vật nuôi trong cùng một giống. Các vật nuôi trong cùng một dòng, ngoài những đặc điểm chung của giống còn có một vài đặc điểm riêng của dòng, đây là các đặc điểm đặc trưng cho dòng. Tuy nhiên, trong thực tế có những quan niệm khác nhau về dòng: - Nhóm huyết thống: là nhóm vật nuôi có nguồn gốc từ một con vật tổ tiên. - Nhóm vật nuôi địa phương: là các vật nuôi trong cùng một giống nhưng được nuôi ở các địa phương khác nhau. - Dòng cận huyết: bao gồm các vật nuôi có nguồn gốc từ một con vật tổ tiên. Để tạo nên dòng cận huyết, người ta sử dụng phương pháp nhân giống cận huyết trong đó các thế hệ sau đều thuộc huyết thống của đực đầu dòng này. 1.4. Những tính trạng cơ bản của vật nuôi Các tính trạng về ngoại hình, sinh trưởng, năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi là những tiêu chuẩn chọn lọc vật nuôi, giữ chúng làm giống nhằm tạo ra đời sau phù hợp với mong muốn người chăn nuôi. 1.4.1. Tính trạng về ngoại hình Ngoại hình của một vật nuôi là hình dáng bên ngoài của con vật. Ở một khía cạnh nhất định, ngoại hình phản ánh được cấu tạo các bộ phận cấu thành cơ thể, tình trạng sức khỏe cũng như năng suất của vật nuôi. Một số phương pháp để đánh giá ngoại hình của vật nuôi: - Quan sát từng bộ phận và tổng thể con vật, phân loại ngoại hình con vật theo các mức khác nhau tùy thuộc vào kinh nghiệm của người đánh giá. - Dùng thước đo để đo một số chiều đo trên cơ thể con vật, mô tả những đặc trưng chủ yếu về ngoại hình thông qua số liệu các chiều đo này. Trong tiêu chuẩn chọn lọc gia súc ở nước ta hiện nay, các chiều đo cơ bản của trâu bò , lợn bao gồm: + Cao vai (đối với trâu, bò còn gọi là cao vây): chiều cao từ mặt đất tới điểm sau của u vai (đo bằng thước gậy). 3 Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV. Thái Thị Bích Vân + Vòng ngực: chu vi lòng ngực tại điểm tiếp giáp phía sau của xương bã vai (đo bằng thước dây). + Dài thân chéo (đối với trâu, bò): khoảng cách từ phía trước của khớp bã vai – cánh tay đến mỏm sau của u xương ngồi (đo bằng thước gậy). Các chiều đo trên còn được sử dụng để ước tính khối lượng của con vật. * Công thức ước tính khối lượng trâu, bò, lợn: Khối lượng trâu Việt Nam (kg) = 88,4 (vòng ngực) 2 x Dài thân chéo Khối lượng bò vàng (kg) = 89,8 (vòng ngực) 2 x Dài thân chéo Khối lượng lợn (kg) = [(Vòng ngực) 2 x Dài thân]/14.400 Đơn vị tính chiều đo vòng ngực, dài thân chéo của trâu, bò là mét (m). Đơn vị tính chiều đo vòng ngực, dài thân của lợn là centimet (cm). - Phương pháp đánh giá ngoại hình hiện đang được sử dụng rộng rãi nhất là đánh giá bằng điểm. Nguyên tắc của phương pháp này là hình dung ra một con vật mà mỗi bộ phận cơ thể của nó đều có ngoại hình đẹp nhất, đặc trưng cho giống vật nuôi mà người ta mong muốn (là con vật lý tưởng của một giống), các bộ phận của nó đều đạt điểm tối đa trong thang điểm đánh giá. Sau đó, tiến hành so sánh ngoại hình của từng bộ phận giữa con vật cần đánh giá với con vật lý tưởng để cho điểm từng bộ phận. Điểm tổng hợp của con vật là tổng số điểm của các bộ phận. Cuối cùng căn cứ vào tổng số điểm ngoại hình đạt được để phân loại con vật. 1.4.2. Tính trạng về sinh trưởng Sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích của từng bộ phận hay của toàn cơ thể con vật. Thực tế sự sinh trưởng chính là sự tăng trưởng và phân chia của các tế bào trong cơ thể vật nuôi. Theo dõi tính trạng sinh trưởng của vật nuôi cần định kỳ cân, đo, đong các cơ quan bộ phận hay toàn cơ thể con vật. Khoảng cách giữa các lần đo phụ thuộc vào loại vật nuôi và mục đích theo dõi đánh giá. Để biểu thị tốc độ sinh trưởng của vật nuôi, người ta thường sử dụng 3 độ sinh trưởng sau: 4 Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV. Thái Thị Bích Vân - Độ sinh trưởng tích lũy: là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn cơ thể hay của từng bộ phận cơ thể tại các thời điểm sinh trưởng (thời điểm thực hiện các phép đo). - Độ sinh trưởng tuyệt đối: là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn cơ thể hay của từng bộ phận cơ thể tăng lên trong một đơn vị thời gian. Công thức tính như sau: V 2 - V 1 A = t 2 - t 1 Trong đó, A: tốc độ sinh trưởng tuyệt đối V 2 , t 2 : khối lượng, kích thước, thể tích tại thời điểm t 2 V 1 , t 1 : khối lượng, kích thước, thể tích tại thời điểm t 1 - Độ sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần khối lượng, kích thước, thể tích của cơ thể hay từng bộ phận cơ thể tại thời điểm sinh trưởng sau khi tăng lên so với thời điểm sinh trưởng trước. Độ sinh trưởng tương đối thường được biểu thị bằng số phần trăm, công thức tính như sau: V 2 - V 1 R (%) = x 100 (V 2 + v 1 ) /2 Trong đó, R(%): tốc độ sinh trưởng tương đối (%) V 2 : khối lượng, kích thước, thể tích tại thời điểm sau V 1 : khối lượng, kích thước, thể tích tại thời điểm trước 1.4.3. Các tính trạng năng suất và chất lượng sản phẩm * Năng suất và chất lượng sữa: Đối với động vật lấy sữa. cần theo dõi đánh giá các tính trạng chủ yếu sau: - Sản lượng sữa trong một chu kỳ tiết sữa. - Tỷ lệ mỡ sữa: là tỷ lệ mỡ sữa trung bình của 1 kỳ tiết sữa. - Tỷ lệ protein sữa: là tỷ lệ protein trung bình của 1 kỳ tiết sữa. 5 Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV. Thái Thị Bích Vân * Năng suất và chất lượng thịt:Đối với vật nuôi lấy thịt, cần theo dõi các tính trạng chủ yếu sau: - Tăng trọng trung bình trong thời gian nuôi: là khối lượng tăng trung bình trên đơn vị thời gian mà con vật đạt được trong suốt thời gian nuôi (g/ngày). - Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng: là số kg thức ăn chi phí trung bình cho mỗi kg tăng trọng mà con vật đạt được trong thời gian nuôi. - Tuổi giết thịt: là số ngày tuổi vật nuôi đạt được khối lượng mổ thịt theo quy định. - Các tỷ lệ thịt khi giết thịt: + Lợn: tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ nạc. • . Tỷ lệ móc hàm: là khối lượng con vật sau khi đã loại bỏ máu, lông, phủ tạng so với khối lượng sống. • . Tỷ lệ thịt xẻ: khối lượng con vật sau khi đã loại bỏ máu, lông, phủ tạng, đầu, đuôi, 4 chân – gọi là khối lượng thịt xẻ - so với khối lượng sống. • . Tỷ lệ nạc: khối lượng thịt nạc so với khối lượng thịt xẻ. + Trâu bò: tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh (khối lượng thịt so với khối lượng sống). + Gia cầm: tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ thịt đùi, thịt ngực. * Năng suất sinh sản: Đối với vật nuôi dùng để sinh sản, các tính trạng năng suất chủ yếu bao gồm: - Con cái: + Tuổi phối giống lứa đầu. 6 Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV. Thái Thị Bích Vân + Tuổi đẻ lứa đầu. + Khoảng cách giữa hai lứa đẻ: số ngày từ lứa đẻ trước tới lứa đẻ sau. + Tỷ lệ thụ thai: số cái được thụ thai so với tổng số cái được phối giống. + Tỷ lệ đẻ: số cái đẻ so với tổng số cái có khả năng sinh sản (với trâu, bò, dê, ngựa) + Số con đẻ ra còn sống sau khi đẻ 24 giờ, số con sống khi cai sữa, số lứa đẻ/nái/năm, số con cai sữa/nái/năm (với lợn), tỷ lệ đẻ 1con/lứa, sinh đôi, sinh ba (với dê, cừu). + Khối lượng sơ sinh, cai sữa. - Con đực: + Tuổi bắt đầu phối giống. + Phẩm chất tinh dịch * Để đánh giá khả năng sản xuất trứng ở gia cầm, người ta theo dõi các tính trạng chủ yếu sau: - Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên - Sản lượng trứng/ năm: số trứng trung bình cuả một mái đẻ trong 1 năm. - Khối lượng trứng: khối lượng trung bình của các quả trứng đẻ trong năm. - Các tính trạng về phẩm chất trứng (đường kính dài, đường kính rộng, chỉ số hình thái: rộng/ dài, tỷ lệ các phần cấu thành quả trứng: lòng đỏ, lòng trắng, vỏ,…) 1.5. Những quy luật chung về sinh trưởng và phát dục của vật nuôi 1.5.1. Quy luật sinh trưởng phát dục không đều Quy luật này thể hiện trên một số khía cạnh chủ yếu sau: - Không đồng đều về sự tăng trọng trong quá trình phát triển của cơ thể. Lúc vật nuôi còn nhỏ thì khối lượng tăng chậm, ít sau đó thì khối lượng tăng nhanh và 7 Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV. Thái Thị Bích Vân đến lúc trưởng thành thì khả năng tăng trọng của cơ thể chậm lại rồi dần dần ổn định và cuối cùng chỉ còn khả năng tích lũy mỡ nếu nuôi dưỡng tốt. - Không đồng đều về sự phát triển ngoại hình, dáng vóc. Nguyên nhân của hiện tượng này là sự phát triển không đồng đều của bộ xương cơ thể. Giai đoạn bào thai phát triển chiều cao chân là chính vì vậy gia súc sơ sinh mình ngắn, hẹp, nhưng có dáng cao so với gia súc trưởng thành. Sau khi ra khỏi cơ thể mẹ, gia súc bắt đầu phát triển mạnh mẽ về chiều dài sau đó là chiều sâu, cuối cùng là chiều rộng. - Không đồng đều về sự phát triển của các cơ quan bộ phận trong cơ thể. Có thể chia tốc độ phát triển của các cơ quan bộ phận thành 3 mức độ khác nhau: 1- nhanh, 2 - trung bình, 3 - chậm, ứng với mỗi giai đoạn phát triển trong và ngoài cơ thể. Sự phát triển của các bộ phận trong cơ thể Giai đoạn phát tri ển trong c ơ thể mẹ Giai đoạn phát tri ển ngoài c ơ thể mẹ 1 2 3 1 Da, c ơ Xương, tim Ruộ t 2 Máu, dạ dày Thận Lách, l ưỡ i 3 Dịch hoàn Gan, phổ i, khí quản Não Trong cả 2 giai đoạn thì da, cơ đều phát triển mạnh, não phát triển chậm, ruột phát triển mạnh ở giai đoạn bào thai, chậm khi ra ngoài cơ thể mẹ, cơ quan sinh dục thì ngược lại. Trong quá trình phát triển, lúc đầu sự phát triển của xương mạnh nhất, tiếp theo là sự phát triển cơ bắp và cuối cùng là sự tích lũy mỡ. 1.5.2. Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn 1.5.2.1. Giai đoạn trong cơ thể mẹ: gồm 3 thời kỳ -Thời kỳ phôi: từ lúc trứng được thụ tinh đến khi hợp tử bám chắc vào niêm mạc sừng tử cung. Trong thời kỳ này, phôi phân chia rất mạnh, chất dinh 8 Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV. Thái Thị Bích Vân dưỡng cung cấp cho phôi chủ yếu là noãn hoàng của trứng và một phần chất dịch của tử cung gia súc mẹ. - Thời kỳ tiền thai: từ lúc hợp tử bám chắc vào niêm mạc tử cung tới khi xuất hiện những nét đặc trưng về giải phẫu sinh lý và trao đổi chất của các mầm, các cơ quan. Thời kỳ này thai sinh trưởng, phát dục mạnh, hệ thống thần kinh, tiêu hóa, tuần hoàn, bộ xương đã bắt đầu hình thành, chất dinh dưỡng được cơ thể mẹ cung cấp thông qua hệ thống mạch máu nối liền bào thai, nhau thai, cơ thể mẹ. - Thời kỳ thai nhi: từ lúc kết thúc thời kỳ tiền thai đến khi gia súc non được sinh ra. Trong thời kỳ này, 4 chân, các cơ quan cảm giác, lông, đuôi hình thành, các cơ quan khác tăng sinh nhanh chóng làm cho 3/4 trọng lượng sơ sinh hình thành trong giai đoạn này. Vì vậy, cần cung cấp cho cơ thể mẹ đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là protein và khoáng chất. Thời gian của từng thời kỳ phát triển của phôi Gia súc Phôi (ngày) Tiền thai (ngày) Thai nhi (ngày) Lợn 1-22 23-38 39-114 Bò 1-34 35-60 61-284 1.5.2.2. Giai đoạn ngoài cơ thể mẹ Giai đoạn này gồm 5 thời kỳ: -Thời kỳ sơ sinh: từ lúc mới đẻ cho đến 1 - 2 tuần tuổi. Thời kỳ này gia súc non được nuôi bằng sữa đầu có chứa một hàm lượng globulin lại liên quan tới khả năng đề kháng của cơ thể. Mặt khác, sữa đầu chứa nhiều protein dễ tiêu, nhiều vitamin, một số chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của gia súc non. Cho bú sữa đầu đầy đủ là biện pháp kỹ thuật quan trọng nâng cao sức khỏe và tỷ lệ nuôi sống của gia súc non. -Thời kỳ bú sữa: từ lúc vài ba tuần tuổi cho đến khi cai sữa. Chất dinh dưỡng chủ yếu ở thời kỳ này là sữa mẹ, cần bổ sung thức ăn sớm cho gia súc non vì ngoài tác dụng thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng mà bản thân sữa mẹ không đáp ứng đủ. Thức 9 Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV. Thái Thị Bích Vân ăn còn có tác dụng kích thích bộ máy tiêu hóa phát triển, tăng khả năng lợi dụng thức ăn sau này. Thời gian bú sữa bình thường của lợn: 2 tháng; bê, nghé: 4 - 6 tháng. -Thời kỳ phát triển sinh dục: lúc này, sự phân biệt tính dục bắt đầu rõ rệt dần. Gia súc dần dần thành thục về tính, ngoại hình, tính tình cũng có những biến đổi nhất định: con đực cơ bắp phát triển, cơ thể nở nang, cân đối, tính tình cũng mạnh dạn, hung hăng hơn. Con cái bầu vú tăng sinh, có những phản xạ tìm kiếm con đực, tính tình cũng ôn hòa hơn. Nếu được phối giống nó sẽ có khả năng sinh sản, chức năng tiết sữa nuôi con, bảo vệ con sẽ xuất hiện. Thời gian thành thục về tính của các loài gia súc: Bò đực: 12 - 16 tháng Bò cái: 8 - 12 tháng Trâu đực: 18 - 30 tháng Trâu cái: 18 - 24 tháng Lợn đực ngoại: 7 - 8 tháng Lợn cái ngoại: 7 - 8 tháng Lợn đực nội: 2 tháng Lợn cái nội: 3 - 4 tháng - Thời kỳ trưởng thành: thời kỳ này con vật đã phát triển hoàn chỉnh, có khả năng sinh sản, cho sữa, cày kéo…tốt nhất. Nếu nuôi dưỡng, chăm sóc, sử dụng hợp lý sẽ cho hiệu quả cao khi con vật ở giai đoạn trưởng thành. - Thời kỳ già cỗi: khả năng sản xuất của gia súc dần dần giảm đi và mất hẳn, khi con vật về già, các hoạt động sinh lý và sức khỏe cũng giảm sút. Thời kỳ này đến sớm hay muộn không chỉ do tuổi tác quyết định mà còn phụ thuộc vào điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc và chế độ sử dụng. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI 2.1. Khái niệm về chọn lọc và loại thải Chọn lọc vật giống bao gồm hai khâu cơ bản: - Quyết định lựa chọn con vật làm giống được gọi là chọn lọc vật giống. Quyết định này thường xảy ra trong thời gian nuôi hậu bị các con đực và con cái (từ khi tách mẹ tới lúc chuẩn bị phối giống). - Quyết định không để cho con vật tiếp tục làm giống nữa được gọi là loại thải vật giống. Quyết định này thường xảy ra sau mỗi chu kỳ sản xuất của con vật hoặc theo định kỳ về thời gian cũng như các kiểm tra đánh giá nhất định. Ngoài ra người 10 [...]... năng xuất và chất lượng sản phẩm của con vật luôn chịu ảnh hưởng của các điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc cũng như một số nhân tố khác - Kiểm tra năng suất (kiểm tra cá thể): là phương pháp được tiến hành trong giai đoạn hậu bị nhằm chọn lọc những vật nuôi được giữ lại làm giống, nhằm loại trừ một số ảnh hưởng của môi trường Trong quá trình nuôi kiểm tra, con vật được theo dõi một số chỉ tiêu nhất định... các tính trạng mà người ta không thể theo dõi trực tiếp trên bản thân con vật cần đánh giá 11 Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV Thái Thị Bích Vân Nhược điểm: tốn kém, thời gian theo dõi khá dài - Kiểm tra kết hợp: là phương pháp kết hợp giữa kiểm tra năng suất và kiểm tra đời con 2.3 Loại thải vật nuôi Được thực hiện khi vật nuôi vừa hoàn thành một chu kỳ cho sản phẩm (lợn cái vừa cai sữa đàn con,... lai kinh tế đang được ứng dụng rộng rãi trong các ngành chăn nuôi, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi Các công thức lai có hiệu quả là: Becxia x Ỉ, Ðại mạch x Móng Cái, Landrace x Móng Cái (trong chăn nuôi lợn); Holstein x Lai Sind, nâu Thụy Sĩ x bò Lai Sind (trong chăn nuôi bò); gà Leghorn x gà Ri, gà Rhode x Ri, Plymouth x Ri (trong chăn nuôi gà) Sức sản xuất của con lai F1 thường thể hiện trung... sự khác biệt quá xa về đặc tính di truyền của nhiễm sắc thể Trong chăn nuôi, lai xa được ứng dụng để tạo các giống gia súc mới, bò thịt Santa gertrudis từ bò thịt Soocgoc và bò Ucraina, cừu lông mịn từ cừu nhà và cừu núi Gà đuôi dài từ gà rừng và gà Ðông Thiên IV GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG VẬT NUÔI PHỔ BIẾN Ở NƯỚC TA 4.1 Các giống vật nuôi địa phương 4.1.1 Trâu Việt Nam - Mục đích: cày kéo, lấy thịt và...Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV Thái Thị Bích Vân ta cũng có thể buộc phải loại thải con vật khi nó gặp một tai biến bất thường ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, năng suất 2.2 Các phương pháp chọn lọc - Chọn lọc hàng loạt: Là phương pháp định kỳ theo dõi, ghi chép các chỉ tiêu năng suất, chất lượng sản phẩm mà vật nuôi đạt được ngay trong điều kiện của sản xuất,... lượng trứng nhỏ Gà mái có tính ấp bóng cao, ấp trứng và nuôi con khéo - Nuôi thịt có tốc độ tăng trưởng chậm, thịt thơm ngon - Gà Ri thích hợp với nuôi chăn thả hoặc bán chăn thả 4.1.6.2 Gà Đông Tảo - Gà có tầm vóc lớn, đầu to, mào nụ, cổ và mình ngắn, ngực nở, lườn dài, bụng gọn, ngực và bụng ít lông, chân màu vàng, to xù xì 19 Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV Thái Thị Bích Vân - Gà trống có bộ... chỉ để tạo nên sản phẩm với năng suất cao (lấy thịt, lấy trứng, sữa ) Thí dụ: lai lợn Landrace với lợn lang hồng, con lai F1 nuôi lấy thịt Lai bò Hà Lan với bò Sind, con lai F1 nuôi lấy sữa… Do hiệu quả của phương pháp lai và con lai có đặc tính tốt mang lại hiệu 13 Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV Thái Thị Bích Vân quả kinh tế rõ rệt, biểu hiện: sức sống cao, trọng lượng sơ sinh cao, tăng trọng nhanh... mặt, thân màu đen, bụng, cẳng chân và đuôi màu trắng Tầm vóc lớn hơn dê nội - Mục đích: nuôi để vắt sữa - Ưu điểm: khả năng sinh sản tương đối tốt, sản lượng sữa khá cao 4.1.5 Các giống lợn nội chủ yếu 4.1.5.1 Lợn Ỉ - Là giống lợn giống mỡ, được nuôi phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ ở nước ta 17 Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV Thái Thị Bích Vân - Ngoại hình: có tầm vóc nhỏ, toàn thân màu đen, đầu... giống đực ngoại để tạo ra con lai F1 nuôi thịt 4.1.5.3 Lợn Mường Khương - Được nuôi ở một số địa phương vùng núi phía Bắc và Tây Bắc - Ngoại hình: toàn thân lợn màu đen, có 6 đốm trắng ở trán, bốn chân và chóp đuôi, tai to và rũ, mõm dài - Có tầm vóc lớn hơn lợn Móng Cái, lợn Ỉ, dài mình hơn, chân khỏe hơn, nhưng khả năng sinh sản kém, sinh trưởng chậm 18 Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV Thái Thị Bích... loại thải con vật Có ba chỉ tiêu theo dõi chính: tăng trọng trung bình (g/ngày) trong thời gian nuôi kiểm tra, chi phí thức ăn trung bình cho mỗi kg tăng trọng trong thời gian kiểm tra (kg thức ăn/ kg tăng trọng) và độ dày mỡ lưng đo bằng máy siêu âm ở vị trí xương sườn cuối cùng khi kết thúc kiểm tra (mm) Nhược điểm: không đánh giá được các chỉ tiêu theo dõi trực tiếp được trên bản thân con vật, như không . B i giảng Chăn nu i Thú y cơ bản GV. Th i Thị Bích Vân CHƯƠNG I GIỐNG VẬT NU I I. MỘT SỐ KH I NIỆM CƠ BẢN VỀ VẬT NU I 1.1. Sự thuần dưỡng vật nu i Tất cả những lo i gia súc gia cầm ngày. động vật hoang dã. 1.3. Kh i niệm về giống, dòng vật nu i 1.3.1. Giống vật nu i Giống vật nu i là một tập hợp các vật nu i có chung một nguồn gốc, được hình thành do quá trình chọn lọc và nhân giống. chuyển Lai luân chuyển là bước phát triển của lai kinh tế. Trong đó sau m i đ i lai, ngư i ta l i thay đ i đực giống thuộc các giống khác nhau cho giao ph i v i n i lai. Khác v i lai kinh tế, lai luân