1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bệnh Học Thực Hành: UẤT CHỨNG pps

7 177 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 121,81 KB

Nội dung

UẤT CHỨNG Là bệnh do tinh thần không thoải mái, khí trệ, tà uất, tinh thần không ổn định gây nêngây ra. Theo Đông y, các chứng tâm tình uất ức, tinh thần bồn chồn không yên, dễ tức giận, hay hờn khóc, có cảm giác đầy, đau, trong cổ như có vật gì ngăn nghẹn, chóng mặt, mất ngủ thường được quy về chứng uất. Sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’ viết: “Huyết khí điều hoà thì không có bệnh, khi uất ức thì bệnh tật phát sinh”. Uất ở đây có nghiã là tích, trệ, uất, kết. Bệnh chiếm đến 10% trong số các bệnh nội khoa. Trên lâm sàng chứng Can uất chiếm đến 21%. Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược – Phụ Nhân Tạp Bệnh Mạch Chứng Tịnh Trị’ có đề cập đến chứng bệnh Tạng Táo, Mai Hạch Khí thường gặp nơi phụ nữ, cách điều trị hai bệnh này vẫn được tham khảo trong khi điều trị chứng uất. Sách ‘Đan Khê Tân Pháp – Lục Uất’ đề xuất 6 loại: Khí uất, Huyết uất, Thực uất, Thấp uất và Đờm uất, và nêu ra bài Lục Uất Thang, Việt Cúc Hoàn để trị. Tuy nhiên trong 6 loại này, trước hết do Khí uất sau đó thấp, đờm, nhiệt, huyết, thức ăn mới uất lại sinh ra bệnh. Sách ‘Y Học Chính Truyền’ cũng cho rằng uất là một loại chứng chứ không phải là bệnh. Mãi đến đời Minh, yếu tố tình chí gây nên uất chứng mới được đề cập đến. Sách ‘Cổ Kim Y Thống Đại Toàn – Uất Chứng Môn’ viết: “Uất do thất tình không thoải mái, uất kết lại, uất lâu ngày biến chứng ra”. Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư – Uất Chứng’ cho rằng tình chí uất ức gây nên bệnh, và đề cập đến 3 loại là Nộ uất, Tư uất, Ưu uất. Liên hệ với các dạng bệnh Hysteria, Thần kinh rối loạn, Thần kinh suy nhược của YHHĐ. Nguyên Nhân Chủ yếu do tình chí bị tổn thương, Can khí hoành nghịch lên, ảnh hưởng đến tạng phủ, kinh mạch gây nên bệnh. + Do tình chí uất kết, Can mất chức năng sơ tiết, Can khí nghịch lên, xâm phạm vào Vị, Vị bị tổn thương mất chứ năng kiện vận, hoà giáng, thấp nhân đó tích lại sinh đờm, làm khí bị ngăn trở. Hoặc do giận dữ làm hại Can, mộc uất hoá hoả, Can hoả thịnh ảnh hưởng đến Tâm Phế, khiến cho Tâm hoả nội động, Phế mất chức năng tuyên giáng. Hoặc Can hoả thịnh thì Thận âm bị suy tổn, tinh huyết khô, cân mạch mất sự nuôi dưỡng, gây nên chứng nội phong. Biện Chứng Can khí hoành nghịch biểu hiện là ngực sườn trướng đau là chính. Nếu Can khí phạm Vị thì kèm đau vùng thượng vị, ợ hơi, nuốt chua, nặng thì đau bụng, nôn mửa, đại tiện thất thuờng. Nếu đờm và khí xung với nhau thì trong họng cảm thấy có vật gì vướng, nuốt khó xuống, khạc khó ra, cũng gọi là Mai hạch khí. Nếu huyết hư thường kèm đầu váng, hồi hộp, hay quên, ít ngủ. Nếu khí uất hoá hoả, kèm có nhức đầu, mặt đỏ, tâm phiền, co giật hoặc hoả nghịch gây nê ho, cổ ngứa, đau. Hoặc khí nghịch lên gây nên chứng quyết, một lúc sau lại trở lại bình thường, đó là chứng Khí quyết. Cách chung mạch của chứng Uất thường Trầm, Huyền. Nếu kèm đờm thấp thì rêu lưỡi nhiều nhớt, mạch Trầm Hoạt. Nếu bị huyết hư mạch có thể Trầm Sáp. Khí uất hoá hoả thì chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền, Tế mà Sác. Nếu uất kết, huyết ứ làm ngăn trở thì lấy chứng ngực sườn đau là chính, kèm cơ thể gầy ốm, sắc mặt tối xạm, chất lưỡi tím, mạch Trầm Sáp. Nếu âm hư, hoả vượng thì kèm có sốt, mặt đỏ, hồi hộp, ít ngủ, lưỡi đỏ sẫm, mạch Tế Sác. Điều Trị . Khi điều trị, nên chú ý thêm về mặt tinh thần (tạo điều kiện cho tinh thần được thoải mái ). + Phương Pháp Sơ Can: Can khí uất kết ở kinh mạch gây nên ngực tức, sườn đau, nên dùng sơ Can, lý khí. Dùng bài làm chính. Thêm Hương phụ, Uất kim, Tô ngạnh, Thanh bì, Quất diệp. Khí uất kèm thấp trệ, dùng bài Tứ Thất Thang, Việt Cúc Hoàn làm chính. Nếu mới phát, có hàn, thêm Ngô thù, Nhục quế. + Phương Pháp Tiết Can: Can khí hoành nghịch, dạ dày đau, nôn mửa, nên dùng phép tiết Can, hòa Vị. Dùng bài Kim Linh Tử Tán, Tả Kim Hoàn làm chính. Thêm Xuyên tiêu, Nhục quế lấy vị cay để thông dương; Ô mai, Bạch thược lấy vị chua để hòa âm. Phối hợp vị chua, đắng, cay là phương pháp chủ yếu để tiết Can, dựa theo ý vị cay để khai, vị đắng để giáng, có tác dụng tiết nhiệt. Thường dùng trong trường trường hợp dùng phương pháp sơ Can không kết quả, hoặc bệnh chứng phức tạp. + Phương Pháp Bình Can: Can khí bùng lên thì bụng đau, dạ dày đau, nôn mửa, dần dần dẫn đến chóng mặt, hoa mắt, nặng hơn thì bỗng nhiên hôn mê, chân tay lạnh, một lúc sau mới tỉnh. Cũng có khi khí nghịch lên gây nên ho, khí bình lại thì khỏi. Trường hợp này nên dùng phương pháp bình Can, trấn nghịch. Dùng bài Tuyền Phúc Đại Giả Thạch Thang làm chính. Thêm Long xỉ, Từ thạch, Phục thần, Viễn chí để trấn Tâm, an thần. Hoặc thêm Bối mẫu, Qua lâu bì để an Phế, chỉ khái. + Phương Pháp Thanh Can, Tả Can: Can hỏa quá mạnh, rất dễ động đến Tâm hỏa, nên dùng phép thanh. Dùng bài Tiêu dao tán làm chính. Nếu trường vị táo thực, táo bón, nên dùng phép tả. Dùng bài Long Đởm Tả Can thang làm chính. Nếu hỏa quá mạnh sẽ làm tổn thương âm dịch, vì vậy sau khi dùng thuốc hạ rồi, vẫn nên dùng phép Thanh Can, dưỡng âm. + Phương Pháp Hoạt Huyết Thông Lạc: Hông sườn đau lâu ngày, dùng phép sơ Can không có kết quả, doamh khí không điều hòa, mạch lạc bị ứ trệ thì trong thuốc lợi khí nên kèm thông huyết lạc. Dùng bài Toàn Phúc Hoa Thang làm chính. Thêm Quy tu, Đào nhân, Uất kim, Trạch lan. + Phương Pháp Dưỡng Huyết Nhu Can: Bệnh lâu ngày, người suy yếu, âm huyết hư tổn, các vùng ngực, thượng vị, hông sườn lúc đau lúc không, đã dùng phép sơ Can lý khí mà không bớt, trường hợp này nên dùng phép tư Thận, dưỡng âm, kèm điều doanh huyết. Trên lâm sàng thường gặp các loại sau: + Can Khí Uất Kết: Tinh thần uất ức, hay tức giận, thở dài, ngực cảm thấy đầy, khó chịu, hông sườn đầy đau, ợ hơi, kém ăn, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Huyền điều trị: Sơ Can, lý khí, giải uất. Dùng bài: . Sài Hồ Sơ Can Tán (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Bạch thược, Chỉ xác, Hương phụ, Sài hồ đều 8g, Trần bì 6g, Xuyên khung 6g, Chích thảo 4g. . Việt Cúc Hoàn (Đan Khê tâm pháp): Hương phụ, Lục khúc, Thương truật đều 12g, Sơn chi, Xuyên khung đều 8g. + Khí Trệ Đờm Uất: Trong họng cảm thấy như có vật gì ngăn nghẹn, khạc không ra, nuốt không xuống, ngực đầy tức, sườn đau, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Huyền Hoạt. Điều trị: Hóa đờm, lý khí, giải uất. Dùng bài Bán Hạ Hậu Phác Thang (Kim Quĩ Yếu Lược): Bán hạ, Phục linh, Tía tô đều 12g, Hậu phác 2g, Sinh khương 3 lát. thêm Chỉ xác, Hương phụ, Phật thủ, Toàn phúc ngạnh. + Tâm Tỳ Đều Hư: Hay lo âu, buồn phiền, sợ hãi, hồi hộp, mệt mỏi, hay quên, mất ngủ, kém ăn, chóng mặt, sắc mặt không nhuận, chất lưỡi nhạt, mạch Tế Nhược. Điều trị: Kiện Tỳ, dưỡng Tâm, ích khí, bổ huyết. Dùng bài Quy Tỳ Thang Gia Giảm (Tế Sinh Phương): Bạch linh, Đương qui, Toan táo nhân, Viễn chí đều 8g, Bạch truật, Nhân sâm, Hoàng kỳ, Long nhãn đều10g, Cam thảo, Mộc hương đều 2g. + Ưu Uất Thương Thần: Hoảng hốt, không yên, hay buồn lo, khóc, có lúc hay ngáp, chất lưỡi nhạt, mạch Tế. Điều trị: Dưỡng Tâm, an thần. Dùng bài Cam Mạch Đại Táo Thang (Kim Quĩ Yếu Lược): Cam thảo 12g, Đại táo 10 quả, Tiểu mạch 40g. thêm Bá tử nhân, Hợp hoan hoa, Phục thần, Táo nhân. . trị hai bệnh này vẫn được tham khảo trong khi điều trị chứng uất. Sách ‘Đan Khê Tân Pháp – Lục Uất đề xuất 6 loại: Khí uất, Huyết uất, Thực uất, Thấp uất và Đờm uất, và nêu ra bài Lục Uất Thang,. thường được quy về chứng uất. Sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’ viết: “Huyết khí điều hoà thì không có bệnh, khi uất ức thì bệnh tật phát sinh”. Uất ở đây có nghiã là tích, trệ, uất, kết. Bệnh chiếm đến. tố tình chí gây nên uất chứng mới được đề cập đến. Sách ‘Cổ Kim Y Thống Đại Toàn – Uất Chứng Môn’ viết: Uất do thất tình không thoải mái, uất kết lại, uất lâu ngày biến chứng ra”. Sách ‘Cảnh

Ngày đăng: 12/08/2014, 19:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN